a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2025 AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM MỚI 2025 VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Viên kim cương trên vương miện Nữ hoàng Anh và lời nguyền gây chết chóc

Koh-i-Noor từng được biết đến là viên kim cương lớn nhất thế giới chịu lời nguyền đáng sợ. Truyền thuyết kể rằng viên kim cương này đã 5.000 năm tuổi được cho là trang sức Syamantaka.

vương miện, nữ hoàng anh, Koh i Noor, kim cương, Bài chọn lọc,
Kōh-i Nūr có nghĩa là “Ngọn núi Ánh sáng” theo tiếng Ba Tư, viên kim cương 186 carat (khoảng 37,2 gam) trước khi Thái tử Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria, cho thợ về gia công lại bởi ông không hài lòng với vẻ ngoài của nó. Điều này khiến trọng lượng viên đá quý chỉ còn 105,6 carat.
Ngày nay, Ngọn núi Ánh sáng được trưng bày trên Tháp London. Giá trị của Koh-i-Noor được ước tính khoảng 100 triệu bảng Anh (gần 3.300 tỷ đồng).
vương miện, nữ hoàng anh, Koh i Noor, kim cương, Bài chọn lọc,
Nữ hoàng Anh và chiếc vương miện gắn viên kim cương Koh-i-noor.
Không chỉ Ấn Độ, mà Pakistan, Iran và Afghanistan đều tuyên bố quyền sở hữu đối với Koh-i-Noor, và nhiều lần đòi Chính phủ Anh phải trả lại. Tuy nhiên, phía Anh cho rằng họ lấy viên đá quý này một cách hợp pháp theo những điều khoản trong Hiệp ước Lahore.
Các viên kim cương này từng thuộc về các đế chế cai trị như Hindu, Mughal, Turkic, Afghan và Sikh.
Lời nguyền
Được khai thác ở mỏ Golcondas của Ấn Độ, ngôi nhà của những viên kim cương nổi tiếng nhất thế giới, Koh-i-Noor được cho là gắn với một lời nguyền đáng sợ.
Lời nguyền của viên kim cương bắt nguồn từ một văn bản Hindu, và cũng là văn tự chính thức xác nhận sự xuất hiện của viên kim cương vào năm 1306.
Nội dung lời nguyền này nói rằng người sở hữu viên kim cương sẽ có được cả thế giới:
“Anh ta rồi sẽ biết tất cả bất hạnh của viên đá”, và
“Chỉ có Thần linh hoặc phụ nữ mới có thể đeo nó mà không bị trừng phạt”.
Việc gắn liền với lời nguyền bí ẩn này, viên kim cương Koh-i-Noor đi cùng với những biến động thời cuộc qua nhiều nhà trị vì. Có lẽ vì thế mà bí ẩn về nó ngày càng gia tăng.
Vào năm 1526, viên kim cương này xuất hiện trong một văn bản của nhà trị vì đế chế Mughal là Babur. Ông có được viên đá khi chiến thắng Ibrahim Lodi, hậu duệ cuối cùng của vương triều Lodi, vua trị vì Dehli, trong trận chiến Panipat lần thứ nhất.
Năm 1739, Thống soái Ba Tư là Nadir Shah đánh bại Muhammad Shah chinh phục Delhi. Đây cũng là thời điểm viên kim cương được mang cái tên Kōh-i Nūr. Khi phát hiện ra lời nguyền của viên đá quý, ông trả nó về lại Ba Tư, nhưng lời nguyền vẫn ám ảnh cho đến khi ông bị ám sát vào 8 năm sau đó.
Viên kim cương được chuyển sang cho vị thống soái kế nhiệm là Ahmad Shah Durrani, rồi được lưu truyền cho các thế hệ sau.
vương miện, nữ hoàng anh, Koh i Noor, kim cương, Bài chọn lọc,
Shuja Shah Durrani của Afghanistan, năm 1839.
Sau đó vào năm 1813, viên kim cương trở về Ấn Độ, sau khi Shah Shuja Durrani, nhà cai trị đế chế Afghan bị truất phế. Ông là hậu duệ của Ahmad Shah, chạy trốn sự truy quét của người anh em ở Kabul.
Ông đưa nó đến Punjab rồi trao cho Maharaja Ranjit Singh, người sáng lập vương triều Sikh, như một thỏa thuận đầu hàng đổi lấy việc hỗ trợ ông đoạt lại vương triều Afghan.
vương miện, nữ hoàng anh, Koh i Noor, kim cương, Bài chọn lọc,
Maharaja Ranjit Singh và tướng quân Sham Singh Attari.
Vợ của Shah Shuja Durrani là Wufa Begum miêu tả viên đá quý này như sau:
Giữa năm 1839 – 1843, Maharaja Ranjit Singh qua đời, viên kim cương được đứa con trai thừa kế. Nhưng lời nguyền mau chóng ứng nghiệm khi 3 người con trai lớn của ông bị sát hại, để lại đứa em 5 tuổi là Duleep Singh kế thừa vương vị. Ông cũng là vì vua cuối cùng của Ấn Độ sở hữu viên kim cương Koh-i-Noor.
Cuối cùng vào năm 1849, người Anh giành chiến thắng trong cuộc chiến Anglo-Sikh, họ chiếm lấy Punjab thuộc vương quốc Sikh với Hiệp ước Lahore. Duleep Singh trao cả vương triều cùng viên kim cương cho người Anh trước khi rời bỏ vương vị.
Tất cả những người đàn ông sở hữu Koh-i-Noor đều đánh mất vương quyền hay chuốc lấy bất hạnh khác nhau.
Khoản 3 trong Hiệp ước ghi rằng: “Viên đá quý mang tên Koh-i-Noor, do Maharaja Ranjit Singh nhận từ Shah Shujah Durrani, sẽ là vật đầu hàng của Maharajah xứ Lahore dâng lên Nữ hoàng Anh.
Đến mãi năm 1852, viên đá mới được trình diện trước công chúng, sau khi Thái tử Albert cho người gia công nó.
Bất chấp việc tranh giành quyền sở hữu viên đá của Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Anh vẫn là quốc gia chiếm giữ viên đá quý này. Nhà sử học người Anh là Andrew Roberts, trước nỗ lực đòi lại viên đá của Ấn Độ, đã phát biểu vào năm 2015:
Về mặt lịch sử, rất khó để đưa ra quyết định hợp lý cho tất cả các khiếu nại liên quan. Tuy nhiên xét về khía cạnh ngọc học, Ấn Độ là quốc gia phù hợp pháp nhất khi đó là nơi viên ngọc được đào lên.

