a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

THƯƠNG VỀ KỶ NIỆM PHẦN 17.





Hàng năm, tôi thường trở về thăm quê hương đôi lần. Một trong những lý do là để nhìn lại quê nhà, thân bằng quyến thuộc ai còn ai mất và thầy bạn của trường xưa Hoàng Diệu.

Hơn một năm đã qua không về được vì bận bịu đủ các thứ chuyện làm đau cả đầu trên đất Mỹ. Hai tuần lễ viễn du nầy cũng như những lần trước.Hảng hàng không Eva khởi hành từ phi trường Los Angeles, thông thường từ 1 tới 2 giờ sáng để đáp Sài Gòn vào buổi sáng sớm.


Trước khi ra phi trường, tôi thường liên lạc Lâm Hoàng Yến ở Sài Gòn để nhờ cô trưởng ban liên lạc nầy mời các thầy và các bạn đồng môn gặp nhau tại quán Thủy Tiên, nơi quen thuộc từ những năm về trước lúc 1 giờ 30 trưa cùng ngày. Lần về nầy đột ngôt làm tôi đánh mất cơ hội tham gia gia đình Sóc sa bay, tổ chức sinh nhật cho các thầy cô và đồng môn. Môt thiếu sót nhỏ nào đó đã làm mất đi tình bạn, một người bạn đồng môn, thật đáng tiếc khi được nghe tin nầy.

Tiệc họp mặt ở Thủy Tiên lần nầy có 6 thầy và các bạn quen thuộc. Chúng tôi cụng ly nhau như ngày nào gặp lại. Thời gian qua cũng nhanh quá ,tôi cũng thấy có sự lão hóa phần nào trên gương mặt thầy, bạn và ngay cả chính tôi. Còn các cô tiếp viên nhà hàng thì vẫn xinh xắn như thưở nào. Mái tóc các thầy cũng bạc màu hơn xưa. Hai bạn cùng lớp Hà, Vân thì không còn cụng ly bia ken với tôi nữa vì có bệnh phải kiêng cử. Hai bạn Điền và Ánh thì còn nhâm nhi đôi chút. Tôi thì tửu lượng khá, nhưng cụng với thầy Tâm thì cũng có chút sợ, vì thầy thích uống làm sao cho hết 50% ly bia đầy…

Hai ngày lưu lại Sài Gòn với vài ba trận với thầy bạn. Tôi đón xe Thành Bưởi về Cần Thơ, nơi tôi có căn nhà được xây từ 12 năm trước.Thành phố Tây Đô năm nay có vẻ không nhộn nhịp như các năm trước, có thể tình hình kinh tế khó khăn hơn. Tuy nhiên các quán nhậu thì vẫn đông thực khách.

Ngày lễ 2 tháng 9 của Việt Nam cho phép công sở nghỉ 4 ngày. Mấy đứa cháu tôi là giảng viên đại học Cần Thơ sẳn dịp lễ đưa tôi về Sóc Trăng thăm vườn me và ruộng lúa của Cua, đồng môn Hoàng Diệu. Thật ra tôi quen biết Cua từ hơn 20 năm về trước, làm việc cho cơ quan môi trường, nay vừa mới về lãnh tiền hưu vừa làm kinh doanh và nông dân trồng lúa.


Cua làm tiệc nhậu có mấy món đặc sản mà từ trước tôi chưa từng thử qua. Trong lúc cụng ly lai rai. Lực trên đường về từ Vĩnh Châu ghé lại với một thùng tôm sú còn tươi, cộng thêm một thùng bia nữa. Thế là mặt mày chúng tôi lại đỏ hơn. Từ giả vườn me ra xe về còn mang các thứ quà về, có cả mấy bọc trái thanh long màu đỏ nữa…

