a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.
Hiển thị các bài đăng có nhãn LOI HAY Y DEP. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LOI HAY Y DEP. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2024

ĐỌC CHO TỈNH NGỘ

 



      1. Lòng tin là thứ mà một khi ta đã mất thì khó có thể trở lại như ban đầu. Vì vậy, hãy sống đúng ngay từ đầu bởi trường học có bút xóa nhưng trường đời thì không.

      2. Đừng nghĩ mãi về quá khứ nếu nó chỉ mang tới những giọt nước mắt. Đừng nghĩ nhiều về tương lai, nó chỉ mang lại sự lo sợ. Sống ở hiện tại với nụ cười trên môi như trẻ thơ. Nó sẽ mang lại niềm vui cho bạn.

      3. Cuộc đời vốn chẳng có thứ gì hoàn hảo nhưng mỗi người đều có nét đẹp riêng, thiên tài ở chỗ là mỗi người tìm ra được nét đẹp của chính mình và hoàn thiện nó.

      4. Cuộc sống có 3 cái đừng:– Đừng hiền quá để người ta bắt nạt– Đừng ngốc quá để người ta đùa giỡn– Đừng tin tưởng quá để người ta lừa dối.

      5. Cuộc đời ngắn lắm nên đừng lãng phí thời gian của mình với những người không có thời gian dành cho bạn.

      6. Con người tạo ra để được yêu thương . Vật chất tạo ra là để sử dụng. Nhưng vì một lí do nào đó, vật chất lại được yêu thương. Còn con người thì lại bị lợi dụng.

      7. Đá còn có thể mòn huống chi là lòng người. Thay đổi trước sau âu cũng là chuyện thường tình. Duyên là do người giữ. Hết thương rồi có cố mãi cũng bằng không.

      8. Đồng xu tuy có 2 mặt nhưng chỉ có 1 mệnh giá. Con người chỉ có 1 mặt cớ sao lại sống 2 lòng.

      9. Làm người nhất định phải có lương tâm! Nhất định không được quên người đã từng giúp đỡ bạn, nếu không bạn sẽ ngày càng ít bạn bè, đường đi sẽ ngày càng hẹp.

      10. Ngay cả ngõ cụt cũng là điểm xuất phát, nếu bạn biết quay lưng.

       11. Có những người họ quên những lần ta giúp đỡ họ, nhưng sẽ nhớ mãi một lần ta từ chối họ.

       12. Quan tâm nhiều quá đồng nghĩa với làm phiền. Yêu thương nhiều quá, người ta lại không biết trân trọng!

       13. Dựa núi, núi hóa thành vôi,
             Dựa nước, nước chảy ra ngoài biển Đông.
             Dựa người, người đổi thay lòng,
             Chỗ dựa chắc chắn chỉ trong chính mình.
             (Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh)

        14. Có hai sai lầm lớn trong cuộc sống. Một là sống cho người khác coi. Hai là coi người khác mà sống. Thật ra chỉ cần bản thân cảm thấy hạnh phúc là được. Đừng mãi nhìn vào người khác mà đi sai con đường dưới chân mình.

        15. Bạn có tốt bao nhiêu thì vẫn có người ghét bạn. Đó là điều không thể tránh khỏi.
16. Có lẽ cần phải trải qua tuổi thanh xuân mới có thể hiểu được tuổi xuân là khoảng thời gian ta sống ích kỷ biết chừng nào. Có lúc nghĩ, sở dĩ tình yêu cần phải đi một vòng tròn lớn như vậy, phải trả một cái giá quá đắt như thế, là bởi vì nó đến không đúng thời điểm. Khi có được tình yêu, chúng ta thiếu đi trí tuệ. Đợi đến khi có đủ trí tuệ, chúng ta đã không còn sức lực để yêu một tình yêu thuần khiết nữa.

        17. Bất kỳ một sự đả kích nào cũng không nên trở thành cái cớ cho bạn sa ngã. Bạn không thể thay đổi thế giới nhưng bạn có thể thay đổi bản thân mình.
Việc cần làm là chọn lựa một con đường đúng đắn và kiên trì bước tiếp.

        18. Ai không giả dối, ai không dễ thay đổi, không ai là ai của ai hết. Hà tất phải coi một số người, một số chuyện quan trọng đến thế.

        19. Tình yêu, tình bạn, không phải là cả đời không cãi nhau, mà là cãi nhau rồi vẫn có thể bên nhau cả đời.

         20. Người quan tâm đến tôi, tôi sẽ quan tâm lại gấp bội!
Người không quan tâm đến tôi, bạn dựa vào cái gì mà bảo tôi phải tiếp tục?


