a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Máy lọc không khí khổng lồ biến bụi bẩn thành đá quý

Đây không phải một thiết bị lọc không khí trong nhà, nó có thể lọc không khí ngoài trời, làm cho thành phố nơi bạn sống trở nên trong lành hơn.
Bạn có bao giờ tưởng tượng ra một cỗ máy cao 7 mét, có khả năng hút khói bụi và nhả ra trang sức không? Có vẻ nghe giống trong phim viễn tưởng, tuy nhiên một nhà thiết kế người Hà Lan đã hiện thực hóa điều đó.
Hình dạng của Smog Free Tower - Tòa tháp có khả năng "hút bụi" toàn thành phố.
Hồi đầu tuần này, Daan Roosegaarde, một nhà thiết kế đang sống và làm việc tại Rotterdam đã giới thiệu về sản phẩm mà anh dày công nghiên cứu trong 3 năm qua. Đó là một "tòa tháp", có khả năng lọc tới 30.000 mét khối khí mỗi giờ, và sau đó ngưng tụ bụi bẩn trong không khí thành "đá quý", có thể dùng làm trang sức.
Một viên đá rất đẹp được tạo ra từ khói bụi.
Mỗi một viên đá như trên tạo ra sau khi lọc 1.000 mét khối không khí ô nhiễm. Chắc chắn Roosengaarde sẽ không ngại ngần gì mà tặng bạn hay bất kì ai một viên đá này như một món quà, một món quà từ chính những khói bụi mà bạn đang hít vào phổi mỗi ngày. Chiếc máy có tên Smog Free Tower hoàn toàn có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong việc làm sạch bầu không khí tại các thành phố lớn.
Dự án đã diễn ra trong suốt một thời gian dài, Roosengaarde và nhóm của anh đã từng giới thiệu phiên bản sơ khai của chiếc máy này cách đây 2 năm. Trong suốt thời gian đó, nhóm phát triển đã thiết kế và thử nghiệm chiếc máy ngay tại Rotterdam, nơi họ giới thiệu nó hồi đầu tuần. "Thật kì cục khi chúng ta chấp nhận sự ô nhiễm như một điều hiển nhiên, và hấp thụ sự độc hại mỗi ngày" - Daan chia sẻ.
Video về tòa tháp có khả năng lọc không khí trong thành phố.
Cỗ máy lọc khí khồng lồ có hình thù của một tòa tháp, được sơn màu trắng, nhưng nó sẽ sớm có một thiết kế khác khi nó được phát triển và lắp đặt tại Bắc Kinh, một thành phố đang ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, Smog Free Tower cũng sẽ có thời gian thử nghiệm tại Dubai và Paris để chứng minh thêm khả năng của nó.
Để thực hiện dự án này, cũng như chi phí vận chuyển nó đi nửa vòng trái đất, nhóm phát triển của Daan đã tạo một chiến dịch trên Kickstarter để nhận quyên góp từ cộng đồng. Đổi lại, những người đóng góp cho dự án sẽ nhận lại những món trang sức được tạo ra từ chiếc máy này. Về lí thuyết, bụi bẩn trong không khí được gom lại là một dạng của bụi than đá, hay nói cách khác là cacbon, nên những viên đá trang sức tạo ra từ máy cũng khá gần với kim cương nhân tạo.
Những hạt bụi được gom lại nhờ tòa tháp lọc khí.
Hiện tại, cỗ máy này đang được đặt tại một thảm cỏ xanh ở Rotterdam. Chính quyền tại đây cũng tạo nhiều điều kiện để thử nghiệm sản phẩm này, cũng như tài trợ tài chính cho dự án.
Quá trình lọc khí được diễn ra bên trong của Smog Free Tower, nó tiêu tốn 1400w, lượng điện năng được tạo ra nhờ động cơ hơi nước tích hợp. Đội thiết kế cho biết, họ sẽ cố gắng phát triển hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời cho tòa tháp. Khi đó, hiệu quả sử dụng của máy sẽ tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên đó không phải cái đích cuối cùng của họ.
Lí giải về quá trình lọc khí và tạo ra các viên đá, Roosegaarde lí giải rằng "Chiếc máy sẽ đưa các ion dương vào trong không khí, tạo ra một bề mặt tích điện và hút các hạt bụi lại. Với quá trình đó, chiếc máy có thể lọc được cả những hạt bụi mịn mà hệ thống lọc khí thường không thể làm được".
Đây sẽ trở thành một biệt pháp tuyệt vời để lọc sạch không khí trong tương lai gần.
Nhóm phát triển đang rất mong muốn đưa chiếc máy tới thử nghiệm ở nhiều thành phố khác, như một chuyến công du trước khi tới với Bắc Kinh. Và sau cùng, trưởng dự án mong muốn sẽ có thật nhiều những tòa tháp như thế này xuất hiện trong các công viên hay các khu vui chơi để giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm tại các thành phố lớn. Smog Free Tower chỉ là khởi đầu của một xu hướng mới trong việc giải quyết các vấn đề môi trường. Hãy vừa bảo vệ môi trường, vừa tạo ra những viên ngọc quý cho cuộc sống.
Tham khảo Gizmodo

