a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

DANH SÁCH ĐÓNG GÓP ĐỢT KHÁM BỊNH TẠI SÓC TRĂNG NGÀY 7/8/2011



     
      
  Khám bệnh và cấp thuốc miễn phí
cho bà con nghèo 2011.
 
           Ngày 7-8, Ban liên lạc cựu học sinh Hoàng Diệu Sóc Trăng tại Sài Gòn đả cùng với các y, bác sĩ của các Trạm Y tế Phường đã tổ chức đến khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho 300 đối tượng bà con nghèo, người già, tại Phường 9 và Phường 4 (TP. Sóc Trăng), với tổng trị giá 30 triệu đồng. Số tiền trên do các cựu học sinh Hoàng Diệu Sóc Trăng trong và ngoài nước đóng góp.

          Ông Nguyễn Văn Tuấn - Trưởng đoàn cho biết: “Chuyến khám bệnh và cấp thuốc miễn phí lần này là những người xa xứ làm ăn thành đạt, lúc nào chúng tôi cũng hướng về cội nguồn quê hương, tổ quốc, nhằm chung tay góp phần cùng với chính quyền địa phương trong công tác từ thiện xã hội”.



 Tin, ảnh: SÔ THI
  * Đoàn y, bác sĩ đã tích cực tham gia khám và cấp thuốc cho bà con nghèo.


     
1
CHS LÂM ĐÀO ANH VŨ                                                                               
 2.000.000$
2
CHS TRN THANH NGA                                                                             
 1.000.000$
3
CHS HUỲNH HU PHONG                                                                              
500.000$
4
CHS TÔ HT DANH                                                                                          
1.000.000$
5
CHS PHAN THANH THIÊN                                                                               
500.000$
6
CHS LÊ TH BA NH                                                                                      
  500.000$
7
CHS TRNH VIT BÌNH                                                                                     
200.000$
8
CH LƯU BI CHÂU                                                                                         
 200.000$
9
ÔNG NGÔ VĂN MINH                                                                                    
 1.000.000$
10
CHÁU PHAN THIÊN VŨ                                                                                   
  100.000$
11
CHÁU PHAN VŨ MAI VY                                                                                   
100.000$
12
CHÁU TRNH NAM BÌNH                                                                                     
50.000$
13
CHÁU TRNH KHÔI NGUYÊN                                                                              
50.000$
14
CHS PHM HU QUANG                                                                                  
200.000$
15
CHS NGUYN HOÀNG VÂN                                                                           
2.000.000$
16
CHS LÂM TH NGUYT ÁNH                                                                             
200.000$
17
CHS VÕ VĂN                                                                                                          
50 USD
18
CH DƯƠNG TH XUÂN HƯƠNG                                                                        
100 USD
19
ANH ĐOÀN MINH KHA                                                                                   
 1.000.000$
20
CHS CHÂU TH THANH  QUYÊN                                                              
  500.000$
21
CH LÂM HOÀNG YN
 1.000.000$





                          TỔNG CỘNG 11.900.000$ + 50 USD + 100 AUD
 THÔNG QUA DANH SÁCH NẦY CHỊ LÂM HOÀNG YÊN THAY MẶT BLL.CHSHDST TẠI SÀI GÒN XIN TRÂN TRỌNG CÁM ƠN TẤT CẢ MẠNHTHƯỜNG QUÂN VÀ CHSHD TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐẢ NHIỆT TÌNH GIÚP Đ


                                  

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

CHIỀU NAY SƯƠNG KHÓI LÊN KHƠI



                                                                                                   






Chiều nay sương khói lên khơi...
Trong những ca khúc đầy tâm trạng hoài hương, mang nỗi buồn man mác như: Làng tôi (Chung Quân), Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương), Quê mẹ (Thu Hồ), Làng tôi (Văn Cao), Ngày về (Hoàng Giác)... thì Thuyền viễn xứ của Phạm Duy dù có buồn nhưng giai điệu khác hẳn: lạ hơn, sang trọng hơn...