Hôm sau, ăn sáng xong, chúng tôi bắt đầu về thăm quê Cầu Lộ, nơi nầy Ba Má tôi đã an nghĩ ngàn thu. Con đường mòn trơn trợt ngày xưa được tráng xi măng cho xe 2 bánh. Tôi ghé thăm nhà 2 bác tư Đối tôi, nhưng 2 bác đã qua đời mấy tháng trước đó. Nhà ông bà Út Xuyên, em của bà nội đã ngoài 95, ông vẫn khỏe nhưng không còn lai rai bia rượu như trước được, bà Út đã nằm liệt giường hơn 2 năm. Tôi chào hỏi bà, bà không nói được, chỉ mở mắt nhìn tôi rồi nhắm lại thỉnh thoảng. Tôi buồn quá vì không biết bà có nghe được tiếng nói của tôi không. Tôi đi vòng theo con đường mòn nhỏ, cong queo, ghé thăm bạn Lý văn Cui cùng trang lứa ngày xưa đi học ở tỉnh Sóc Trăng.  Căn nhà lá có cái bàn thờ còn nghi ngút khói hương bên cạnh bộ ván ngựa bằng cây tạp. Vợ Cui chào tôi rồi nói giọng nhẹ nhàng buồn bả ,”Anh Cui mất gần được 90 ngày rồi”. Tôi đốt 1 nén hương tiễn bạn về an nghĩ miền cực lạc. Sau năm 1975, Cui đi cải tạo vì là sỉ quan, không đủ 3 năm nên không được đi Mỹ theo diện HO. Mãn hạn, về làm ruộng từ đó tới giờ, Cui bị ung thư qua đời trong tuổi lục thập.

Tôi đi bộ vài phút tới chiếc phà ngang chợ Cầu Lộ, bên phía Thới an Hội thăm cô hai Lơ, nhưng cô cũng đã qui tiên lúc hơn 100 tuổi. Tôi lủi thủi đi qua các sạp bán hàng trong chợ,ghé thăm vợ thằng Thành, bạn đồng hương, đồng lứa tuổi đã qua đời lúc hơn 50 vì nhồi máu cơ tim.

Trên đường trở lại Thành Phố Cần Thơ, đầu óc tôi thơ thẩn nghĩ miên man về kiếp sống con người “ sống gởi thác về”…sao mà thê thảm như thế… rồi ghé nhà bạn Phước,xưa làm Hiệu trưởng ,bị stroke 12 năm rồi, sức khỏe kém dần,vợ cũng mới về hưu.Anh Phước nói rất ít, thỉnh thoảng lại khóc nức nở.Hai vợ chồng không con cái.Chị nay không còn dạy thêm vì chân bị đau nhức .Chị nói:”Anh Phước mất trước tôi thì đỡ hơn, tôi mà mất trước ,ảnh sẽ khổ lắm, ảnh không thể lo cho ảnh được”.

