a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2025 AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM MỚI 2025 VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Ai dạy đạo đức cho trường Đại Học?


Do universities model the ethics they teach? (John Walker/CC BY 2.0)
Liệu trường đại học có thật sự làm theo mô hình đạo đức mà họ giảng dạy? (John Walker / CC BY 2.0)
Nhiều câu chuyện kể lại cho thấy sự thiếu đạo đức nghề nghiệp tại các trường đại học của Mỹ đang diễn ra càng ngày càng nhiều, mặc dù hầu hết chúng ta không để ý đến những chuyện đó.
Nếu chúng ta để ý một chút, chúng ta có thể nhớ khá nhiều câu chuyện thiếu đạo đức tại các trường đại học của Mỹ trong những năm gần đây: các trường hợp lạm dụng tình dục mà dẫn đến việc bị sa thải của một hiệu trưởng trường đại học và huấn luyện viên bóng đá tại Penn State; vụ rắc hồ tiêu của sinh viên Đại học California tại Davis; cái chết bi thảm đầy bí ẩn của Robert Champion, thành viên đội diễu hành tại trường đại học A và M ở Florida.
Đây là những câu chuyện đã xảy ra tại các trường đại học và tôi tin rằng những câu chuyện đó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Là tác giả của cuốn “Đạo Đức tại trường Đại học: Làm thế nào để một trường đại học có thể xây dựng và hưởng lợi từ một nền văn hoá đạo đức”, tôi tin rằng các trường đại học của chúng ta đang nuôi dưỡng các vụ bê bối và sự bại hoại về đạo đức. Nhưng hiếm khi chúng ta xác định các vấn đề đó là do sự thiếu đạo đức gây ra ngay cả khi báo chí đưa các tin tức về các vụ bê bối đáng xấu hổ về một trường đại học

Vụ bê bối trong khuôn viên trường

Chúng ta có thể tìm thấy các trường hợp bê bối tại các trường đại học vào bất kỳ ngày nào. Ví dụ, chỉ trong một ngày khi tôi tìm kiếm trong Tạp chí Điểm Tin Đại Học: Đại học Texas tại Austin đã có một trường hợp để “minh họa cho cách mà các trường đại học đã cho phép những người thiếu trình độ giáo dục đẩy giới hạn về chính sách liêm chính trong học tập như thế nào?.”
Việc đóng cửa các cơ sở thuộc Cao đẳng Corinthian đòi hỏi gia tăng sự giám sát hơn nữa. Một bài viết về việc một nhà xã hội học “đã tham gia vào một tội ác” trong khi làm nghiên cứu sau vụ việc của Rachel Dolezal về vấn đề chủng tộc và sự công nhận. Cuối cùng là câu chuyện gây xôn xao dư luận khi các vấn đề tấn công tình dục xảy ra trái với quyền tự do học thuật.
Như vậy, ngay trong một tuần này trên tạp chí Điểm Tin Đại Học, chúng ta có một loạt các vấn đề gây chú ý. Điều này thúc giục chúng ta đặt ra một câu hỏi: những tình trạng này chỉ là những giây phút giật gân nhưng bị cô lập trên khắp quang cảnh nền gáo dục Mỹ hay nó xảy ra một cách có hệ thống hơn?

Thiếu ý thức đạo đức

Với nhiều hình thức khác nhau của lối sống nghề nghiệp, từ lâu chúng ta đã công nhận sự liên hệ mạnh mẽ giữa sự thiếu đạo đức nghề nghiệp trong một môi trường thể chế cụ thể và sự thiếu ý thức đạo đức trong nền văn hóa đó.
Tôi tin rằng sự vắng mặt của đạo đức nghề nghiệp là bằng chứng và triệu chứng của một nền văn hóa không quan tâm về đạo đức. Ví dụ, khi chúng tôi vạch ra các vụ bê bối lạm dụng tình dục mà đã làm tan nát các nhà thờ, chúng tôi thấy rằng sự thiếu quan tâm trong trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của các giám mục và linh mục đã được duy trì bởi một nền văn hóa giáo sĩ của giáo hội, cái mà chạy theo sự tiến bộ hơn là hòa hợp với trách nhiệm đạo đức và sự minh bạch.
Một nền văn hóa tương đồng là một bộ phận không thể tách rời của các trường đại học Mỹ đương đại.
There are no courses in university ethics.  (Tulane Public Relations/CC BY 2.0)
Không có khóa học nào về đạo đức học. (Tulane Public Relations/CC BY 2.0)
Đơn giản mà nói là các trường đại học không quản lí cán bộ của mình dưới một nền tảng đạo đức nghề nghiệp bởi vì họ đã không tạo ra nền văn hóa có ý thức đạo đức và trách nhiệm ở các trường Đại Học. Điều này được đề cập bởi vì bản chất của các trường Đại Học hiện đại và bởi vì nó cần đạo đức.
Các trường Đại Học hoạt động không như một tổ chức cộng đồng minh bạch và phổ biến đối với mọi tầng lớp xã hội, mà nó hoạt động theo kiểu địa chủ như thời trung cổ nơi mà tính minh bạch và trách nhiệm trở thành điều gì đó kì quái đối với những người ở “tầng lớp thượng lưu”: đó là những người ngồi vào ghế trưởng khoa hay phó chủ tịch. Giảng viên và quản trị viên không chịu trách nhiệm đối với bất kì nhân viên nào ngoại trừ đối với một quản trị viên cao hơn.
Tuy nhiên, tinh thần trách nhiệm này chỉ có một chiều. Đối với tất cả sự tuân thủ, trách nhiệm giải trình và mô hình hợp tác mà giảng viên đại học dạy trong các khóa học đạo đức của họ cho các bác sĩ, y tá, các nhà quản lý và các luật sư, các trường đại học chính nó vẫn còn không thích phát triển bất kì một kết cấu trách nhiệm thật sự nào.
Chúng ta chắn chắn đều biết rằng tại bất kỳ trường đại học nào, ai cũng có thể tham gia một khóa học về đạo đức kinh doanh, đạo đức điều dưỡng, đạo đức pháp luật, y đức, đạo đức báo chí. Khóa học đạo đức trong các ngành nghề khác nhau dễ dàng mở ở hầu hết các trường đại học.
Nói chung, thật ra nếu một người đang tìm kiếm sự đào tạo đạo đức trong nghề nghiệp, họ có thể tìm thấy các khóa học như thế tại trường đại học. Một tổ chức nghề nghiệp lớn mà bạn không thể tìm thấy bất kì khóa học đạo đức trong danh sách hàng trăm khóa học tại bất kì trường đại học nào chính là trường đại học.

Vậy vấn đề đạo đức của trường đại học nằm ở đâu?

Đạo đức, một ngành học mà thường hay phân xử các vấn đề về tranh chấp chủ quyền, hiếm khi được xem như một luật lệ để giải quyết các vấn đề tại trường đại học.
Vì vậy, nếu bạn tìm kiếm một khoá học về đạo đức học, đơn giản là bạn sẽ không tìm thấy cái nào. Các giáo sư và trưởng khoa của họ nhận ra tầm quan trọng của việc giảng dạy đạo đức nghề nghiệp trong tất cả các ngành nghề khác nhau, nhưng dường như chính họ cũng không mấy quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp của bản thân mình.
Nếu bạn thấy không thuyết phục? Vậy hãy thử kiểm tra như tôi đã làm.
Hãy đến thư viện trường đại học và thử tìm kiếm những cuốn sách về đạo đức nghề nghiệp. Tại trường đại học của tôi, như tôi tìm thấy trong nghiên cứu của mình, chúng tôi có trên 400,000 quyển sách xếp trong thư viện. Ở đó, mỗi quyển sách được xếp một chủ đề khác nhau.
Với chủ đề “y đức,” chúng tôi có 1,321 cuốn sách, với chủ đề “ đạo đức doanh nghiệp” là 599 cuốn, “ đạo đức điều dưỡng,” 234 cuốn; “ đạo đức pháp luật,” 129 cuốn; “ đạo đức giáo sĩ,” 25 cuốn (tương đối mới); và “đạo đức học thuật”, 5 cuốn (mới toanh).
Tuy nhiên, ngay cả những cuốn sách đạo đức học thuật cũng chỉ nói về cách ứng xử của giáo sư trong lớp học hay văn phòng của họ. Không có quyển sách nào về đạo đức học, ít nhất là nỗ lực để thiết lập các nền văn hóa và chuẩn mực đạo đức trên toàn bộ khuôn viên trường cũng không có.
Việc thiếu sách về đạo đức học và đạo đức học thuật đang đến mức báo động ở các viện nghiên cứu nơi công việc của họ phát triển chính nhờ việc viết sách, nhiều hơn cả đối với những doanh nhân, y tá, bác sĩ và cả luật sư.
Sở trường của chúng tôi và thần chú để quảng bá là “Xuất bản hay Lụi tàn.”
Trong khi chúng ta xuất bản các cuốn sách về đạo đức nghề nghiệp trong các lĩnh vực khác, chúng ta dường như rất ít quan tâm đến các lĩnh vực về đạo đức học nghề. Đồng thời khi chúng ta không viết các cuốn sách về chủ đề này, chúng ta cũng không giảng dạy các khóa học về chủ đề đó.
Nhưng sau cùng, chúng ta dường như không có ai ý thức được điều đó.
James Keenan SJ là Giáo sư Thần học tại Boston College.
Bài viết này ban đầu được công bố trên The Conversation.
Tác giả: James Keenan SJ, Boston College | Dịch giả: Hồng Ng

Việc vay nợ của sinh viên có thực sự là một cuộc khủng hoảng?

