a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2025 AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM MỚI 2025 VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Mẹo bảo quản bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng là món ăn truyền thống của gia đình Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Mặc dù đây là loại bánh ngon nhưng lại rất dễ hỏng nếu để trong thời gian dài và không được bảo quản đúng cách.
Những mẹo nhỏ giúp bạn bảo quản bánh chưng ngày Tết hiệu quả
Bánh chưng - món ăn truyền thống của gia đình Việt.
Do nhiều gia đình vẫn có thói quen gói bánh chưng với số lượng nhiều, để ăn dài ngày trong dịp Tết rất dễ bị mốc. Nhưng vì tiếc của, phát hiện bánh mốc vỏ, nhiều người lại gọt bỏ phần ngoài của bánh rồi rán lên ăn. Tốt nhất không nên ăn những thực phẩm đã bị mốc như vậy. Những cách nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế việc bánh chưng ngày tết chưa ăn đã hỏng.
Trong quá trình gói bánh
Chúng ta cần rửa thật sạch lá dong hoặt lựa chọn gói bằng lá dong đã luộc qua thì bánh chưng sẽ để được thời gian lâu hơn. Trong khi gói bánh, cần chú ý nếu gói bánh quá chặt tay thì gạo trong bánh sẽ không nở được hết, dẫn tới bánh bị cứng, nhân bánh sống hoặc lại gạo. Mặt khác, nếu gói quá lỏng tay thì bánh sẽ rất dễ ngấm nước dẫn tới nhạt bánh, bánh bị mềm và vô cùng nhanh mốc. Vì vậy, những ai có kinh nghiệm gói bánh sẽ gói bánh rất vừa tay, không quá lỏng mà cũng không quá chặt sao cho gạo nở dẻo và nhân bánh chín tới.
Luộc bánh chín kỹ hoàn toàn
Những mẹo nhỏ giúp bạn bảo quản bánh chưng ngày Tết hiệu quả
Nếu bánh chưng ngày tết chưa dùng tới ngay rất dễ bị lại gạo (phần gạo trong bánh bị sống lại), khiến bánh bị khô cứng và rất dễ bị ẩm mốc. Để khắc phục tình trạng này bạn nên luộc bánh chưng sao cho bánh chính thật kỹ, điều này sẽ giúp bánh chưng mềm, dễ ăn và để bánh trong thời gian lâu hơn.
Ép bánh chưng thật chặt
Sau khi đưa bánh ra khỏi nồi luộc, bạn nên rửa bánh qua nước sạch cho hết nhựa, để ráo hoàn toàn. Xếp bánh thành nhiều tầng, lấy vật nặng đè lên trong vài giờ. Điều này sẽ đảm bảo lượng nước trong bánh sẽ bị đẩy ra hết, giúp bánh chắc mịn, tránh được ẩm mốc trong thời gian dài. Sau công đoạn ép bánh, bạn nên để bánh trong không gian khô ráo, thoáng mát để tránh bánh chưng bị ôi thiu, mốc khiến chất lượng bánh bị giảm.
Ngô Chức

Những món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Đối với người Việt thì mâm cỗ Tết từ lâu đã trở thành một yếu tố quan trọng trong ngày Tết cổ truyền. Cùng tìm hiểu một số món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ của miền Nam.
Năm hết tết đến, người dân trên khắp mọi miền trên đất nước lại tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán 2016 trong tiết trời se lạnh. Những ngày cuối của năm âm lịch người người, nhà nhà lại bắt tay dọn dẹp nhà cửa, mua sắm để chuẩn bị chào đón năm mới.
Đối với người Việt thì mâm cỗ Tết từ lâu đã trở thành một yếu tố quan trọng trong ngày Tết cổ truyền và ở mỗi vùng miền có địa lý, thói quen ăn uống khác nhau nên mâm cỗ ngày Tết cũng có các món ăn, cách bày khác nhau.
Trái ngược với thời tiết giá rét của miền Bắc, miền Nam vào Tết không khí vẫn còn vương chút nắng chút nóng, cộng thêm đặc thù nhiều sản vật trù phú, cây trái sum sê nên mâm cỗ ngày Tết miền Nam có phần phong phú và ít nặng về nghi thức.
Cùng tìm hiểu những món ngon nào thường hay xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam nhé.
1. Bánh tét
Những món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam
Nếu như người miền Bắc không thiếu bánh chưng trong ngày tết thì với người miền Nam là bánh tét. Được gói thành đòn dài như người miền Trung, bánh tét miền Nam thường có hai loại nhân mặn và ngọt, được làm bằng đậu, thịt lợn hay nhân chuối, đậu xanh.
Người dân miền Nam bắt đầu gói bánh tét vào khoảng 10 ngày trước tết, bánh dùng để cúng ông bà, làm quà biếu tết. Trong ngày đầu năm, bánh tét là món ăn có mặt trong bữa cơm mừng năm mới, bên cạnh là đĩa tôm khô, củ kiệu ăn kèm.
2. Thịt kho trứng nước dừa
Những món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam
Vào những ngày tết, hầu như các bà, các mẹ đều chuẩn bị cho gia đình mình một nồi thịt kho trứng đầy ắp trong nhà. Vào ngày giáp Tết, các bà nội trợ lo đi chợ từ sáng sớm, tìm mua những phần thịt ba rọi ngon nhất cùng với trứng vịt, nước dừa xiêm để chuẩn bị làm nồi thịt kho cho gia đình.
Chế biến món thịt kho tàu không khó, thịt ba rọi được thái thành từng phần lớn, ướp với các loại gia vị trong khoảng 30 phút. Hột vịt đem luộc chính, bóc bỏ vỏ. Đặt nồi lên bếp, cho nước dừa tươi, nước lạnh vào đun sôi. Sau đó cho thịt vào, khi thịt vừa mềm thì cho trứng vào, nêm lại gia vị, để nhỏ lửa và ninh đến khi thịt thật mềm. Nồi thịt kho được đánh giá là thơm ngon và đẹp mắt khi nước trong nồi có màu vàng cánh gián đặc trưng.
3. Canh khổ qua dồn thịt
Những món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam
Tuy là một món ăn bình dị, nhưng canh khổ qua dồn thịt chứa đựng nhiều yếu tố tâm linh theo suy nghĩ của người miền Nam. Theo truyền thống, người dân ở đây ăn món này đầu năm để cầu mong mọi chuyện không may mắn trong năm cũ sẽ qua đi, một năm mới bình yên, hạnh phúc sẽ đến.
Ngoài là món ăn tâm linh, món canh khổ qua còn rất thích hợp trong thời tiết nắng ấm của miền Nam khi nó có tác dụng thanh nhiệt rất tốt cho sức khỏe.
4. Củ kiệu tôm khô
Những món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam
Giống như dưa món của người miền Trung, củ kiệu ngâm chua ăn kèm tôm khô luôn xuất hiện trên mâm cỗ của người miền Nam ngày tết. Tuy chỉ là một món ăn bình dị nhưng quá trình chuẩn bị khá công phu. Ngay từ giữa tháng chạp, các bà nội trợ đã lo đi chợ tết tìm mua củ kiệu về để muối chua cho gia đình.
Củ kiệu được ngâm với nước tro, làm sạch rễ và lá rồi phơi nắng cho vừa héo là được. Lấy một hũ keo sạch, cho củ kiệu vào, cứ một lớp kiệu một lớp đường rồi đậy kín nắp lại. Trong khoảng 10 ngày là củ kiệu tự lên men, có thể dùng được. Khi ăn món này, người dân miền Nam thường kèm theo một ít tôm khô để món ăn thêm đậm đà, ngon miệng.
5. Canh măng
Những món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam
Một món ăn ngon cung cấp khá nhiều chất xơ và các vitamin cho cơ thể đó chính là món canh măng. Khác với canh măng ở miền Bắc được chế biến từ măng khô đã được ngâm mềm thì canh măng miền Nam lại được chế biến từ măng tươi. Thế nhưng, dù ở đâu thì canh măng vẫn mang một hương vị, một sắc thái riêng rất đậm đà và cuốn hút.
6. Chả giò
Và tất nhiên khi chúng ta điểm danh các món ngon ngày Tết miền Nam cũng giống như 2 miền còn lại của đất nước không thể thiếu sự góp mặt của chả giò, những miếng chả giò thơm ngon, giòn rụm và đặc biệt ngoài những món chả giò nhân mặn còn có sự góp mặt của món chả giò nhân hoa quả.
7. Gỏi gà xé phay
Gỏi gà xé phay món ăn với vị chua ngọt dịu mát, chế biến lại nhanh gọn, ngon và nhiều dinh dưỡng. Vừa ngon, vừa sang và đặc biệt không phải lo tăng cân hay ngán các món ăn từ thịt đâu nhé.
Bạch Dương (T.H)

