a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

10 thực phẩm có khả năng đánh bại bệnh tiểu đường

Những thực phẩm dưới đây giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ổi
Có nhiều lí do khiến ổi trở thành một món ăn tuyệt vời chống lại tiểu đường. Một nghiên cứu được tiến hành tại trường đại học l-Shou tại Đài Loan đã chứng minh rằng: Ăn ổi loại bỏ phần vỏ có thể làm giảm hấp thu đường trong máu. Bên cạnh đó ổi còn giàu vitamin C giúp giảm liên kết của các tế bào với bệnh tiểu đường .
Thịt bò
Nhiều người cho rằng thịt có màu đỏ như thịt bò có hại cho sức khỏe , nhưng thực tế thịt bò có tác dụng rất tốt trong việc chống lại tiểu đường. Nên chọn chỗ thịt nạc như thăn hoặc mông. Protein trong thịt bò giúp cơ thể hấp thu được nhiều lượng protein trong thời gian dài, giảm cảm giác thèm ăn và lượng insulin.
Bơ là loại quả giàu chất dinh dưỡng cũng là thực phẩm hiếm hoi không làm hỏng đường tiêu hóa của bạn. Trong bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn giúp bạn tiêu hóa chậm, giữ ổn định lượng đường trong máu. Các loại chất béo tốt trong  thậm chí còn có thể giúp đảo ngược những tác động của kháng insulin và ngăn chặn bất kì rủi ro nào của bệnh tiểu đường.
Hạt lanh
Hạt lanh rất giàu protein, các loại chất béo lành mạnh và chất xơ và lượng ma-giê tuyệt vời. Ma-giê là một khoáng chất quan trọng giúp các tế bào sử dụng insulin và chuyển hóa chất béo, phù hợp với chế độ ăn uống của bất kì bệnh nhân tiểu đường nào.
Bơ đậu phộng
Một nghiên cứu gần đây tiết lộ bơ đậu phộng có thể ngăn chặn sự thèm ăn trong hơn 2 giờ. Chất béo không bão hòa đơn trong bơ đậu phộng hỗ trợ mạnh cho sự trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, nó có tác dụng rất lớn ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Quả măng cụt
Măng cụt là một loại trái cây hiệt đới. Ăn 100g măng cụt có thể điều trị các triệu chứng của bệnh béo phì bằng cách giảm viêm mô mỡ. Điều này cũng giúp ngăn chặn tiểu đường.
Táo
Táo chưa ít calo nhưng giàu chất xơ. Loại quả này có tác dụng chống lại các cholesterol xấu trong cơ thể và ngăn chặn sự thất thường của lượng đường trong máu.
Trứng
Tiến sĩ Nicholas Fuller đến từ Đại học Sydney ( Australia ) đã thực hiện kiểm tra chứng minh rằng: Sau khi ăn trứng trong 3 tháng, cơ thể có thể kiểm soát sự thèm ăn tốt hơn người không ăn. Những người bị bệnh tiểu đường loại 2 cũng cho thấy không có dấu hiệu tăng cholesterol. Protein trong trứng có đầy đủ các axit amin và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Nhiều người cho rằng ăn lòng đỏ trứng có hại, nhưng ăn vừa phải thì không gây ra bất kì vấn đề gì cho sức khỏe. Trứng làm giảm các cơn đói và là lựa chọn hàng đầu để chống lại bệnh tiểu đường.
Một vấn đề mà nhiều bệnh nhân tiểu đường mắc phải đó chính là nguy cơ bệnh tim. Ăn một phần cá mỗi tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim lên tới 40%. Trong  chứa nhiều chất béo lành mạnh có lợi cho sức khỏe. Các axit béo giúp giảm viêm trong cơ thể, cùng với các triệu chứng bệnh tiểu đường như kháng insulin.
Bông cải xanh
Bông cải xanh được biết đến như một loại siêu thực phẩm và thường xuyên nằm trong top 10 thực phẩm tốt nhất. Nó chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa và Vitamin C cho cả ngày chỉ trong một phần ăn. Bông cải xanh cũng chứa nhiều crom giúp điều chỉnh đường huyết an toàn trong tĩnh mạch và động mạch của bạn.
Lúa mạch
Tiêu thụ hạt lúa mạch có thể làm giảm sự gia tăng lượng đường trong máu lên đến 70% sau bữa ăn. Hạt lúa mạch có thể làm chậm tiêu hóa nhờ chất xơ hòa tan, năng lượng duy trì từ carbohydrat. Nhiều người thậm chí sẽ cho rằng lua mạch tốt hơn so với gạo về năng lượng. Hạt lúa mạch cũng chứa crôm, magiê và vitamin B1.
THÙY NGUYỄN (Theo Healthypanda)