Bạn thân của tôi, nhà báo Trần Thanh Bình, có một giọng hát khá tốt cho nên trong những lúc ngà ngà cuộc bia thường được đề nghị hát giúp vui (không đề nghị... cũng hát), và hầu như lúc nào anh cũng cất lên: “Chiều nay sương khói lên khơi. Thùy dương rũ bến tơi bời. Làn mây hồng pha ráng trời. Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người. Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần qua dạt bến lau thưa. Hò ơi, giọng hát thiên thu. Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về...” - (Thuyền viễn xứ). Giọng hát nghiệp dư của Trần Thanh Bình chỉ cỡ đó, nhưng cũng đủ làm xuyến xao tâm hồn người nghe, nói chi được thưởng thức tiếng hát của những danh ca như Thái Thanh, Sĩ Phú.
image
Bìa bản nhạc Thuyền viễn xứ - Ảnh: H.Đ.N

Bài thơ của một cô gái

Thế nhưng, nhiều người chỉ biết Thuyền viễn xứ là của Phạm Duy chứ chẳng mấy ai để ý rằng đây là một ca khúc phổ nhạc, dù trên bìa bản nhạc (thời đó, từ đầu thập niên 1940 cho đến 1954 trong toàn quốc, cả Cao Miên, và từ 1954 đến 1975 ở miền Nam, những bản nhạc được xuất bản dưới hình thức in rời bằng giấy cứng khổ lớn in 2 mặt, gấp lại ở giữa), Thuyền viễn xứ được cả hai nhà xuất bản Tinh Hoa và Á Châu ấn hành đều ghi rõ: nhạc: Phạm Duy, thơ: Huyền Chi.

Huyền Chi là bút danh của Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934 tại Từ Sơn (Bắc Ninh), theo gia đình vào Nam từ trước năm 1954. Lúc mới vào Nam (1948-1949), cô ở với chị gái tại Đà Lạt, sau đó về Sài Gòn (1950) vừa đi học vừa phụ mẹ trông nom sạp vải ở chợ Bến Thành. Bài thơ Thuyền viễn xứ là một trong 22 bài thơ nằm trong tập thơ Cởi mở của Huyền Chi xuất bản năm 1952, trong thời gian cô sinh hoạt với một nhóm văn nghệ sĩ trẻ và làm thư ký tòa soạn chuyên trách mục thơ cho Tạp chí Phụ Nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương. Và đây là nguyên văn bài thơ Thuyền viễn xứ, mà tác giả là một cô gái 18 tuổi:

Ra khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ bến tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi! Câu hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước, tiếng đời hoang mang
Sau mùa mưa gió phũ phàng
Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa
Lệ nhòa như nước sông Đà
Mái đầu sương tuyết lòng già mong con
Chiều nay trời nhẹ xuống hồn
Bao nhiêu sương khói chập chờn lên khơi
Hai bờ sông cách biệt rồi
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh
Ngàn câu hát buổi quân hành
Dặm trường vó ngựa đăng trình nẻo xưa
Biết bao thương nhớ cho vừa
Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường... lại đi...

imageNhà thơ Huyền Chi năm 18 tuổi - Ảnh: tư liệu

D
uyên văn nghệ
Tuy lời thơ có vẻ... cổ phong (vốn là chuẩn mực vào thời đó) nhưng vẫn toát lên một nỗi buồn man mác. Bố cục bài thơ cũng rất “chắc tay”, hồn thơ tinh tế. Tập thơ vừa in xong tại nhà in Sống Chung trên đường Trần Hưng Đạo thì tình cờ Huyền Chi gặp nhạc sĩ Phạm Duy khi ông đến thăm bà Đào (chủ nhà in). Cô ký tặng nhạc sĩ tập thơ Cởi mở. Cũng nghĩ là chút duyên văn nghệ thế thôi, bởi đó là lần gặp gỡ duy nhất giữa hai người. Vậy mà người được tặng tập thơ đã chọn một bài thơ lục bát rất... truyền thống trong tập thơ ấy để phổ thành ca khúc. Điều đáng nói là nhạc sĩ Phạm Duy đã trổ tài “phù thủy” khiến trong ca khúc phổ thơ của ông, khó ai tìm thấy bóng dáng của thể loại lục bát. Đã vậy, đoạn giữa được chuyển qua âm giai trưởng nghe vừa xa vắng, vừa rạo rực mênh mang: “Nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi. Đời nhịp sầu lỡ bước, Bước hoang mang rồi. Quay lại hướng làng, Đà Giang lệ ướt nồng. Mẹ già ngồi im bóng. Mái tuyết sương mong con bạc lòng...”.