Theo Vision Times

Âm nhạc ở mức 432 Hz: Một tần số rung động thần thánh?

Các nhạc cụ phải chăng nên được chỉnh đến tần số 440 Hz hay 432 Hz?
Đây là chủ đề vẫn luôn được tranh luận trong giới nghệ thuật trong nhiều thập kỷ, và nó có liên hệ tới các thuyết âm mưu của Đức Quốc Xã Nazi, các phương pháp trị liệu New Age (chữa bệnh bằng âm thanh, màu sắc, mát xa, lưỡng cực, reiki,…), việc nhìn nhận một cách thực tiễn phần dễ nhất trên dây thanh âm của một ca sĩ, một mối liên kết được khôi phục với toán học và khiếu thẩm mỹ thời cổ đại, và các mối liên hệ trừu trượng với một trật tự cao hơn.
Năm 1955, người ta đã thiết lập nốt La = 440 Hz thành tiêu chuẩn quốc tế để thống nhất các cao độ khác nhau được sử dụng trước đây trong âm nhạc. Điều này có nghĩa là nốt La giữa dao động 440 lần mỗi giây. Nhưng một số người cho rằng nốt La = 432 Hz sẽ mang âm nhạc đến một mức độ khác.
Thí nghiệm cho thấy tần số 432 Hz hoàn thiện hơn, an lành hơn
Học giả âm nhạc Maria Renold, trong cuốn sách “Quãng, gam, tông và cao độ hòa nhạc” đã miêu tả cách bà thử nghiệm các hiệu ứng khác nhau trên người nghe từ các tần số 440 Hz và 432 Hz. Bà đã hỏi hàng nghìn người ở nhiều quốc gia khác nhau trong 20 năm qua để đánh giá cảm nhận của người nghe đối với mỗi tần số.
Bà nói 90% số người thích tần số 432 Hz. Khi được yêu cầu miêu tả nó, họ sử dụng các từ như “hoàn thiện, chính xác, thanh bình, [và] chói sáng”.

Ngược lại, họ miêu tả tần số 440 Hz như những thanh âm “không thoải mái, ngột ngạt, [và] thiển cận”.

Renold nhận được nhiều ảnh hưởng từ nhà thần bí người Áo Rudolf Steiner. Ông cảnh báo trước “độ sáng ma quỷ” của các cao độ cao hơn, và khuyến khích sử dụng nốt La = 432 Hz để giúp thăng hoa tinh thần. Nghiên cứu của Renold chưa từng được bình duyệt; nó cũng chưa được tái lập, nhưng có vẻ như không một nhà khoa học nào muốn nghiêm túc tái lập nó.
Kỹ sư âm thanh Trevor Cox đã tiến hành một nghiên cứu không chính thức trên mạng, trong đó yêu cầu người tham gia nêu lên sở thích của họ đối với các bản nhạc được biến đổi cao độ để mô phỏng bảy mức tần số khác nhau, bao gồm 432 Hz và 440 Hz. Trong khoảng vài trăm người tham gia, ông nhận thấy một xu hướng hơi nghiêng về 440 Hz thay vì 432 Hz.
Thí nghiệm bao gồm các đoạn nhạc đã được điều chỉnh điều chỉnh lại theo âm thanh kỹ thuật số tuy nhiên không được điều chỉnh lại theo âm thanh cơ khí. Không rõ cách này có tạo ra sự khác biệt hay không, vì Renold tuyên bố rằng thí nghiệm của bà chỉ có hiệu quả với các nhạc cụ phi điện tử. Tất cả các thí nghiệm bà tiến hành với các thanh âm được tạo ra bởi nhạc cụ điện tử đều thất bại.