Đậm đà thịt ba chỉ om chuối xanh

Thịt om chuối là món ăn khá bình dị và quen thuộc. Tuy nhiên với mỗi cách chế biến khác nhau thì hương vị món ăn cũng sẽ khác nhau.
Đậm đà thịt ba chỉ om chuối xanh
Nguyên liệu:
- 300 g thịt ba chỉ
- 3 quả chuối tiêu xanh
- 5 g bột nghệ hoặc 1 nhánh nghệ tươi lọc lấy nước cốt
- 1 củ hành hương băm nhỏ
- Một nắm lá lốt, tía tô thái sợi
- Một ít mẻ chua lọc lấy nước cốt
- Một ít muối hạt
- Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, dầu ăn.
Cách làm:
Đậm đà thịt ba chỉ om chuối xanh
Bước 1:
- Thịt ba chỉ thái miếng vừa ăn. Ướp thịt với bột nghệ, một ít nước mắm, hạt nêm, nước mẻ cho ngấm đều.
Đậm đà thịt ba chỉ om chuối xanh
Bước 2:
- Chuối tước vỏ, cắt chuối làm 3 khúc sau đó mỗi khúc chẻ làm 4. Ngâm chuối trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút sau đó rửa sạch hết nhựa chuối.
Đậm đà thịt ba chỉ om chuối xanh
Bước 3:
- Đun sôi một nồi nước với 2 thìa nước cốt mẻ, thêm chuối vào luộc sơ qua rồi vớt ra để ráo nước.
Đậm đà thịt ba chỉ om chuối xanh
Bước 4:
- Phi thơm hành hương trong chảo sau đó cho thịt đã ướp vào xào sơ qua. Tiếp tục cho chuối vào xào đồng thời thêm hạt nêm đảo chung cho ngấm gia vị. Thêm lượng nước vào xâm xấp mặt chuối và thịt. Sau đó bạn đun ở lửa nhỏ.
Đậm đà thịt ba chỉ om chuối xanh
Bước 5:
- Khi thịt và chuối đã chín và nước trong chảo cạn bớt và sánh lại thì bạn nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi thêm lá lốt, tía tô đã thái sợi vào đảo đều rồi tắt bếp.
Đậm đà thịt ba chỉ om chuối xanh
Bước 6:
- Cho thịt om chuối ra đĩa và ăn nóng.
Theo Ngoisao.net

Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết

Thay vì phải đi mua khoai lang sấy dẻo và mứt chuối dẻo ở ngoài, bạn có thể tự tay làm những món ngon này cho gia đình đấy, vừa tiết kiệm lại vừa an tâm.
Mứt chuối sấy dẻo
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Nguyên liệu:
+ 10 quả chuối chín (ruột vẫn còn cứng) 
+ 100g đường
+ 2 thìa muối
+ 1 quả chanh
+ 1 bát nước lạnh
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 1:
Chuối bóc vỏ, ruột chuối vẫn còn cứng và trắng.
Cắt đôi quả chuối rồi bổ làm tư.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 2:
Ngâm chuối vào bát nước muối pha loãng trong 30 phút (làm chuối dẻo và bảo quản được lâu hơn).
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 3:
Sau khi ngâm chuối, bạn vớt chúng ra để khô trong 1 hoặc 2 ngày (có nắng hoặc nơi gió thoáng cũng được), nếu có lò sấy ta cho vào máy sấy cho chuối khô se hai mặt.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 4:
Sau khi sấy chuối, ướp chuối với đường, có thể cho 1 thìa cà phê bột nghệ để chuối trông vàng óng. Ướp trong 1 tiếng.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 5:
Cho chuối đã ướp vào chảo để sên thành mứt, khi chuối sôi ta cho nước chanh và vỏ chanh bào vào sẽ có mùi vị hấp dẫn hơn. Sên tiếp trong khoảng 10 phút đến khi nước đường sệt lại là được.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Tiêu đề
Gắp từng miếng mứt chuối ra phên để cho khô và săn dẻo lại. Bảo quản chuối trong lọ thủy tinh sạch.
Những miếng chuối vàng óng có vị chua thơm nhẹ của nước chanh và vỏ chanh vô cùng hấp dẫn và lạ miệng.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Khoai lang sấy dẻo
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Nguyên liệu
+ 1 kg khoai lang mật
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 1:
Rửa sạch khoai lang với nước muối, sau đó gọt vỏ khoai và rửa thêm với nước muối loãng lần thứ hai.
Cắt khoai lang thành những miếng theo chiều dài hay ngắn tùy thích với độ dầy là 3mm cho mỗi miếng khoai.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 2:
Cho những miếng khoai lang đã cắt vào xửng hấp trong 30 phút là khoai chín. Bản thân khoai lang dẻo đã có độ ngon ngọt rất ngon nên bạn không cần tẩm ướp gì thêm mà nên giữ hương vị tự nhiên của khoai.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 3:
Khoai chín ta để nguội rồi sau đó cho từng miếng khoai ra vỉ hoặc phên để phơi.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 4:
Cách phơi khoai dẻo rất đơn giản: có thể phơi trong một nắng là khoai đã khô hoặc phơi nơi có gió thoáng mát trong hai ngày là khoai cũng sẽ khô se mặt và dẻo lại rồi.
Cách sấy lò nướng: cho khoai đã hấp chín vào lò nướng với nhiệt độ 75 -100 độ Ctrong 2 tiếng là ta đã có mẻ khoai lang sấy dẻo thơm ngọt.
Bảo quản khoai trong hũ thủy tinh khô và sạch để ăn dần nha.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bài và ảnh: Thùy Anh

NGHIÊNG BÓNG CHIỀU.

  
Thơ ĐT Minh Giang
Nhạc Nguyễn Hữu Tân
Tiếng hát Tâm Thư
Hòa âm Cao Ngọc Dung
Video Huyền Ái


Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Mưa đá và mưa vật thể: Hiện tượng kỳ lạ


Trong khi gió mạnh hay vòi rồng có thể là cách giải thích cho hiện tượng một số vật thể (như cá và ếch) bị thốc lên và rải xuống trái đất, hiện tượng những cơn mưa đá lớn kéo dài nhiều ngày lại khó có thể giải thích theo cách này. (Hình nền qua Shutterstock*)
Trong khi gió mạnh hay vòi rồng có thể là cách giải thích cho hiện tượng một số vật thể (như cá và ếch) bị thốc lên và rải xuống mặt đất, hiện tượng những cơn mưa đá lớn kéo dài nhiều ngày lại khó có thể được giải thích theo cách này. (Hình nền qua Shutterstock*)
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Tùy bạn quyết định!
Trong suốt chiều dài lịch sử, có rất nhiều ghi chép kể về những sự kiện các vật thể lạ rơi xuống từ bầu trời–cá, ếch, kẹo, mực, hạt đậu, quả hạch, hạt giống, và đủ thứ vật thể kỳ lạ và bất thường. Một giả thuyết phổ biến lý giải cho những sự kiện trên rằng gió lớn đã thốc những vật ấy từ mặt đất hay mặt nước lên, rồi ném chúng xuống một địa phương không ngờ ở cách xa hàng nhiều dặm. Nhưng liệu giả thuyết này có thể giải thích được những cơn mưa đá ào ạt đã từng phá hủy nhà cửa và thậm chí gây chết người và gia súc hay không?

Lịch sử những lần mưa vật thể

Một trong những ví dụ được ghi chép về “mưa” vật thể được triết gia, nhà tự nhiên học La Mã, Pliny the Elder, thuật lại những cơn bão ếch và cá vào thế kỷ thứ I sau công nguyên, ở địa phương mà hiện nay là nước Italia. Vào thế kỷ thứ III sau công nguyên, nhà tu từ và ngữ pháp học Athenaeus đã viết trong cuốn sách “The Deipnosophists” (hay còn gọi là “Bữa tiệc của các triết gia”) (Quyển VIII): “Người ta nói trước đây tại Paeonia và Dardania đã từng có mưa ếch, với số lượng ếch nhiều đến mức các ngôi nhà và đường phố tràn ngập là ếch. Trong vài ngày đầu tiên, người dân địa phương cố gắng giết chúng và đóng cửa ở trong nhà chịu đựng lũ ếch. Nhưng tình hình chẳng tiến triển, các chum vại dần chứa đầy ếch, và ếch hiện diện trong tất cả các món mà họ ăn. Rồi đến mức họ không thể uống nước, hay đặt chân lên mặt đất vì ếch chất thành hàng đống ở khắp mọi nơi. Mùi hôi thối của ếch chết bốc lên nồng nặc, họ đành bỏ xứ mà đi”.
Từ đó về sau, có rất nhiều những ví dụ bất thường được thuật lại, như trận bão năm 1840 tại Italy đã thả xuống hàng ngàn hạt giống mới nảy mầm được một phần của cây Judas (hay còn gọi là cây Tử kinh) có nguồn gốc từ Trung Phi; mưa bụi đường tinh vào năm 1857 ở Lake County, California; mưa đậu phỉ rải xuống Dublin, Ireland năm 1867; mưa ngao hồ còn sống xuống Paderborn, Đức năm 1892; và mưa sứa xuống Bath, Anh năm 1894.
Có lẽ một trong những “cơn mưa” thú vị nhất đã từng xảy ra là cơn mưa rào thả toàn tiền xu của thế kỷ 16 xuống một ngôi làng người Nga ở Meschera vào ngày 16 tháng 6 năm 1940. Các nhà khảo cổ đưa ra giả thuyết rằng một cơn gió mạnh quét qua một kho báu được chôn cất ở nơi đất bị xói mòn và làm lộ thiên rồi đem thả những đồng tiền xu này xuống mặt đất.
Một trong những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu hiện tượng “mưa vật thể” đầy kỳ lạ này là ông E.W. Gudger, một nhà ngư học ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ. Ông Gudger đã xuất bản một bài báo trên tạp chí Lịch sử Tự nhiên có tiêu đề “Những cơn mưa cá” trong những năm đầu thế kỷ 20, trong đó ông đề xuất bốn giả thuyết có thể lý giải cho những cơn mưa sinh vật biển.