Mối nguy ít người biết từ rau sống


Ngay cả những loại rau trồng tại nhà cũng tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật rất cao, đặc biệt tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng lên đến 90%.
Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên hạn chế ăn rau sống để hạn chế guy cơ nhiễm giun, sán. Ảnh minh họaCác chuyên gia khuyến cáo bạn nên hạn chế ăn rau sống để hạn chế guy cơ nhiễm giun, sán. Ảnh minh họa
Mối nguy ít người biết
Theo Thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), rau sống là món ăn tốt cho sức khỏe, cung cấp cho cơ thể lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Ngoài ra, các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
Tuy nhiên người ăn rau sống đồng thời phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng viêm nhiễm đường tiêu hóa, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mạn tính.
Trong đó, bệnh đường tiêu hóa là bệnh dễ gặp nhất song lại ít được để ý nhất có nguyên nhân từ việc ăn rau sống. Trong các loại rau sống, xà lách, húng chó, mùi... là các loại rau tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đường ruột nhất.
Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế) cũng cảnh báo, kể cả những loại rau tự trồng tại nhà vẫn có thể nhiễm các loại ký sinh trùng như giun kim, giun móc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ, thậm chí rau sống ở một số nơi còn có phẩy khuẩn tả và có thể dẫn đến tiêu chảy.
Người trồng rau thường tưới rau bằng nước tiểu của người, phân tươi, nước từ mương ao, cống rãnh nhiễm bẩn hoặc trồng trong khu vực có nhiều phân chó mèo,… Người bán rau cũng hay dùng nước bẩn, nước cống phun để giữ rau tươi. Trong khi đó, người sử dụng cũng không rửa rau sạch nên nguy cơ nhiễm giun, sán rất lớn.
Về mối nguy khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó hay mèo, bác sĩ Đặng Thị Nga, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP HCM cho biết, ở thể nhẹ, người bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài. Ở thể nặng, còn có nhiều biến chứng, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.
“Trứng giun đũa chó hay mèo vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể. Khi ấu trùng tấn công não, tim, phổi, mắt sẽ dẫn đến tình trạng co giật, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não, màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến mù mắt nếu không phát hiện kịp thời”, bác sĩ Nga cảnh báo.
Khó có thể tiêu diệt hết vi khuẩn
Ông Trần Đáng đưa vấn đề lo ngại rằng hiện các quán ăn, ngay cả nhà hàng có uy tín thường chỉ dùng một chậu nước rửa nhiều lần và nhiều loại loại rau nên rau ăn sống thực chất rất bẩn. Ngay bản thân người dân cũng chưa thực sự biết cách rửa rau sạch.
Nhiều người thường ngâm rau sống trong dung dịch thuốc tím hoặc nước muối loãng song thực tế hai loại này đều không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là hóa chất bảo vệ thực vật.
Các chuyên gia ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (T HCM) từng tiến hành nghiên cứu trên 8 loại rau thường được dùng ăn sống nhiều nhất (xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, rau cải cúc, rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế...). Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3-100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất không nên ăn rau sống, phương pháp ăn chín uống sôi vẫn là cách bảo vệ sức khỏe an toàn nhất. Trong trường hợp muốn ăn, bạn nên chần qua nước sôi.
Ngoài ra, theo bác sĩ Tường Vi, riêng phụ nữ mang thai, người bị đau dạ dày, viêm đại tràng không nên ăn rau sống.
Theo Đất Việt

Đậm đà 3 món canh thanh mát, thơm ngon từ quả khế

Thời tiết nóng bức như thế này thì nấu bát canh chua cho gia đình là thích hợp nhất. Dưới đây là 3 cách nấu canh khế thanh mát cho bạn tham khảo.