Americans owed nearly $1.2 trillion in student loan debt as of March 2015, more than three times the amount of debt from just a decade ago. But is student loan debt really a crisis? (Hxdbzxy/iStock)
(Hxdbzxy/iStock)
Tính từ tháng 3 năm 2015 đến nay, các sinh viên Mỹ đã vay nợ gần 1,2 nghìn tỷ USD, tăng hơn gấp ba lần số tiền nợ tính cùng kỳ trong một thập kỷ trước. Một phần của sự gia tăng nợ nần là do có nhiều sinh viên vào đại học hơn, nhưng một phần cũng có thể là do người vay ôm nợ nhiều hơn.
Giữa các năm học 2007-2008 và 2011-2012, dữ liệu quốc gia đại diện của Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ cho thấy khoản nợ trung bình giữa các sinh viên tốt nghiệp đại học tăng từ 20,000 USD lên đến 26,500 USD. Xu hướng này có thể còn tiếp tục theo thời gian do học phí tăng, có nghĩa là 70% số sinh viên vay cho thời hạn học bốn năm có thể phải chấp nhận nợ hơn 30.000 đôla trong tương lai. Nhiều sinh viên đang phải vật lộn để trả các khoản vay của họ, bằng chứng là tỷ lệ cao việc không trả được nợ, trả không đúng hạn, và khất nợ do những khó khăn kinh tế.
Tính từ tháng 3 năm 2015 đến nay, các sinh viên Mỹ vay nợ gần 1,2 triệu tỷ đôla, gấp hơn ba lần số tiền nợ từ chỉ một thập kỷ trước.
Những lo ngại này đã khiến một số chính trị gia (chủ yếu là những người thuộc đảng Dân chủ) gọi khoản nợ cho sinh viên vay là “khủng hoảng”, trong khi đưa ra các giải pháp tiềm năng như giảm tỉ lệ lãi suất các khoản vay của sinh viên, cho phép  sinh viên tái cấp vốn cho các khoản vay của họ ở mức giá thấp hơn, hoặc gần đây hơn là đề xuất mô hình giáo dục đại học công lập không cần vay nợ.
Nhưng nợ cho sinh viên vay có thực sự là một cuộc khủng hoảng?

Khủng hoảng nợ vì ai?

Là một giáo sư nghiên cứu tập trung vào tài chính cho giáo dục bậc cao và chịu trách nhiệm hoạch định chính sách – và đã kết hôn với một luật sư có rất nhiều khoản vay nợ từ thời sinh viên – tôi nhìn “cuộc khủng hoảng vay nợ”  của sinh viên với cái nhìn khác.
Tôi có thể thấy những kiểu sinh viên mà với họ nợ nần là một cuộc khủng hoảng.
Mặc dù có một số trường hợp ngoại lệ, cuộc khủng hoảng nói chung là không xảy ra với những người như vợ tôi và tôi, những người có bằng cấp cao và khả năng thanh toán các khoản nợ cao do kiếm tiền nhiều hơn (và biết làm thế nào để sử dụng các chương trình trả nợ dựa trên thu nhập và làm tốt việc thanh toán nợ với một tỷ lệ phần trăm nhất định của thu nhập mà một người kiếm được).
Đúng hơn, cuộc khủng hoảng xảy ra trong số những sinh viên nợ tương đối ít nhưng triển vọng việc làm lại ảm đạm.
Nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York cho thấy 35% sinh viên với số nợ ít hơn 5.000 đôla không trả nợ đúng hạn trong vòng sáu năm, gấp đôi tỷ lệ sinh viên nợ hơn 100.000 đôla.
Ngoài ra, những sinh viên có số tiền nợ thấp và thu nhập thấp lại là những sinh viên có khả năng bỏ học cao. 63% sinh viên bắt đầu học đại học trong năm 2003-2004 và không trả được nợ vào năm 2009 là các sinh viên bỏ học, trong khi sinh viên có một bằng cử nhân hay chứng chỉ của chương trình liên kết chỉ có 4% chưa trả được nợ.
Sixty-three percent of students who started college in 2003-04 and defaulted on their loans by 2009 were college dropouts, while students with a bachelor's or associate degree were only 4 percent of defaults. (Intellistudies/iStock)
(Intellistudies/iStock)

Tác động của nợ

Trong nhiều bài viết đăng trên các phương tiện truyền thông, nợ cho sinh viên vay cũng bị đổ lỗi cho một loạt các hậu quả tiêu cực khác nhau, bao gồm việc trì hoãn kết hôn, có con, hay mua một căn nhà.
Các dữ liệu thô chứng minh một cách chắc chắn mối quan hệ giữa nợ cho sinh viên vay và việc gây trở ngại các dấu mốc quan trọng này của tuổi trưởng thành. Đúng là tỷ lệ sở hữu nhà của người trưởng thành trẻ tuổi không bị nợ vượt quá tỷ lệ những người vay nợ lần đầu tiên vào năm 2012.
Nhưng việc nhận dạng hậu quả tác động của khoản nợ cho sinh viên vay trên những kết luận này thì khó hơn: các đặc tính của những người đã học đại học và người vay là khác nhau từ những người hoặc là không đi học đại học hoặc đi học đại học mà không vay nợ. Ví dụ, sinh viên có thể không vay để học đại học nếu cha mẹ họ chi trả các hóa đơn – nhưng các cá nhân này cũng có thể xin trợ giúp cho khoản đặt cọc mua nhà.
Một phần của tỉ lệ những người sở hữu nhà giảm trong số những người bị nợ nần có thể vì sinh viên tốt nghiệp đại học có nhiều khả năng chuyển đến các khu vực đô thị đắt đỏ hơn so với những người không học đại học hoặc có vay bất kỳ khoản nợ nào. Hầu hết các sinh viên nợ ít là những người bỏ học chứ không phải những người tốt nghiệp.
Nghiên cứu của Fed cho thấy 35% sinh viên nợ ít hơn 5.000 đôla không trả đúng kỳ hạn trong vòng sáu năm, gấp đôi tỷ lệ sinh viên nợ hơn 100.000 đôla.
Theo quan điểm của tôi, nghiên cứu thực nghiệm tốt nhất khảo sát liệu việc sinh viên vay nợ có ảnh hưởng đến quyền sở hữu nhà là luận văn của Jason Houle và Lawrence Berger. Họ đã tìm thấy một mối quan hệ có ý nghĩa, tuy nhỏ, giữa việc sinh viên vay nợ và sở hữu nhà ở.
Tuy nhiên, hai yếu tố khác nhau có thể là trò đùa dẫn đến mối quan hệ này.
Có thể là những người mua tiềm năng đã vay nợ không có khả năng kiếm được một khoản thế chấp do một phần thu nhập của họ phải dùng để thanh toán các khoản vay từ thời sinh viên. Nhưng cũng có thể là do những người có nợ nhận thấy rằng họ sẽ bị từ chối nếu họ lại vay một khoản nữa (mặc dù nó có thể không đúng).

Chính sách nên tập trung vào đối tượng nào?

Nợ cho vay sinh viên ngày càng tăng đang trở thành một phần không dễ chịu gì trong cuộc sống của hàng triệu người Mỹ, nhưng đối với nhiều người vay – đặc biệt là những người có bằng cấp cao và gánh nặng nợ nần cao thì việc vay còn xa mới là một cuộc khủng hoảng.
Ví dụ, Elizabeth Akers của Viện Brookings, trong thuyết trình của bà gần đây tại quốc hội cho rằng mặc dù thời hạn của các khoản thanh toán cho sinh viên vay đã tăng lên theo thời gian, tiền trả hàng tháng trung bình đã chỉ tăng nhẹ.
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, một người rất được yêu thích giữa những người cấp tiến, đã kiên quyết chống lại Akers, tranh luận rằng thời hạn ngày càng tăng của các khoản thanh toán có thể hiểu là một cuộc khủng hoảng nợ.
Trong khi tôi rất đồng cảm với các sinh viên bị thất vọng bởi những năm tháng thanh toán món vay nợ thời sinh viên, việc thiết kế các chính sách để giúp người vay đang gặp khó khăn nên tập trung vào các sinh viên là những người có nhu cầu lớn nhất.
Những sinh viên đã rời trường đại học không có bằng cấp và không thể tìm được công việc đang phải đối mặt với khủng hoảng khi họ cố gắng trả nợ. Những nguồn lực hạn chế của chúng ta nên sử dụng để giúp các sinh viên này hoàn tất chứng chỉ và hoàn trả vốn vay thay vì trở thành mục tiêu cho các luật sư với các khoản vay tới sáu con số.
Robert Kelchen là trợ lý giáo sư về giáo dục đại học tại Đại học Seton Hall. Bài viết này đã được đăng trước đây  tại TheConversation.com
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến ​​của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.
Tác giả: Robert Kelchen, Seton Hall University | Dịch giả: Xuân Dung

Mỹ: Hãy cho sinh viên thêm thông tin để có quyết định khôn ngoan hơn trong việc lựa chọn trường đại học


How can you make smart choices? (zimmytws/iStock)
Làm thế nào để đưa ra quyết định sáng suốt ? (zimmytws/iStock)
Giáo dục đại học đã nhận được rất nhiều chú ý trong giai đoạn đầu của chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016. Tất cả ba ứng viên đề cử chính của đảng Dân chủ –  cựu Thượng nghị sĩ bang New York Hillary Clinton, cựu Thống đốc bang Maryland Martin O’Malley và Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders – đã đề xuất các kế hoạch khác nhau để giảm hoặc trừ nợ vay cho sinh viên tại các trường cao đẳng cộng đồng.
Tuy nhiên, cái giá cho các kế hoạch này (ít nhất 350 tỷ đôla cho 10 năm với đề nghị của bà Clinton) sẽ làm cho đại học miễn phí không chắc thành công. Những người thuộc đảng Cộng hòa, bao gồm cả các ứng viên tổng thống hàng đầu, đã biểu thị sự phản đối khá rõ ràng.
Nhưng khoản nợ sinh viên vay không chắc sẽ sớm biến mất. Điều quan trọng bây giờ là sinh viên và gia đình họ có được thông tin tốt hơn về chi phí học tập và các kết quả sau học đại học để họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn, đặc biệt khi các khoản đầu tư là rất lớn.