Tôi trở về Việt nam thì muốn tiệc tùng với người thân và bạn bè mỗi ngày. Mai mắn có quen biết 2 bạn đồng môn Hoàng Diệu ở Cần Thơ,thỉnh thoảng mời 2 bạn đi nhậu, đi ca hát cho vui ngày về thăm nguyên quán. Một hôm, tình cờ biết một gia đình có 3 chị em, quê quán Ngã ba An Trạch, Sóc Trăng. Cô em út khoảng 18 tuổi, trông có nét đẹp như người Nhật. Cô bị mù chữ tới giờ không đọc được chữ Việt. Cô kễ lễ:”Ba em người bắc vô nam sau năm 1975, gặp má em sanh 3 chúng em rồi bị bênh mất. Má em tái giá sau đó má em mất, dượng nuôi chúng em bị bệnh ung thư nhiều năm, 2 chị của em làm vất vả mấy năm liền lo tiền bác sĩ, nhưng không còn khả năng lo cho dượng được nữa, đành để cho dượng chết thê thảm…”Tôi hỏi sao lúc nhỏ em không được đi học. Cô ấy nói nhà nghèo phải dời chỗ ở trọ hoài …
Hơn 10 ngày qua nhanh quá , tôi phải lên Sài Gòn để từ giả các thầy và bạn bằng mấy chầu nhậu tả tơi. Chil hẹn qua nhà chơi trên đường Phạm Văn Hai, bên cạnh có quán cũng tiện. Tiệc nhậu có anh Phú, thầy Tâm và bạn của thầy. Thầy Tâm nói:”Thầy nầy có bằng tiến sĩ Hán Nôm”. Mái tóc bạc phơ như bác tiên.  Xong tiệc Chil nhét vô túi quần tôi 1 triệu đồng, có lẽ Chil nghĩ tôi sắp cạn túi rồi cũng nên. Trưa hôm đó, Lực đi công tác Sài Gòn, sẵn tiện ghé qua nhà Chil rồi vào Karaoke bên cạnh vài tiếng. Cuối cùng chạy về quán Thủy Tiên làm chầu cuối trước khi trở lại đất Mỹ. Ngoài các món ăn trong thực đơn nhà hàng. Lực còn mang theo 2 ký rưởi tôm sú hạng nhất nữa. Chúng tôi cũng muốn ngất ngư rồi, mà thầy Tâm thì không còn cụng ly được nữa cho gần 30 phút trước đó. Lực thanh toán hóa đơn nhà hàng nhanh quá, tôi cũng không biết nói gì hơn.Chúng tôi chia tay nhau tại cư xá Lữ Gia,quận 11, Thành Phố Sài Gòn.

Vân Nguyễn

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

TRƯNG VƯƠNG KHUNG CỬA MÙA THU

TÌNH SỮ ROMEO & JULIET

CƠN ĐAU TÌNH ÁI ( MAL )

TÌNH CHO KHÔNG BIẾU KHÔNG.

NGUYÊN LÝ VÀ HỆ QUẢ CỦA GIÁO DỤC





 Nguyên lý căn bản của giáo dục là nhằm khai thác mọi phương tiện và thể thức dựa trên nền tảng nhân bản và khoa học để đáp ứng nhu cầu phát triển trí năng của con người ở mọi lứa tuổi . Ngày nay sự phát triển giáo dục càng rõ rệt hơn ngoài phạm vi học đường và quốc gia. Với sự phát triển nhanh chóng và không ngừng của nhân loại nhờ những phát minh khoa học đã giúp cho việc truyền đạt kiến thức trở nên phong phú và cự kỳ hữu hiệu . Với phương tiện và kỹ thuật truyền thông ngày nay việc phát triển giáo dục không còn bị giới hạn trong học đường và gia đình. Do đó cái học ở trường đời vẫn ảnh hưởng sâu rộng đối với quàn chúng  ở mọi lứa tuổi. Nội dung của các nguồn giáo dục của trường đời có thể gây tác dụng phản giáo dục. Nội dung của nguồn giáo dục trong học đường tại những quốc gia chậm tiến và độc đoán có mục đich áp đặt những giáo điều tiêu cực và độc hại cho con em và xã hội.
Nếu một xã hội có nhiều thối nát, bất công, giáo điều thì học đường củng là sản phẩm của xã hội đó.
Thuyết Khổng Mạnh nhằm đem lại trật tự xã hội nhưng rất tiêu cực về việc phát triển tiềm năng của con người.
Hai quốc gia chịu ảnh hưởng Khổng Mạnh nhiều nhất lại là 2 quốc gia dễ thích ứng với chế độ đọc tài hiện nay vì khái niệm tự do dân chủ, nhân quyền và công lý không được đề cập đến. Một xã hội lấy thuyết Khổng Mạnh làm kim chỉ nam cho việc giáo dục gia đình và học đường là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ để đưa xã hội thoát khỏi các điều  tệ hại trên.
Một yếu tố quan trọng trong việc giáo dục học đường cũng như gia đình là cấn phát triển yếu tố và khả năng suy lý (rationality). Một dân tộc sống và hành động đầy cảm tính (emotion) thì khả năng suy lý càng kém vì suy lý là căn bản trong việc giải quyết từ vấn đề xã hội, chính trị, cho đến mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống hằng ngày.
Các dân tộc mang nặng cảm tính thường giải quyết vấn đề bằng bạo lực vì thiếu khả năng suy lý để tìm giải pháp ôn hòa và sáng suốt.
Một dân tộc sồng về cảm tính rất đễ tin vào những giáo điều thiếu đạo đức và phi nhân.
Nhiệm vụ của người làm giáo dục không phải chỉ biết bảo tồn văn hóa một cách mù quáng nhưng không biết tương lai sẽ đi về đâu. Hiện tượng này rất thông thường tại các quốc gia chậm tiến và lạc hậu . Những quốc gia tiến bộ và phát triển đều biết khai thác tối đa kiến thức khoa học nhằn nâng cao điều kiện sống của nhân loại. Họ không tỏ ra kiêu căng và tự hào về quá khứ. Hầu hết các dân tộc di dân từ các quốc gia chậm tiến sống trong các nước tân tiến nhiếu năm vẩn còn biểu lộ tinh thần tôn thờ quá khứ. Thực ra các dân tộc này cũng không có gì để tự hào về nhửng kỳ công hiện tại cũng như tương lai của họ.
Giáo dục không chỉ đơn thuần tạo cơ hội cho con em có đủ điều kiện vật chất đến trường để học đọc học viết.

