a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2025 AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM MỚI 2025 VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Cách làm mứt vỏ cam thơm phức

iá này.
Cách làm mứt vỏ cam thơm phức
Nguyên liệu:
Vỏ cam vàng: 4 quả
Nước cam vắt: 1 quả
Chút muối
Đường: 350-400 gr
2/3 muỗng canh mật ong
1 ít chén đường bột để phủ áo
Cách làm:
Bước 1: Cam mua về rửa sạch, gọt vỏ rồi vắt lấy nước.
Cách làm mứt vỏ cam thơm phức
Cách làm mứt vỏ cam thơm phức
Bước 2: Bỏ bớt phần cùi trắng, thái vỏ cam thành từng miếng nhỏ dài 5-6cm.
Cách làm mứt vỏ cam thơm phức
Bước 3: Cho vỏ cam vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi trong trong phút rồi đổ nước đi, xả lại với nước lạnh.Tiếp tục đổ nước ngập vỏ cam, đun tiếp cho đến lúc sôi, lại đổ nước. Lặp lại 1 lần nữa.
Cách làm mứt vỏ cam thơm phức
Bước 4: Để ráo nước vỏ cam. Cho đường, chút muối cho nước cam, mật ong vào vào ướp khoảng 1 tiếng cho ngấm.
Cách làm mứt vỏ cam thơm phức
Bước 5: Bắc chảo, sên vỏ cam nhỏ lửa, đảo đều. Khi gần cạn nước, đảo thấy nặng đũa, vỏ cam trong trong thì đảo đều, nhẹ tay.
Cách làm mứt vỏ cam thơm phức
Bước 6: Sau khi nước cạn hết và đường kéo chỉ thì tắt bếp. Cho từng miếng vỏ cam vào khay, hong trong lò nướng với nhiệt độ 100 độ C. Cho đến khi mứt khô mặt, săn lại thì lấy ra. Để nguội, lăn qua 1 lớp đường bột cho đẹp mắt.
Cách làm mứt vỏ cam thơm phức
Cách làm mứt vỏ cam thơm phức
Cách làm mứt vỏ cam thơm phức
Thành phẩm
Để mứt thật khô và nguội rồi cho vào hũ thủy tinh đậy kín. Ngày Tết, trời lạnh, có mứt vỏ cam nhâm nhi thì rất hợp. Mùi thơm của vỏ cam thật nhẹ nhàng, nó có tác dụng an thần, giảm triệu chứng đầy hơi. Đây sẽ là món mứt ngon để bạn đãi khách dịp Tết đấy nhé!
Cách làm mứt vỏ cam thơm phức
Đừng quên chia sẻ bài viết này lên Facebook để xem lại khi cần hoặc truy cập tieudungplus.vn thường xuyên để theo dõi các cách làm mứt tết khác nhé!
Chúc các bạn thành công!

Hướng dẫn cách làm mứt khoai lang

Khoai lang không chỉ luộc, làm bánh mà còn làm mứt cực ngon trong những ngày tết. Mứt khoai lang cũng rất dễ làm và chi phí thấp, cùng tham khảo cách làm mứt khoai lang dẻo, mứt khoai lang khô giòn dưới đây nhé!
1. Nguyên liệu làm mứt khoai lang
- Khoai lang ( 1kg )
- Đường cát trắng ( 500g )
- Vôi trắng (30g) ( có bán ở những nơi bán trầu cau ở chợ )
- Hương va-ni ( 2 ống )
- Muối ( ¼ thìa cà phê)
2. Cách làm mứt khoai lang
Bước 1:
Hướng dẫn cách làm mứt khoai lang
Khoai lang gọt sạch vỏ, rửa sạch để ráo, cắt miếng đều vừa ăn.
Bước 2: Pha vôi trắng với 1 lít nước, để cho vôi lắng xuống rồi lấy phần nước trong ngâm khoai lang trong khoảng 5 giờ.
Hướng dẫn cách làm mứt khoai lang
Pha vôi trắng với 1 lít nước, để cho vôi lắng xuống rồi lấy phần nước trong ngâm khoai lang trong khoảng 5 giờ.
Bước 3 : Sau khi ngâm khoai xong bạn vớt ra, xả lại nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch.
Hướng dẫn cách làm mứt khoai lang
Sau khi ngâm khoai xong bạn vớt ra, xả lại nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch.
Bước 4: Chuẩn bị một chảo chống dính. Bạn rải đường vào khoai, vừa rải vừa đảo đều, để khoảng 3 giờ cho đường tan hết.
Hướng dẫn cách làm mứt khoai lang
Chuẩn bị một chảo chống dính. Bạn rải đường vào khoai, vừa rải vừa đảo đều, để khoảng 3 giờ cho đường tan hết.
Bước 5: Nhắc chảo khoai đã ướp đường lên bếp, để lửa vừa cho đường sôi lăn tăn rồi bạn cho muối vào.
Hướng dẫn cách làm mứt khoai lang
Nhắc chảo khoai đã ướp đường lên bếp, để lửa vừa cho đường sôi lăn tăn rồi bạn cho muối vào.
Trong khi đun, bạn dùng đũa đảo nhẹ khoai, đến khi đường ráo và bám đều, bạn cho va-ni vào khoai rồi tắt bếp. Sau đó, bạn đảo nhẹ tiếp vài lần thì sẽ thấy khoai bắt đầu có đường trắng khô bám vào là được.
3. Thành quả của bạn
Hướng dẫn cách làm mứt khoai lang
Hướng dẫn cách làm mứt khoai lang
Hướng dẫn cách làm mứt khoai lang
Hướng dẫn cách làm mứt khoai lang
Mứt khoai lang có lẽ là món mứt với giá thành rẻ nhất, nguyên liệu dễ kiếm nhất với hầu hết tất cả mọi người. Khi những ngày tết sắp đến, bạn hãy làm mứt khoai lang để phong phú thêm các loại mứt cho nhà mình nhé!
Đừng quên chia sẻ bài viết này lên Facebook để xem lại khi cần hoặc truy cập tieudungplus.vn thường xuyên để theo dõi các cách làm mứt tết khác nhé!