Có lẽ một trong những “cơn mưa” thú vị nhất đã từng xảy ra là cơn mưa rào thả toàn tiền xu của thế kỷ 16 xuống một ngôi làng người Nga ở Meschera vào ngày 16 tháng 6 năm 1940.

Đầu tiên, ông cho rằng một số loài động vật xuất hiện “không đúng chỗ” có thể chỉ đơn giản là do chúng đang trong hành trình di cư. Thứ hai, những con cá hoặc các loài sinh vật biển khác bị mắc kẹt lại trên mặt đất sau khi nước từ các ao, suối tràn ra biển. Thứ ba, loài cá ngủ vào mùa hè–trước đó đã đào hang lên mặt đất–bị đánh thức bởi những trận mưa lớn. Và thứ tư, các con cá bị các vòi rồng hay lốc xoáy hút ra khỏi hồ hoặc đại dương và đổ xuống mặt đất ở cách đó nhiều dặm.
waterspout-shutterstock_212688577-WEBONLY-480x320
Một trong những lý giải cho hiện tượng mưa vật thể là do vòi rồng (Shutterstock)
Lý thuyết cuối cùng được mọi người đồng tình nhất. Ông Jerry Dennis viết trong cuốn sách của mình “Cơn mưa Ếch và Cá: Bốn mùa của những hiện tượng tự nhiên và những điều kỳ lạ của Bầu trời” rằng các tính toán lý thuyết cho thấy “cơn mưa đá có hạt cỡ quả bóng golf đòi hỏi một luồng gió thốc lên với vận tốc hơn 100 dặm một giờ, có thể chừng đó là quá đủ để hút những con cá nhỏ lên cao vào đám mây dông.”
Tuy nhiên, một số lần xuất hiện của mưa vật thể có thể không dễ dàng dùng lý thuyết này để giải thích. Ví dụ như hiện tượng mưa đá, được biết là kéo dài trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần, trong đó những tảng đá là quá lớn để luồng không khí có thể mang đến một nơi ở cách xa.

Mưa đá

Giống như hiện tượng mưa động vật, hiện tượng mưa đá đã được ghi nhận suốt chiều dài lịch sử. Một trong những tài liệu ghi chép sớm nhất là từ năm 1557, khi cuốn sách “Biên niên những điều kỳ diệu” của Conrad Lycosthenes mô tả một trận mưa đá gây chết người và vật nuôi.
Don-Quixote-stones.jpg
Một minh họa về một cơn mưa đá trong tác phẩm “Don Quixote.” (Public Domain)
Trong thời Trung Cổ, người ta cho rằng hiện tượng đá rơi xuống từ bầu trời là do những sinh vật có nguồn gốc siêu nhiên hoặc thậm chí là do ma quỷ tạo ra. Năm 1690, nhà văn học dân gian Robert Kirk viết trong cuốn sách của ông “Khu vực thịnh vượng chung bí mật” rằng đá rơi là do các cư dân trong thế giới ngầm được gọi là “những người vô hình” – giống như các yêu tinh hoặc phúc thần – ném những viên đá xuống mặt đất nhưng không bao giờ có ý định làm tổn thương bất kỳ ai. Năm 1698, những viên đá rơi xuống từ bầu trời New Hampshire đã được ghi nhận trong một cuốn sách nhỏ có tựa đề “Lithobolia”, hoặc “Con quỷ ném đá”.
Một trong những sự kiện mưa đá nổi tiếng nhất xảy ra ở Harrisonville, Ohio vào tháng 10 năm 1901. The Buffalo Express, một tờ báo địa phương, ghi nhận rằng vào ngày 13 tháng 10 “một tảng đá nhỏ đã đâm qua cửa sổ nhà Zach Dye”. Không thấy ai lảng vảng gần đấy. Nhưng câu chuyện không chỉ có thế. Trong vòng một vài ngày, toàn bộ thị trấn được cho là hết sức phiền muộn bởi những hòn đá và tảng đá cứ rơi xuống từ bầu trời trong veo. Kinh hãi không biết các tảng đá này đến từ đâu, người dân thị trấn đã triệu tập tất cả đàn ông và thanh niên trai tráng ở Harrisonville để loại trừ khả năng hiện tượng này được  gây ra bởi một băng nhóm có ý đồ quấy rối (mọi người cho rằng phụ nữ sẽ không có khả năng làm những việc như vậy). Đá vẫn tiếp tục rơi. Vài ngày sau đó, cơn mưa đá tự nhiên ngừng lại đột ngột cũng như lúc nó mới bắt đầu.
Kể từ sau sự kiện này, người ta đã nhiều lần chứng kiến các sự kiện đá rơi từ bầu trời, trong đó có trận mưa đá xảy ra ở Sumatra (1903), Bỉ (1913), Pháp (1921), Australia (nhiều lần từ 1946 đến 1962), New Zealand (1963), New York (1973), và Arizona (1983).

Giải thích cho hiện tượng mưa đá

Các nhà khoa học thừa nhận rằng họ thực sự chưa tìm ra được câu trả lời thích đáng cho những hiện tượng mưa đá kỳ lạ. Trong nhiều năm qua, nhiều giả thuyết đã được đưa ra, từ hành động của các loài yêu tinh đến các sinh vật siêu nhiên, hay do các băng nhóm ném đá, do hoạt động núi lửa, thiên thạch, lốc xoáy, và thậm chí cả sự trừng phạt của Thiên Chúa, đã từng được ghi lại trong tài liệu tham khảo (Joshua 10:11): “Thiên Chúa ném xuống những tảng mưa đá lớn từ trên trời xuống đến tận Azekah, và nhiều quân thù chết.”

Ví dụ như hiện tượng mưa đá, được biết là kéo dài trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần, trong đó những tảng đá là quá lớn để luồng không khí có thể mang đến một nơi ở cách xa.