Trong quyển Hồi ký Phạm Duy (tập 3, ấn bản 2008), tác giả viết: “Gần hai năm đã trôi qua kể từ khi tôi bỏ vùng quê vào Hà Nội, rời miền Bắc vào miền Nam, lo ổn định nơi ăn chốn ở và thu xếp công kia việc nọ ở Sài Gòn... Vào thời điểm này (trước cuộc di cư 1954), Huyền Chi, một cô em bán vải ở chợ Bến Thành đưa cho tôi phổ nhạc bài thơ nhan đề Thuyền viễn xứ. Bài thơ này nói lên tâm trạng một người Bắc Việt phải rời bỏ bến Đà Giang để vào sinh sống tại miền Nam. Phổ nhạc xong bài thơ nhớ miền viễn xứ, trong tôi lại nổi dậy sự viễn mơ của bài Bên cầu biên giới năm xưa, tôi bèn soạn bài Viễn du...”.
Huyền Chi lập gia đình với giáo sư Trần Phụng Tường vào năm 1954, và theo chồng ra Phan Thiết, nơi ông đang dạy Pháp văn ở Trường trung học Phan Bội Châu. Ở đây bà mở hiệu sách Bút Hoa và dạy Anh văn.

Nguyễn Phước Thị Liên, một cựu học sinh của Trường trung học Phan Bội Châu, đã “vẽ lại” chân dung của Huyền Chi như sau: “Huyền Chi là một phụ nữ đẹp, tài sắc vẹn toàn. Cô có nước da trắng khỏe, dáng người cao, gương mặt tươi, miệng cười hiền hậu dễ mến, tà áo dài màu thiên thanh đài các trong những chiều lộng gió, khi thầy cô sánh vai giữa thành phố Phan Thiết, đã làm xao xuyến bao tâm hồn nữ sinh lúc bấy giờ...” (Kiến Thức Ngày Nay số 768 tháng 12.2011).

Sau 1975, gia đình bà Huyền Chi chuyển vào Sài Gòn. Bà hiện vẫn còn sống tại đây, còn chồng bà - ông Trần Phụng Tường mất năm 2010. Trong 7 người con của hai ông bà có 4 người hiện ở Việt Nam, 3 người ở nước ngoài. Chắc chắn những người con ở xa quê này cũng sẽ có tâm trạng như mẹ của mình vào hơn nửa thế kỷ trước, khi:
“Chiều nay gửi tới quê xưa. Biết là bao thương nhớ cho vừa. Trời cao chìm rơi xuống đời. Biết là bao sầu trên xứ người. Mịt mờ sương khói lên hương. Lũ thùy dương rủ bóng ven sông. Chiều nay trên bến muôn phương. Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường...” (Thuyền viễn xứ).


Hà Đình Nguyên

TOILET TRONG SUỐT TẠI NHẬT BẢN



Toilet Kiếng trong suốt ở Nhật Bản

Một nhà vệ sinh trong suốt vừa được khánh thành ở Nhật Bản với mục đích khuyến khích người dân giữ gìn vệ sinh của các toilet công cộng.