1. Canh tôm nấu khế
Mô tả ảnh.
Nguyên liệu:
- 200g tôm tươi
- 1 quả khế chua
- 1 quả cà chua
- Vài nhánh rau ngổ, mùi tàu
- 1 - 2 lá lốt
- Hành lá, muối, hạt nêm, nước mắm, hành khô.
Cách làm:
Bước 1:
Tôm tươi cắt bỏ chân, giữ nguyên vỏ tôm, rửa lại cho thật sạch.
Bước 2:
Khế chua, cà chua, rửa sạch, khế cắt bỏ rìa, thái khoanh tròn, cà chua bổ múi cau.
Bước 3:
Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 4:
Rau ngổ, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 5:
Tiếp theo đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi hành khô thơm, đổ tôm vào xào chín hồng.
Sau đó cho khế, cà chua vào đảo cùng khoảng 2 phút.
Bước 6:
Thêm vào nồi khoảng hai bát con nước lọc, đun sôi, nêm vào hai thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ hạt nêm, đun sôi nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
Bước 7:
Tắt bếp rắc hỗn hợp rau ngổ, hành lá, mùi tàu, lá lốt vào nồi canh, múc ra bát lớn làm món canh ăn với cơm.
2. Canh cá rô đồng nấu khế
Chọn những quả khế tươi sạch để chế biến.
Nguyên liệu:
- 500g cá rô đồng
- 500g khế tươi
- 2 trái cà chua
- Một thìa cà phê tỏi băm
- 1 thìa súp me
- 4 thìa súp đường
- 2 thìa hạt nêm
- 1 thìa dầu ăn
- Hành, ngổ, mùi tàu, ớt sừng.
Cách làm:
- Cá rô đánh vảy, làm sạch, cạo hết nhớt. Khế rửa sạch, cắt bỏ vành, xắt lát mỏng. Cà chua rửa sạch, xắt múi cau. Nấu nước sôi, cho me vào lấy nước chua, bỏ hạt, sau đó cho cá vào nấu sôi.
Đây là món canh thanh mát cho ngày hè.
- Nước sôi, thả cà chua vào, nêm gia vị vừa ăn, cho khế vào và tắt bếp. Rắc hành, ngò om, ngò gai xắt nhuyễn. Phi thơm tỏi vàng cho vào, thêm một vài lát ớt sừng.
3. Canh ngao nấu khế
Để món canh ngao chua khế thêm phần phong phú, bạn có thể kết hợp thêm dứa, đậu bắp, măng chua tùy thích.
Nguyên liệu:
- Ngao tươi: 500 g, ngâm vào nước vo gạo khoảng 2 tiếng, rửa sạch.
- Khế chua: 2 quả
- Cà chua: 2 quả- Hành củ, hành hoa, rau mùi
- Gia vị: Dầu ăn, mì chính, bột nêm
Cách làm:
- Cà chua rửa sạch, thái múi cau, khế chua gọt bỏ viền rửa sạch rồi thái hình sao. Hành củ đập dập băm nhỏ.
- Phi thơm cà chua với hành khô cùng chút dầu ăn, nêm một chút gia vị.
- Đun sôi một lượng nước vừa đủ để làm canh. Cho cà chua đã xào chín vào, rồi cho thêmkhế chua.
- Khi nước sôi lại, cho ngao vào nồi. Đợi ngao mở miệng là chín.
- Nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp, thêm một chút hành hoa là bạn đã có nồi canh ngao nóng hổi thơm phức rồi.
Chúc các bạn thành công!
Cách nấu canh cá với dưa chua thanh mát ngày hè
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Cùng học cách chế biến món canh dưa chua thơm ngon, thanh mát cho cả nhà thưởng thức trong ngày hè oi bức nhé.