Sườn heo chiên giòn lạ miệng mà ngon

Món sườn heo chiên giòn chấm với tương ớt hay tương cà đều ngon.
Nguyên liệu:
- 500 gr thịt sườn heo
- 1 muỗng cà phê bột nêm, 1/2muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê muối
- 1 trứng gà + 20 ml sữa đánh tan trong 1 cái chén, 1/2 chén bột mì, 1 chén bột chiên xù
Thực hiện:
Bước 1: Sườn heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
Sườn heo chiên giòn lạ miệng mà ngon
Sau đó luộc sơ qua nước sôi (4 -5 phút) có pha chút muối. Đổ sườn ra rổ, xả qua nước lạnh cho sạch.
Sườn heo chiên giòn lạ miệng mà ngon
Bước 2: Ướp bột nêm, muối, tiêu vào sườn, để 20 phút cho thịt thấm.
Sườn heo chiên giòn lạ miệng mà ngon
Sau đó lăn sườn qua bột mì, rồi nhúng vào trứng gà. Cuối cùng lăn qua bột chiên xù.
Sườn heo chiên giòn lạ miệng mà ngon
Bước 3: Bắc chảo dầu lên bếp, chờ dầu nóng cho từng miếng sườn vào chiên với lửa vừa.
Sườn heo chiên giòn lạ miệng mà ngon
Khi sườn vàng chín giòn thì gắp ra dĩa có lót giấy thấm dầu.
Sườn heo chiên giòn lạ miệng mà ngon
Trình bày: Sườn heo chiên giòn cho ra đĩa, có dưa leo, xà lách. Món này ăn nóng với cơm, chấm với tương ớt chua ngọt rất ngon.
Sườn heo chiên giòn lạ miệng mà ngon
Sườn heo chiên giòn lạ miệng mà ngon
Sườn heo chiên giòn lạ miệng mà ngon
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm sườn heo chiên giòn!
Theo Lâm Anh Đào

Gà kho chua ngọt lạ miệng ngon cơm

Gà kho chua ngọt với dứa và xoài nghe khá mới lạ nhưng lại là món ăn dễ chế biến và không tốn nhiều công sức. Bạn có thể thử ngay món này cho bữa tối hôm nay!
Gà kho chua ngọt lạ miệng ngon cơm
Cho một nửa nước cốt dừa vào chảo, đun đến khi hơi nóng thì bạn cho cà ri vào, khuấy đều.
Gà kho chua ngọt lạ miệng ngon cơm
Tiếp theo, bạn cho nước mắm, đường nâu và vắt chanh vào.
Gà kho chua ngọt lạ miệng ngon cơm
Kế đến, bạn thêm phần nước cốt dừa còn lại, khuấy đều.
Gà kho chua ngọt lạ miệng ngon cơm
Thêm thịt gà xắt nhỏ, xoài và dứa vào chung.
Gà kho chua ngọt lạ miệng ngon cơm
Đậy nắp và đun thêm một lúc, đến khi gà chín thì bạn cho rau húng quế xắt nhỏ vào, tắt bếp.
Gà kho chua ngọt có vị ngọt thanh của dứa, thịt gà mềm thấm vị, thêm chút chua ngọt từ xoài sẽ là món ăn không những ngon mà còn tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình nhỏ của bạn đấy!
Gà kho chua ngọt lạ miệng ngon cơm
Chúc bạn thành công và có bữa tối ngon miệng với món gà kho chua ngọt này nhé!