    Sưu tầm 



LÀM CHA MẸ, ĐỪNG CHO CON CÁI SỚM DÙNG HẾT PHÚC BÁO CỦA MÌNH!
Mỗi người sống trên đời đều là nhờ có phúc báo mà tồn tại, phúc tận tất vong. Vậy nên đừng cho con cái dùng hết phúc báo của chính mình! Cho con trẻ học trường đắt đỏ nhất, ăn sữa bột đắt nhất và mặc quần áo sang trọng nhất, chính là đối tốt với con chăng? Không nhất định là vậy!
Tiền là vật ngoài thân, phúc báo mới là thứ gần thân nhất.
Mỗi người có thể sống trên đời, là bởi vì anh ta có phúc báo. Phúc báo nếu dùng hết, thì cho dù là người dân thường hay bậc đế vương, đều phải kết thúc vận mệnh.
Con cái của rất nhiều người có tiền ngay từ nhỏ đã được cho ăn thức ăn ngon nhất, dùng đồ dùng tốt nhất, học trường đắt giá nhất.. Kết quả là khi đứa trẻ lớn lên, mọi chuyện lại không như ý, toàn nhiễm những thói hư tật xấu ở bên ngoài; thậm chí có đứa còn sa đọa, huỷ hoại bản thân bằng các chất kích thích, rồi kết liễu cuộc đời; cuối cùng người tóc trắng phải khóc tiễn người tóc xanh.
Hiện tượng này trong xã hội ngày nay xảy ra không ít. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân mà có lẽ hầu hết cha mẹ không nghĩ tới: Cha mẹ đã sớm cho con trẻ dùng hết phúc báo của mình rồi!
Ăn không cần quá ngon, hợp vệ sinh là được.Mặc không cần quá đẹp, có thể ấm là được. Đồ dùng không cần quá tốt, an toàn là được. Nhà không cần quá rộng, có thể khiến tâm mình an tĩnh là được. Trường học không cần quá đắt, thầy cô giáo dạy học có phẩm đức là được. Vợ không cần quá xinh, có thể hiếu thuận với cha mẹ chồng, làm tròn công việc quản gia là được. Chồng không cần có quá nhiều tiền, có thể nuôi sống gia đình, không nhiễm thói hư tật xấu, tâm địa thiện lương là được. Rất nhiều vĩ nhân từ thời cổ chí kim đều đã nói: “Khi tôi còn nhỏ, tài sản lớn nhất mà cha mẹ cấp cho tôi chính là sự nghèo khó”.
Đúng như câu nói của Mạnh Tử: “Thiên tượng hàng đại nhâm vu tư nhân dã, tất tiên khổ kì tâm chí, lao kì cân cốt“.
Ý rằng: Khi ông trời quyết định giao một sứ mệnh quan trọng nào đó cho ai, trước tiên sẽ cho người đó có môi trường rèn luyện ý chí của mình, để gân cốt người đó phải chịu mệt mỏi. Chỉ có để cho người đó phải chịu đói khát, vất vả, cực nhọc, mọi việc xung quanh lại thường xuyên không thuận lợi, như vậy họ mới được tôi luyện vững vàng, cứng rắn mà tài năng cũng mới bộc lộ hết.
Ngạn ngữ xưa cũng có câu: “Cùng nhân đích hài tử tảo đương gia”, có ý nói: Trẻ nghèo sẽ sớm biết lo liệu việc nhà.
Dù nghèo hay giàu, quan trọng là biết lễ nghi
Trong xã hội phong phú vật chất kim tiền như ngày nay, thật khó để bảo mọi người có thể lấy bần cùng, nghèo khó để nuôi dạy con, giúp con có thể sớm tự lập và đảm đương công việc gia đình. Tuy vậy, bạn phải sớm khiến cho con trẻ hiểu rằng, tiền của bạn dẫu một đồng cũng không thật dễ kiếm.
Hãy để trẻ trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn trong các kỳ nghỉ đông hay nghỉ hè. Từ đó trẻ biết chia sẻ công việc gia đình với cha mẹ, biết phẩm đức và nhân cách mới là tài phú đích thực trên con đường nhân sinh. Chỉ có như vậy, đứa trẻ mới có có thể dụng công học tập, không kết bè kết phái và tránh xa những thói hư tật xấu hàng ngày.
Nếu cả ngày bạn chỉ chăm chăm nắm lấy tay con, biến cậu ta thành những hoàng đế nhỏ trong vòng tay bao bọc của cha mẹ, chính là bạn đang ăn mòn phúc báo của con trẻ rồi! Trẻ từ 1-8 tuổi, nhất định phải được giáo dục lễ nghi, tu dưỡng đức hạnh.
Lễ nghi là gì?
Ví dụ: Đến trường thì kính trọng và lễ phép chào hỏi thầy cô giáo. Ở nhà và ra đường đều biết kính trên nhường dưới, ăn uống có chừng mực, không đòi hỏi, không lãng phí v.v. Những điều này phải được giáo dục cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Đức hạnh của một người, cách đối nhân xử thế, lễ nghi giao tiếp, sẽ ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của cả cuộc đời. Tại thời điểm này, thay vì chăm chăm dạy trẻ tri thức, hãy dạy trẻ những phép tắc lễ nghi ấy, ngay từ điều nhỏ nhặt nhất.
Nếu một đứa trẻ từ 1-8 tuổi bị ép học quá nhiều tri thức văn hóa, sẽ khiến nó thiếu năng lượng và tinh thần, học hành cũng không cảm thấy hứng thú, càng lớn lên càng hao mòn kiệt quệ. Nếu một người giàu có xa hoa, nhưng thân thể yếu đuối nhiều bệnh tật, làm thế nào họ có thể mang lại lợi ích cho xã hội?
Đợi đứa trẻ sau 8 tuổi rồi mới cho con học những kiến thức cơ bản về thế giới. Sau 16 tuổi, tinh thần cứng cỏi, thể trạng an khang, xương cốt sung mãn, khi này không quá muộn để học tập hàng vạn những nghiên cứu và tri thức trên thế giới.
Nếu trẻ ngay từ nhỏ đã được nuông chiều, cơm bưng nước rót tận nơi, không đổ dẫu một chút mồ hôi, cũng không biết đến ánh nắng mặt trời, đó chính là đang hao tổn phúc báo. Cha mẹ nếu yêu con, phải học cách biết “buông tay” đúng lúc.
Hy vọng tất cả các bậc cha mẹ đều biết sự thật này!
Nguồn: NTD Tiếng Việt
Ảnh: Nguyễn Ngọc Hoàn


Hôm nay lúc đi làm về, đứng đợi đèn đỏ ở ngã tư, bỗng nghe từ phía sau câu chuyện của hai người đàn ông nọ.
- Hay là anh đi cùng luôn đi, đỡ mất công. Lúc đó mọi người ăn xong hết mất.
- Không, anh phải về nhà cắm nồi cơm cho vợ đã
- Vợ anh ốm à?
- Không, cô ấy đi làm về muộn hơn anh, đường lại xa. Anh cắm nhanh lắm có 15 phút thôi, anh tính giờ mà. Đồ ăn có sẵn cô ấy nấu từ sáng rồi.
- Chị ấy cũng tự cắm được mà. Anh lo gì?
- Ừ nhưng chú cứ cho anh về nhà đi. Tí anh ra sau, vợ anh hay tủi thân lắm, mình không ở nhà ăn cơm cùng đã buồn rồi...
Đèn chuyển xanh, chúng tôi mỗi người mỗi hướng. Phút trước gió còn lạnh đến mức co ro, mà tự nhiên bỗng thấy ấm áp lạ thường.
Người đàn ông đó chẳng có gì đặc biệt, nhìn dáng vẻ chắc cũng chỉ là công nhân. Ngồi trên chiếc xe dream khá cũ, khoác trên mình chiếc áo sờn vai.
Nhưng với tôi ngày hôm nay, anh ấy là người đàn ông thực sự tuyệt vời. Người đàn ông biết nghĩ cho gia đình, biết sợ vợ mình buồn và biết cảm giác của người phụ nữ khi phải chịu cảnh cô đơn. Vì vợ mình có thể hạn chế những cuộc vui, vì vợ mình có thể ngày ngày về sớm một chút để giúp đỡ công việc gia đình
Tôi không biết trong những chiếc ô tô đang chạy trên đường kia, là giám đốc, hay ca sĩ, diễn viên nào cả. Cũng không biết họ sẵn lòng chi những khoản tiền lớn đến đâu cho người phụ nữ của mình. Nhưng tôi biết chắc rằng ở trên chiếc xe dream kia đang đèo một người đàn ông có thứ tình cảm đẹp và mãnh liệt nhất cho vợ mình. Mãnh liệt đến mức khiến những cơn gió lạnh lẽo kia cũng trở nên ấm áp lạ thường... ❤️
Tiền có thể mua được mọi thứ là thật, nhưng chẳng bao giờ xoá được những nỗi khổ tâm và tủi hờn của phụ nữ cũng là thật. Giàu có để làm gì, khi không thể bớt chút ít thời gian để dành cho người mình thương những điều bình dị nhất?
Cho nên, Lấy chồng đâu cần giàu sang?
Chỉ cần biết nghĩ biết thương là được, tiền bạc có thể từ từ kiếm sau.