Trường nào sẽ tiết lộ

Mặc dù các trường đại học được yêu cầu gửi dữ liệu về hàng trăm hạng mục cho chính phủ liên bang mỗi năm, hiện chỉ có một vài mục đang có giá trị là quan trọng đối với hầu hết các sinh viên và gia đình của họ:
Đầu tiên, các trường học phải báo cáo tỷ lệ tốt nghiệp của những sinh viên đầu tiên, toàn thời gian. Điều này rất tốt vì nó phản ánh kết quả tại các trường đại học chọn lọc, nơi mà hầu hết sinh viên học toàn thời gian.
Nhưng sinh viên học toàn thời gian chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm nhỏ tại một số trường đại học, và các dữ liệu về tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên bán thời gian sẽ không có sẵn cho đến năm 2017.
Các trường cũng phải báo cáo thực giá (chi phí nhập trường ít hơn tất cả số tiền trợ cấp nhận được) theo các nhóm mức thu nhập gia đình khác nhau. Chi phí nhập học (được định nghĩa là học phí và lệ phí, nơi ở và tiền ăn, sách vở và dụng cụ và chi phí sinh hoạt khác như đi lại và giặt ủi) và thực giá là những điêu xem xét quan trọng để tính khả năng chi trả.
Bởi vì các gói trợ cấp tài chính có thể khác nhau giữa các trường đại học với cùng gói nhãn tương tự như nhau, thực giá là rất quan trọng để cho sinh viên biết họ sẽ phải chi trả những gì.
Những trường của liên bang tạo cơ hội cho sinh viên vay phải báo cáo tỷ lệ sinh viên không hoàn trả được món nợ trong vòng ba năm sau khi rời khỏi trường. Biện pháp này phản ánh việc liệu sinh viên có khả năng kiếm đủ tiền để hoàn trả món vay. Các trường cũng phải báo cáo về các món cho vay trung bình, để sinh viên có thể cân nhắc những khoản phải thanh toán trong tương lai.
Ngoài ra, các chương trình định hướng dạy nghề phải báo cáo số liệu về nợ và thu nhập theo những quy định mới về “làm việc được trả lương xứng đáng”. Điều này giúp cho sinh viên trong các lĩnh vực kỹ thuật có một ý tưởng rõ ràng về những gì họ có thể làm.
Chính quyền Obama đã hứa sẽ thông tin bổ sung về kết quả cho sinh viên sẽ có “vào cuối mùa hè này”, mặc dù họ không nói cái gì sẽ sẵn sàng.

Chúng ta không biết điều gì?

Mặc dù đã có thông tin về một số kết luận quan trọng, vẫn có nhiều việc cần làm để giúp sinh viên có những quyết định khôn ngoan trong việc chọn trường học.
Dưới đây là một số ví dụ về những kết luận là hữu ích cho sinh viên và gia đình của họ.
Mặc dù có những khoảng cách rất lớn trong tỷ lệ hoàn thành việc học tập dựa trên thu nhập gia đình, nhưng gần đây sinh viên và gia đình của họ không thể truy cập dữ liệu về các sinh viên tốt nghiệp có thu nhập thấp nhận tài trợ liên bang Pell. (Chính phủ liên bang đang mua dữ liệu từ Clearinghouse của sinh viên trong nước để bổ sung điều này.)
Các trường cao đẳng được yêu cầu phải báo cáo tỷ lệ sinh viên thiểu số và tỷ lệ sinh viên nhận trợ cấp liên bang Pell, nhưng không có thông tin gì về tỷ lệ phần trăm các sinh viên thế hệ đầu tiên.
Đây là mối quan tâm đặc thù cho mục tiêu chính sách quan trọng của việc cải thiện cách tiếp cận giáo dục đại học ở Hoa Kỳ; không có thông tin này, thì thật khó biết những trường nào là đầu tàu của sự chuyển động xã hội.
Students need to have more information. (Lynda Kuit, CC BY-ND 2.0)
Các sinh viên cần được biết nhiều thông tin hơn (Lynda Kuit, CC BY-ND 2.0)
Các tổ chức tư nhân như PayScale và LinkedIn đã làm việc để lấp đầy khoảng trống này, nhưng họ chỉ có thể cung cấp một lượng thông tin hạn chế.

Làm thế nào để chúng ta có thể biết nhiều hơn?

Các dữ liệu cần thiết trả lời được nhiều câu hỏi trên đã được chính phủ liên bang cung cấp, nhưng không có trong các cơ sở dữ liệu không được phép liên thông với nhau.
Rào cản lớn nhất để thông tin thuận lợi hơn từ chính phủ liên bang là do một điều khoản được tái xác định năm 2008 của Đạo Luật Giáo dục đại học cấm chính phủ liên bang tạo ra một hệ thống dữ liệu “hồ sơ liên kết sinh viên” để gắn  kết các kết quả hỗ trợ tài chính, tuyển sinh và việc làm cho học sinh nhận trợ giúp về tài chính của liên bang. Lệnh cấm này được đưa ra một phần do những lo ngại về bảo mật dữ liệu, và một phần là do nỗ lực vận động hành lang mạnh mẽ của các trường đại học tư nhân phi lợi nhuận.
Ngược lại, các bang được phép có các hệ thống  đơn vị hồ sơ dữ liệu, và một vài trong số đó cung cấp  thông tin chi tiết có sẵn cho bất cứ ai chỉ với một cú nhấp chuột.
Ví dụ, bang Virginia đưa ra một loạt thông tin có giá trị về các khoản vay cho sinh viên bằng các bảng biểu và đồ họa thuận tiện.
Thượng nghị sĩ Rubio đã hợp tác với Thượng nghị sĩ Ron Wyden của đảng Dân chủ ở bang Oregon và Mark Warner ở Virginia đưa ra thảo luận tại nghị viện đạo luật đảo lại lệnh cấm về đơn vị hồ sơ dữ liệu, mặc dù không có vụ việc làm nào được thông qua tại Quốc hội.
Một nỗ lực của hai đảng nhằm cung cấp thêm thông tin có lợi cho sinh viên và gia đình họ có khả năng giúp sinh viên ra quyết định tốt hơn.
Nhưng có được dữ liệu chỉ là một phần của thách thức. Điềm khác là đưa được đến tay sinh viên đúng thời điểm. Để làm được việc đó, điều quan trọng là chính phủ liên bang phải làm việc với các tổ chức tiếp cận trường đại học và các nhà tư vấn.
Sinh viên sẽ có thể truy cập thông tin này khi bắt đầu xem xét việc học đại học. Mặc dù thông tin bổ sung có thể không giúp cho một sinh viên tốt nghiệp mà không còn nợ, nó vẫn sẽ giúp anh ta hoặc cô ta có quyết định chắc chắn hơn về trường đại học nào sẽ theo học, nếu như có tiền để trả.
Robert Kelchen là trợ lý giáo sư về giáo dục đại học tại Đại học Seton Hall
Bài viết này đã được đăng lần đầu trên The Conversation.
Tác giả: Robert Kelchen, Seton Hall University | Dịch giả: Xuân Dung