Việc chuyển đổi sang tần số 432 Hz đã được một số nhân vật có tên tuổi ủng hộ, bao gồm ca sĩ opera giọng nam cao người Ý Luciano Pavarotti và giọng nữ cao Renata Tebaldi.

Việc hát ở mức tần số này được cho là sẽ đặt ít áp lực hơn lên các dây thanh âm của ca sĩ.
Nguyên nhân tần số 440 Hz được chọn làm tiêu chuẩn đang là chủ đề của một số tranh luận.

Tần số 440 Hz từng được quân Đức Quốc xã khởi xướng?

Nhiệt độ của các phòng hòa nhạc ở Mỹ đóng một phần vai trò trong quyết định này. Nhà sản xuất nhạc cụ người Mỹ J.C. Deagan đã xác định rằng 440 Hz là tần số tốt nhất cho các phòng hòa nhạc ở Mỹ. Các nhà khoa học người Anh đồng ý rằng tần 440 Hz là tốt nhất, không phải dựa trên nhiệt độ phòng hòa nhạc, mà dựa trên sự nóng lên của các nhạc cụ hơi làm bằng gỗ trong quá trình biểu diễn.
Nguyên nhân gây tranh cãi nhiều nhất trong số đó là ý kiến cho rằng quân Đức Quốc xã muốn reo rắc bạo lực và sợ hãi thông qua việc sử dụng mức tần số 440 Hz.
Laurent Rosenfeld đã viết một bài viết có tựa đề “Cách thức quân Nazi hủy hoại cách lên dây âm nhạc”, đăng tải trên tạp chí Executive Intelligence Review số ra tháng 9/1988. Rosenfeld nhấn mạnh đây chính là Đài phát thanh Berlin, cỗ máy phát ngôn của bộ trưởng tuyên truyền quân Nazi thời bấy giờ Josef Goebbel. Vào năm 1939, Đài phát thanh này đã tổ chức một hội thảo nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiêu chuẩn tần số 440 Hz. Hội thảo này đã đặt nền tảng cho quyết định chính thức thiết lập tiêu chuẩn này sau đó.
Không một nhà soạn nhạc người Pháp nào được mời tới hội thảo, vì người Pháp đặc biệt phản đối tần số 440 Hz, Rosenfeld báo cáo. Ông đã viết: “Các nguồn khác, như Rene Dumesnil, một người khác ủng hộ sử dụng tần số thấp, nói rằng cái hội thảo ở London này là một màn dàn dựng: những người tổ chức trước hết sẽ hỏi các nhạc sĩ, kỹ sư, các nhà chế tạo nhạc cụ, các nhà vật lý,… xem họ có đồng ý với tiêu chuẩn nốt La = 440 hay không. Bất kỳ ai không đồng tình sẽ đơn giản không được mời”.
tranh hans memlingMột phần bức tranh dạng polyptych của họa sĩ Han Memling vào khoảng giai đoạn 1480. (Public Domain)
Rosenfeld không đưa ra phỏng đoán nào về động cơ của Nazi khi thiết lập tần số 440 Hz làm chuẩn, và có vẻ như ý tưởng về việc reo rắc bạo lực đã được những người ủng hộ nốt La = 432 Hz thêm thắt vào sau này.
Theo Rosenfeld, nhạc sĩ người Pháp và là một người ủng hộ nốt La = 432 Hz – Robert Dussaut đã nói: “Các đối thủ đã nói với tôi rằng những người Mỹ muốn âm thanh tại mức 440 lần dao động mỗi giây, do nhạc jazz [vốn đã được nâng cao độ lên 440 và hơn nữa], và chúng tôi nên làm theo họ. Điều đó làm tôi rất sốc, khi các nhạc sĩ và ca sĩ của chúng ta lại phải phụ thuộc vào những người chơi nhạc jazz ở bờ bên kia Đại Tây Dương… Các cân nhắc mang tính thương mại được đặt lên hàng đầu. Các nhạc sĩ chỉ có cách từ bỏ”.

Những người Mỹ muốn âm thanh tại mức 440 lần dao động mỗi giây, do nhạc jazz [vốn đã được nâng cao độ lên 440 và hơn nữa]

 Robert Dussaut
Ngoài các lo ngại mang tính chính trị và thương mại, cuộc tranh luận về âm thanh cũng tập trung vào các tuyên bố cho rằng mức dao động 432 Hz có lợi ích hơn đối với cơ thể người và 432 là một con số đặc biệt, thậm chí huyền bí, với tầm quan trọng đáng kể.

Cymatics: ‘Ngành khoa học âm thanh trở nên hữu hình’

Người ta cho rằng mức tần số 432 Hz có một tác động tích cực đối với nước, cũng như cơ thể chúng ta vì nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể người.
John Stuart Reid đã phát triển một loại dụng cụ gọi là CymaScope, được sử dụng trong một lĩnh vực nghiên cứu gọi là cymatics. Trang web chính thức của CymaScope miêu tả cymatics là “ngành khoa học âm thanh hữu hình”.
CymaScopeSE (1)
Dụng cụ CymaScope. (Ảnh: cymascope.com)
Trang web tiếp tục: “Dựa vào nguyên lý cho rằng khi âm thanh tiếp xúc mới một tấm màng như da hay bề mặt nước, nó sẽ in dấu một mô thức năng lượng vô hình. Nói cách khác, sự dao động mang tính chu kỳ trong mẫu âm thanh sẽ được chuyển đổi và trở thành các gợn sóng nước định kỳ, tạo ra các mô thức hình học tuyệt đẹp, hé lộ lĩnh vực từng được ẩn giấu của âm thanh”.