SƯU TẦM
An Le chia sẻ từ FB Ha Nguyen

10 ĐIỀU BẠN NHẤT ĐỊNH CẦN ĐỌC ĐỂ HẠNH PHÚC HƠN
1. Bạn nhất định phải học nấu cơm. Việc này không liên quan với chuyện hầu hạ người khác. Khi những người yêu thương không ở bên cạnh, bạn vẫn có thể đối đãi bản thân thật tốt, có thể độc lập sinh tồn.
2. Bạn nhất định phải học lái xe. Việc này không liên quan với thân phận địa vị. Như thế vào bất cứ lúc nào, bạn cũng có thể cất bước đi đến bất cứ nơi nào mình muốn. Không cầu cạnh bất cứ người nào. Tự do.
3. Bạn nhất định phải đọc sách. Dấu chân có bao xa, lòng dạ có bao rộng. Tấm lòng rộng rãi mới vui vẻ. Ngộ nhỡ đi không xa, hãy để sách vở đưa bạn đi. Mở rộng tầm nhìn của mình, nhờ vào tầm nhìn của tri thức.
4. Trời sập xuống cũng đừng khóc lóc, đừng oán trách. Như thể chỉ khiến người yêu thương bạn càng đau lòng, những kẻ hận thù thêm đắc ý. Bình tĩnh chấp nhận số mệnh, những người yêu thương bạn đương nhiên sẽ quan tâm.
5. Dù ăn cơm trộn nước tương, cũng phải dọn bàn ăn sạch sẽ, ngồi với tư thế trang nhã. Sống cuộc sống thô sơ theo cung cách cầu kỳ. Phong độ không liên quan đến cảnh ngộ.
6. Khi đến phương xa, ngoài máy ảnh, nhớ mang theo giấy bút. Phong cảnh giống nhau, nhưng tâm tình ngắm cảnh mãi mãi không trùng lặp. Hình ảnh và ký ức tình cảm là khác nhau.
7. Nhất định phải có không gian thuộc về mình, dù chỉ hơn chục mét vuông. Nó có thể giúp bạn nếu cãi nhau với người yêu khi giận dỗi, bỏ đi không đến nỗi lưu lạc đầu phố, đụng phải kẻ xấu. Càng quan trọng hơn là, khi nông nổi, có một nơi để bạn bình tĩnh lại, cho lòng mình một góc ở yên. Đó cũng là nhân cách độc lập.
8. Lúc nhỏ phải có kiến thức, lớn lên phải có từng trải, bạn mới có cuộc đời tinh tế đẹp đẽ! Đọc từng trải của người khác, tìm từng trải của bản thân.
9. Bất kể lúc nào, đều phải làm một người hiền lành lương thiện. Hãy nhớ rằng, lương thiện sẽ khiến bạn trở thành người được trời cao chiếu cố nhất. Kiểu chiếu cố này không hẳn là giàu có và quyền thế. Thiện có thiện báo, thứ được báo đáp là tình yêu thương.
10. Nụ cười, ưu nhã, tự tin là của cải tinh thần lớn nhất. Sở hữu chúng, bạn sẽ sở hữu tất cả.

Sưu tầm

 


Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2023

ĐIỀU ĐẸP ĐẼ NHÂN VĂN CỦA GIÁO DỤC KHAI SÁNG.

 




Đây là bức tranh ‘Bên cửa lớp’ của hoạ sĩ Nikolay Bogdanov-Belsky, người Nga, vẽ năm 1897. Nhân vật chính là cậu bé học trò mới, cậu đến nhập học có lẽ từ rất xa, bởi cậu có chiếc bao vải đựng đồ đeo trên lưng và chiếc túi quàng vai.

Bức tranh vẽ đúng thời điểm mà chú bé nghèo chân trong chân ngoài ngưỡng cửa lớp học. Phân vân ngại ngùng nhưng rất khấp khởi ngong ngóng. Chú ngại bởi chú nghèo khổ rách rưới quá, bởi các bạn bên trong kia đầy đủ hạnh phúc quá. Nhưng cái dáng nghiêng mái đầu của chú hướng vào ánh sáng bên trong lớp học cho thấy chú rất khao khát học hành.

Trong bức tranh này, hoạ sĩ Bogdanov dùng thủ thuật tương phản để kể một câu chuyện.

Tương phản giữa cái hiện tại nghèo vá chằng vá đụp với khung cảnh sáng ngời ánh sáng tri thức bên trong ngưỡng cửa lớp học.

Sự tương phản giữa cái áo cũ rách và mái đầu tròn trỉnh tuổi hoa niên với nét lượn cằm và má thanh tú thể hiện trí tuệ Trời cho.

Tương phản giữa cái quần thủng với đôi giày đan bằng vỏ cây (láp-chi) đã nát do đi đường xa với những mảnh thân thể hồng hào khoẻ mạnh. Tương phản giữa đôi bàn tay chai sần nhem nhuốc vì lao động nặng nhọc với cái cách chú bé chắp tay chỉn chu trên đầu chiếc gậy.

Bức tranh miêu tả một khoảnh khắc rất động, khi mà đứa bé người thì ở ngoài nhưng gậy đã vào trong, tư thế đứng ở góc nghiêng tiến và mái đầu thì vừa tò mò vừa cương quyết thò vào trong lớp.

Đám học trò đang được khai sáng bởi tri thức nhân loại nên hoạ sĩ vẽ chúng ngồi trong ánh sáng rất đẹp. Chúng được chăm sóc, học hành và được bận rộn những việc có ích.

Tuy cả đám đang say sưa làm việc của mình, vẫn có một cậu đã nhận ra có bạn mới vừa tới. Ai đã chuyển trường hồi bé đều biết rằng khi vào một lớp lạ, thế nào ngay lập tức cũng có một hai đứa lập tức cảm thấy nhau ngay, bằng giác quan thứ sáu. Những đứa học trò đồng thanh tương ứng này sẽ là bạn tri kỷ hiểu nhau thân nhau có khi tới già.

Hoạ sĩ Bogdanov đã vẽ một cậu như thế đang ngồi bên trong, tia ra cậu đứng bẽn lẽn ngoài này.

Bức tranh kể một câu chuyện dài, với cái kết luận lạc quan. Rằng ánh sáng tri thức chắc chắn sẽ được tưng bừng trên những mái đầu xanh hiếu học.

Hoạ sĩ Bogdanov vẽ bức này chính là tiểu sử bản thân. Ông sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khổ, nhưng may mắn gặp được người thầy giáo, giáo sư, nhà khoa học Ratrixky, người rất có tâm với việc khai sáng dạy dỗ trẻ em thường dân. Nhờ có thầy mà Bogdanov sau này đã trở thành hoạ sĩ tên tuổi tầm cỡ Thế giới.