Ô nhiễm tư tưởng là ngọn nguồn của mọi ô nhiễm xã hội


beach-298255_1280
(Ảnh: Pixabay)
Nhân loại chúng ta đang sống trong một môi trường quá ô nhiễm, mọi thứ đều ô nhiễm, ô nhiễm đến mức từ Ô Nhiễm trở thành một từ bình thường, thông dụng hàng ngày, và chẳng có một tác dụng nhắc nhở hay gợi nhớ gì với bất cứ ai khi nghe được Ô Nhiễm qua một câu chuyện hay một buổi đàm thoại nào đó.
Nhắc đến ô nhiễm là người ta đầu tiên nghĩ ngay đến ô nhiễm không khí. Đúng vậy, với nền công nghiệp phát triển mạnh về mọi mặt như ngày hôm nay thì sự ô nhiễm đến từ đường phố, từ các chất thải của các nhà máy, trang trại, phân xưởng, nông trại…, từng hộ gia đình là chuyện không thể tránh khỏi. Ô nhiễm không khí đến mức ngày nay đi tìm một vùng có không khí trong lành là vô cùng khó khăn. Trong các thành phố, đô thị dường như không thể tìm được rồi, nhưng nếu có đi về các vùng quê hẻo lánh, rừng núi heo hút thì cũng không thể tìm được, chỉ là tìm cho mình một vùng không khí ít ô nhiễm hơn mà thôi.
Tiếp theo là người ta nghĩ ngay đến ô nhiễm nguồn nước, nếu cách đây 40 năm trở về trước, nếu có ai nói đến chuyện thiếu nước sạch thì sẽ chẳng ai tin cả, nước đầy khắp mọi nơi, có những vùng chỉ cần đào xuống 2-3m là có nước ngọt trong vắt và sạch sẽ để uống, có những nơi chỉ dùng nước giếng, nước suối, nước sông để sinh họat, họ dùng nước mưa để ăn uống, hứng trong mùa mưa dùng trong cả năm. Nhưng ngày nay có hứng nước mưa thì cũng không dùng được, nào bụi bặm dơ bẩn, axít, các chất thải độc hại trong môi trường đều tích tụ trong nước mưa. Nước giếng thì đào vài chục mét chứ vài trăm mét cũng không có nước sạch, nước bơm lên thì hôi thối, tanh nồng, dù có dùng các biện pháp thanh lọc thì cũng không thể dùng để ăn uống được. Không có gì là khó hiểu khi tất cả những chất độc hại chưa qua xử lý từ các nhà máy, trang trại, phân xưởng, bệnh viện…đều được người ta xả thẳng ra sông ngòi, chôn hết xuống đất, làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm trong lòng đất, mà nước ngầm lại là những dòng nước xuất phát từ thượng nguồn, đổ ra những con suối, thành những con sông, chảy về hạ nguồn, đổ về biển, đi vào lòng đất, bắt đầu một chu kỳ tịnh hóa của nước để trở về với thượng nguồn, với một nguồn nước hoàn toàn trong sạch. Con người không biết điều này, cứ vô tư khai thác nước ngầm mà sử dụng, hậu quả là làm thay đổi những chu trình phát triển và tái phát triển của vạn vật trong tự nhiên, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sinh thái, môi trường…
(Ảnh: Pixabay)
(Ảnh: Pixabay)
Kế đến là ô nhiễm thức ăn, từ người trồng trọt, chăn nuôi đến thương lái, người chế biến thức ăn…tất tần tật đều sử dụng hóa chất độc hại, mỗi người một ít, cho đến tay người tiêu dùng thì đã trở thành sản phẩm hóa chất, hoàn toàn độc hại rồi. Chẳng hạn như trước đây người nông dân trồng lúa, 6 tháng mới thu hoạch, họ chỉ bón phân hữu cơ cho lúa và không dùng bất cứ thuốc trừ sâu hay bảo vệ thực vật nào, 6 tháng sau ruộng đất bỏ hoang, đó lại là 6 tháng để đất lấy lại dinh dưỡng, phù sa và những khóang chất vô cùng cần thiết cho vụ lúa năm sau, cho nên hạt gạo ngày ấy có chất lượng và mùi thơm mà ngày nay không có bất kỳ hạt gạo nào có thể sánh bằng. Ngày nay nông dân dùng lúa 3 tháng là thu hoạch, lại thâm canh tăng vụ, một năm có thể làm 3 vụ lúa, đất không kịp phục hồi, không có dinh dưỡng thì có phân hóa học, sâu bệnh thì có thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…Xét cho cùng thì đất chỉ là môi trường trung gian để các loại hóa chất tan ra hòa vào sự sinh trưởng của cây lúa đã biến đổi Gen, hay nói một cách khác hạt gạo ngày nay là sản phẩm của tất cả các loại hóa học do con người chế tạo ra, cho nên không khó hiểu khi chất lượng và khả năng dinh dưỡng của hạt gạo ngày nay rất thấp so với hạt gạo trước đây. Nói về chăn nuôi thì cũng chẳng khá hơn, những giống heo đã biến đổi gen hoặc lai tạo được chăn nuôi với những thức ăn có chất kích thích cao, thuốc tạo nạc…Tất cả những sản phẩm trên khi qua cơ sở chế biến ban đầu, qua thương lái, cơ sở chế biến thức ăn, đến tay người dùng đã trở thành sản phẩm hoàn toàn của hóa học, với những sản phẩm như vậy không trách được tại sao ngày nay bệnh tật tràn lan, toàn những căn bệnh quái ác, những trận đại dịch…
Ô nhiễm âm thanh cũng là một vấn đề cần đề cập đến, tại các đô thị, thành phố thì có lẽ mức độ ô nhiễm của tiếng động, âm thanh đã đến mức báo động. Suốt 24 tiếng đồng hồ trong một ngày, tìm được cho mình một phút giây yên bình không có sự can nhiễu của tiếng ồn là một điều bất khả thi. Ngoài ra ở các vùng nông thôn ngày nay cũng vậy, các công trình xây dựng, cầu đường, những nhà máy, những máy móc phục vụ nhà nông…cũng không cho con người một phút giây yên tĩnh đúng nghĩa.
Ô nhiễm ánh sáng cũng không thể bỏ qua. Tại các đô thị, thành phố ngày nay đêm cũng như ngày, khó phân biệt được, đêm đến là lúc con người phát huy hết công suất của ánh sáng nhân tạo, làm mất đi sự chính xác của đồng hồ sinh học của động thực vật trong vùng, các loài chim di trú bị mất phương hướng, di trú sai đường, dẫn đến sự rối loạn và mất cân bằng sinh thái những vùng mà loài chim di trú không đến được và cả những vùng mà loài chim di trú đến sai. Với sự ô nhiễm của tiếng động và ánh sáng cùng lúc, các loài và con người sẽ bị rối loạn nghiêm trọng đồng hồ sinh học, không ngủ đúng giấc, đúng giờ sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy về tinh thần của con người, nhất là những người chuyên sống về đêm, ngày thì lăn ra ngủ bù.
Còn một lọai ô nhiễm nữa mà con người ngày nay đang phải chịụ đựng hằng ngày nhưng lại hoàn toàn không hay biết, đó là ô nhiễm của các loại sóng xung quanh môi trường mà con người đang sống như: điện trường, sóng vô tuyến, sóng điện từ, sóng wifi, sóng 3G, sóng điện thọai di động…. Những loại sóng này tràn ngập không gian sống của con người, giao thoa lẫn nhau, gây nên tác hại riêng đối với cơ thể con người. Chỉ vì chúng ta không nhìn thấy sự hiện diện của chúng nên chúng ta mới xem nhẹ và có thái độ bàng quang như hiện nay, nếu như có loại thiết bị giúp con người “nhìn” được những loại sóng này đang bao vây xung quanh họ như thế nào thì chắc có lẽ con người sẽ giật mình kinh hãi mà tiêu hủy hết thảy những thiết bị, công nghệ mà ngày nay con người đang tin tưởng và tự hào.
Tất cả các loại ô nhiễm trên đều là sản phẩm của con người, do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ lợi ích của con người và ngày nay nó quay lại bao vây, khống chế và sát hại con người. Âu cũng là luật Nhân Quả của Vũ Trụ.
locomotive-60539_1280
(Ảnh:Pixabay)
Tuy nhiên tất cả các lọai ô nhiễm trên lại không nguy hiểm bằng một loại ô nhiễm khác, đó là ô nhiễm tư tưởng của con người. Thoạt nghe có vẻ thấy kỳ lạ, nhưng đó là sự thật, càng trở về quá khứ thì tư tưởng con người càng thuần tịnh hơn, trong sáng hơn, càng trở về sau này thì tư tưởng con người càng ngày càng phức tạp hơn, nguy hiểm hơn và đặc biệt là được che đậy tốt hơn. Ngày nay khoa học đã chứng minh được và đã công nhận rằng khi con người ta suy nghĩ thì đầu não sẽ tạo ra một loại vật chất năng lượng nào đó, khoa học ngày nay chỉ biết đến vậy và cũng chỉ biết là bộ não con người tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhất so với cơ thể nhưng lại tiêu hao một mức độ năng lượng lớn hơn rất nhiều so với trọng lượng của nó. Khoa học chưa xác định được nó thuộc loại vật chất gì và tư tưởng tốt hay tư tưởng xấu thì có sinh ra 2 loại vật chất khác nhau hay không, nhưng tất nhiên khi tư tưởng tốt hoặc xấu thì sẽ sinh ra 2 chủng vật chất khác nhau là hoàn toàn hợp lý.
Con người trong quá khứ rất chất phác và thuần tịnh, những lời họ nói thường xuất phát từ đáy lòng, từ thật tâm, nghĩ sao nói vậy, không nặng về hình thức, bóng bẩy, có cánh…nên khi hai người ngồi nói chuyện với nhau về gia đình, cuộc sống…thì những lời khen tặng, nhận xét thường là thật lòng. Ngày nay hai người ngồi tâm sự với nhau về cuộc sống, gia đình…những lời có cánh, bóng bẩy, đạo đức tuôn ra ào ạt với một vẻ mặt rất hiền từ, thật tâm, chân tình, nhưng bên trong của họ không nghĩ như vậy, đến khi họ gặp một người khác có tư tưởng đối nghịch với người này thì khi nghe họ nói chuyện mới vỡ lẽ ra tất cả những gì họ nói là không thật tâm như bề ngòai của họ.
Ngày nay con người được dạy dỗ từ nhỏ rằng con người sinh ra chỉ có một đời người, chết đi là hết, cho nên khi còn sống “ khôn nhờ dại chịu”, phải biết tranh đấu để sinh tồn, phải biết tranh dành những cái tốt nhất cho bản thân, cho gia đình mình, sống và hưởng thụ cho bản thân là phương châm sống của mọi người và được truyền thừa cho các đời sau, “sống không vì mình thì trời tru đất diệt”…Bởi vì con người ngày nay không còn tin vào Thần Phật nữa, không tin vào luật Nhân Quả nữa, cho nên không điều ác nào, không thủ đoạn dơ bẩn nào họ không dám làm, ra đường chỉ vì một ánh mắt, một câu nói vô tình của một người không quen biết cũng trở thành nguyên nhân để đoạt mạng người ta.
Bởi vì con người ngày nay luôn giữ trong đầu những tư tưởng cực đoan như thế, ai ai cũng vậy, nên khi hòa nhập vào xã hội, mỗi người một ít góp vào không gian chung toàn xã hội những tư tưởng vật chất xấu, những vật chất xấu này lan truyền trong không gian rồi tiêu tán đi, nhưng ngày nay khi nó chưa kịp tiêu tán đi thì những luồng tư tưởng xấu khác hình thành và lan truyền chồng lấn lên, mỗi người một ít, chồng chất theo thời gian, đến một lúc nào đó nó quay lại can nhiễu, chi phối tư tưởng và hành vi con người, giam hãm và phong bế con người vào trong môi trường vật chất xấu đó mà không thể thoát ra được, càng ngày càng dày đặc, càng dính mắc, càng vô phương cứu chữa.
Cũng như ô nhiễm sóng, nếu như có loại thiết bị có khả năng giúp cho con người thấy được những loại vật chất này đang lan truyền, bao vây và khống chế con người như thế nào thì biết đâu con người sẽ nhận thức minh bạch mọi chuyện, từ đó mà nghiêm túc hơn trong việc thay đổi từ gốc rễ quan niệm của con người ngày nay, mới hy vọng vào sự tự cứu lấy mình.
Trong các loại ô nhiễm thì sự ô nhiễm tư tưởng là nghiêm trọng nhất và chính là nguyên nhân của các loại ô nhiễm khác. Nếu muốn tự cứu lấy mình thì trước hết con người phải triệt tiêu được tư tưởng xấu làm sản sinh ra loại vật chất xấu kia, mà muốn làm được điều đó thì con người phải nhìn nhận lại và thay đổi từ tận gốc rễ những quan niệm hiện nay về thế giới quan và nhân sinh quan, nói một cách khác thì con người phải thay đổi quan niệm Đạo Đức của mình, nó không phải là những thứ đạo đức mà chúng ta được học khi còn học phổ thông, không phải là đạo đức mà ta được thụ hưởng từ sự dạy dỗ có định hướng lâu nay. Muốn hiểu rõ thế nào là Đạo Đức làm người thực thụ thì đầu tiên chúng ta phải tách ra và hiểu thế nào là Đạo và thế nào là Đức đã, khi hiểu được rồi thì hợp hai chữ lại chúng ta mới hiểu được phần nào nội hàm của Đạo Đức.
Khi Đạo Đức con người thăng hoa, thuận theo tự nhiên mà sống, luôn nghĩ đến người khác khi làm bất cứ việc gì…thì loại vật chất xấu kia sẽ bị triệt tiêu, thay vào đó là những vật chất tốt do tư tưởng tốt, thiện lương, hòa ái của con người sản sinh ra. Khi những vật chất tốt này lan truyền tràn ngập trong không gian xung quanh chúng ta, nó sẽ quay lại dung hòa với chúng ta. Sống trong môi trường hòa ái, thiện lương như vậy, ai cũng làm điều tốt cho người khác, thì cuối cùng chính mình sẽ được thụ hưởng những điều tốt do cộng đồng mang lại, lúc đó những sự ô nhiễm khác như : không khí, nước, thức ăn…sẽ không còn tồn tại nữa, con người sẽ cùng nhau bước sang một kỷ nguyên mới của vũ trụ mới, hoàn toàn trong sáng và mỹ diệu.
Quan điểm trong bài viết này thể hiện ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.
Tác giả: Kiều Phong, CTV VĐKN