Ngày 23 tháng 11 năm 2013, hàng ngàn viên đá nhỏ rơi xuống từ bầu trời Sicily, Italy sau khi núi Etna, một ngọn núi lửa đang hoạt động, phun ra những viên đá bọt, bụi và tro vào bầu trời. Các phương tiện xe cộ bị bao bọc trong loại đá nhỏ màu đen và sắc cạnh. Đây là một trường hợp mưa đá có thể giải thích được. Tuy nhiên, nhiều sự kiện được ghi chép lại không phù hợp với mô tả này.
Một lý giải phổ biến nữa là do lốc xoáy hoặc các hiện tượng khí hậu tương tự như lốc xoáy. Tuy nhiên, đã có các bài viết thuật lại rằng đá rơi ngay cả trong điều kiện thời tiết tốt và ngay cả ở những nước không có lốc xoáy. Hơn nữa, lốc xoáy chỉ có khả năng cuốn đá vụn và bắn ra ngoài theo quỹ đạo đạn đạo. Chúng không làm các mảnh vụn rơi xuống từ bầu trời và ở cách xa điểm bắt đầu.
Một số chuyên gia đã lập luận rằng mưa đá có thể được gây ra bởi một thiên thạch khi đi vào bầu khí quyển của Trái đất bị vỡ vụn thành hàng ngàn viên đá nhỏ hơn. Tuy nhiên, một sự kiện như vậy thường sẽ kèm theo một tiếng nổ, nhưng tiếng nổ không được ghi nhận trong các trường hợp được thuật lại, và giả thuyết này cũng không thể giải thích được những hiện tượng mưa đá kéo dài nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần.
Đối với nhiều hiện tượng bất thường và không giải thích được, các nhà khoa học và giới học giả đã tỏ ra miễn cưỡng trong việc xem xét đối tượng một cách chặt chẽ. Có lẽ, việc nghiên cứu bản chất của các loại đá và xem xét nó là đá ở ngay tại địa phương hay đến từ nơi khác, hay là đến từ ngoài vũ trụ, ít nhất cũng có thể giúp sáng tỏ phần nào. Cho đến lúc đó, chúng ta vẫn chỉ đang suy đoán điều gì đã gây ra các hiện tượng kỳ lạ này.
April Holloway là một nhà văn kiêm biên tập viên ở Ancient-Origins. Cô hoàn thành bằng Cử nhân Khoa học và hiện đang làm công việc nghiên cứu. 
Hình ảnh của một “bầu trời giông bão” qua Shutterstock

Phải chăng ở Ecuador có những cái cây biết “đi”? (Video)

Càng ngày con người càng phát hiện thêm nhiều những hiện tượng bất thường về cây cối và thực vật. Tại Ecuador, có rất nhiều loại cây biết “đi”, hay đúng hơn là do những đặc tính của chúng cho phép chúng có thể di chuyển khoảng 20 mét mỗi năm. Nhưng hiện tượng này là có thật sao?
Copacii misterioşi din Ecuador amintesc vizitatorilor de creaţiile lui J.R.R. Tolkien.
Những cây bí ẩn ở Ecuador gợi nhớ đến những sáng tác của nhà văn J.R.R. Tolkien. (Google.com)
Những cây bí ẩn ở Ecuador gợi nhớ đến những sáng tác của nhà văn J.R.R. Tolkien
Phải mất một ngày để đi từ thủ đô của Ecuador, Quito, đến trung tâm của Khu bảo tồn sinh quyển Sumaco, Di sản UNESCO, nằm khoảng 100 km về phía Đông Nam. Cuộc hành trình dự kiến 3 giờ đi bằng ô tô băng qua bìa rừng, sau đó từ bất kỳ điểm nào, mất từ 7 tiếng đến 15 tiếng đi bằng thuyền, cưỡi la hoặc đi bộ, băng qua một con đường đất để đến được trung tâm của rừng. Nhưng công sức bỏ ra cũng xứng đáng, bởi vì một khi đến giữa rừng này, bạn sẽ có thể khám phá ra điều bất thường: cây biết đi.
Cây của loài  Socrate exorrhiza có biệt danh “cây di động”. Bộ rễ phức tạp của những cây này khiến chúng có thể di chuyển liên tục để tìm ánh sáng mặt trời, khắp 4 mù
Chúng có thể di chuyển khoảng 2 hay 3cm mỗi ngày. Các hướng dẫn cho khách du lịch trong các khu rừng ở Ecuador từ lâu đã cho biết về những khả năng di chuyển phi thường này.
Phiên bản phổ biến nhất của câu chuyện nhắc đến thực tế chính là các cây này di chuyển ngày qua ngày để tìm ánh sáng mặt trời. Cấu tạo của rễ cho bạn cảm giác rằng những cây này có chân (trong bộ sưu tập ảnh có thể nhận thấy cảm giác này).
Nhưng không phải ai cũng bị thuyết phục về khả năng di chuyển thực sự của những cây này. Đối với các nhà khoa học, phần nào đó của hiện tượng này vẫn còn là một bí ẩn, một trong nhiều bí mật của thiên nhiên sẽ thực sự hấp dẫn để nghiên cứu.
Hiện tượng cây biết đi có lẽ chỉ có trong chuyện thần thoại, nhưng ở Ecuador hiện tượng này được mô tả là thật. Vì vậy, thực sự nó đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trên toàn thế giới.
Peter Vrsansky, một nhà cổ sinh vật tại Viện Khoa học Trái đất của Viện Hàn lâm Khoa học Slovakia ở Bratislava, nói rằng những cây này thực sự có khả năng di chuyển nhờ rễ của chúng.
Qua video đính kèm mời bạn làm một hành trình hấp dẫn ở giữa những khu rừng này!
Chia sẻ bài viết này

Giả thuyết về nền văn minh tiền sử tiên tiến qua 17 cổ vật Oopart (Phần I)