Bức tranh có ý nghĩa sâu xa ca ngợi nghề giáo, những đẹp đẽ nhân văn của giáo dục khai sáng chứa đựng trong câu chuyện về chú bé nghèo đứng trước cửa lớp học ở một ngôi trường tỉnh xa.

Tranh: At the School Door – У дверей школы (1897) của hoạ sĩ Bogdanov (1868-1945). Bản gốc đang trưng bày trong Bảo tàng Rus-ki (Русский музей) ở Sant Petersburg.

Biên tập bởi Cát Như
(Chuyện thiên hạ)


LÒNG TỐT ĐÔI LÚC TRỞ NÊN PHI THƯỜNG
Lúc còn là một thiếu niên, một lần, tôi được cha dẫn đi xem xiếc. Khi nhập vào hàng người đang xếp hàng dài trước quầy vé, tôi chú ý đến một gia đình đứng ngay trước chúng tôi. Họ có đến những 8 đứa trẻ mà đứa lớn nhất có lẽ chỉ khoảng 12 tuổi, cỡ như tôi.
Nhìn dáng vẻ những đứa trẻ ấy, có thể đoán được phần nào, gia đình chúng cũng không giàu có gì.
Quần áo chúng không còn mới, nhưng sạch sẽ và tươm tất. Và đó là những đứa trẻ biết cách cư xử và có giáo dục. Cứ nhìn cái cách từng hai đứa một nắm tay nhau, xếp hàng trật tự sau bố mẹ chúng thì rõ.
Chúng nói huyên thuyên một cách đầy phấn khích, phỏng đoán trước về những chú hề, những con voi và những trò xiếc khác mà chúng sẽ được xem tối nay. Rõ ràng chúng chưa từng được đến rạp xiếc bao giờ.
Buổi tối ngày hôm nay thật sự rất đặc biệt với cả 8 đứa trẻ ấy.
Cha mẹ chúng đang đứng ở đầu hàng với vẻ mặt hãnh diện nhất mà họ có thể. Người phụ nữ nắm lấy tay chồng, nhìn ông một cách dịu dàng. Ngay lúc ấy, người bán vé ngẩng lên và hỏi người đàn ông số vé ông ta cần mua. Người đàn ông trả lời đầy hứng khởi: “Cho tôi 8 vé trẻ con, 2 vé người lớn.”
Nhưng, khi người bán vé báo giá của 10 chiếc vé, bàn tay người vợ đột ngột rời khỏi tay chồng, đầu bà ta gục xuống. Mặt người đàn ông hơi tái đi. Ông ta tiến lại quầy vé gần hơn và hỏi nhỏ: “Anh nói giá bao nhiêu?”.
Người bán vé bình thản lặp lại giá của 10 chiếc vé, nhưng người đàn ông không có đủ tiền. Làm sao ông ta có thể quay lại và bảo với 8 đứa con của mình rằng ông không đủ tiền để dẫn chúng vào xem xiếc!!!???
Chứng kiến tất cả những gì xảy ra, cha tôi lặng lẽ lấy từ trong túi ra tờ 20 đô la và thả xuống đất. Sau đó, ông cúi xuống nhặt lên và vỗ vai người đàn ông, nói rất tự nhiên: “Xin lỗi, thưa ông, cái này vừa rơi ra từ túi ông.”
Người đàn ông hiểu những gì đang diễn ra. Ông không cầu xin của bố thí nhưng rõ ràng trong hoàn cảnh này, ông có thể đoán đây là sự giúp đỡ, trong một tình huống ngặt nghèo.
Bối rối trong giây lát rồi ông ấy nhìn thẳng vào mắt cha tôi với ánh mắt tri ân, chụp lấy tay cha tôi bằng cả hai bàn tay như muốn vắt kiệt tờ 20 đô la, một giọt nước mắt rơi lặng lẽ xuống má ông ta, đôi môi mấp máy một cách khó khăn: “Cám ơn, cám ơn ông rất nhiều. Điều này thật sự vô cùng ý nghĩa với gia đình tôi lúc này.”, cha tôi chỉ mỉm cười và vỗ nhẹ vai ông ta.
Sau khi nhìn cả gia đình người đàn ông khuất sau cánh cổng rạp xiếc, tôi và cha tôi...đón xe buýt về nhà, đơn giản bởi vì số tiền còn lại trong túi cha không còn đủ để mua vé cho hai cha con.
Thật sự thì chúng tôi cũng chẳng dư dả gì! Nhưng tôi không hề giận cha vì buổi xem xiếc hụt, mà trước đó tôi cũng rất háo hức, cũng hệt như tụi nhóc đó....
Những gì cha đã làm lúc đó, đối với tôi, thực sự còn đáng giá hơn cả trăm, cả ngàn buổi xem xiếc và là bài học sâu sắc, cao thượng và đậm tính nhân văn nhất mãi về sau ....
Sưu tầm




THÓI QUEN CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY…

1. Nụ cười

Người phương Tây rất thích cười. Thậm chí, đó là điều bạn sẽ trông thấy đầu tiên dù họ là người quen hay người lạ.

2. Cảm ơn và xin lỗi

Đây là 2 câu cửa miệng của người phương Tây mà có lẽ còn xa lạ đối với đa số người Việt. Không phải vì chúng ta kém văn minh hơn mà chúng ta có suy nghĩ khác về việc sử dụng 2 từ này.

3. Tư duy cá nhân

Trường lớp phương Tây khuyến khích tư duy cá nhân, khác với tư duy tập thể của văn hóa Á Đông. Thậm chí, tư duy cá nhân là nền tảng trong giáo dục của họ. Mỗi cá nhân là một điều gì đó đặc biệt và không thể gom chung được.

4. Văn hóa đọc sách

Trung bình, một người phương Tây sẽ đọc tầm 4-7 cuốn sách trong một năm. Còn ở Việt Nam thì con số là 0,7.

5. Không soi mói đời tư cá nhân

Người phương Tây chỉ tập trung vào chuyên môn của bạn, họ không quan tâm bạn là ai, từ đâu đến. Điều quan trọng nhất vẫn là năng lực của bạn.

6. Tư duy chỉ trích những lãnh đạo

Người phương Tây coi lãnh đạo của họ là những viên chức nhận lương bình thường như bao người khác, không hơn không kém. Họ đã nhận lương thì họ phải làm tốt công việc của mình.

7. Tầm nhìn dài hạn

Người phương Tây khi đã lên kế hoạch hay xây dựng cái gì thì họ sẽ có tầm nhìn dài hạn, ít nhất là 20 năm trở lên. Các doanh nghiệp phương Tây không bao giờ làm ăn chụp giật để kiếm lời trong ngắn hạn như người phương Đông. Họ luôn có cái nhìn lâu dài và bền vững.