Bất ngờ loài hoa sớm nở tối tàn có thể chữa khỏi nhiều bệnh

Ít ai ngờ rằng hoa phù dung loài hoa được biết đến với biệt danh “sớm nở tối tàn” lại có nhiều công dụng làm thuốc chữa được nhiều bệnh hay đến vậy.
Theo kinh nghiệm dân gian, thường dùng lá và hoa phù dung làm thuốc, một số bài thuốc còn dùng cả vỏ rễ. Lá cây thường được thu hái vào mùa hè thu bằng cách cắt phiến lá rồi phơi khô trong bóng râm sau đó bảo quản nơi khô ráo thoáng gió để dùng dần. Hoa thường hái khi mới nở, đem phơi trong bóng râm hoặc sấy khô cất dùng dần. Rễ cây thì khi nào cần dùng mới đào lên sử dụng.
Theo Đông y, cả lá và hoa phù dung có vị cay, khí bình. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, tiêu thũng (chữa phù thũng), chỉ thống (giảm đau). Thường dùng chữa mụn nhọt, sưng vú, bỏng, rong kinh, viêm khớp, chữa chắp lẹo, làm hết mủ....
Bất ngờ loài hoa sớm nở tối tàn có thể chữa khỏi nhiều bệnh
Ảnh minh họa: Internet
Sau đây là một số bài thuốc cụ thể sử dụng hoa và cây phù dung chữa bệnh 
Chữa mụn nhọt: dùng lá hoặc hoa phù dung tươi 20g, đem giã nhỏ đắp lên chỗ mụn nhọt. Khi thuốc khô lại thay thuốc khác. Đơn thuốc này có tác dụng, nếu mụn mới mưng mủ, có thể đỡ đau và mụn sẽ tiêu đi; nếu mụn đã chín sẽ chóng vỡ mủ.
Hoặc dùng hoa phù dung sấy khô tán bột, trộn với vaseline thành cao mềm tỷ lệ 1/4, rồi đắp lên tổn thương, thay thuốc hằng ngày hoặc cách ngày...
Cũng có thể dùng lá phù dung đã phơi khô, nghiền mịn, quả ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) mang sao tồn tính (rang hoặc đốt to lửa cho đến khi mặt thuốc cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu thuốc), nghiền mịn; hai thứ lượng bằng nhau. Hòa với mật ong trộn đều. Dùng để chữa tất cả các loại mụn nhọt như hậu bối, mụn đầu đinh, nhọt bọc, chín mé, sưng vú (nhũ ung), … 
Chữa bỏng: Dùng hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi 3 lần vào vùng bị tổn thương do bỏng.
Hoặc dùng hoa phù dung tươi lượng vừa đủ đem ngâm trong dầu ăn cho đến khi hoa chìm xuống đáy thì lọc bỏ bã, đựng trong bình kín dùng dần, ngày từ 2 - 3 lần dùng gạc hoặc bông vô khuẩn thấm dầu thuốc bôi nhẹ nhàng vào vết bỏng.
Kinh nguyệt ra nhiều: Hoa phù dung (loại mới nở, còn màu trắng chưa chuyển màu) phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày.
Hoặc hoa phù dung phơi khô đem tán bột mịn, gương sen (loại lâu năm càng tốt) đốt tồn tính, tán mịn. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với nước cơm, uống trước bữa ăn. Uống trong 5 -7 ngày. 
Chữa chín mé: Hoa hoặc lá phù dung 20g, rau sam 20g, củ chuối tiêu 20g, muối 10g. Tất cả để tươi, giã nhỏ, gói vào miếng gạc. Đắp mỗi ngày hai lần, đắp trong 3 - 5 ngày.
Trẻ em hay đầy bụng do giun: Hoa phù dung hái lúc còn màu tráng, phơi khô trong bóng râm rồi thái nhỏ nấu canh với gan gà cho ăn hàng ngày.
Chữa sưng vú: Hoa hoặc lá phù dung 50g, mầm húng dũi 50g. Hai vị dùng tươi, rửa sạch, giã đắp. Ngày đắp một lần vào buổi trưa, đắp liên tục trong 3 ngày.
Trị chứng viêm khớp: Dùng hoa phù dung và xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt) mỗi thứ 15g, hai thứ nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên những chỗ khớp bị viêm. Ngày đắp một lần vào buổi tối, đắp liên tục trong 5 ngày. Hoặc lá phù dung, phơi khô, tán bột, trộn mật ong đắp vào chỗ khớp xương bị viêm. 
Chữa chắp và lẹo mắt: Dùng hoa phù dung và bạc hà tươi, mỗi thứ 3g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp hoặc lẹo, mỗi ngày 2 - 3 lần. 
Chữa mắt sưng đau do chấn thương: Dùng một nắm hoa phù dung và 6 g sinh địa nghiền nát, trộn với sữa người rồi đắp lên mắt bị bệnh.
Chữa đau mắt đỏ: Dùng lá Phù dung, phơi khô trong bóng râm (âm can), tán mịn, trộn với nước thành thứ bột nhão, đắp lên 2 thái dương, dùng băng dính cố định lại; ngày thay thuốc 2-3 lần.
Chữa viêm kết mạc: Lấy 9-30 g hoa phù dung sắc uống.
Chữa cảm mạo: Lấy 30 g hoa phù dung và 3 g hậu phác, sắc kỹ 2 lần, lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày. 
Chữa Zona, vết thương do ong đốt, rết, rắn không độc và côn trùng cắn: Dùng hoa phù dung phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi vào vết thương. Hoặc dùng lá hay hoa phù dung, âm can (phơi khô trong bóng râm), tán bột, trộn với giấm gạo, bôi vết thương, ngày bôi 3-4 lần.
Chữa chấn thương: Dùng hoa phù dung tươi giã nát đắp vào nơi tổn thương, hoặc dùng bột hoa phù dung khô trộn với giấm, rượu và nước trà thành dạng cao rồi đắp lên chỗ đau.
Chữa ho ra máu: Dùng hoa Phù dung 9-10 bông, sắc nước uống; ngày 2-3 lần.
Ho do hư lao: hoa phù dung 60-120g, lộc hàm thảo (Pyrola rotundifolia L.) 30g, đương đỏ 60g, hầm với tim và phổi lợn ăn.
Phế ung: (áp xe phổi) Hoa phù dung 20-30g sắc uống. Có thể cho thêm 10-20g đường phèn. 