Khi âm thanh tiếp xúc mới một tấm màng như da hay bề mặt nước, nó sẽ in dấu một mô thức năng lượng vô hình.

— CymaScope.com
not nhac cymascopeHình ảnh các nốt nhạc đàn piano của quãng tám thứ nhất trên dụng cụ CymaScope. (Ảnh: cymascope.com)
Reid đã thử nghiệm hiệu ứng của nốt La = 432 Hz trên nước với CymaScope theo yêu cầu của người ủng hộ tần số 432 Hz hàng đầu Brian T. Collins. Collins đã công bố phản hồi của Reid như sau: “Tần số 432 Hz xuất hiện như một hình tam giác mỗi lần chúng tôi tạo ảnh nó. Chúng tôi nghĩ rằng có gì đó không đúng với CymaScope nhưng sau khi thử hơn 1 tiếng đồng hồ chúng tôi đã đi đến kết luận rằng số 3 có lẽ có liên hệ nào đó với tần số 432 Hz”.
cymascopeĐộc giả có thể tự mình trải nghiệm CymaScope với ứng dụng trên Apple. (Ảnh: CymaScope)
Cymatics cho thấy các mô thức được tạo ra bởi tần số 432 Hz mang nhiều tính thẩm mỹ hơn so với được tạo ra bởi tần số 440 Hz. Nhưng nhà soạn nhạc Milton Mermikides đã chỉ ra trong blog của mình rằng các hộp dùng chứa nước có thể đã tác động đến kết quả.
cymascope am thanhHình ảnh biểu thị tần số 432 Hz (trái) và 440 Hz (phải).
“Một số hộp chứa nước xuất hiện các mô thức đẹp hơn với tần số 432 Hz thay vì 440 Hz, và các hộp khác lại có kết quả khá trái ngược”, ông đã viết. “Điều này cũng giống như việc nói rằng một cỡ giày nhất định nào đó là hoàn hảo khi chúng ta trình chiếu video về một người đi bộ khá vui vẻ với một đôi giày, nhưng lại phải gắng sức khi xỏ một đôi giày có kích cỡ khác”.

432 là một con số đặc biệt?

Có nhiều tuyên bố cho rằng 432 là một con số có ý nghĩa đặc biệt, vì khi thao tác các con số theo nhiều cách, con số 432 sẽ xuất hiện.
Một trong những tuyên bố khá đơn giản là con số 432 mang ý nghĩa đặc biệt vì nó là căn bậc hai của tốc độ ánh sáng. Thực ra, căn bậc hai của tốc độ ánh sáng là khoảng 431,6, nhưng dù sao con số đó cũng khá gần.
Đường kính Mặt trời là vào khoảng 864.000 dặm, tức là 2 x 432,000. Đường kính Mặt trăng là vào khoảng 2160, hay 4.320 chia cho 2.  Chúng ta bắt đầu nhận thấy việc sử dụng các phép tính nhân chia để tạo ra các giá trị khác nhau có liên hệ đến con số 432.
Một ví dụ về các phép tính phức tạp hơn đã được đưa ra bởi Collins. Ông viết rằng, “Mối liên hệ của Stonehenge với sự tiến động quỹ đạo trong 25.920 năm của điểm phân và con số 432 là khá rõ ràng”.
Ông đi theo một công thức bằng cách chia 360 cho số lượng các tảng đá ở mỗi vòng và sau đó chia 25.920 cho số đó. Thực hiện các phép chia này, các vòng tròn dạng khác không cho ra các con số có liên hệ với 432 (dù chúng cho ra các con số có ý nghĩa thiên văn khác, ông nói). Chỉ vòng tròn có 60 tảng đá là có liên hệ với con số 432: “Khi chia 360 cho 60 tảng đá ở vòng tròn thứ hai chúng ta sẽ có được 6. 25.920 chia cho 6 được 4.320. … Nếu vòng tròn thứ hai bao gồm 60 tảng đá tương đương với 25.920 năm thì mỗi tảng đá bằng với 432 năm xung quanh 12 phân khúc của quá trình tiến động 25.920 năm”.
Giải thích của ông trên thực tế dài hơn, nhưng chừng đó là đủ để hiểu được rằng cái tuyên bố khái quát cho thấy 432 là một con số có tầm quan trọng lớn dường như phụ thuộc vào cách thao tác các con số khác nhau. Nó có thể có một số ý nghĩa, nhưng ý nghĩa này không quá rõ ràng. Dường như chúng ta sẽ phải tìm kiếm nó để có thể thấy ý nghĩa này.
Cũng có tuyên bố cho rằng các nhạc sĩ cổ đại ở Hy Lạp, Ai Cập, và ngay cả các nền văn minh xa xôi hơn cũng đã chỉnh nhạc cụ của họ về tần số 432 Hz. Tuy nhiên, Đại Kỷ Nguyên chưa thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng chắc chắn nào để xác thực điều này. Trong giai đoạn lịch sử gần đây, trước khi tiêu chuẩn 440 Hz được thiết lập, các nhạc sĩ đã sử dụng một loạt các tần số khác nhau khi lên dây cho nhạc cụ.