VN nên học hỏi và thiết kế nhiều địa điểm trên phố....Tránh đái bậy


Toilet trong suốt ở thành phố Ichihara, tỉnh Chiba của Nhật Bản. Ảnh: China Daily
China Daily cho hay nhà vệ sinh "xuyên thấu" này được xây dựng tại thành phố Ichihara, tỉnh Chiba của Nhật Bản.
Diện tích của khu vực nhà vệ sinh này rộng khoảng 200 mét vuông, với một chiếc bồn cầu được đặt trong bốt có 4 mặt đều là kính. Nhà vệ sinh trong suốt được tô điểm bằng những chậu hoa và cây cảnh bên ngoài, nhằm tạo không gian đẹp cho những người sử dụng.
Dù toilet trong suốt nhưng những người sử dụng nó sẽ không hề cảm thấy bất tiện chút nào. Bốn mặt kính của toilet sẽ tự động mờ đi sau khi có người bước vào bên trong. Lúc đó, điện sẽ được kết nối nhờ những cảm biến trên nền nhà.
Theo nhà thiết kế, toilet trong suốt là một là nhắc nhở mọi người về thói quen giữ gìn vệ sinh cho các toilet công cộng, bởi sau khi người dùng bước ra, bốn mặt kính sẽ trở lại trạng thái trong suốt, cho thấy toàn bộ cảnh bên trong toilet.
Toilet đặc biệt này tiêu tốn của chính quyền địa phương khoảng 122.000 USD.
Anh Ngọc

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

CON ĐƯỜNG TÌNH CỦA TUI


Hồi ký

            

Như tôi đã hứa với các bạn, tôi sẽ nhớ và sẽ viết cho các bạn những mối tình đơn phương của chúng tôi với qúy Nữ sinh học cùng mái trường Hoàng Diệu. Sở dĩ tôi phải nói là cùng  mái trường là vì …. Nam sinh lớp chúng tôi không yêu thì thôi, mà đã yêu thì….yêu nhiều lắm. Mà thật sự yêu thì cũng không hao tốn gì cả , mà nhất là "lén yêu" đó các bạn. Nhưng nói cho cùng thì thì tuổi 15 , 16 chưa chắc đã là tình yêu đâu .! Có chăng thì cũng chỉ là những lần đi theo lẽo đẽo sau lưng một nữ sinh nào đó, rồi ngày mai vào lớp khoe toáng lên là mình yêu rồi. Hoặc can đảm lắm thì gỉa vờ mượn tập, khi trả thì kẹp thư tỏ tình …., mà có tỏ tình gì đâu ? nội dung thư thì chỉ khen đại loại như : “ hôm qua có cái kẹp tóc đẹp quá “, hay là : “ hôm nay nàng làm toán giỏi quá “…, nói toàn chuyện vu vơ, chẳng đâu ra đâu, nhưng lại cho rằng “ mình yêu rồi “. Để rồi tối tối lại mơ thấy mình được đáp lại tình cảm đó ! Sáng ra thì hiện thực hơn : " lén yêu lại yêu lén " .

Rồi cũng có nhiều bạn có nhà, có chỗ trọ học nơi người thân thì lại không ở. Lấy lý do cùng bạn bè học thi để cùng đi mướn nhà gần nhà “ người ấy “ ở, chỉ với một ước muốn : Thấy nàng thường xuyên mà thôi,…đây là PTA..NTĐ....

Thường thì học cùng lớp, cùng một tuổi, nhưng con gái lại khôn trước tuổi, nên bọn tôi thường phải chịu buồn lòng, vi các nàng thường hay quen với các anh học lớp lớn hơn. Nhưng chẳng sao,buồn thì bọn tôi lại tiếp tục làm thơ.... rồi lại tỏ ra là mình quân tử lắm vậy Thấy người ta vui là mình vui rồi...mặc dù chết trong lòng một ít..., Nói như vậy chẳng phải bọn tôi đều thất bại đâu nhé, như tôi đây, tự thấy mình thất bại quá nhiều khi thương thầm nữ sinh cùng trường, cùng lớp mà các bạn nữ sinh này lại không biết gì hết. Hoặc biết nhưng cố tình " Gặp nhau làm ngơ"  Tôi bèn chuyển qua Nữ Sinh  Trần Văn ... và các bạn biết không ? Khi tôi viết thư gửi đi cho một cô nàng thì đều có hồi âm.