Nhiều công dụng thần kỳ cho sức khỏe từ rau ngót

Một bài thuốc rất công hiệu để chữa các dạng hôn mê do sốt xuất huyết hoặc tai biến mạch máu não có sử dụng rau ngót làm vị mọi người nên biết đề phòng có tình huống cần dùng đến.
Nhiều công dụng thần kỳ cho sức khỏe từ rau ngót
Ảnh minh họa: Internet
Rau ngót là loại rau lành và bổ dưỡng. Không chỉ là một món ăn thông thường, rau ngót còn có tác dụng chữa dị ứng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, chữa đổ mồ hôi trộm, chứng đái dầm ở trẻ em...
- Đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em: lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống... không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khỏe với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh.
- Chữa tưa lưỡi: lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.
Nhiều công dụng thần kỳ cho sức khỏe từ rau ngót
- Với chứng đái dầm ở trẻ em: 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.
- Bàn chân sưng nhức: lá rau ngót giã, cho thêm nước muối pha nhạt, sau đó đắp vào chỗ chân sưng nhức.
- Đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Ngoài ra, có một bài thuốc rất công hiệu để chữa các dạng hôn mê do sốt xuất huyết hoặc tai biến mạch máu não, gồm có các vị như sau: Giun đất phơi khô 50g, đậu đen 100g, lá bồ ngót phơi khô, sao qua (200g). Dùng 4 chén nước sắc còn lại nửa chén, chia làm 2 lần cho người bệnh uống hoặc đổ vào miệng.

TRỞ VỀ VỚI CHÍNH MÌNH




Hải ngoại không hẳng là thiên đường, hầu như ai cũng biết thế vì sự văn minh. vật chất đầy đủ... và cũng không mấy ai thấu hiểu chúng nếu không trải nghiệm. Mơ ước được cuộc sống hải ngoại là tâm niệm của nhiều dân Việt, muốn con cái có gia đình xứ xa hay con gái mình có tấm chồng phương xa để được hưởng chút thiên đường ấy, cho dù biết bao bài học mà con cái mình phải trải qua từ cuộc sống là phải tranh đấu với những khó khăn, đầu tiên là ngôn ngữ và hòa nhập...