Vấn đề sở thích

Liệu 432 là một con số có tầm quan trọng lớn hay liệu tần số 432 Hz có mang lại lợi ích đối với lượng nước trong cơ thể chúng ta; điều đó không quan trọng bằng việc bạn đơn giản có thích tần số 432 hay không.
Âm nhạc khiến chúng ta cảm thấy như thế nào, đây có thể là một vấn đề mang tính chủ quan hơn là khách quan.
Ivan Yanakiev, nhạc trưởng Học viện Quốc gia Bulgaria, có trong dàn nhạc môt nghệ sĩ cello chơi bản “Cello Suite thứ nhất ở hợp âm Son trưởng” với tần số 432 Hz. “Điều này thật mới, thật tuyệt vời”, Yanakiev trao đổi với tạp chí Vice’s Motherboard năm ngoái. “Nó là một sự hướng nguồn các tia sáng và tình yêu thuần túy làm rung động khắp căn phòng”.
Yanakiev đồng sáng lập dàn hòa nhạc 432 Orchestra vào năm 2013 để truyền rung động 432 Hz đi khắp thế giới.
Tiến sĩ Diana Deutsch, một nhà tâm lý học tri giác và nhận thức tại trường Đại học California ở San Diego, người đã viết sách về lĩnh vực tâm lý âm nhạc, đã nói với Motherboard rằng bà rất hứng thú với việc tiến hành các thử nghiệm tương tự như của Renold để xem sở thích của mọi người.
Cả hai tần số 440 Hz và 432 Hz đều đang được sử dụng. Tiêu chuẩn có thể thay đổi, nhưng nếu nó không đổi, những người với các sở thích khác nhau sẽ thưởng thức thanh âm của riêng họ.
Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.

Ăn chay: Những câu nói nổi tiếng


Ăn chay không những tốt cho sức khỏe mà còn bồi dưỡng đạo đức con người. Hãy xem nhận định của các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nói về vấn đề này.

sát sinh, ăn chay,
Trên trái đất này không điều gì có lợi cho sức khỏe và cơ hội sinh tồn của con người bằng việc ăn chay – Albert Einstein
Ăn chay, trai, ăn lạt hay chủ nghĩa ăn chay là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, vv..), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản) hoặc kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ. Có nhiều lý do khác nhau để ăn chay tùy thuộc vào sắc tộc, tôn giáo và văn hóa. Có những người ăn chay vì vấn đề đạo đức hay vì không muốn gây khổ đau cho động vật, hoặc đấu tranh vì quyền động vật.
Những người ăn chay vì đạo đức tin rằng việc giết một con vật cũng như giết một con người. Theo nguyên lý bình đẳng của Peter Singer, đối với các động vật không phải người thì những con vật cũng giống như những người không cùng màu da, sắc tộc, giới tính hay tôn giáo. Do đó, việc giết hại này chỉ có thể được biện minh nếu trong những hoàn cảnh vô cùng khắt khe, còn việc giết một vật thể sống vì mùi vị thơm ngon, sự tiện lợi hay giá trị dinh dưỡng của nó đều không phải là nguyên nhân chính đáng.
Một số quốc gia có số người ăn chay chiếm tỉ lệ lớn như Ấn Độ, 40% dân số Ấn Độ là người ăn chay. Kì Na giáo và một số giáo phái chính của Ấn Độ giáo xem ăn chay như là một hành vi đạo đức. Đối với các tôn giáo này thì ăn chay chủ yếu dựa trên các luật về không hành hạ, không gây thương tích hay giết chết các loài vật.
Phật giáo nhìn chung không cấm ăn thịt tuy nhiên chỉ được ăn những thứ thịt thỏa mãn điều kiện “tam tịnh nhục”, Phật giáo đại thừa khuyến khích ăn chay để mang lại lợi ích cho sự phát triển của lòng từ bi.
Ngoài ra, vấn đề sức khỏe cũng là một động lực để ăn chay, một số người còn cảm thấy ác cảm với mùi vị của thịt.
Dưới đây là phát biểu của những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử về vấn đề ăn chay:
“Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi (vì mình mà giết).”
– Trích lời giảng của Phật Thích Ca Mâu Ni (“Tam tịnh nhục”)
sát sinh, ăn chay,
sát sinh, ăn chay, “Động vật là bạn của tôi… và tôi không ăn thịt bạn bè”.
– George Bernard Shaw
George Bernard Shaw
(26/07/1856 – 02/11/1950) là nhà soạn kịch người Anh gốc Ireland đoạt giải Nobel Văn học năm 1925.
Lúc nhỏ Shaw học kém nhưng lại có khiếu về âm nhạc, sớm hiểu và yêu thích tác phẩm của các nhạc sĩ danh tiếng, học thêm về hội họa ở Dublin. Lúc 15 tuổi ông làm nhân viên tập sự, thủ quỹ cho một hãng bất động sản.
Năm 1876, ông theo mẹ và hai chị đến London sinh sống, viết các bài phê bình âm nhạc cho các báo để kiếm tiền, tự học, quan tâm và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