8. Tôn trọng sự khác biệt của người khác

Đây cũng là một phần của “chủ nghĩa cá nhân”. Mỗi cá nhân là một món quá đặc biệt của Thượng Đế. Họ không bao giờ ép người khác phải làm theo ý mình, trừ khi họ tự nguyện.

9. Không phán xét

Hamlet từng nói, “Chẳng có gì là tốt hay xấu, tốt hay xấu là do suy nghĩ.” Ông nói đúng, bởi phán xét ngăn ta thông hiểu và có thể hủy hoại hạnh phúc của ta. Khi phán xét, ta không cố gắng thấu hiểu – ta đi thẳng đến kết luận.

Nếu ngừng phán xét, ta sẽ cho phép bản thân cố gắng thấu hiểu một cách đa chiều, sau đó ta có thể hành động khôn ngoan hơn rất nhiều, bởi lẽ ta có nhiều thông tin hơn nhờ sự thông hiểu của mình.

10. Cuối cùng, văn hóa “Tại sao?”

Người phương Tây luôn tìm hiểu và không ngừng hỏi tại sao. Họ không bao giờ ngừng suy nghĩ, cũng ít khi họ lấy bằng cấp mình đi khoe và thể hiện rằng mình hơn người khác.

Sưu tầm












Thứ Tư, 13 tháng 12, 2023

CÁI GÌ THỰC SỰ LÀ CỦA BẠN ?

 


Rất nhiều người khi sa cơ lỡ vận, tới phút cuối đời mới chợt hiểu ra mình sống vì điều gì. Câu hỏi cho vấn đề này, có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đang truy tìm đáp án.
1. Vợ (chồng) có phải là của bạn không ? Không phải !
Vợ chồng dù ăn cùng mâm, ở cùng nhà, tối ngủ chung giường, có thể đồng cam cộng khổ, vui buồn có nhau. Nhưng sau cùng cũng có lúc chia tay, có thể đồng sinh nhưng không thể đồng tử, trăm năm sống đến bạc đầu có nhau, tất cả cũng chỉ là mơ ước.
2. Con cái có phải là của bạn không ? Không phải !
Bố mẹ và con cái tuy là có quan hệ huyết thống, nhưng đó cũng chỉ là mối quan hệ mang tính “đoàn thể”. Hiếu đạo, hy vọng, chăm sóc lẫn nhau v..v… những điều ấy tạo nên một gia đình vui vẻ. Nhưng sau cùng, khi bạn bước sang thế giới bên kia, con cái cũng chỉ có thể tiễn bạn đi chứ không có khả năng đưa bạn trở lại.
3. Tiền tài có phải là của bạn không ? Không phải !
Bạn ra sức, nỗ lực kiếm tiền, sau rồi lại nghĩ cách tiêu đi. Cho dù tài khoản ngân hàng của bạn có bao nhiêu tiền, đó cũng chỉ là vật ngoài thân, sinh không đem đến tử không đem đi.
4. Nhà cửa, xe cộ có phải là của bạn không ? Không phải !
Tuy bạn không ngừng nỗ lực để có được những thứ đó, nhưng khi bạn ra đi… tất cả trở về con số không.
Vậy rốt cuộc điều gì mới là của bạn ?
🔹️THÂN THỂ
Chỉ có thân thể mới trước sau không rời xa bạn, nó đồng hành cùng bạn từ lúc bắt đầu cho tới lúc bạn vĩnh biệt thế gian ; chỉ có thân thể mới có thể bảo hộ cho bạn, làm tất cả vì bạn, mãi đến khi sức cùng lực tận.
Nếu thân thể của bạn càng khỏe mạnh, nó giúp bạn đi càng xa, khám phá càng nhiều chân trời mới.
Nếu như thân thể không còn, sinh mệnh của bạn cũng sẽ hết, vì vậy, bạn cần phải trân trọng nó. Đây là thứ duy nhất thuộc về bạn, là báu vật vô giá. Vậy hãy yêu thương nó, bảo vệ nó, thỏa mãn nhu cầu của nó bằng cách rèn luyện, nghỉ ngơi, dinh dưỡng, phòng bệnh, chữa bệnh, tâm lý… dù một chút cũng không được lơ là.
🔹️SỨC KHỎE
Thân thể khỏe mạnh thì cuộc sống của bạn mới có chất lượng, sinh mệnh mới được kéo dài.
Không có một cơ thể khỏe mạnh, đồng nghĩa với không có gì cả.
Cho nên chúng ta sống được một ngày, cũng là một ngày phúc phận, cần phải trân quý chính mình.
🔹️TINH THẦN
* Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh đổi sức khỏe để lấy vật ngoài thân.
* Bi ai lớn nhất của đời người là dùng hạnh phúc để đổi lấy phiền não.
* Lãng phí lớn nhất của đời người là dùng thời gian để giải quyết những phiền phức do chính mình tạo ra.
Và tất cả những điều này đều xuất phát từ ý nghĩ và tinh thần của bạn. Bởi vậy, trên thế gian không có gì quý hơn một sức khỏe dồi dào và một tinh thần mạnh mẽ. Bảo vệ chúng cũng chính là bảo vệ chính mình, hãy trân quý những gì bạn đang có.
- 1. Người thông minh : Sống vui sống khỏe, sống trẻ sống cởi mở, sống yêu đời.
- 2. Người ngốc nghếch : Sống gấp, sống giận, sống buồn tẻ, sống lo âu.
- 3. Người lạc quan : Yêu thể dục, yêu thể thao, yêu vận động.
- 4. Người vui vẻ : Hay cười, hay nói, hay hát ca.
Chúng ta không có thân thể, sức khỏe, tinh thần… mọi thứ sẽ là không.

Chép từ Fb Châu Nguyễn Thị




Vua hề Charlie Chaplin sống thọ tới 88 tuổi .
Ông đã để lại cho chúng ta 4 lời phát biểu như sau:
1. Không có gì là vĩnh cửu trong cái thế giới này, kể cả những phiền muộn của chúng ta.

2. Tôi thích đi dạo dưới trời mưa, vì không ai có thể nhìn thấy tôi rơi nước mắt .

3. Ngày mất mát nhiều nhất trong đời là ngày chúng ta không cười.

4. Có sáu vị bác sĩ giỏi nhất trên thế giới là :
- mặt trời
- sự nghỉ ngơi
- thể dục
- ăn kiêng
- lòng tự trọng
- bạn hữu .