Giáo dục cũng không chỉ biết dạy ca tụng và suy tôn cá nhân. Trẻ con sinh ra đã có sẵn một cơ thể, lý trí và tiềm năng học hỏi không giới hạn.

Mục tiêu của giáo dục chính yếu là phải giúp khai thác bằng những phương tiện hửu hiệu để các tiềm năng đó được phát triển đến mức tối đa.
Đình cao trí tuệ của một dân tộc không thể được đề cao vì những hành động gian lận, mưu mô và lường gạt. Giới thanh thiếu niên ngày nay bị ảnh hưởng của tư tưởng đó và xem thưởng những giá trị đạo đức như tính cương trực, tôn trọng công lý, lòng nhân từ.

Mục tiêu giáo dục dựa trên triết thuyết nhân bản phải được khai thác và áp dụng ở mọi cấp lớp tại học đường cũng như ngoài xã hội. Thuyết này đã không được thề hiện và thực hiện đúng mức, nghiêm chình và sâu rộng nên đất nước mới khốn đốn dến ngày nay. Thực ra thì chúng ta đã bất lực vì bị lâm vào cái vòng lẩn quẩn (vicious circle): Chậm tiến vì nghèo đói, nghèo đói vì ít học, và ít học đưa đến chậm tiến. Như vậy chúng ta phải làm sao cắt đứt để thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn trên thì mới mong thay đổi được tệ trạng hiện nay.

Đầu mối của cái vòng lẩn quẩn đó là cấp lãnh đạo quốc gia và  những người có trách nhiêm đã được đào tạo theo chính sách đã được đặt ra để áp đặt lên chương trình giáo dục. Thường các chính sách đó nhằm tẩy nảo và nhồi sọ theo đường hướng phi nhân đã được cấp lảnh đạo áp đặt. Nếu cấp lãnh đạo có đủ kiến thức và ý thức đề nhận định những điều kiện căn bản dựa trên khoa học, nhân đạo và vô tư  thì hệ quả giáo dục sẽ tốt hơn. Nếu cấp lãnh đạo có kiến thức hạn hẹp, chủ quan và thiếu khả năng nhận định những hệ quả tai hại của giáo dục mà chỉ áp đặt những giáo điều sơ đẳng thiếu tính nhân bản và khoa học thì hệ quả không những làm chậm tiến mà còn tai hại cho nhiều thế hệ.