sát sinh, ăn chay, “Có thể đánh giá tính cách thật của một người qua cách hành xử của người đó với con vật nuôi của anh ta”.
– Paul McCartney
James Paul McCartney
MBE (sinh ngày 18/06/1942 tại thành phố Liverpool) là nhạc sĩ, ca sĩ, cựu thành viên nổi tiếng của The Beatles (1960-1970) và Wings (1971-1981).
Sách Kỷ lục Guinness công nhận McCartney là “nghệ sĩ thành công nhất lịch sử âm nhạc đương đại” với 60 đĩa Vàng và hơn 100 triệu đĩa đơn đã được bán ra chỉ riêng ở Anh.
sát sinh, ăn chay,
“Một người có thể sống và mạnh khỏe mà không cần giết thịt động vật để ăn; do đó, nếu anh ta ăn thịt thì nghĩa là anh ta liên quan đến việc giết chóc cho bữa ăn của anh ta. Làm như vậy là vô đạo đức”.
– Leo Tolstoy
Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy
Sinh ngày 9/9/1828, mất ngày 20/11/1910) là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ, tín hữu Cơ Đốc giáo, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.

sát sinh, ăn chay, “Con người sẽ không thể tìm thấy yên bình cho tới khi mở rộng lòng nhân ái tới tất cả sinh linh”.
– Albert Schweitzer
Albert Schweitzer
(14/01/1875 – 04/09/1965) là một tiến sỹ, thầy thuốc, nhà triết học, thần học người Đức, sau mang quốc tịch Pháp. Ông đoạt Giải Goethe năm 1928 và giải Nobel Hoà bình năm 1952 vì đã có công lớn trong giúp đỡ người châu Phi, bất chấp gian khổ, bệnh tật. Ông đã có khoảng 50 năm chữa bệnh cho người dân Gabon, một đất nước nằm ở miền Tây Trung Phi. Khi mất, ông cũng được chôn tại đây.

sát sinh, ăn chay, “Con người thực sự là vua của loài quỷ vì sự bạo tàn vượt trội. Chúng ta sống bằng cái chết của kẻ khác. Chúng ta chẳng khác gì nơi chôn xác chết”.
– Leonardo da Vinci
Leonardo di ser Piero da Vinci
Sinh ngày 15/04/1452 – mất ngày 02/05/1519. Ông là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác.
Ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực.

sát sinh, ăn chay,
“Tôi cho rằng cách sống không ăn thịt, bằng tác dụng đơn thuần về mặt vật lý đến tính khí của con người, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhân loại”.
– Albert Einstein
Albert Einstein
Sinh ngày 14/03/1879, mất 18/04/1955 là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử).

sát sinh, ăn chay,
“Phi bạo lực là gốc rễ của đạo lý, là mục đích của sự phát triển. Con người vẫn man rợ cho đến khi dừng việc làm hại các sinh linh khác”.
– Thomas A. Edison
(11/02/1847 – 18/10/1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức (tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới).



sát sinh, ăn chay,
“Vì ăn thịt nên chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm đối với việc biến đổi khí hậu, hủy hoại rừng và làm ô nhiễm nguồn nước. Chỉ cần một hành động đơn giản là trở thành người ăn chay, bạn sẽ tạo nên một sự thay đổi đối với sức khỏe của hành tinh này”.
– Thích Nhất Hạnh
Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người Việt Nam, ông từng là nhà giáo, tác giả, nhà thơ và nhà hoạt động hòa bình. Hiện nay ông đang sống tại miền nam nước Pháp, sống cuộc sống tha hương trong nhiều năm.

sát sinh, ăn chay,
“Ăn thịt là sát sinh vô cớ”
– Benjamin Franklin
Benjamin Franklin
(17/01/1706 – 17/04/1790) là một trong những người thành lập đất nước nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Ông là một chính trị gia, một nhà khoa học, một tác giả, một thợ in, một triết gia, một nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu. Trong lĩnh vực khoa học, ông là gương mặt điển hình của lịch sử vật lý vì những khám phá của ông và những lý thuyết về điện, ví dụ như các khám phá về hiện tượng sấm, sét.
Theo Minh Báo



Velikaya Kopanya – “Vùng đất của những cặp sinh đôi”

Trong tự nhiên, tỷ lệ sinh đôi là khoảng 1/89, thế nhưng tại ngôi làng chưa đến 4.000 dân Velikaya Kopanya ở Ukraine lại có đến 61 cặp sinh đôi, khiến nơi đây được gọi là “Vùng đất của những cặp sinh đôi”.