Cha mẹ hay người thân nào không thấu đáo sự thật cuộc sống phương xa thì muốn con cái mình lao vào cái gọi là ‘thiên đường hải ngoại’, bằng mọi giá, dù cho con cháu mình phải sống với người không bình thường hàng ngày trong cuộc sống, đó là những người có căn bệnh thời đại phổ biến ngày nay gọi là ‘bệnh trầm cãm’ do thất bại, không thành công, thiếu thốn ngôn ngữ nếu xung quanh chỉ là những người bản xứ không cùng tiếng nói… phải sống trong vỏ óc nhỏ bé của mình, suy nghĩ cục bộ giữ sự bảo thủ, cố chấp khó thay đổi, không tiếp xúc nhiều công việc xã hội… rồi dần khép kín và không tiếp xúc ngay cả những người xung quanh mình vì không đủ điều kiện…

Vì thế người hải ngoại trở về Việt Nam muốn người thân hay con cái mình cưới được vợ đẹp, xinh xắn thường để che lấp sự bệnh hoạn ấy không cho người trong nước biết được. Cũng có trường hợp ngay cả gia đình các cô gái hay bản thân cô gái ấy biết cũng không sao, vì nghĩ đơn giản bệnh này không nguy hiểm khi tiếp xúc thì các cô không từ chối được lấy tấm chồng ‘ Việt kiều’ với đám cưới rình rang nở mặt nở mày dòng họ, vì các anh chàng Việt kiều này khi gặp các cô gái đều chỉ có thái độ vui vẻ và hạnh phúc, không có biểu hiện bệnh lý nào đáng gọi là nguy hiểm, vì với mấy anh được có cái đám cưới linh đình như thế không thể nào nghĩ sẽ xảy ra trong đời mình. 

Thế nhưng thực tế trớ trêu, khi trở về với cuộc sống hiện tại họ phải trải qua nhiều năm chung sống khổ đau vì gặp phải ông chồng bệnh hoạn. Vì bản chất bệnh hoạn ấy sẽ lấn chiếm hằng ngày vào tâm tư vợ con mình, đối xử rất bệnh hoạn với vợ con mình chỉ có vợ họ mới hiểu và đối diện được thực chất của cuộc sống thiên đàng mà ai cũng hoang tưởng.

Khi trở về nước chắc chắn rằng mấy anh phải có một danh sách cùng hình ảnh photoshop đủ loại của tất cả các cô gái đẹp gần nhà, cùng xóm, cùng trường... Bệnh tình mấy anh cũng không còn trong thời gian ngắn ngủi hạnh phúc, vì vướng phải bệnh này mà được cưới vợ đẹp mấy anh sẽ hí hửng ngay, không biểu hiện khó chịu bệnh hoạn gì cả nên ai ai cũng chẳng nghĩ gì khác ngoài cái mác Việt kiều.

Các cô mai mắn có tấm chồng còn có thể làm việc dù bệnh hoạn, các cô chỉ việc sanh con chăm sóc các con mình, dù chồng mình bất thường trong cư xử phải chịu đựng mà không dám trãi lòng cùng ai ?! Nếu mở miệng được thì còn mai mắn, chắc chắn rằng sự ‘đỗ vở’ không tránh khỏi từ tác động gia đình, người thân hay bạn bè, còn không thì cứ ngậm miệng mà khóc lóc than trời sao cho mình phận bạc?! Khi tự mình phải gánh vác mọi việc, chắc chắn rằng ngàn vàng khó khăn phải trải qua, ngậm đắng nuốt cay biết phải mở lòng cùng ai?! Mấy ai hiểu mà giúp được mình?! Cuộc sống con người chỉ quan tâm duy nhất đó là ‘tiền tài danh vọng’ khó buông ra. Họ chưa xong thì sao lo cho mình.

Có mấy ai lấy chồng hải ngoại lại hạnh phúc trọn vẹn?! tất cả đều là bài học, bài học từ Ông Trời cho ta, trải qua bài học cần sự ‘thức tâm’. Sự tham lam nào cũng phải trả giá, bài học của mọi người là cần trở về với chính bản thân mình, sống thật với mình, đừng mang cuộc sống xung quanh ra làm trò đùa khi mình vẫn còn trong sự lẩn quẩn ‘tiền tài danh vọng’ để được xung quanh biết đến. Đừng đem bản thân mình so sánh xung quanh, hãy tập cho mình lối sống yêu thương chính bản thân mình, khi ấy sẽ thấy rằng mọi việc xung quanh ta là ảo ảnh và sự tạm bợ. 

Xã hội cũng nên quan tâm hơn những người mắc phải căn bệnh này, gia đình là chỗ dựa duy nhất, hãy nghĩ rằng những người xa lạ phải chịu đựng hoàn cảnh mà chúng ta biết được khi họ mang lại sự đau khổ cho vợ con họ, liệu gia đình những anh chàng mang căn bệnh này có thấy hạnh phúc gì chăng khi không nói ra sự thật này?!