Hãy thực hiện 6 điều đó trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời mình và hãy tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh...
+ Nếu bạn nhìn thấy mặt trăng, bạn nhìn thấy vẻ đẹp của Thượng đế...
+ Nếu bạn nhìn thấy mặt trời, bạn nhìn thấy sức mạnh của Thượng đế...
+ Nếu bạn nhìn thấy tấm gương, bạn nhìn thấy tác phẩm đẹp nhất của Thượng đế.
Hãy tin điều đó.
Tất cả chúng ta là những du khách , Thượng đế là hãng lữ hành của chúng ta, người xác định lộ trình, đặt chỗ, nơi đến...Hãy tin Thượng đế và tận hưởng cuộc sống.
Cuộc đời là một chuyến du hành.Vì vậy hãy sống cho ngày hôm nay!
Ngày mai có thể sẽ không đến.

Sưu Tầm.


TIỀN VÀ ĐẠO ĐỨC
Câu chuyện này xảy ra từ hơn 30 năm trước, vào một buổi tối mùa đông lạnh giá ở Washington D.C. Vợ của một doanh nhân giàu có bất cẩn làm rơi túi xách tại một bệnh viện. Sau khi biết chuyện, vị doanh nhân này vô cùng lo lắng, vì bên trong túi xách không chỉ có 100 ngàn đô mà còn chứa thông tin thị trường vô cùng cơ mật. Ông vội vã lái xe đến bệnh viện ngay lúc nửa đêm.
Khi ông vừa đến nơi thì thấy một cô bé gầy còm đang ngồi ở hành lang bệnh viện, tay ôm chặt chiếc túi da mà vợ ông đánh mất. Cô bé ngồi dựa lưng vào tường, người run lên vì lạnh.
Cô bé ấy tên là Chiada. Em có người mẹ đang nằm viện và bệnh tình rất nặng. Nhà chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau sống qua ngày, họ đã bán đi rất cả mọi thứ có thể nhưng cũng chỉ đủ trả tiền viện phí đêm nay. Ngày mai, mẹ cô bé sẽ phải xuất viện, vì họ đã hết nhẵn tiền.
Buổi tối định mệnh hôm ấy, Chiada bất lực đi đi lại lại ở hành lang bệnh viện, nước mắt dàn giụa, cầu xin Thượng Đế hãy ban cho mẹ con em một phép màu. Vừa lúc đó, một người phụ nữ đi từ trên lầu xuống. Bà làm rơi chiếc túi da xuống đất, có thể là trong tay còn đang cầm thứ khác nên không biết túi xách bị rơi.
Ở hành lang chỉ có một mình Chiada. Cô bé nhặt chiếc túi lên, vội vàng đuổi theo người phụ nữ ra cửa, nhưng bà đã lên một chiếc xe hơi sang trọng và đi mất rồi.
Chiada quay lại phòng bệnh và kể cho mẹ câu chuyện này. Khi mở chiếc túi ra để tìm danh tính của người mất đồ, hai mẹ con đều sửng sốt bởi xấp tiền trong đó. 100 ngàn đô là số tiền quá lớn đối với họ, và nó rất có thể sẽ chữa lành bệnh của người mẹ. Nhưng mẹ của Chiada bảo con gái hãy mang chiếc túi quay lại hành lang, đợi người bị mất đến nhận lại…
Sau khi được trả lại chiếc túi xách quan trọng, vị doanh nhân đã gắng hết sức chạy chữa cho mẹ của Chiada. Tuy nhiên bà vẫn không qua khỏi. Vì không muốn cô bé Chiada phải sống cô độc nên ông đã nhận nuôi cô bé và cho em đi học.
Kể từ sau đó, công việc kinh doanh của vị doanh nhân ngày càng phát triển, không lâu sau ông đã trở thành một tỷ phú. Sau khi tốt nghiệp đại học, Chiada cũng đến giúp đỡ ông quản lý công ty. Nhờ sự thông minh và những kinh nghiệm được học từ cha nuôi mà Chiada nhanh chóng trở thành một nữ doanh nhân thành công, rất nhiều việc cha nuôi đều phải hỏi ý kiến của cô.
Khi sắp qua đời, vị doanh nhân đã để lại một bản di chúc: “Trước khi quen biết mẹ con Chiada, tôi nghĩ mình là một người rất giàu có. Nhưng khi đứng trước hai mẹ con họ – những người nghèo khổ, không có tiền chữa bệnh nhưng vẫn nhất quyết trả lại 100 ngàn đô, tôi nhận ra rằng họ mới là những người giàu có nhất. Bởi dù trong hoàn cảnh nào, họ luôn giữ một tiêu chuẩn đạo đức rất cao. Đây là điều mà người làm kinh doanh như tôi thiếu nhiều nhất. Tiền của tôi hầu hết đến từ sự tranh giành, tâm kế trên thương thường. Chính họ đã khiến tôi hiểu được nguồn vốn lớn nhất của đời người chính là phẩm hạnh.
Tôi nhận nuôi Chiada cũng không phải để trả ơn hay thương hại, mà là mời về một tấm gương làm người. Có cô bé bên cạnh, trên thương trường, tôi luôn cố gắng ghi nhớ việc gì nên làm, việc gì không nên; số tiền nào nên lấy, số tiền nào không nên. Đây chính là sự đảm bảo vững chắc cho công ty phát triển và sau này tôi đã trở thành một tỷ phú.
Sau khi tôi ra đi, toàn bộ tài sản sẽ để lại cho Chiada thừa kế. Đây không phải là quà tặng, mà vì tôi muốn sự nghiệp của mình có thêm huy hoàng và thịnh vượng hơn. Tôi tin rằng, con trai tôi sẽ hiểu được tâm ý của tôi.”
Sau khi người con trai của ông từ nước ngoài trở về, đọc kỹ di chúc của cha, anh đã ký tên vào văn bản thừa kế. “Tôi đồng ý để Chiada là người thừa kế toàn bộ tài sản của bố mình. Chỉ mong cô ấy có thể làm vợ tôi.”
Chiada suy nghĩ một lúc rồi cũng cầm bút ký tên: “Tôi chấp nhận toàn bộ tài sản mà cha nuôi để lại, bao gồm cả con trai của ông”.
Sưu tầm.



Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2023

SỰ LƯƠNG THIỆN KHÔNG CẦN QUA SÁT HẠCH !