Chuyên mục Khoa học huyền bí của Việt Đại Kỷ Nguyên khám phá những nghiên cứu và các báo cáo khoa học liên quan tới các hiện tượng và các lý thuyết đang thách thức sự hiểu biết của con người. Chúng tôi đi sâu vào các ý tưởng có tính kích thích trí tưởng tượng và mở ra các khả năng mới. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn với chúng tôi về các chủ đề đôi khi còn được tranh luận này qua mục bình luận (comment) ở phía dưới bài viết.
Theo quan điểm cố hữu về lịch sử, loài người trong hình dáng như ngày nay chỉ mới xuất hiện trên trái đất khoảng 200.000 năm. Các nền văn minh tiến bộ dù đã xuất hiện vài ngàn năm trước đây, nhưng phần nhiều các sáng tạo cơ khí mà chúng ta biết trong thời hiện đại chỉ mới bắt đầu hình thành từ thời điểm cuộc Cách mạng Công nghiệp cách đây hai trăm năm.
Nhưng người ta đã tìm thấy tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới hàng chục cổ vật được làm ra những thời kì rất xa xưa trong tiền sử, mà trình độ công nghệ làm ra chúng đạt mức rất cao, dường như không tương hợp với thời đại của chúng vì chiểu theo quan điểm lịch sử truyền thống, tại thời đại đó không thể có mức độ khoa học tiến tiến như vậyCác cổ vật này được gọi là Oopart (Out-of-Place Artifacts).
Nhiều nhà khoa học cố gắng giải thích các cổ vật Oopart thông qua các hiện tượng tự nhiên. Nhưng những người khác cho rằng cách giải thích như vậy đã bỏ qua ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy rằng nền văn minh thời tiền sử đã sở hữu những kiến ​​thức công nghệ tiên tiến nhưng bị thất lạc sau khi trải qua nhiều thời đại, và chỉ được hình thành trở lại trong thời kỳ hiện đại.
Chúng ta sẽ điểm qua một loạt các cổ vật Oopart với độ tuổi được ước tính trải dài từ hàng triệu năm đến chỉ mấy trăm năm trước đây, tất cả đều cho thấy sự tân tiến vượt thời đại của chúng.
Chúng tôi không khẳng định rằng tất cả hoặc bất kỳ Ooparts nào có thể là bằng chứng dứt khoát chứng minh sự tồn tại của các nền văn minh tiền sử tiến tiến, mà đúng hơn chúng tôi đang cố gắng cung cấp cho độc giả một cái nhìn vắn tắt về những điều đã được biết hoặc giả thuyết về các cổ vật này. Mặc dù chưa bao trọn toàn bộ các Oopart, nhưng danh sách dưới đây là tập hợp các Oopart chính yếu như máy đo địa chấn, máy tính cổ đại và lò phản ứng hạt nhân khổng lồ.

17. Cục pin 2000 tuổi?

Right: An illustration of a Baghdad battery from museum artifact pictures. (Ironie/Wikimedia Commons) Background: Map of area surrounding present-day Baghdad, Iraq. (Cmcderm1/iStock/Thinkstock)
Hình góc phải: Ảnh minh họa một cục pin Baghdad từ tranh của bảo tàng cổ vật. (Nguồn: Ironie/Wikimedia Commons). Ảnh nền: Bản đồ khu vực xung quanh một khu vực mà nay là thành phố Baghdad, Iraq. (Nguồn: Cmcderm1/iStock/Thinkstock)
Những chiếc bình đất sét với nút làm bằng nhựa đường và các que sắt được làm ra cách đây khoảng 2.000 năm đã được chứng minh là có khả năng tạo ra một dòng điện có hiệu điện thế lớn hơn một volt. Những cục “pin” cổ xưa này được tìm thấy bởi nhà khảo cổ học người Đức Wilhelm Konig vào năm 1938 ngay bên ngoài thủ đô Baghdad, Iraq.
Tiến sĩ Paul Craddock, một chuyên gia về luyện kim tại Bảo tàng Anh, chia sẻ với đài BBC vào năm 2003 về những cục pin cổ này như sau: “Vì hiếm có và cổ nên chúng luôn thu hút được sự quan tâm”, “Loại pin này chỉ được sản xuất một lần duy nhất. Và theo những gì chúng tôi được biết, không có ai khác từng tìm thấy bất cứ thứ gì như thế này. Chúng là những cổ vật kỳ lạ, là những điều bí ẩn của cuộc sống. ”

16. Bóng đèn Ai Cập cổ xưa?

The light-bulb-like object engraved in a crypt under the Temple of Hathor in Egypt. (Lasse Jensen/Wikimedia Commons)
Một vật thể có hình dáng giống như bóng đèn điện được chạm khắc trong một hầm mộ ở phía dưới Đền Hathor ở Ai Cập. (Nguồn: Lasse Jensen/Wikimedia Commons)
Một hình chạm khắc ở phía dưới ngôi đền Hathor ở Dendera, Ai Cập, phác họa một số hình người xung quanh một vật trong giống như một chiếc bóng đèn lớn. Ông Erich Von Däniken người viết cuốn sách “Cỗ xe ngựa của các vị thần”, đã thiết kế một mô hình bóng đèn phỏng theo bóng đèn được khắc ở đền Hathor, và khi được kết nối với một nguồn điện, nó phát ra một loại ánh sáng màu tím kỳ quái.

15. Trường thành tại bang Texas (nước Mỹ)

A historic photo of the “wall” found in Rockwall, Texas. (Public Domain)
Một bức ảnh lịch sử một phần của bức “tường thành” được tìm thấy ở thành phố Rockwall, bang Texas, Mỹ (Nguồn: Public Domain)
Vào năm 1852, tại địa phận mà ngày nay thuộc Hạt Rockwall, bang Texas, nước Mỹ, một số người nông dân trong lúc đào giếng đã phát hiện ra một công trình có vẻ là một bức tường đá cổ. Nó được ước tính khoảng 200.000 đến 400.000 năm tuổi. Một số nói rằng đây là một cấu trúc tự nhiên, trong khi những người khác nói rằng công trình này rõ ràng được xây dựng bởi con người.
Tiến sĩ John Geissman thuộc trường University of Texas ở Dallas cho rằng bức tường là một kết cấu được hình thành tự nhiên sau khi tiến hành nghiên cứu những viên đá của nó (nghiên cứu này là một phần của một bộ phim tài liệu thuộc kênh truyền hình History Channel). Ông thấy rằng tất cả các viên đá đều bị từ hóa theo cách giống nhau, ý nói rằng chúng được hình thành ngay tại mỏ đá và không phải là được chuyển đến Rockwall từ một nơi nào khác. Nhưng nghiên cứu của tiến sĩ Geissman cũng chỉ là một thử nghiệm thuộc một chương trình truyền hình đơn lẻ nên không thuyết phục được một số nhà khoa học và họ yêu cầu những nghiên cứu thêm nữa.
Nhà địa chất học James Shelton và John Lindsey, kiến trúc sư tốt nghiệp trường Harvard, đã chỉ ra các đặc điểm về mặt cấu trúc cho thấy dường như nó được xây dựng dựa trên thiết kế kiến trúc, gồm có lối đi mái vòm, cổng chính có dầm đỡ và các khe hở hình vuông trông giống như những ô cửa sổ.