Tôi không nhớ rõ là mình viết gì , Nhưng thật sự sau một thời gian ngắn ,Cô ấy đã đồng ý để tôi chở đi đến Nhà thờ Tin Lành trong dịp Giáng sinh năm ấy. Tôi nhớ rõ lắm Cô ấy hẹn sau khi xong lễ vào khoảng 10 giờ đêm, sẽ cùng tôi đi uống nước, lúc đó tôi nghĩ sẽ có ai đó biết được chuyện này, và ngày hôm sau tôi lại có dịp " Nổ " rồi. Nhưng có lẽ tôi "xui" hay sao mà chạy lòng vòng khắp phố Sóc Trăng  cho đến khi Nhà Thờ ở gần bến xe Đại Ngãi tan lễ và lúc đó gần 1 giờ sáng mà chẳng thấy ai quen để mình kêu cả . Vậy mà TVB lại nói có con đường dễ gặp nhau ở ST lắm. Thôi chẳng cần khoe nữa, mình biết yêu rồi, có người yêu rồi và đã hẹn hò chở nhau đi chơi thì là hay hơn mấy thằng kia là cái chắc.! Nhưng không ngờ sau đó Cô nàng cứ rủ tôi theo Đạo hoài , từ đó tôi biết mình đã ngộ nhận rồi các bạn ạ !.
Mình đã "Cua nhằm Nhà Truyền Giáo " mà cứ tưởng rằng đã tìm được một tình yêu , tưởng rằng đó là "Tình yêu, là nước, là không khí của tui" . Sau đó tôi bèn.. lặng lẽ rút lui một cách êm đẹp , (cũng may là chưa thằng nào phát hiện ra mối tình này) và tự nhủ, sẽ làm lại từ đầu.Người ta thường nói "bắt cá hai tay" còn tôi lần nầy "hai tay bắt cá".Tôi sẽ cua Nữ Sinh Lam sơn và Nữ Sinh người Hoa vậy...chuyện NS Lam sơn để dành đó ...vì tôi muốn  các bạn cho ý kiến về những chuyện tình của tôi , nếu được tôi sẽ viết tiếp...

Nữ sinh trường Việt không xong, tôi lại chuyển qua "Yêu" Nữ sinh Trường Dục Anh , gọi nôm na là "Trường Tiều". Lần này tôi tính toán rất kỹ, tôi chấp nhận tốn tiền cà rem và khô bò,v.v.. tôi làm quen với em trai của Nàng, mục đích là nhờ đưa thư, hẹn hò đi chơi, việc này tôi nhớ rất rõ, sau thời gian miệt mài viết và gửi chừng hơn mười lá thư thì  "Nàng" trả lời được một lá thư.Vội vàng tìm chỗ kín đáo mở ra xem thì ...trời đất ơi, Cô nàng học chữ Hoa nhiều hơn chữ Việt, cho nên bức thư trả lời của nàng tôi đọc đi đọc lại mấy lần mà vẫn không hiểu ra làm sao hết,  và sau đó, tôi chỉ còn cách nhờ Cậu em trai chuyển lời mà thôi, như vậy thì chuyện tình này mất tính lãng mạn rồi, vì tôi đã cố gắng sưu tầm rất nhiều Thơ tình  rồi học thuộc lòng với mong muốn bày tỏ khi có dịp,với lại bỏ công đi học vài câu tiếng Phổ Thông ,phải công nhận là Tình yêu có một sức mạnh vô hình ,nhưng mãnh liệt ,tôi học tiếng Phổ thông rất nhanh.Phải chi trong lớp học được như vậy thì nói làm gì nữa. Nhưng  Cô nàng không rành chữ Việt thì làm sao thấu hiểu được những ngôn từ của tình yêu trong " Thi ca Việt Nam " được. Đành phải thực tế một chút, tối nào tôi cũng đeo bên cửa sắt nhà Nàng , trò truyện, hễ có ai trong nhà bước ra là nàng vội vã đưa cho tôi một miếng thuốc dán ,và tôi làm tỉnh trả tiền và dọt lẹ. Nhà nàng có tiệm Thuốc Bắc ở đường Giữa đó các bạn....nếu lãng mạn thì mình đặt tên là  " chuyện tình của Salonpas" nghe có vẻ nước ngoài một chút nhé.....tôi nhớ có lần tôi viết thư cho nàng nói là nàng trả lời thủ cho tôi mà tôi đọc hoài không hiểu ? vì mình tìm hoài mà chẳng thấy chữ YÊU đâu hết. Và Nàng nói rằng...đó thấy chưa người ta nói người  ta  không biết viết chữ Việt, mà cứ kêu người ta viết hoài ,rồi bây giờ lại chọc người ta nủ̃a.Trời ơi chữ người ta nầy nó làm cho tôi nhớ mãi tới bây giờ ,sao nó dễ thương và lãng mạn quá trời?..? lại còn pha một chút nhõng nhẽo của con gái nủ̃a...không biết bao nhiêu anh chàng chết đứng vì con gái nhõng nhẽo rôì. Mà thật vậy Tình yêu mà không có nhõng nhẽo thì nó mất hết cảm xúc,con gái mà không nhõng nhẽo ,thì mất đi vẻ đẹp cũa con gái rồi...,,mất đi cái quyền  mà Ông Trời đã dành tặng cho con gái..