 



Một ngày nọ, có một người đàn ông tên là Walter Salles vào thành phố làm việc, ông đi ngang một cậu bé đánh giày khoảng mười mấy tuổi ở quảng trường nhà ga xe lửa, cậu bé đánh giày hỏi ông:
- “Thưa ông, xin hỏi ông có cần đánh giày không ạ?”
Walter cúi đầu nhìn đôi giày chưa quá bẩn của mình, ông lắc đầu từ chối. Khi Walter chuẩn bị đổi tàu thì cậu bé lúng túng, ngượng ngùng, đôi mắt ánh lên sự cầu xin:
- “Thưa ông, cả ngày nay cháu chưa ăn gì rồi, xin ông có thể cho cháu vay một chút tiền được không ạ? Cháu sẽ cố gắng đánh giày, một tuần sau cháu sẽ trả lại tiền cho ông!”.
Walter nhìn cậu bé trước mặt mặc bộ quần áo rách rưới, cả người gầy gò, thế là ông móc túi đưa cho cậu bé vài đồng xu. Cậu bé vô cùng cảm kích nói lời cảm ơn ông rồi chạy đi như bay.Khi đó, Walter nghĩ thầm:
- “Lại là một thằng nhóc lừa đảo…” và rồi ông đã quên bẵng đi…
Cho đến vài tuần sau, Walter lại đi ngang qua trạm xe lửa, đột nhiên ông nghe thấy giọng nói từ xa vọng lại:
- “Thưa ông, xin ông đợi một lát!”.
Khi đó, ông nhìn thấy một cậu bé gầy gò chạy đến đưa cho ông mấy đồng xu, lúc này Walter mới nhận ra cậu bé này chính là đứa bé đánh giày đã mượn ông tiền.
Cậu bé vừa thở hổn hển vừa nói:
- “Cháu đã đợi ông ở đây rất lâu rồi, rốt cuộc hôm nay cũng đã trả được tiền cho ông”.
Walter cầm trong tay những đồng xu còn ướt đẫm mồ hôi của cậu bé, đột nhiên ông cảm thấy đứa trẻ này thật đặc biệt. Thế nên bỗng nhiên ông có một suy nghĩ, ông thấy cậu bé này rất phù hợp với hình tượng nam chính trong kịch bản mới của mình.
Hóa ra Walter là một đạo diễn và khi đó ông đang chuẩn bị phần tiền kỳ cho bộ phim, ông đã quan sát các sinh viên của trường diễn xuất không dưới một trăm lần, nhưng đều không vừa ý.
Lúc này, ông nhận ra rằng cậu bé này có thể là nam chính trong bộ phim của ông. Và rồi ông lấy vài đồng xu ra và nói với cậu bé rằng:
- “Số tiền này là chính tôi muốn cho cháu, không cần trả lại. Ngày mai cháu hãy đến văn phòng đạo diễn ở công ty điện ảnh trong thành phố tìm tôi, tôi sẽ cho cháu một niềm vui bất ngờ lớn hơn”.
Nói xong, Walter rời đi, trong lòng cảm thấy rất ấm áp và bắt đầu hy vọng vào cậu bé này.
Hôm sau, bảo vệ công ty điện ảnh nói với Walter rằng trước cửa có một nhóm trẻ con mặc quần áo rách rưới đến. Walter vô cùng ngạc nhiên, ông đi ra cửa thì thấy cậu bé ngày hôm qua chạy đến, vui vẻ nói:
- “Thưa ông, họ đều cũng là trẻ mồ côi lưu lạc không có cha mẹ giống như cháu, các bạn ấy cũng hy vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!”
Walter không thể nào ngờ được một cậu bé vô gia cư nghèo khó lại lương thiện đến thế. Nhưng sau khi quan sát, ông nhận ra quả thật là có vài đứa trẻ khác trong số đó phù hợp với vai nam chính trong kịch bản của ông hơn. Dù vậy cuối cùng Walter đã quyết định chọn cậu bé đánh giày này và ông viết trong hợp đồng lý do mà ông chọn cậu bé là:
- “Sự lương thiện không cần qua sát hạch”.
Cậu bé này chính là Vinícius de Oliveira người Brazil, cậu chủ nhỏ trong bộ phim “Central Station” (hay “Central do Brasil”) nổi tiếng của đạo diễn Walter Salles, bộ phim này đã nhận được hơn 50 giải thưởng, chiến thắng giải “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” tại Quả Cầu Vàng 1999 và còn nhận được 2 đề cử Oscar năm đó.
Vài năm sau, Vinícius de Oliveira cũng mở một công ty điện ảnh và làm chủ tịch, anh còn viết một quyển tự truyện có tên là “Cuộc đời diễn viên của tôi”.
Trên trang bìa trong của quyển sách có dòng chữ viết tay của ông Walter:
“Sự lương thiện không qua sát hạch”
và đánh giá của ông về Vinícius de Oliveira:
“Vì lòng lương thiện, cậu từng đem cơ hội nhường cho người khác; cũng vì sự lương thiện ấy, cơ hội trong cuộc đời chưa từng bỏ qua cậu”.
Sưu tầm.
Nguồn: Facebook Hiếu Phạm


Em biết có một người đàn bà yêu anh cũng như em !
Sau 21 năm chung sống, một ngày, tự nhiên vợ của Peter nói với ông: “Anh hãy mời một ρhụ nữ khác đi ăn tối, xem ρhim. Em yêu anh, nhưng em biết người đó cũng yêu thươпg anh và muốn dành thời gian ở bên cạnh anh”. Peter thật bất ngờ khi nghe vợ khuyên. Nhưng khi vợ “bật mí” người ấy chính là mẹ ruột của ông thì Peter vui vẻ điện thoại ngay.
Mẹ của Peter góa bụa đã 19 năm và sống một mình. Peter bận rộn công việc, con cái nên rất ít gặρ mẹ. Nhận được điện thoại mời ăn tối của Peter, người mẹ ngạc nhiên: “Có chuyện gì không ổn hả con? Con khỏe không?”. Peter trấn an mẹ: “Mọi chuyện vẫn tốt, đơn giản là con muốn hai mẹ con mình ăn tối với nhau”.
Cuối tuần đó, Peter lái xe đến đón mẹ. Khi Peter vừa đến cửa, mẹ đã đứng đợi.Bà mặc lại bộ váy áo trang trọng của dịρ kỷ niệm ngày cưới lần cuối cùng. Bà không quên uốn tóc và trang điểm nhẹ. Bà cười rạng rỡ: “Mẹ khoe với bạn là con mời đi ăn tối, các bà ấy rất ấn tượng về điều này”. Người mẹ vô cùng tự hào khi khoác tay con trai bước vào một nhà hàng ấm cúng và nổi tiếng với thức ăn ngon.
Lúc Peter xem thực đơn, bà lại mỉm cười: “Nhìn cảnh này, mẹ nhớ lúc con còn bé, mẹ toàn xem thực đơn để chọn món ăn ρhù hợρ với con”. Peter trìu mến: “Bây giờ con sẽ làm thay mẹ”. Họ say sưa trò chuyện suốt bữa tối. Khi Peter tiễn mẹ về đến nhà,người mẹ nói: “Lần sau chúng ta lại ăn tối với nhau nhé, nhưng hãy để mẹ mời con”.
Chưa đầy một tuần sau, mẹ của Peter qua đời vì một cơn đau tim. Ít lâu sau, Peter nhận được một ρhong bì, trong đó có bản sao một hóa đơn trả trước ở chính nhà hàng mà Peter và mẹ mới đến ăn tối. Kèm với hóa đơn là lời nhắn của mẹ: “Con trai thân mến. Mẹ đã trả tiền trước cho hóa đơn này. Mẹ không chắc có thể cùng con trở lại đây lần nữa nhưng mẹ vẫn trả tiền cho hai ρhần ăn – dành cho con và con dâu của mẹ. Chắc con không biết rằng bữa tối hôm ấy có ý nghĩa thế nào với mẹ.
“Thương con nhiều”.
Bài & ảnh: Sưu tầm