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

HỌC SINH HOÀNG DIỆU

                                                     
                         

Anh bạn thân, thành viên Ban liên lạc cựu học sinh Hoàng Diệu (1966 – 1973) gọi điện thoại và yêu cầu “chuẩn bị một bài viết để đưa vào kỷ yếu lớp nhân kỷ niệm 50 năm ngày vào học ở trường”, không cho phân bua, chỉ ngắn gọn thời hạn 01 tháng nộp bài!
Không thuộc loại giỏi thơ văn như Lệ Bất Sa - Nguyễn Văn Cư (cầu cho linh hồn bạn phiêu diêu miền như ý) lúc nào cũng có văn , thơ đăng trên báo tường, điểm Việt văn thì làng nhàng, trong học bạ ghi lại nhiều nhất là 15/20 nhưng rất hiếm. Cái gì xui anh bạn nhớ tới mình? Trong đầu thầm nghĩ, có lẽ hắn ta nhớ tới mình do cái thành tích “đệ tử Ba Gà” (chắc chú Ba cũng đã bình yên ở cõi vĩnh hằng !).
Phải chịu! Vì không có cái áng văn chương nào nảy sinh, nên cố vận dụng cái trí nhớ,cũng đã muốn cùn mòn, kể lại chút ít quá khứ học trò!
Học tiểu học ở xã Vĩnh Quới, quận Ngã Năm; một vùng đất mà sau ngày Miền nam giải phóng mới biết là nằm rất gần (5 – 10km) với những khu căn cứ Cách mạng, chiến tranh trực tiếp đe doạ cuộc sống (gia đình mình cũng có những mất mát đau thương từ cuộc chiến với lý do rất trời ơi!); cái nơi và cái thời mà có lẽ mọi người không quá quan trọng đến con chữ, nên học tà tà không phải vất vả làm bài, học bài ở nhà, nếu nhớ không lầm, cũng thường thường đứng trong mấy hạng đầu. Năm 1966, sau lớp nhất (lớp 5 bây giờ) không còn chỗ học (không như bây giờ xã nào cũng có trường) bị cho đi thi vào trường Hoàng Diệu và may mắn bài thi cũng không khác gì với lúc đi học. Một hôm đang tắm sông, bà chị đi chợ Sóc Trăng về ngang nhìn thấy cho hay: Mày thi đậu!
Rời nhà quê lên tỉnh, may mắn có nhà người chú ruột để ở nhờ (chú đã mất, mà mình cũng không trả ơn được bao nhiêu!). Không nhớ lắm cái ngày đầu tiên bước vào trường như thế nào nữa, nhưng chắc chắn không phải cái không khí “hằng năm cứ vào cuối thu…” của Thanh Tịnh và cũng không phải như bài hát thiếu nhi bây giờ “…ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay …” có chăng chỉ là hình ảnh một thằng hơi ngố được mặc áo bỏ vào quần, không rõ mang giầy bata hay dép lê, hoà mình vào đám đông (chắc cũng có những bạn ngố như mình) xôn xao, háo hức, bỡ ngỡ bước vào trường Hoàng Diệu, bước vào một bậc học mới – trung học.
Đệ thất A3, không rõ cách sắp xếp thế nào mà được vào lớp có những bạn học siêu giỏi như Trần Văn On (6 năm liền danh dự toàn trường), Nguyễn Đức Thắng (chẳng thua On bao nhiêu)… Với mình việc học trở nên khó khăn, do không ai nhắc nhở (biện hộ một chút cho đỡ thẹn), nhưng có lẽ mình bị bệnh ghiền tiểu thuyết kiếm hiệp chi phối (như các bạn trẻ nghiện game hiện nay) - ở đây xin kể một điều về việc này, từ chỗ phải đặt tiền cọc thuê sách ở cửa hàng chú Ba Gà, mình đã đạt tiêu chí khách VIP muốn sử dụng quyển nào chỉ cần thông báo và tiền thuê hàng ngày thì tuỳ ý. Năm 1973 khi đi Sài Gòn thi đại học (rớt ) rảnh rang đến một hiệu sách định thuê đọc, xem danh mục truyện kiếm hiệp gần như đã đọc - và phải rất may mắn học tệ như thế hàng năm vẫn được lên lớp, không biết ngày xưa có bệnh thành tích hay không mà Thầy Cô cho qua? Sau này xem học bạ và nhớ lại, phải từ năm Đệ Tứ mới có được một chút tiến bộ khi có tin đồn phải thi tốt nghiệp Trung học đệ nhất cấp, từ đó mới có những lời phê (khá, chăm ngoan; giỏi, có tiến bộ) giảm đi những từ thường, yếu, trung bình. Và dù đã cố gắng nhưng do cái nền cơ bản không ổn định, tốt nghiệp tú tài I, II chỉ với hạng “thứ”. Không sao, khỏi phải “rớt tú tài anh đi trung sĩ” đã là may mắn rồi.

Thời gian 6 năm học ở trường, nhớ cái gì nhỉ?