Một thí dụ điển hình là trong thế kỷ 21 mà còn một số quốc gia bị cai trị bởi cấp lãnh đạo cuồng tín, thất học đã và đưa đất nước vào chỗ bế tắc. Cấp lãnh đạo phải nhận thức giá trị đích thực của con người là kiến thức tổng quát và chuyên môn cần thiết là phục vụ cho nhân loại. Những phát minh khoa học được các nước có trình độ dân trí và kiến thức cao đã đem lại nhiều phát minh vĩ đại để giúp ích cho nhân loại thì cũng có những nước lạc hậu biến chế độc dược để giết hại con người một cách vô trách nhiệm.

Dân tộc nào cũng có người thông minh nhưng trí thông minh chỉ phát triển trong những quốc gia có môi trường giáo dục cao và tiến bộ.

Một nền giáo dục thiếu nhân bản trong đó tiềm năng con người không được phát huy mà còn bị kềm chế sẽ đưa đến sự nghèo nàn về tư tưởng, nghèo nàn về óc sáng tạo là những yếu tố tối cần cho sự phát triển của cá nhân và đương nhiên là phát triển quốc gia.

Một nền giáo dục đầy thiên kiến, không công bằng chỉ nhằm nâng đỡ giai cấp cẩm quyền vốn đã sống và được giáo dục trong những gia đình do quyền thế, do tham nhũng và lạm quyền sẽ gây ra lòng bất mãn và tinh thần tiêu cực trong dân chúng. Sự kiện này có tính cách hủy hoại và đảo lộn mọi giá trị xã hội, mọi tiềm năng và thiện chí của người dân. Giới trẻ sẽ mất niềm tin vào tương lai và chính họ là nhân lực và tài nguyên quý giá của quốc gia.

Hệ quả của giáo dục tùy thuộc vào tiềm năng nhân sự trong đó người giáo chức là thành phần liên hệ và có trách nhiệm trực tiếp trong việc hướng dẩn và đào tạo thế hệ tương lai.

Ngày xưa những nước chịu ảnh hưởng học thuyết Khổng Mạnh đã đặt địa vị người giáo chức theo thứ vị quân, sư, phụ chỉ vì thời bấy giờ số người có kiến thức quá khan hiếm. Những gì quá khan hiếm thì được trọng dụng
là lẽ thường trong mọi xã hội và mọi thời đại. Nhưng ngày nay vị thế của người thầy đã bị thay đổi vì sự bộc phát về kiến thức của con người và sự đại chúng hóa của giáo dục nhờ kỹ thuật phát triển của khoa học truyền thông.

Ngày nay người làm giáo dục phải học hỏi, tra cứu, thực tập và thấu triệt những nguyên lý và hệ quả của giáo dục để đáp ứng dúng nhu cầu phát triển toàn diện của người thụ giáo mà một vài kiến thức chuyên môn và năng khiếu có thể vượt qua người thầy.

Trong vài quốc gia tiến bộ như Mỹ và vài quốc gia Âu Á đặt trọng tâm vào việc phát triển khả năng suy luận và sáng tạo ở mọi cấp lớp và mọi môn học từ cấp tiểu học đến đại học. Và đương nhiên là người giáo chức phải thấu triệt các mục tiêu, phương pháp áp dụng cách thực thi đối với  tất cả các môn học và ở mọi cấp lớp. Do đó những phát minh khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển rất nhanh và rất hữu hiệu. Mức độ phát minh khoa hoc ngày nay có thể tiến nhanh gấp ngàn lần của thế kỷ trước đây.

Những tiến bộ này sẽ thu hẹp hoàn cầu qua không gian và thời gian. Trong lúc đó, cũng có những quốc gia hiếu chiến, điên cuồng vì còn lạc hậu đã và đang dốc toàn lực để cướp đoạt quyền tự do và tài sản của dân tộc họ và của các nước lân bang. Những sự chiếm đoạt nầy còn được chính thức đưa vào chương trình giảng dạy của họ.

Hệ quả của chương trình giáo dục đó là một hiểm họa cho thế giới ngày nay.

Giáo sư Trần Cảnh Xuân
Ngày 8-8-2014