Velikaya Kopanya, Ukraine, sinh đôi,
Nhiều cặp đôi song sinh đến trường với trang phục giống nhau khiến giáo viên gặp nhiều khó khăn để phân biệt.
Theo Ủy viên hội đồng địa phương Maryana Savka, sự “bùng nổ” của các cặp sinh đôi tại ngôi làng Valikaya Kopanya bắt đầu từ cuối năm 2004 khi từ đó đến nay, cứ mỗi năm lại có thêm 2 hoặc 3 cặp sinh đôi được chào đời, nâng tổng số các cặp sinh đôi tại ngôi làng này lên con số 61 và nhiều khả năng sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Với số lượng cặp song sinh cao bất thường, Velikaya Kopanya được ghi nhận là ngôi làng có số cặp đôi song sinh nhiều nhất tại Ukraine và được ghi vào sách kỷ lục của quốc gia này. Ngôi làng này hy vọng sẽ sớm được xuất hiện trong sách Kỷ lục Guinness thế giới với danh hiệu “ngôi làng có số cặp song sinh nhiều nhất thế giới”.
Maria Chorba, 75 tuổi, một trong những người có anh chị em sinh đôi cao tuổi nhất tại ngôi làng cho biết, hiện tượng sinh đôi ở ngôi làng này không phải chỉ mới xuất hiện gần đây.
Khi chúng tôi lớn lên, chúng tôi đã có một số bạn bè là anh em sinh đôi, do vậy chúng tôi tin chắc rằng mình không phải là những cặp sinh đôi đầu tiên ở đây”, bà Maria Chorba chia sẻ. Trong số những đứa cháu của bà Maria cũng có 3 cặp sinh đôi.
Velikaya Kopanya, Ukraine, sinh đôi,
Một cặp đôi song sinh mới chào đời ở “ngôi làng sinh đôi”.
Maria Chorba cho hay, giữa mỗi cặp sinh đôi có mối liên hệ đặc biệt giúp bà và người chị em sinh đôi của mình, Anna, có thể cảm nhận được nhau dù không sống gần nhau.
Anna đã chuyển đi nơi khác sống và chúng tôi chỉ gặp nhau vài lần một năm, nhưng khi bà ấy bị bệnh, tôi có thể cảm nhận được điều đó và biết được bà ấy đang ốm. Ngay khi tôi cảm thấy điều gì đó thực sự tồi tệ xảy ra với bà ấy, tôi nhận được tin Anna đã qua đời”, bà Maria chia sẻ thêm. Bà Anna đã qua đời vào năm 2007.
Hiện tại, đa số cặp sinh đôi trưởng thành đã rời khỏi ngôi làng để tìm kiếm việc làm, còn lại chủ yếu là những cặp sinh đôi đang ở tuổi đến trường. Những cặp sinh đôi này thường ăn mặc giống nhau, khiến các giáo viên gặp nhiều khó khăn để phân biệt.
Điều kỳ lạ là ngay cả động vật trong làng cũng sinh đôi. Số lượng bò sinh đôi tại ngôi làng này được ghi nhận ở mức cao kỷ lục.
Người dân địa phương tin rằng có điều gì đó ở bên trong nguồn nước với tính chất đặc biệt giúp tăng khả năng sinh sản và tỷ lệ sinh đôi.
Từng có lời đồn đại rằng, một người phụ nữ ở cách ngôi làng hàng trăm dặm, sau thời gian dài không có con, đã tìm đến và uống nước ở ngôi làng này, lập tức sau đó cô đã mang thai và sinh ra một cặp sinh đôi. Điều này khiến ngôi làng Valikaya Kopanya trở nên nổi tiếng và nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn đã tìm tới đây để xin nước uống.
Velikaya Kopanya, Ukraine, sinh đôi,
Nhiều người tìm đến ngôi làng Valikaya Kopanya để xin nước về sử dụng do nguồn nước ở đây rất sạch và tinh khiết.
Tuy nhiên trên thực tế, các nhà khoa học Ukraine đã nghiên cứu cẩn thận nguồn nước tại ngôi làng và không phát hiện được điều gì đặc biệt trong đó, ngoại trừ việc nguồn nước rất sạch. Điều này cũng khiến nhiều người tìm đến ngôi làng để lấy nước sinh hoạt.
Cho dù họ kinh doanh và bán nước từ ngôi làng này, tôi cũng sẽ mua chúng”, một người đàn ông có tên Konstatin, người vẫn lái xe quãng đường 50k mỗi tuần để đến ngôi làng này lấy nước, nói. “Đây là nguồn nước sạch và tinh khiết nhất trong toàn khu vực”.
Theo Dân Trí

Dùng lá trà nấu cơm giúp ngừa ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm


Bạn hẳn đã biết việc uống trà rất tốt cho sức khỏe và còn là một phần nét đẹp văn hóa phương Đông. Chính vì vậy từ xa xưa con người đã biết tận dụng ưu điểm của lại thảo dược này trong đời sống thường nhật.