14. Lò phản ứng hạt nhân 1.8 tỷ năm tuổi?

Nuclear reactor site, Oklo, Gabon Republic. (NASA)
Vị trí lò phản ứng hạt nhân cổ đại tại Oklo, nước Công hòa Gabon. (Nguồn: NASA)
Năm 1972, một nhà máy của Pháp nhập khẩu quặng uranium từ mỏ Oklo, thuộc nước Cộng hòa Gabon ở Châu Phi. Nhưng quặng uranium này hóa ra đã được chiết luyện. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng vị trí mỏ quặng hiện nay dường như từng là một lò phản ứng hạt nhân quy mô lớn được xây dựng 1,8 tỷ năm trước và đã được vận hành trong khoảng 500.000 năm.
Tiến sĩ Glenn T. Seaborg, cựu lãnh đạo của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ và là người từng đoạt giải Nobel với công trình tổng hợp các nguyên tố kim loại nặng, đã giải thích lý do tại sao ông tin rằng phản ứng hạt nhân tại mỏ Oklo không phải là một hiện tượng tự nhiên, và theo đó nó phải là lò phản ứng hạt nhân do con người tạo ra. Vì để “đốt cháy” uranium trong một phản ứng, cần có những điều kiện rất chính xác, nghiêm ngặt.
Nước để cung cấp cho phản ứng phải cực kỳ tinh khiết, tinh khiết hơn rất nhiều so với nguồn nước trong tự nhiên. Một số chuyên gia về kỹ thuật lò phản ứng cho biết họ tin rằng uranium ở Oklo lúc đó không thể có đủ hàm lượng uranium-235 để cho một phản ứng có thể diễn ra tự nhiên. (Chất đồng vị uranium-235, một trong những đồng vị được tìm thấy tự nhiên trong uranium, là nguyên tố cần thiết để phản ứng phân hạch hạt nhân xảy ra).

13. Tấm bản đồ đi biển vẽ châu Nam Cực thời trước khi bị phủ kín bởi băng tuyết?

A portion of the Piri Reis map of 1513. (Public Domain)
Một phần tấm bản đồ của đô đốc Piri Reis được vẽ vào năm 1513. (Nguồn: Public Domain)
Có một tấm bản đồ được một số người cho là đã vẽ châu Nam Cực ở thời điểm rất xa xưa trước khi nó bị bao phủ trong băng tuyết. Đó là tấm bản đồ được vẽ vào năm 1513 bởi Piri Reis – đô đốc hải quân, cũng là một người vẽ bản đồ của Thổ Nhĩ Kỳ. Piri Reis đã tham khảo từ nhiều tấm bản đồ khác nhau trước đó để vẽ nó.
Trong tấm bản đồ này, một vùng đất rộng lớn được vẽ nhô ra từ bờ biển phía nam của Nam Mỹ. Lorenzo W. Burroughs, một đại úy không quân Hoa Kỳ thuộc đơn vị bản đồ, đã viết một lá thư cho tiến sĩ Charles Hapgood vào năm 1961 để nói rằng vùng đất rộng lớn này dường như biểu thị chính xác phần bờ biển ở dưới lớp băng của châu Nam Cực.
Tiến sĩ Hapgood (1904-1982) là một trong những người đầu tiên công khai nói rằng bản đồ của Piri Reis đã vẽ châu Nam Cực trong một thời kỳ tiền sử. Tiến sĩ Hapgood là một nhà sử học thuộc trường Harvard, người đưa ra lý thuyết về chuyển dịch địa chất được nhà khoa học Albert Einstein ngưỡng mộ. Ông giả thuyết rằng các vùng đất rộng lớn đã bị dịch chuyển, giả thuyết này giải thích nguyên nhân tại sao Nam Cực đã được vẽ nối liền với Nam Mỹ trong tấm bản đồ Piri Reis.
Khác với con số hàng ngàn năm trong lý thuyết của tiến sĩ Hapgood, các nghiên cứu hiện đại cho rằng sự chuyển dịch của châu Nam Cực có thể đã kéo dài trong hàng triệu năm.

12. Máy đo địa chấn 2000 năm tuổi

A replica of an ancient Chinese seismoscope from the Eastern Han Dynasty (25-220 A.D.), and its inventor, Zhang Heng. (Wikimedia Commons)
Một bản sao của máy đo địa chấn cổ đại Trung Hoa có từ thời Đông Hán (từ năm 25 tới năm 220), và chân dung người phát minh ra thiết bị đó – Trương Hành. (Nguồn: Wikimedia Commons)
Vào năm 132, Trương Hành đã tạo ra chiếc máy đo địa chấn đầu tiên trên thế giới. Làm thế nào chiếc máy có thể hoạt động chính xác vẫn còn là một bí ẩn, chỉ biết các bản sao của nó đã làm việc với độ chính xác tương đương với các thiết bị đo hiện đại.
Trong năm 138, máy đo này đã xác định một cách chính xác việc có một trận động đất đã xảy ra cách kinh thành Lạc Dương (kinh đô nhà Đông Hán lúc đó) khoảng 300 dặm về phía tây. Không ai ở Lạc Dương cảm nhận được trận động đất và họ đã bỏ qua lời cảnh báo cho đến khi vài ngày sau đó, có một người đưa tin từ phía tây kinh thành đến để yêu cầu cứu trợ.

11. Đường ống 150.000 năm tuổi?