Giòn thơm lạ miệng món nấm kim châm chiên

Món nấm kim châm chiên rất dễ làm, chỉ vài bước là bạn có ngay một đĩa nấm thơm ngon, giòn rụm vô cùng hấp dẫn rồi!


Nấm kim châm cắt bỏ phần gốc, rửa sạch với nước muối pha loãng. Xả nước lạnh, để ráo. Xé tơi nấm ra thành những sợi nhỏ. Thịt bò băm nhuyễn. Cà rốt gọt vỏ, cắt hạt lựu nhỏ. Hành lá cắt nhuyễn.


Bột chiên giòn pha nước cho đến khi bột hơi sền sệt.


Trộn các nguyên liệu như thịt bò băm, cà rốt, hành lá, trứng gà, nấm vào tô bột. Nêm chút muối, trộn đều.


Chuẩn bị chảo dầu nóng, dùng muỗng múc từng muỗng bột vào chiên, đè xuống cho bánh dẹp.


Khi nấm kim châm chiên chín vàng đều thì bạn vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
Nấm kim châm vốn rất được ưa chuộng không những nhờ vào vị ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Món nấm kim châm chiên rất dễ làm, chỉ vài bước là bạn có ngay một đĩa nấm thơm ngon, giòn rụm. Bạn có thể làm món nấm kim châm chiên cho bữa ăn xế của cả nhà hoặc làm món khai vị cũng khá ngon. Món nấm kim châm chiên ăn kèm với tương ớt hay xì dầu đều ngon.


Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!

Trứng cuộn cà rốt đơn giản mà ngon


Để có món trứng cuộn đẹp mắt và không bị bung ra cũng cần có bí quyết nhé!

Thử làm trứng cuộn thịt bò cho Tết
Trứng cuộn trái tim cho nửa yêu thương
Cách làm bò cuốn lá cải
Rau củ cuộn đơn giản, thanh mát
Nguyên liệu:
- 5 quả trứng, đánh đều
- 1,5g muối; 5ml xì dầu; 15m rượu mirin (là một loại rượu gia vị nêm có vị ngọt, màu vàng nhạt, dạng chất lỏng hơi đặc hơn nước một tí. Thành phần khoảng 40%~50% chất đường và 14% rượu, có bán ở siêu thị); 1 nhúm tiêu đên; 2 nhánh hành lá xắt nhỏ; 1 củ cà rốt băm nhỏ; dầu thực vật
Cách làm:
Bước 1: Đánh đều trứng sau đó thêm muối, xì dầu, rượu mirin, hạt tiêu đen, hành lá xắt nhỏ và cà rốt băm nhỏ vào. Trộn đều.
Bước 2: Đun nóng một chảo không dính trên ngọn lửa vừa phải. Dùng khăn giấy nhúng vào dầu ăn rồi xoa nhẹ lên mặt chảo.
Bước 3: Đổ đều hỗn trứng lên mặt chảo. Khi trứng hơi đông lại, nhẹ nhàng cuộn trứng lại. Nếu bạn cuộn trứng khi trứng đã chín thì sẽ rất khó cuộn. Khi trứng cuộn đến còn thừa khoảng 5cm thì đẩy miếng trứng về góc chảo.
Tiếp tục đổ thêm một lượt trứng nữa (lớp này đè lên 5cm trứng thừa của lớp cũ), khi trứng bắt đầu hơi đông lại, tiếp tục cuộn vào để thừa 5cm rồi lại đẩy miếng trứng về góc chảo vào tráng thêm lớp trứng mới tương tự như ban nãy.
Làm cho đến khi hết hỗn hợp trứng cho trong bát.
Khi trứng cuộn cà rốt chín, cho trứng ra khỏi chảo vào để khoảng 5-8 phút trước khi cắt.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm trứng cuộn cà rốtnhé!