TIỀN VÀ ĐẠO ĐỨC
Câu chuyện này xảy ra từ hơn 30 năm trước, vào một buổi tối mùa đông lạnh giá ở Washington D.C. Vợ của một doanh nhân giàu có bất cẩn làm rơi túi xách tại một bệnh viện. Sau khi biết chuyện, vị doanh nhân này vô cùng lo lắng, vì bên trong túi xách không chỉ có 100 ngàn đô mà còn chứa thông tin thị trường vô cùng cơ mật. Ông vội vã lái xe đến bệnh viện ngay lúc nửa đêm.
Khi ông vừa đến nơi thì thấy một cô bé gầy còm đang ngồi ở hành lang bệnh viện, tay ôm chặt chiếc túi da mà vợ ông đánh mất. Cô bé ngồi dựa lưng vào tường, người run lên vì lạnh.
Cô bé ấy tên là Chiada. Em có người mẹ đang nằm viện và bệnh tình rất nặng. Nhà chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau sống qua ngày, họ đã bán đi rất cả mọi thứ có thể nhưng cũng chỉ đủ trả tiền viện phí đêm nay. Ngày mai, mẹ cô bé sẽ phải xuất viện, vì họ đã hết nhẵn tiền.
Buổi tối định mệnh hôm ấy, Chiada bất lực đi đi lại lại ở hành lang bệnh viện, nước mắt dàn giụa, cầu xin Thượng Đế hãy ban cho mẹ con em một phép màu. Vừa lúc đó, một người phụ nữ đi từ trên lầu xuống. Bà làm rơi chiếc túi da xuống đất, có thể là trong tay còn đang cầm thứ khác nên không biết túi xách bị rơi.
Ở hành lang chỉ có một mình Chiada. Cô bé nhặt chiếc túi lên, vội vàng đuổi theo người phụ nữ ra cửa, nhưng bà đã lên một chiếc xe hơi sang trọng và đi mất rồi.
Chiada quay lại phòng bệnh và kể cho mẹ câu chuyện này. Khi mở chiếc túi ra để tìm danh tính của người mất đồ, hai mẹ con đều sửng sốt bởi xấp tiền trong đó. 100 ngàn đô là số tiền quá lớn đối với họ, và nó rất có thể sẽ chữa lành bệnh của người mẹ. Nhưng mẹ của Chiada bảo con gái hãy mang chiếc túi quay lại hành lang, đợi người bị mất đến nhận lại…
Sau khi được trả lại chiếc túi xách quan trọng, vị doanh nhân đã gắng hết sức chạy chữa cho mẹ của Chiada. Tuy nhiên bà vẫn không qua khỏi. Vì không muốn cô bé Chiada phải sống cô độc nên ông đã nhận nuôi cô bé và cho em đi học.
Kể từ sau đó, công việc kinh doanh của vị doanh nhân ngày càng phát triển, không lâu sau ông đã trở thành một tỷ phú. Sau khi tốt nghiệp đại học, Chiada cũng đến giúp đỡ ông quản lý công ty. Nhờ sự thông minh và những kinh nghiệm được học từ cha nuôi mà Chiada nhanh chóng trở thành một nữ doanh nhân thành công, rất nhiều việc cha nuôi đều phải hỏi ý kiến của cô.
Khi sắp qua đời, vị doanh nhân đã để lại một bản di chúc: “Trước khi quen biết mẹ con Chiada, tôi nghĩ mình là một người rất giàu có. Nhưng khi đứng trước hai mẹ con họ – những người nghèo khổ, không có tiền chữa bệnh nhưng vẫn nhất quyết trả lại 100 ngàn đô, tôi nhận ra rằng họ mới là những người giàu có nhất. Bởi dù trong hoàn cảnh nào, họ luôn giữ một tiêu chuẩn đạo đức rất cao. Đây là điều mà người làm kinh doanh như tôi thiếu nhiều nhất. Tiền của tôi hầu hết đến từ sự tranh giành, tâm kế trên thương thường. Chính họ đã khiến tôi hiểu được nguồn vốn lớn nhất của đời người chính là phẩm hạnh.
Tôi nhận nuôi Chiada cũng không phải để trả ơn hay thương hại, mà là mời về một tấm gương làm người. Có cô bé bên cạnh, trên thương trường, tôi luôn cố gắng ghi nhớ việc gì nên làm, việc gì không nên; số tiền nào nên lấy, số tiền nào không nên. Đây chính là sự đảm bảo vững chắc cho công ty phát triển và sau này tôi đã trở thành một tỷ phú.
Sau khi tôi ra đi, toàn bộ tài sản sẽ để lại cho Chiada thừa kế. Đây không phải là quà tặng, mà vì tôi muốn sự nghiệp của mình có thêm huy hoàng và thịnh vượng hơn. Tôi tin rằng, con trai tôi sẽ hiểu được tâm ý của tôi.”
Sau khi người con trai của ông từ nước ngoài trở về, đọc kỹ di chúc của cha, anh đã ký tên vào văn bản thừa kế. “Tôi đồng ý để Chiada là người thừa kế toàn bộ tài sản của bố mình. Chỉ mong cô ấy có thể làm vợ tôi.”
Chiada suy nghĩ một lúc rồi cũng cầm bút ký tên: “Tôi chấp nhận toàn bộ tài sản mà cha nuôi để lại, bao gồm cả con trai của ông”.
Sưu tầm.


GIÁ TRỊ CỦA MỘT NGƯỜI?
Nhà toán học Ả Rập vĩ đại Al Khawarizmi khi được hỏi về giá trị của con người, ông đã trả lời:
Nền tảng con người là đạo đức. Nếu có đạo đức, thì giá trị của bạn là 1.
Nếu cũng thông minh, thêm một 0 và giá trị của bạn sẽ là 10.
Nếu cũng giàu có, thêm một 0 và giá trị của bạn sẽ là 100.
Nếu trên tất cả bạn lại còn xinh đẹp, thêm một 0 và giá trị tổng sẽ là 1000.
Nhưng nếu bạn bị mất số 1, tương ứng với đạo đức, bạn sẽ mất tất cả giá trị và giá trị của bạn chỉ là số 0
Kết
Bài toán rất đơn giản: không có giá trị đạo đức và những nguyên tắc sống vững chắc, chúng ta chỉ là: kẻ gian trá, tham nhũng và / hoặc người xấu mà thôi!
Nguồn: Oanh Bùi