Nhà không sạch còn nhiều việc cần phải sắp xếp nó, phải biết thu dọn nó, hãy lo cho chính bản thân mình, hơn là nhàn rỗi chạy theo cái ảnh ảo xung quanh. Chuyện mình chưa xong lại lo bàn tán chuyện xung quanh mình.

Có mấy ai trong vạn sinh linh này biết trở  về với chính mình?! Khi ra đi liệu ta mang theo ta được gì ngoài một bộ đồ dính thân ta ?! chỉ hơn khi ta ra đời không gì dính thân. Trở về với chính mình tự nhiên ta thấy vui hơn yêu đời hơn, và sự bình yên trong tâm rồi thấy rằng cuộc sống chỉ là tạm bợ, vì ngoại cảnh không còn là màu sắc để ta phải chạy theo một cách mù quáng thiếu sáng suốt.


Snowynguyen Winter 2015

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

PHÂN ƯU CỤ BÀ NGUYỄN THỊ HAI



Nỗi Buồn Cuối Năm, Nỗi Buồn Cuối Đời

 
Câu chuyện đi thăm Tướng Đỗ Kế Giai tại một nhà dưỡng lão ở Garland, Texas, đã ám ảnh tôi suốt một đêm khó ngủ. Đó là một buổi chiều Chủ Nhật vào cuối Tháng Mười Hai Dương Lịch, trời đã bắt đầu se lạnh, bãi đậu xe trống vắng bóng xe, gần như không có một người khách thăm viếng. Nhưng ông bà cụ già, ngồi trên xe lăn, dồn ra phòng khách, trên lối đi vào, với đôi mắt đờ đẫn không nhìn ai, hay gục mặt nhìn xuống thân mình, trong thói quen chờ đợi, hy vọng có một người thân của mình hiện ra trên ngưỡng cửa với một nụ cười, bó hoa hay món quà trên tay.


Tôi biết trên thế giới Tây phương có nhiều đứa con không dám đi du lịch xa, vì sợ con mèo, con chó hay bầy cá ở nhà không ai cho chúng ăn hay săn sóc, nhưng cha mẹ già thì đã có những nhà dưỡng lão. Thậm chí trong tình vợ chồng, người vợ còn mạnh khỏe, siêng đi lễ hay lên chùa, nhưng chồng thì cô đơn, trên chiếc xe lăn trong một nhà già quạnh hiu nào đó.
 
Chúng ta có bao nhiêu lý do để bào chữa, biện minh cho việc bỏ bê cha mẹ già trong một cơ quan y tế, được cho ăn mỗi bữa, áo quần có người giặt, vài ba ngày được đẩy xe vào phòng tắm, trần truồng và được cô y tá hay một nam nhân viên dội nước, xát xà phòng, vo đầu. Những việc săn sóc này dù có mang chút tình người đi nữa thì cũng là những công việc hằng ngày bắt buộc, thương ghét hay xúc động chỉ là những cảm tính vô ích.

Có những đứa con nại cớ bù đầu với công việc ở sở, và việc con cái bếp núc ở nhà nên không có thời gian dành cho cha mẹ già, đành phải đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão. Gần đây người ta lên tiếng hoan nghênh những người phụ nữ hy sinh lợi tức để ở nhà toàn thời gian chăm nom, săn sóc con cái, nhưng nào có ai nghe chuyện có những đứa con bỏ việc làm vì còn cha mẹ cần sự giúp đỡ lúc về già! Người ta thường kêu than không có thời giờ, “đầu tắt, mặt tối” nhưng còn có thời gian mua sắm trong các cửa hàng thời trang, mất một hai tiếng đồng hồ trong gym mỗi ngày, năm giờ cho một chương trình ca nhạc ở sòng bài, không tính thời giờ đi về. Đó là chưa kể thời gian “bắt buộc” phải ngồi trước máy điện toán, vào Facebook, hay trao đổi tin nhắn với bạn bè. 

Người ta có thể mỗi năm tổ chức những chuyến du lịch bắt buộc, ra ngoài để mở tầm mắt trước thế giới, nhưng “nhắm mắt” làm ngơ về một lần sắp xếp thời gian đi thăm cha mẹ già.