Bạn bè! Là dân nhà quê, không giàu có, yếu đuối (rất ư là nhỏ con, nhiều bạn bè gọi mình là Nhí), nên một cách chọn lọc tình cờ nào đó, mình chơi và thân với một nhóm bạn sàn sàn như nhau (về mọi mặt): Khắc Điền, La Hào, Vi Quới, Đức Thắng, Trần Xẹn…riêng Trần Văn On chỉ thân từ năm 1973 và cũng đã gây phiền cho xếp bót không ít, nhất là với câu: Thương Trăng đứt ruột cũng đành bỏ đi. Một vài năm sau có nhóm bạn từ Mỹ Xuyên qua học: Trần Khoa, Minh Báu, Nguyên Hưng… Tình bạn đó có thể nói là bền vững với thời gian, đến nay vẫn xưng tao, gọi mày và khi có việc vẫn sốt sắng (trừ Hưng sang Pháp du học, nghe nói có về Việt Nam nhưng không rõ lý do, không có liên hệ - mong bạn và gia đình bình an). Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình không hề nhắc tới chuyện “bóng hồng” trong ký ức? Thực ra có lẽ do phát triển chậm, mình chỉ có hơi thần tượng một vài người nào đó còn thứ tình cảm trai gái gần như là số 0, khác với La Hào (rất xin lỗi bạn) khá giỏi về vấn đề này.
Dĩ nhiên, vẫn còn những người bạn khác .Và kể cả có những người bạn mình nghe tin đã vĩnh viễn bỏ trường mà đi: Cư, Kiệt, Hiệp, Anh,v…v, các bạn đó có lẽ đã hạnh phúc ở một nơi nào đó!
Thầy, Cô. Rất nhiều Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy từ lớp đệ thất đến đệ nhất: nhạc, hoạ Thầy Thiên, Thầy Thế; văn: Cô Phụng, Thầy Tâm, Thầy Vịnh; ngoại ngữ: Thầy Sanh, Thầy Sơn, Cô Dung, Thầy Lộc; công dân: Thầy Khoa; toán: Thầy Nhiều, Thầy Hưởng; sử, địa: Thầy Hòang, Thầy Phước; lý hoá: Thầy Linh, Cô Mười, Thầy Minh; triết học: Thầy Thắng; thể dục: Thầy Kim.v..v.
Thầy Cô, ngày xưa đối với mình như là cái gì đó ở trên cao, chỉ biết kính trọng dù có khi không hài lòng. Chỉ tiếc sau này chỉ gặp lại được một ít, khi trường tổ chức họp mặt. Và quy luật có lẽ cũng đã khiến một số người không còn ở thế gian!

Kỷ niệm sinh hoạt, học hành.

Tham dự loại hình sinh hoạt tập thể “cắm trại”, ngoài việc lần đầu tiên biết đến “lửa trại” với các trò chơi mới lạ thì cái đáng nhớ nhất đến giờ là việc có một bạn đã làm đầu một thầy rướm máu thay vì đập bể cái nồi đất.
Tham gia đóng kịch cho một buổi lễ bế giảng cuối năm, đã bị thầy hướng dẫn cắt bỏ câu thoại: “… quan lớn bao giờ cũng đến trễ…”. Hình như có bạn còn giữ được ảnh của buổi diễn này?
Tập hát quốc ca (chế độ cũ Sài Gòn) chuẩn bị cho việc đón tiếp một quan lớn nào đó, đã bị ăn một tát tay của thầy giám thị vì treo lên cổ áo bạn đứng trước tờ giấy viết lời quốc ca, vậy mà không hề dám giận.
Học giờ toán đầu tiên với Thầy Nhiều, lắm bạn đã bở hơi tai với cách ôn kiến thức số 2 chẳn hay lẻ!
Làm bài kiểm tra môn triết, bên cạnh điểm khá tốt 16/20 là lời phê: “chữ nhỏ như người” những anh bạn thân đến giờ vẫn nhắc. Nhưng mình tự hào thông báo đến  các bạn , nhờ thể thao, nay đã thuộc tuýp trung bình của người Việt Nam: 1,65m.
Thi tốt nghiệp tú tài II, lần đầu tiên nhìn thấy Trần Văn On không giải được bài toán, bỏ ý định chờ copy để nộp bài sớm. Và với một độ khó nhất định của kỳ thi đã có anh bạn sau đợt thi đã mếu máo “chắc tao rớt” . May mắn điều đó không xảy ra!  Ngược lại có anh bạn chuyên gia giải những bài toán khó lại rơi đài. Không sao, do được miễn dịch, năm sau anh bạn ấy cũng tốt nghiệp và hiện nay trở thành một giáo viên nổi tiếng giỏi.
Thời gian gần 50 năm đã làm những kỷ niệm tuổi học trò phai mờ dần, những năm gần đây việc tổ chức họp mặt định kỳ của toàn khoá (1966 – 1973), chứ không chỉ đệ thất A3, tạo cơ hội cho việc gặp gỡ, ôn lại chuyện ngày xưa, tiếc rằng có quá nhiều sự vắng mặt.
Chỉ là một học sinh có năng lực trung bình, nhưng những kiến thức cơ bản của thời học Trung học Hoàng Diệu cũng là nền tảng cho bản thân sau này vận dụng vào cuộc sống, dù không phải là trên cao , nhưng vẫn có thể nói “biết đủ là đủ” và đặc biệt là có một nửa tìm được, cùng mình thành một “tốt”.
Trường Hoàng Diệu hình như không còn giữ vị trí số một của Sóc Trăng, hy vọng thế hệ lãnh đạo kế tiếp và học sinh phấn đấu để điều đó quay lại, nhưng quan trọng nhất là thực chất và giá trị đích thực của việc học – làm người!
Tản mạn đôi điều, mong không làm phiền! Không vừa ý, cho qua./.
                                                            
Phạm văn Nhứt

                                                            
CHSHD K66-73

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Tìm thấy cua quái vật trên sao Hỏa


Tác giả: Jack Phillips, Epoch Times | Dịch giả: PTB
17 Tháng Tám , 2015
NASA/JPL-Caltech
Ảnh: NASA/JPL-Caltech
Cư dân mạng đang bàn tán xôn xao về một quái vật được cho là “cua” được tìm thấy trên một bức ảnh chụp trên bề mặt của sao Hỏa.
Ảnh này đã được chụp bởi rô bốt thám hiểm Curiosity của NASA vào tháng 7. Nó đã được đăng lên sau đó trên nhóm Journey to the surface of the Mars trên Facebook. Một vài người dùng Facebook cho rằng nó là một con cua hay “một khuôn mặt bí ẩn” của sinh vật ngoài hành tinh trong bộ phim nhượng quyền thương mại “Sinh Vật Ngoại Lai” (Alien).
NASA / JPL
Ảnh: NASA / JPL-Caltech
Nhưng một chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu SETI cho biết anh nhận được những tấm ảnh như thế này khoảng một lần mỗi tuần.
“Những người gửi những hình ảnh này đến cho tôi cảm thấy khá là thích thú vì họ cho rằng những ảnh này thường là trông giống một cái gì đó mà bạn không nghĩ sẽ có thể tìm thấy trên một bề mặt vốn hoen gỉ và bụi bặm của Hành Tinh Đỏ,” Seth Shostak trao đổi qua email với Huffington Post hôm thứ Hai.
“Thường là hình ảnh của một số các loài động vật, nhưng thỉnh thoảng có một số vật trông giống như phụ tùng ô tô. Có lẽ người ta nghĩ có cả ô tô trên sao Hỏa.”
Shostak đưa ra một hiện tượng được gọi là ảo giác (pareidolia), đó lả khả năng của bộ não có thể nhận ra các hình dạng, bao gồm cả khuôn mặt, trong các đối tượng ngẫu nhiên. Nó bao gồm việc thấy được hình ảnh những con thú trong các đám mây, thấy khuôn mặt trong những đối tượng ngẫu nhiên, hoặc trắc nghiệm vết mực Rorschach.
Ông ta giải thích: “Việc nhận ra một con cua trong một khung cảnh đầy đá đã bị phong hóa thì không có gì đáng ngạc nhiên, cũng không lạ gì hơn việc nhìn thấy một khuôn mặt nháy mắt trong ký tự chấm phẩy và dấu ngoặc đóng ;)”
A so-called "face" on Mars. (NASA / JPL-Caltech)
Khuôn mặt trên sao Hỏa (Ảnh: NASA / JPL-Caltech)
Và trong khi hầu như mọi người chưa bao giờ nghe nói về ảo giác (pareidolia), nhưng mọi người ai cũng đã có trải nghiệm về nó.
Tiến sĩ Nouchine Hadjikhani của Đại học Harvard nói với BBC trong một báo cáo vào tháng 5 năm 2013 rằng não của chúng ta đều có dây thần kinh để phát hiện ra khuôn mặt từ khi chúng ta sinh ra. “Một em bé chỉ sau vài phút chào đời, nó sẽ hướng sự chú ý của nó tới những vật có những đặc điểm của một khuôn mặt so với những vật có chi tiết giống nhau được đặt một cách ngẫu nhiên”, cô nói.
Christopher French của Hội đồng Các nhà tâm lý học Anh nói thêm rằng đặc tính đó có từ thời những con người nguyên thủy.
“Một ví dụ cổ điển là những chàng trai thời kỳ đồ đá đứng đó vuốt râu, tự hỏi rằng tiếng sột soạt trong bụi cây phải chăng là một con hổ răng kiếm. Bạn có rất nhiều khả năng sống sót nếu khẳng định đó là một con hổ răng kiếm và cút ra khỏi đó – nếu không bạn có thể trở thành bữa trưa của nó.”, ông giải thích.