Lúc này tôi vẫn vui chơi ,hò hẹn vói Nàng , hai chúng tôi hết đi vườn Táo Sóc Vồ, thì đi Chùa Miên ở Trường Khánh..có khi lại đi tới Bãi giá , rất nhiều lần đi chơi mà lần nào Nàng cũng rủ thêm vài người bạn đi chung.Như vậy thì đâu phải là tình yêu ...thôi thì tôi đành đi tìm tình yêu khác vậy, không phải tôi thất bại , mà vì tôi gặp người chưa biết yêu..có lẽ vì những chuyện này mà Phan Trường Ân kêu tôi là Tây Môn Khánh.Đã vậy , đến Noel , tôi bỏ công làm Thiệp mừng noel bằng ván mỏng rất đẹp và hợp thời trang lúc ấy ,vậy mà nàng lại đem khoe cho Nữ sinh Trường Lam sơn mới chết tôi chớ. Sở dĩ có sự cố nầy là vì tôi làm thiệp nầy là tặng một " Nữ Sinh Lam sơn " có Đạo, nàng đang giận nên trả lại. Tiếc công khó nên tôi tặng nàng " Nữ sinh Dục Anh " vậy mà .Hai Nữ sinh nầy lại không phân biệt "Dân Tộc"gì cã , nên chơi chung với nhau nên chuyện "hai tay bắt cá" của tôi đành thất bại, đúng rồi "tham thì thâm mà"....thôi thì ta về ta tắm ao ta vậy, Dù gì đi nữa mình cũng phải ga-lăng một tí chớ ! Nữ sinh Hoàng Diệu  đẹp , học giỏi ..tại sao không Yêu ? mà cứ " hướng ngoại " rồi bị Trời trả báo..

May sao lần nầy Thầy Răng giúp tôi rồi....hay là Trời thương mình....quá khổ vì YÊU..Trường  Hoàng Diệu nhận Học Sinh giỏi  từ các Trường  khác vào ( đây là kế hoạch của nhà trường hàng năm tiếp nhận thêm học sinh giỏi từ các trường khác)
Lần nầy  lóp tôi có thêm nhiều Nữ Sinh ở nơi khác chuyển vào học chung .Ban đầu, tôi chưa để ý vì còn đang ê ẩm bởi những chuyện trước đây ..Tình cờ một hôm tôi đi học võ và đã gặp một Nữ Võ Sinh, cũng  học chung lớp với tôi nữa. Lần nầy là Văn-Võ song toàn rồi ,vừa học chữ chung ( một ngôn ngữ ),vừa học võ chung , Phen này thật là ông tròi thương tôi rồi...nhà Nàng ở tận Mỹ Xuyên sáng đi học bằng xe Honda  ,tan học tôi chạy theo Nàng về tới Mỹ Xuyên .Chúng tôi nói chuyện với nhau vui lắm, Rồi buổi tối thì lại gặp nhau luyện võ , thật không biết diễn tả nổi những cảm xúc lúc đó. Nàng nầy có đôi má lúc nào cũng ửng hồng dễ thương lắm các bạn .