Ngày xưa một người mẹ nuôi được năm mười đứa con, ngày nay cả năm mười đứa con không nuôi nổi được một mẹ, phải chăng vì vậy mà phải đẩy mẹ vào nhà dưỡng lão, để cho những người xa lạ trông coi. Ở đây có khi mẹ thiếu ăn, cơ thể mất nước, dơ bẩn trong mớ phân và nước tiểu, bị đối xử tàn tệ, cũng chẳng hề ai biết đến. Ngày xưa “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,” không có bậc cha mẹ nào có thể ngoảnh mặt trước cảnh con đói khát hay bị lăng nhục bởi một người khác.


Con biết giờ đây, “một ông già bằng ba đứa trẻ” cha “lẩm cẩm” bước đi, và mẹ phải nương lưng nhờ gậy chống. 

Xưa kia khi các con còn thơ ấu, thân xác chưa trưởng thành và tâm hồn con yếu đuối, điều một điều hai vẫn là mẹ. Một đứa trẻ có thể biết lạnh, biết nóng, biết đói, biết khát, biết đau, nên khóc la, nhưng chóng quên, khóc đó rồi cười đó. Trái lại, một ông già còn biết buồn, biết tủi thân, biết xót xa mà chỉ biết gậm nhấm mang lấy nỗi buồn của riêng của mình, nên tuổi già cũng cần chăm sóc, gần gũi, ân cần như là một đứa trẻ, có khi còn hơn thế nữa!

Thói quen của người đời, người ta thường hỏi nhau có được mấy con, mấy ai quan tâm xem song thân còn hay mất! Đối với cha mẹ, con là tất cả, nhưng đối với con, cha mẹ là một thứ quá khứ cần xếp lại.

Ngày xưa, niềm vui của cha mẹ là nghe tiếng đứa con chập chững bi bô, hay toét miệng cười, ngày nay cha mẹ về già, các con ở xa, chỉ mong nghe tiếng điện thoại reo vui vào những ngày lễ, Tết, và đầu điện thoại bên kia có tiếng nói: “Mẹ ơi!” hay “Mẹ đó hả?”Trong cái tổ ấm cúng ngày xưa, và là cái tổ trống hoác ngày nay, khi các con đã đi xa, những cái phòng của các con vẫn để trống, biết đâu có ngày con về thăm bố mẹ. Con búp bê bằng nhựa, con gấu nhồi bông vẫn còn trên chiếc dương cầm phủ bụi của con gái, tủ sách, nhiều giải thưởng và những lá cờ kỷ niệm của trường đại học vẫn còn gắn trên bức tường trong phòng đứa con trai. Và ngôi vườn kia, đã đầy lớp lá vàng vào Thu hay phủ tuyết mùa Đông, cái ghế xích đu ngoài vườn ngày trước con thích ngồi, vẫn rung khẽ cùng cơn gió nhẹ.

Nhiều lúc cha mẹ muốn bán ngôi nhà cũ đầy ắp kỷ niệm, nhiều phòng, để đi tìm một cái condo, nhưng cứ nghĩ khi con về, và còn những đứa cháu nữa, sẽ ở đâu?

Cha mẹ Việt Nam tự an ủi, ru mình bằng bốn tiếng “nước mắt chảy xuôi” là mọi chuyện đều cho qua, nhận thức đời sống một phần cũng cho là duyên, là phước. Phải chi cha mẹ như cha mẹ nơi quê người, không hề lưu luyến, bịn rịn, ngay từ lúc đứa con đã trưởng thành rời mái ấm ra đi. 

Nhưng có lẽ mọi điều không phải như vậy, dù bên trời Tây hay bên phương Đông.

Chúng tôi vừa được xem một đoạn phim rất ngắn kể chuyện một người già cô đơn ở phương Tây. 

Những ngày lễ lớn năm nay, cô con gái tin cho biết là cô không về thăm cha được vì bận việc. Ông cụ lủi thủi một mình, cô đơn trong căn nhà nhỏ với những bữa cơm lặng lẽ hàng ngày. Nhưng rồi, cô con gái nhận được tin cha mình qua đời đột ngột, cô thu xếp cùng chồng trở về nhà. 

Trên bậc cửa, cô thấy người cha thân yêu của cô hiện ra với tấm lưng còng và mái tóc bạc phơ. Cô bật khóc. Phải chăng vì nghe tin cha chết, cô mới trở về, trong khi còn sống, người cha cần có con, thì không có cô bên cạnh.

Nhưng cũng còn may. Cách đây mười mấy năm ở Paris, vào mùa Hè, có một trận nóng kinh khủng giết hàng trăm cụ già trong nhà dưỡng lão. Nhà nước thông báo cho những đứa con trở về lo chôn cất. Nhưng chúng, nhiều đứa đành xin lỗi, vì đang kẹt trong chuyến du lịch dài ngày ở xa!