Năng Lượng Phi Thường ở Những Người Tu Luyện Thiền Định: Đây là Khoa Học

Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times | Dịch giả: Nam Hoàng
4 Tháng Ba , 2014
Một phụ nữ đang thiền định Pháp Luân Công (Epoch Times)
Một phụ nữ đang thiền định Pháp Luân Công (Epoch Times)
Nhiều nghiên cứu cho thấy năng lượng phát ra từ những người đạt cảnh giới cao trong thiền định đã vượt mức thông thường hàng trăm nghìn lần.
Dưới đây điểm qua một vài nghiên cứu như vậy.

1.    Sóng Gamma vượt ngưỡng

Nghiên cứu năm 2004 của khoa học gia về thần kinh, Richard Davidson, đối với năng lượng phát ra từ những tăng nhân Tây Tạng đã được lưu trong hồ sơ của Đại học Stanford.
Davidson đã làm thí nghiệm đối với những nhà sư trình độ cao thâm nhất của ngài Đạt Lai Lạt Ma, mỗi người đều đã tu luyện từ 15 đến 40 năm. Ông đo sóng gamma phát ra từ não bộ của họ bằng công nghệ kiểm nghiệm ảnh màng não (EEG) và quét ảnh não. Một nhóm so sánh bao gồm 10 sinh viên chưa có trải nghiệm về thiền định cũng được kiểm tra sau một tuần tập luyện.
Sóng gamma được mô tả là  “một trong những sóng điện não có tần số cao nhất và quan trọng nhất.” Để tạo ra sóng gamma cần hàng nghìn tế bào thần kinh đồng bộ hoạt động với tần suất cực cao.
Davidson phát hiện ra một số tăng nhân tạo nên sóng gamma mạnh mẽ và có biên độ cao hơn bất kể trường hợp nào được ghi nhận trong lịch sử. Chuyển động của sóng cũng được tổ chức tốt hơn rất nhiều lần những tình nguyện viên không tập thiền định.
Nghiên cứu cũng cho thấy thiền định có thể làm thay đổi phân bố chất xám trong não và ngăn ngừa việc mất chất xám. Sự mất chất xám gây ảnh hưởng lên rất nhiều hoạt động tinh thần, chẳng hạn như sự kiểm soát cảm xúc, bốc đồng, suy nghĩ và chuyển động. Điều này là do caudate nucleus, hạch thần kinh điều khiển những hoạt động này và nhiều hoạt động khác nữa, ở vị trí bên trong vỏ chất xám.
Tượng Phật Thiên Tân ở Hong Kong
Tượng Phật Thiên Tân ở Hong Kong

2. Khí công sư phát ra sóng hạ âm gấp 100-1000 lần mức thông thường

Năm 1998, giáo sư Lu Yanfang và nhiều khoa học gia người Mỹ đã tiến hành nghiên cứu đối với các khí công sư ở Trung Quốc.
Khí công là một môn phương pháp tập luyện cổ truyền nhằm trau dồi năng lượng, không chỉ thông qua những bài tập về thiền định mà còn cải biến cả về tâm lẫn trí, dựa theo nguyên lý thân thần hợp nhất. Được biết là khí công có khả năng trị bệnh.
Trong nghiên cứu này, bà phát hiện rằng các khí công sư có thể phát sóng hạ âm ào ạt, mạnh gấp 100 đến 1000 lần so với những cá nhân bình thường.
Chỉ sau một vài tuần tập luyện, người ta đã có thể phát năng lượng hạ âm cao gấp 5 lần so với trước khi tập.
Một nghiên cứu tương tự tại Trường Y học Cổ truyền Trung Quốc tại Bắc Kinh, được công bố năm 1988, cho thấy Khí (Qi) phát ra từ các khí công sư, một phần nào đó có thể được đo bằng sóng hạ âm, mạnh hơn 100 lần so với một người bình thường. Cả hai nghiên cứu này được trình bày chi tiết tại China Healthways Institute.

3.  Các tăng nhân phát nhiệt ở nơi mà người khác có thể chết vì tê cóng

Một thực nghiệm đối với các nhà sư Tây Tạng ở phía bắc Ấn Độ được mô tả trong một bài báo năm 2002 của Havard University Gazette.
Các tăng nhân, mặc một lớp áo mỏng, được đưa vào một căn phòng có nhiệt độ 400F (40C). Họ tiến vào trạng thái thiền định sâu. Trên vai họ được phủ lên những tấm vải thấm nước lạnh.
Trong điều kiện như thế này, một người bình thường sẽ rét run không kiểm soát nổi và sự suy giảm nhiệt độ cơ thể có thể sẽ khiến họ tử vong, theo như giải thích trong bài báo.
Tuy nhiên, các tăng nhân vẫn còn ấm và đã làm khô những tấm vải phủ trên người họ. Một khi các tấm vải bị khô, thì người ta lại đắp thêm những tấm vải lạnh và ướt khác lên người họ. Mỗi nhà sư đã làm khô 3 tấm vải trong khoảng thời gian vài giờ đồng hồ.
Herbert Benson, người đã tu tập kỹ thuật thiền định trong 20 năm, nói trên Gazette: “Các tăng nhân cảm nhận hiện thực trước mắt là giả tướng. Có một thế giới thực, mà khi chúng ta có thể tiến nhập vào, thì không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, bởi thế giới thường nhật. Các nhà sư tin rằng có thể đạt được trạng thái tinh thần như thế bằng cách đối xử tốt với người khác và bằng thiền định.”
Ông nói rằng nhiệt phát ra từ cơ thể họ chỉ là sản phẩm phụ của sự thiền định.
Nhiều thí nghiệm loại này đã được thực hiện đối với những người tu tập thiền định và người ta đã phát hiện ra rằng một số người có thể phát ra rất nhiều các chủng loại năng lượng mà có thể đo lường được. Họ cũng có thể kiểm soát được sự trao đổi chất và các quá trình khác của cơ thể.
Một học viên Pháp Luân Công đang ngồi thiền.(ảnh bởi Jeff Nenarella/Epoch Times)
Một học viên Pháp Luân Công đang ngồi thiền. (ảnh bởi Jeff Nenarella/Epoch Times)

4. Hiệu quả chữa bệnh diệu kỳ

Nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, đã được báo cáo là khỏi hẳn những bệnh nghiêm trọng và kinh niên. Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Ký giả y khoa Lara C. Pullen đã phỏng vấn một số học viên Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2000 và công bố trên CBS Health Watch.
Sen Yang, khi ấy 39 tuổi, sống tại Chicago có bệnh viêm gan mãn tính. Ông nói với Pullen: “Một bác sỹ đã nói thẳng với tôi ‘Không có cách nào chữa lành bệnh của ông, ông sẽ mang căn bệnh này suốt đời.’”
Sau một thời gian tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, ông làm kiểm tra thân thể và cả 32 kết quả thí nghiệm đều cho kết quả bình thường, bao gồm những kiểm nghiệm có liên quan đến chứng bệnh trên.
“Ban đầu cơ thể tôi thay đổi rất nhanh. Khi đi dạo, tôi thấy cơ thể mình thật nhẹ nhàng, cứ như thể là tôi đang bềnh bồng vậy,” ông nói.
Học viên Pháp Luân Đại Pháp giải thích rằng môn tập luyện này không phải dùng để trị bệnh, nhưng đây là một hiệu ứng tự nhiên trong số những hiệu ứng xảy ra khi một người đề cao tâm tính và tập luyện các bài công pháp, làm gia cường năng lượng trong cơ thể.
Zhi Ping Kolouch, một học viên Pháp Luân Đại Pháp 43 tuổi, đã nói với Pullen: “Nếu một người cảm thấy đau khổ trong tâm, thì họ sẽ bị đau ốm.”

Cậu bé 3 tuổi nhớ được kiếp trước của mình từng là rắn

Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times | Dịch giả: PTB
11 Tháng Tám , 2015
Cậu bé tên là Dalawong ở Thái Lan, lúc 3 tuổi đã gặp một người quen của cha mình lần đầu tiên, ông Hiew, nhưng dường như cậu ta còn biết chi tiết về một cuộc chạm trán của ông Hiew với một con rắn đã xảy ra trong quá khứ – nhưng làm thế nào Dalawong biết những chi tiết này vẫn còn là một bí ẩn.
Bằng cách nào đó một cậu bé đã biết chính xác các sự kiện trong cuộc sống của một con rắn đã chết trước khi cậu ta sinh ra? (Ảnh: 1971Yes/iStock)
Bằng cách nào một cậu bé lại biết chính xác các sự kiện trong cuộc sống của một con rắn đã chết trước khi cậu ta sinh ra? (Ảnh: 1971Yes/iStock)
Còn Dalawong thì khẳng định, đó là vì kiếp trước cậu ta đã là con rắn đó. Cậu ta nói rằng mình đã ở trong một hang động khi gặp hai con chó. Cậu ta đã chiến đấu với những con chó trước khi đối đầu với chủ của chúng, ông Hiew. Ông Hiew đã giết con rắn. Những chi tiết này đã được xác nhận bởi ông Hiew. Dalawong đã nói rằng sau khi chết đi, cậu ta thấy rằng người cha hiện tại của mình đã ăn một miếng thịt của con rắn. Đúng là cha của cậu ta đã ăn thịt của con rắn mà ông Hiew đã giết lúc đó, trước khi Dalawong sinh ra.