ung thư, trà, nấu cơm, Bài chọn lọc,
Lá trà nếu được dùng để nấu cơm sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư, theo kinh nghiệm của người xưa. (Ảnh: Internet)
Người xưa dùng trà nấu cơm để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là phòng tránh ung thư cùng nhiều chứng bệnh nguy hiểm dễ cướp đi mạng người.
Người hiện đại thường dùng nước lọc để nấu cơm, tuy nhiên họ không biết rằng tổ tiên chúng ta xưa kia đã biết dùng trà nấu cơm để phòng ngừa nhiều chứng bệnh nguy hiểm vốn rất phổ biến hiện giờ.
Dùng trà nấu cơm chính là bí quyết trường thọ của người xưa mà chúng ta nên học theo, rất đơn giản và không hề tốn kém.
Nguyên lý dùng trà nấu cơm rất đơn giản, bởi trà là loại thảo dược chứa nhiều tinh chất có lợi cho sức khỏe con người. Trà giúp răng chắc khỏe, hỗ trợ tiêu hóa và tính chống oxy hóa rất cao. Các chuyên gia dinh dưỡng đã làm nghiên cứu và khẳng định rằng dùng trà nấu cơm thực sự rất tốt cho sức khỏe con người.
1. Ngăn ngừa và điều trị bệnh tim mạch
Trà chứa tới 70-80% hàm lượng polyphenol có tác dụng củng cố mạch máu và sức khỏe tim mạch. Người thường xuyên ăn cơm nấu bằng trà sẽ có mạch máu và trái tim khỏe mạnh hơn bình thường.
Hơn nữa, polythenol còn có thể giảm cholesterol trong máu, vốn là nguyên nhân gây ra rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm về tim mạch. Người cao tuổi dùng trà nấu cơm sẽ có sức khỏe tim mạch tốt hơn, không bị máu nhiễm mỡ và các chứng bệnh tim nguy hiểm.
2. Cơm nấu bằng trà chống ung thư dạ dày và ung thư ruột
Pholyphenol trong trà có thể ngăn chặn những hợp chất gây ung thư trong cơ thể, đặc biệt ở dạ dày và ruột. Thường xuyên ăn cơm nấu bằng trà sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư dạ dày và ruột.
3. Phòng chống đột quỵ
Một trong những nguyên nhân gây đột quỵ là do mạch máu trong cơ thể quá lơi lỏng và bị vỡ, tannic acid, một dạng của ta nanh trong trà, có thể cản trở quá trình này.
4. Hỗ trợ tiêu hóa
Sổ tay y thuật từ thời nhà Đường Trung Hoa mang tên “Những thảo dược quý hiếm” đã rất ca ngợi tác dụng của trà, đặc biệt là việc dùng trà chế biến thức ăn. Theo đó việc dùng trà nấu cơm, chế thức ăn sẽ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tích tụ mỡ gây bệnh cho cơ thể.
5. Trà nấu cơm giúp răng chắc khỏe
Trà chứa fluoride là thành phần quan trọng của kem đánh răng hiện giờ. Bởi vậy dùng trà nấu cơm sẽ giúp cơ thể hấp thu fluoride tự nhiên, bảo vệ răng miệng khỏi bị sâu và các bệnh khác.
ung thư, trà, nấu cơm, Bài chọn lọc,
Cách dùng trà nấu cơm
Lấy một chút lá trà ngâm vào nước sạch, chờ cho đến khi ngấm, đưa lá ra, rửa sạch sẽ rồi cho ít nước vào đun sôi, nấu cơm như thường.
Lưu ý không nên dùng quá nhiều trà nấu cơm vì có thể gây một số tác dụng phụ không tốt.
Không dùng lá trà hỏng
Lưu ý không nên ăn cơm nấu bằng lá trà với thực phẩm giàu đạm và sắt vì kỵ nhau.
Trà khác nhau có công dụng trị bệnh khác nhau
Trà Phổ Nhĩ giàu statin, chống mỡ máu, giảm cholesterol trong máu, rất tốt cho sức khỏe mạch máu của cơ thể.
Trà Ô long giàu tính ô xy hóa, tăng cường hoạt động gan, giảm đường máu. Trà Ô long còn được chứng minh rất tốt để ngăn chặn nguy cơ đái tháo đường và giúp giảm cân.
Trà vằng chứa nhiều loại dưỡng chất và selenium, amino acid, vitamin có lợi cho tim, giảm nguy cơ đột quỵ và các chứng bệnh tim nguy hiểm.
Theo Minh Báo

Bí quyết loại bỏ quầng thâm mắt

Ngủ không đủ giấc, ăn uống thiếu chất hay mất ngủ là một trong những nguyên nhân làm cho đôi mắt của bạn xuất hiện quầng thâm.

quầng thâm, Mắt, bí quyết,
(Ảnh cắt từ video)
Nguyên nhân quan trọng khác gây ra bởi không có đủ lưu thông máu lên vùng mắt. Điều này, khiến bạn trông mệt mỏi và già đi vài tuổi.
Vậy làm thế nào để đôi mắt lấy lại được vẻ tinh anh, long lanh tỏa sáng?
Một số kỹ thuật thuật mát-xa chứng tỏ rất hữu ích, bạn có thể thực hiện mỗi tối trước khi đi ngủ, nó giúp cải thiện lưu thông máu quanh vùng mắt và từ đó xóa tan quầng thâm.


Hãy chia sẻ cho bạn bè mình phương pháp đơn giản mà hữu ích này!
Theo NTD Tiếng Việt