Huy Phương

TẠ TÌNH




Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Chùm ảnh về liên hoan lễ hội ánh sáng ở Nhật Bản

Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Mùa Đông Nhật Bản rất hấp dẫn! Tất cả nhờ vào hàng ngàn ngọn đèn, vật trang trí, tiệc tùng, truyền thống năm mới, trò chơi trên tuyết và hàng ngàn sự kiện kỳ ​​lạ khác.
Trong lễ hội mùa Đông, những người chọn tham quan Đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản – sẽ ngạc nhiên khi thấy những thói quen và các lễ hội theo kiểu phương Tây. Đặc biệt, các thành phố lớn như Tokyo thì tràn đầy các đồ trang trí không thể tưởng tượng nổi và đồ ngọt, tất cả kèm theo với âm nhạc.
Nhưng thực ra người Nhật Bản ăn mừng năm mới vào mùa đông, khi các gia đình quây quần bên nhau và chào mừng sự tái sinh vĩnh cửu của thiên nhiên, theo những nghi lễ cổ xưa để dự đoán hòa bình và thịnh vượng.
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Trong những ngày lễ hội, du khách có thể ghé thăm các ngôi đền, tại đây người dân địa phương thường ăn mặc theo trang phục truyền thống và họ đến để cúng dường cho các vị thần. Ngoài ra ở Tokyo, đặc biệt vào ngày 2 tháng 1 có thể vào sân rồng của cung điện Hoàng gia để tham dự vào sự xuất hiện công khai của nhà vua và các thành viên gia đình hoàng gia. Vào một số thời điểm trong ngày 2 tháng 1 nhà vua và các thành viên trong gia đình hoàng gia sẽ từ ban công được bảo vệ bằng một bức tường thủy tinh đi ra để chào đón đám đông.
Từ tháng 12 đến tháng 3, Nhật Bản là biểu tượng tuyệt đối của mùa Đông với những trang trí bằng đèn và lồng đèn, phát sáng tất cả mọi ngóc ngách của đất nước, từ thành phố đến nông thôn.
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Ví dụ, ở Tokyo, con phố nổi tiếng Keyakizaka hắt lên ánh đèn màu xanh và trắng, trong khi bên bờ của con sông Megurogawa được chiếu sáng bởi hàng ngàn ngọn đèn đỏ, để vinh danh lá hoa anh đào. Trong giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 3 ở thành phố Kyoto, các đường phố cổ được chiếu sáng theo “Hanatoro” (trong tiếng Nhật: đường phố của hoa và ánh sáng) với hàng ngàn chiếc đèn lồng, theo các hình ánh sáng và hoa, tạo ra một bầu không khí tuyệt vời.
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Sự quyến rũ tuyệt vời cũng sẽ thấy ở vườn thực vật Nabano No Sato ở Kuwana, nơi hàng triệu đèn Led được cài đặt và hiệu ứng ánh sáng tạo thành hình ảnh các danh lam thắng cảnh đủ loại. Cuộc biểu diễn ánh sáng này có thể nhìn thấy từ tháng 11 đến tháng 3.
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Để thưởng thức vẻ đẹp của lễ hội Ánh sáng Kobe, lễ hội tưởng nhớ các nạn nhân của trận động đất tấn công thành phố vào năm 1995, bạn nên đến thành phố Kobe. Hơn 200.000 ngọn đèn, trang trí bằng tay và thắp sáng bằng năng lượng sinh khối mới – quà tặng của chính phủ Ý và do nghệ sĩ người Ý Valerio Festi cùng với người bạn đồng nghiệp Nhật Bản Hirokazu Imaoka tạo ra – đã sẵn sàng để làm cho bạn cảm thấy sự kỳ diệu của đất nước độc đáo này.
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia

Tác giả: Mioara Stoica | Dịch giả: Kim Xuân

Nhà trượt tuyết đóng thế sống sót một cách kỳ diệu khi rơi 500 mét [video]

Sau khi rơi 500 mét từ một ngọn núi ở Alaska, một vận động viên trượt tuyết chuyên nghiệp đã thoát chết.
Vận động viên trượt tuyết chuyên nghiệp Ian McIntosh mới đây đã thoát chết sau “cú trượt ngã đáng sợ nhất mà tôi từng thấy”, Todd James, đồng sáng lập của TGR cho biết.
Trong khi đang quay phim “Thiên đường Chờ đợi” ở núi Neacola, Alaska, Ian đã bước hụt vào một cái rãnh. Các máy quay đã bắt được thời điểm khi McIntosh bắt đầu lăn xuống sườn núi với một khoảng cách 500 mét.
Tác giả: Andrei Popescu, ET Romania | Dịch giả: Kim Xuân