A file photo of a pipe, and a view of Qinghai Lake in China, near which mysterious iron pipes were found. (NASA; Pipe image via Shutterstock*)
Một bức ảnh chụp một đoạn ống và toàn cảnh hồ Thanh Hải ở Trung Quốc, gần nơi các ống sắt bí ẩn được tìm thấy. (Nguồn ảnh hồ Thanh Hải: NASA; Nguồn ảnh chụp đoạn ống: Shutterstock)
Tại các hang động gần núi Bạch Công của Trung Quốc, người ta đã phát hiện ra các đường ống dẫn đến một hồ nước gần đó. Theo Brian Dunning (chủ nhân của trang web khoa học Skeptoid.com), niên đại của những ống sắt này được Viện Địa chất Bắc Kinh xác định là vào khoảng 150.000 năm trước.
Thông tấn xã nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã cho biết các đường ống này được đem đi phân tích tại xưởng nấu chảy kim loại tại địa phương và 8 phần trăm trong số các vật chất của nó không thể được xác định. Trịnh Kiến Đông, một nhà nghiên cứu địa chất thuộc Cơ quan Quản lý động đất Trung Quốc đã nói với tờ Nhân dân Nhật báo (một tờ báo của nhà nước Trung Quốc) trong năm 2007 rằng một số đường ống được phát hiện mang theo một lượng lớn phóng xạ.
Ông Kiến Đông cho rằng chất nhão (magma) chứa nhiều nguyên tố sắt có thể đã trào lên từ sâu dưới đất, đưa sắt vào các khe nứt tại đó nó có thể đã được hóa cứng thành các ống trên. Mặc dù vậy, ông cũng thừa nhận: “Thực sự các ống sắt này có điều gì đó thật bí ẩn”. Ông nhắc tới hiện tượng phóng xạ của các ống này như một ví dụ về những đặc điểm kỳ lạ của chúng.

10. Máy tính cổ đại Antikythera

Antikythera Mechanism
Cỗ máy Antikythera là một thiết bị cơ khí 2000 năm tuổi được sử dụng để tính toán vị trí của mặt trời, mặt trăng, các hành tinh, và thậm chí cả ngày tháng của các kỳ Đại hội thể thao Olympic cổ đại. (Nguồn: CC via SA 3.0) / Wikimedia Commons)
Cỗ máy Antikythera là một thiết bị cơ khí 2000 năm tuổi được sử dụng để tính toán vị trí của mặt trời, mặt trăng, các hành tinh, và thậm chí cả ngày tháng của các kỳ Đại hội thể thao Olympic cổ đại. (Nguồn: CC via SA 3.0) / Wikimedia Commons)
Một chiếc máy, thường được gọi là “máy tính” cổ xưa, được phát minh bởi người Hy Lạp vào khoảng năm 150 trước công Nguyên có thể tính được những thay đổi thiên văn với độ chính xác rất cao.
“Nếu nó đã không được phát hiện … không ai có thể tin rằng có thể tồn tại một chiếc máy như thế này bởi vì nó quá phức tạp”, nhà toán học Tony Freeth nói trong một phim tài liệu NOVA. Trong một video được phát hành bởi Bộ Văn hóa và Du lịch nước Cộng hoà Hy Lạp, ông Mathias Buttet, giám đốc nghiên cứu và phát triển của hãng đồng hồ Hublot, đã phát biểu rằng: “Cỗ máy Antikythera này bao gồm các tính năng tài tình mà không thể được tìm thấy trong chế tạo đồng hồ hiện đại”.

Clementinum ở Praha – một trong những thư viện ấn tượng nhất trên thế giới (video)

Thư viện Quốc gia Clementinum (hoặc Klementinum) Praha (Google.com)
Thư viện Quốc gia Clementinum (hoặc Klementinum) ở Praha được xem là một trong những tòa nhà với kiến trúc Baroque đẹp nhất trên thế giới. Đây là một phần của một khu phức hợp các tòa nhà lịch sử có diện tích khoảng 20.000 mét vuông. Được khánh thành vào năm 1722, nó đã có thời là trường dòng Tên lớn thứ ba trên thế giới.
Với 20.000 cuốn sách, thự viện thực sự là một kho báu đối với những người yêu sách.
Các bức bích họa trên trần nhà do Jan Hiebl thực hiện, thông qua đó, ông đã đưa vào bức vẽ những biểu tượng giới thiệu tầm quan trọng của giáo dục. Thư viện thuộc khu phức hợp Clementinum và cất giữ các sách thần học bằng tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Bên trong thư viện có cả một căn phòng dành cho các tác phẩm  gốc của Mozart, được ông thực hiện ở Salzburg.
Năm 1777, Maria Theresa của Áo đã quyết định biến viên ngọc văn hóa quý giá này trở thành một thư viện tổng hợp công cộng, điều đó cho phép các cộng đồng nghiên cứu ở Praha và trên khắp thế giới có thể thưởng thức vẻ đẹp kiến trúc Baroque của thư viện tráng lệ này. Bên trong các gian phòng chính trưng bày không chỉ các bức bích họa của Hiebl, mà còn cả những quả cầu vàng  (Golden Globes) nổi tiếng và những chiếc đồng hồ thiên văn của Jan Klein. Từ thế kỷ thứ 18, bên trong thư viện đã không bị thay đổi, và đã giữ cho công trình lịch sử này trở thành một trong những tác phẩm đẹp nhất cho những người yêu nghệ thuật và văn hóa.
Gần đây, một số cuốn sách lịch sử hiếm hoi trong bộ sưu tập ở thư viện này được Google quét chụp, để khi công việc này kết thúc chúng có thể được tìm thấy trong thư viện kỹ thuật sốGoogle Books.
Năm 1781 Karel Rafael Ungar, khi đó là giám đốc thư viện, đã hình thành ra một bộ sưu tập các văn bản được viết bằng tiếng Czech, đề cập đến thư viện này với tên là Thư viện quốc gia, từ đó đặt nền móng cho sự ra đời sau đó của Thư viện Quốc gia.
Năm 2005, Thư viện Quốc gia của Czech đã được UNESCO trao Giải thưởng Jikji (Hồi ức của thế giới).
Các hồ sơ khí tượng lâu đời nhất của Czech bắt đầu từ năm 1775 được giữ trong Clementinum, và vẫn  tiếp tục cho đến ngày hôm nay.
Thư viện Clementinum ở Praha, Marinska Namesti 5, quận Stare Mesto và có thể vào thăm quan với vé giá 220 curon, tương đương khoảng 8 euro.