Có một lần, tôi nhớ vào ngày mồng 4 Tết năm Kỷ Dậu, Tôi và Nàng hẹn nhau đi chơi tận xứ Bạc Liêu, thì lại vấp phải một bản sao khá cũ, thay vì hai người thương mến nhau, thường tìm đến một nơi nào đó chỉ có riêng hai người hầu dễ dàng nói chuyện riêng tư, thì đàng này, chúng tôi có thêm bốn người do Nàng mời tháp tùng nữa, thôi đành vậy dù sao thì cũng đã chở Nàng ngồi sau là được rồi ( muốn chở ai đó ngồi sau đâu phải dễ !) Lòng mình chưa kịp rộn ràng thì lại bị bọn Du côn du đảng xứ Bạc liêu đón đường chặn đánh ( có lẽ bọn nó ganh tị với tôi vì đã chở một người đẹp lại đi cùng với bốn cánh hoa duyên dáng khác). Nhưng bọn chúng lúc đó cũng ít và kém may mắn là đụng phải tôi, một môn sinh Teakwondo có đai màu " lọ nghẹ ", cũng như Nữ võ sinh đi cùng tôi có trình độ  không kém hơn tôi tí nào .Chuyện đó cũng là một ghi nhớ vui không kém phần hú hồn trong chuyện tình yêu tuổi học trò Không lẽ đặt tên là "Chuyện Tình JUDO và TEAKWONDO " ....

Nãy giờ tôi kể cho các bạn nghe chuyện tình yêu ...nhưng không biết phải không? Hay chỉ là chuyện thoáng qua của tình cảm tuổi mới lớn, hoặc là tình đơn phương...hay là tình bạn cùng trường Hòang Diệu mà tôi ngộ nhận.Thôi thì chúng ta cứ nghĩ như thế đi. Để bây giờ, ít ra thì chúng ta cũng có một kỷ niệm đẹp....chúng ta cũng có một chút gì lưu luyến vói Nữ Sinh Hoàng Diệu, với sân trường thân yêu đó.

Tôi không nói tên Nữ Sinh trong bài viết nầy ,nhưng tôi biết các bạn ấy đọc và sẽ thấy mình trong đó bởi dù sao nó cũng là những chuyện vui mà phải không các bạn ..mà ở tuổi học trò không tập yêu thì phí lắm. Vì nếu thiếu kinh nghiệm, rủi sao nầy bị gạt thì tàn một đời trai ..có khi mất hết tiết hạnh , mất hết trong trắng mà mình bõ công gìn giữ bấy lâu nay..?

Rồi tôi cũng gặp may đó các bạn có một lần tôi nhận được một bức thư tỏ tình của một Nữ sinh Trung học ở Mỹ xuyên .Tôi mừng lắm ,nàng nhà ở ST nhưng lại học ở Mỹ xuyên .Sáng nào nàng  đi học cũng đi ngang nhà tôi cả  . Vì còn học lớp Đệ Thất nên nàng viết thư tỏ tình ngây thơ  lắm ...tôi sợ mang tiếng dụ con nít nên không dám trả lời .Vây là mình có người đeo đuổi rồi .Từ đó tôi yên tâm và thầm nghỉ mình đâu có tệ ..chỉ tại Nữ Sinh Hoàng Diệu  mải mê học giỏi mà thôi! chớ không phải tại tôi ...bị hắt hủi đâu....

Tôi chỉ nhớ được bấy nhiêu..khi nào nhớ nữa tôi sẽ kể cho các bạn nghe tiếp...các em còn nhỏ thì gắng lo học đừng như tôi bày đăt YÊU, rồi cứ thất bại hoài. Mà có muốn yêu thì đừng" bắt cá hai tay nhé..." gặp hai nàng quen nhau thì mình "ngọng " là cái chắc...cứ bắt cá từng tay ,bắt dính tay nầy rồi tay kia bắt tiếp nhé ,..

                                               Nguyễn Thành Khánh   HD65