Dalawong chạm vào vai của ông Hiew và nói rằng ông Hiew đã bị cắn bởi con rắn ở chỗ đó. Quả thật, ông Hiew có một vết sẹo do rắn cắn trên vai.

Dalawong chạm vào vai của ông Hiew và nói rằng ông Hiew đã bị cắn bởi con rắn ở chỗ đó. Quả thật, ông Hiew có một vết sẹo do rắn cắn trên vai. Mặc dù Dalawong đã khó chịu với ông Hiew lúc ban đầu, nhưng cậu bé đã tha thứ cho ông Hiew. Dalawong nói chẳng tốt đẹp gì khi là một con rắn, và ông Hiew đã giải thoát cậu ta khỏi sự đau khổ đó. Cậu ta bắt đầu thường xuyên giết rắn vì cho rằng đó là một việc tốt. Còn nữa, Dalowong đã được sinh ra trong tình trạng nửa dưới cơ thể được phủ một lớp vẩy, giống như da rắn.
Trường hợp này đã được điều tra bởi Francis Story, một cộng tác viên của cố tiến sĩ Ian Stevenson, một nhà nghiên cứu tâm thần học và luân hồi tại Đại học Virginia. Người kế nhiệm của tiến sĩ Stevenson trong các nghiên cứu về luân hồi, tiến sĩ Jim Tucker, kể lại trường hợp này trong cuốn sách của ông “Return to Life: Extraordinary Cases of Children Who Remember Past Lives” (tạm dịch: “Luân hồi: Những trường hợp bất thường của trẻ em có ký ức tiền kiếp”).
Tucker đã viết: “Có lẽ tôi đã vượt qua cái ngưỡng của sự ngờ vực mà hiện giờ bạn đang phải đối diện, cái ngưỡng mà nếu có một câu chuyện nào khiến bạn nghi ngờ hơn thế thì tâm trí con người ta không thể nào chấp nhận nổi. Tôi thú nhận đối với trường hợp này thì tôi đã chạm ngưỡng.” Ngay cả đối với những người tin vào thuyết luân hồi từ con người chuyển sinh thành con người, có lẽ họ cũng khó chấp nhận sự luân hồi từ động vật sang con người. Tiến sĩ Tucker cho biết ông đã nghe một số trường hợp khác của những đứa trẻ cho rằng kiếp trước mình là động vật, mặc dù những trường hợp này là rất hiếm hoi trong tất cả hàng ngàn ghi chép của ông và tiến sĩ Stevenson về ký ức tiền kiếp.
Ông đưa ra một ví dụ khác về sự luân hồi từ động vật. Một cậu bé người Mỹ tên là Peter đã được cho một cái vòng cổ làm bằng kẹo, cái vòng cổ này dường như đã kích thích làm cậu ta nhớ lại những ký ức của mình ở tiền kiếp. Peter nói cậu “đã nhớ” khi cậu ta là một con tinh tinh ở vườn thú, một cậu bé đã ném cái vòng cổ làm bằng kẹo này vào chuồng của cậu. Cậu ta đã không biết làm gì với cái vòng cổ, vì thế cậu ta đã ném ngược lại cậu bé kia. Cậu ta kể chi tiết với mẹ của cậu rằng cậu ta đã bị bắt từ rừng về và bị mang vào vườn thú như thế nào.
Tucker đã viết: “Mặc dù tôi vẫn có thể tin rằng một con tinh tinh có thể nhớ về một chiếc vòng cổ làm bằng kẹo, nhưng chắc chắn tôi không tin một con rắn sẽ nhớ chi tiết về một địa điểm cụ thể và một loạt các sự kiện xảy ra, và những năm sau đó nó có thể nhân diện người đàn ông đã giết nó. Đúng là tôi không biết những gì xảy ra trong tâm trí của một con rắn, nhưng điều đó đã vượt quá giới hạn những gì tôi suy nghĩ. ”
Tucker đã được thuyết phục là có tồn tại luân hồi và có linh hồn hiện hữu trong thể xác, sau khi nghiên cứu nhiều trường hợp trong đó xác minh được rất nhiều chi tiết của ký ức tiền kiếp. Các chi tiết ấy quá hiếm có, ông cho biết, cậu bé và gia đình cậu ta rõ ràng không hề bịa ra sự việc này. Tucker tự hỏi liệu Dalawong có thể có được những thông tin về cuộc đối đầu với con rắn bằng những cách khác, một cách bí ẩn nào đó nhưng không phải do tái sinh từ một con rắn thành người.

Bạn có thể điều khiển vật thể từ xa? Hãy thử thí nghiệm vui này tại nhà

Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times | Dịch giả: PTB
13 Tháng Tám , 2015
(Tara MacIsaac/Epoch Times)
Ảnh: Tara MacIsaac/Epoch Times
Một độc giả gửi cho chúng tôi hướng dẫn để làm một thí nghiệm điều khiển vật thể từ xa (psychokinesis) tại nhà, anh ấy nói rằng bản thân anh ấy và những người anh ấy hướng dẫn đều đã làm được.
Anh ấy viết: “Tôi không làm theo cách của một nhà khoa học. Đây là trải nghiệm của tôi từ cách đây 35 năm. Tôi đã thấy được nó từ một người phụ nữ gypsy lớn tuổi, bạn hãy tự mình làm thử và trải nghiệm nhé.”
Hãy thử thí nghiệm vui này và cho chúng tôi biết nếu bạn làm được bằng cách bình luận phía bên dưới!
Bạn sẽ cần:
-Một mảnh giấy hình vuông
-Một cục gôm hay cục tẩy (hoặc vật gì đó có thể ghim cây kim vào được. Chúng tôi sử dụng sáp đèn cầy)
-Một cây kim
-Một tâm trí thoải mái
1. Lấy mảnh giấy hình vuông. Không nhất thiết phải chính xác kích cỡ. Chúng tôi sử dụng mảnh giấy 4 inches (khoảng 10 cm) hình vuông.
(Tara MacIsaac/Epoch Times)
Ảnh: Tara MacIsaac/Epoch Times
2. Xếp 2 góc lại với nhau và đè xuống. Mở nó ra, để lại một vết gấp xéo trên mảnh giấy.

(Tara MacIsaac/Epoch Times)
Ảnh: Tara MacIsaac/Epoch Times
3. Làm lại bước hai cho 2 góc còn lại. Bây giờ bạn có một mảnh giấy hình vuông với 2 nếp gấp giao nhau ở giữa.
4. Nếp gấp này sẽ cho phép bạn kéo nó lên thành một hình kim tự tháp. Nơi giao nhau giữa 2 nếp gấp sẽ tạo thành một điểm, và đáy của kim tự tháp được mở.
(Tara MacIsaac/Epoch Times)
Ảnh: Tara MacIsaac/Epoch Times
5. Ghim cây kim vào cục gôm hay cục tẩy (chúng tôi sử dụng sáp đèn cầy)
(Tara MacIsaac/Epoch Times)
Ảnh: Tara MacIsaac/Epoch Times
6. Cân bằng kim tự tháp trên đầu cây kim.
(Tara MacIsaac/Epoch Times)
Ảnh: Tara MacIsaac/Epoch Times
7. Đưa cánh tay của bạn lên bàn và đặt hai bên kim tự tháp. Giữ lòng bàn tay cách xa kim tự tháp vài centimet. Ngón cái của bạn nên hướng lên trên.

(Tara MacIsaac/Epoch Times)
Ảnh: Tara MacIsaac/Epoch Times
Độc giả đó nói rằng vào lúc này trong thí nghiệm, kim tự tháp có thể bắt đầu xoay chuyển mặc dù trước đó nó vẫn giữ vị trí như cũ. Anh ấy đã nghĩ nó có thể do gió hoặc do hơi thở của anh ấy tác động vào nó. Anh ấy tạo ra các vật cản xung quanh anh ấy để chặn gió và anh ấy cũng đeo một chiếc khăn tay lên mặt để che miệng lại. Nó vẫn di chuyển.
“Tôi cũng thấy rằng tôi có thể dừng sự xoay chuyển và làm cho nó quay ngược lại”, anh ấy nói.
“Tôi cũng thấy rằng tôi có thể dừng sự xoay chuyển và làm cho nó quay ngược lại”

— Độc giả

Anh ấy đã viết: “Tôi trở nên sợ hãi vào những điều có thể xảy ra như vậy và tôi đã dừng cuộc thử nghiệm. Sau vài tháng, sự tò mò đã thôi thúc tôi nhiều hơn, tôi đã tiếp tục thí nghiệm. Tôi thấy khó để làm lại điều đó, nhưng cuối cùng tôi đã có thể tiếp tục. Tuy nhiên, tôi không bao giờ đạt được kết quả tương tự.”
Tất nhiên, đừng thực hiện điều này trong một môi trường được kiểm soát với những nhà khoa học chuyên nghiệp, nó không nên được thực hiện để làm bằng chứng về khả năng điều khiển vật thể từ xa. Nhưng, sẽ thú vị nếu mang nó về nhà và xem điều gì xảy ra!