13 giống chó nguy hiểm nhất hành tinh

Có nhiều yếu tố để gán cái mác "nguy hiểm" nhưng cái chính là khả năng gây thương tích cho nạn nhân của những giống chó nguy hiểm này.
Tosa Inu là một giống chó nguy hiểm có nguồn gốc ở Nhật Bản, với cơ thể khổng lồ và nguồn sức mạnh bộc phát, Tosa Inu được dùng như một con chó chiến binh.
American Bandogge, giống chó vô cùng mạnh mẽ này được lai giữa giống American Pit Bull Terrier và giống Neapolitan Mastiff. Cũng được sử dụng trong chiến đấu, American Bandogge là giống chó ẩn chứa sự nguy hiểm và bộc lộ bản tính hung hăng khó lường trong chiến đấu.
Cane Corso, đây là một loài chó ngao cỡ trung bình-lớn có nguồn gốc từ Ý. Chúng có ưu điểm nhanh nhẹn, sở hữu cơ bắp cực kỳ khỏe và rất nổi bật, là hậu duệ của giống chó được sử dụng trong chiến tranh La Mã, chúng là giống chó tiềm ẩn nguy hiểm.
Boer Boel là một loài chó lớn có nguồn gốc từ Nam Phi, được lai tạo với mục đích bảo vệ nhà, trang trại. Dữ tợn, giỏi theo dõi, sẵn sàng tấn công kẻ thù quyết liệt, loài chó này có thể khiến bất cứ ai trêu chọc nó phải trả giá bằng tính mạng của mình.
Gull Dong còn được gọi là Pakistan Bull Dog, là một giống lai giữa Gull Tarrier và Bully Kutta. Cực kỳ mạnh mẽ và dữ tợn, giống chó Gull Dong được lai tạo đặc biệt để trở thành một con chó chiến binh, chúng nổi tiếng là rất hung hăng và khó kiểm soát.
Basenji là một giống chó săn có nguồn gốc từ Trung Phi, là một trong những giống chó săn có nguồn gốc lâu đời nhất. Đồng thời, chúng cũng là giống chó khó đào tạo thứ hai trong tất cả các giống chó và có thể trở nên rất nguy hiểm.
Saint Bernard là giống chó khổng lồ có nguồn gốc từ Ý và Thụy Sĩ, ban đầu được nuôi với mục đích cứu hộ. Giống này đã trở nên nổi tiếng qua câu chuyện về việc giải cứu trên núi cao, cũng như kích thước to lớn của nó.
Fila Brasileiro, chó ngao Brazil biệt hiệu là Fila là một giống chó ngao có nguồn gốc từ Brazil và khởi thủy từ dòng chó Ngao ở Anh, là giống cho to đô, thường được dùng làm giống chó săn và chó giữ nhà. Sở hữu khả năng theo dõi tuyệt vời nhưng lại bốc đồng và cực kỳ hung dữ.
American Bulldog là một giống chó được ưa chuộng để sử dụng trong việc săn bắt, giữ nhà. Một khi đã say máu, loài chó này sẽ không buông tha con mồi cho đến khi một trong hai bỏ mạng.
Rhodesian Ridgeback, chó lông xoáy Nam Phi hay còn có biệt danh là chó săn sư tử Phi châu, thông minh nhưng tính tình cực kỳ hung dữ, rất xa cách với người lạ. Là một trong những giống chó nguy hiểm, chúng được biết đến với khả năng kéo một con sư tử ra khỏi con mồi.
Giống chó Great Dane còn được gọi là giống chó Ngao Đức hoặc chó săn Đan Mạch, giống chó này nổi tiếng với kích thước khổng lồ của nó. Loài chó này giữ kỷ lục chó cao nhất thế giới với chiều cao gần 1,2m. Loài chó khổng lồ này dễ dàng hạ gục một người trưởng thành khi nó nổi điên.
Dogo Argentino là một con chó cơ bắp, có nguồn gốc ở Argentina, chủ yếu được sử dụng cho mục đích săn bắn, kể cả săn lợn lòi và báo. Mặc dù vô cùng mạnh mẽ và năng động, giống chó Dogo không tích cực thân thiện đối với con người. Theo Luật về những con chó ở Vương quốc Anh, Dogo Argentino bị cấm sở hữu.
Bull Terrier, chó sục Bun hay còn gọi là Bully tức kẻ hay bắt nạt người khác, đây là một giống chó được lai giống phục vụ cho những cuộc chọi chó và làm chó bảo vệ. Bull Terrier là giống chó đặc biệt mạnh mẽ. Khả năng sát thủ cực kỳ nhạy bén khiến Bull Terrier là một con chó nguy hiểm đối với các động vật nhỏ hơn.

Điểm mặt những động vật chăm chỉ nhất hành tinh

Chuột chũi không lông, cá chình, kiến cắt lá… là ba trong số những loài động vật chăm chỉ nhất trên thế giới.
Mai Anh (theo DC)
Đứng đầu danh sách các loài động vật chăm chỉ nhất chính là chuột chũi Đông Phi. Chúng làm việc liên tục để xây dựng các đường hầm phức tạp dưới lòng đất thích hợp với chế độ xã hội gồm một nữ hoàng và các công nhân.
Tuy nhỏ bé nhưng chim rồng rộc vô cùng chăm chỉ. Những chú chim nhỏ xíu này xây dựng cả một “thành phố” phức tạp từ cỏ, cành cây nhỏ và sợi lá với sức chứa có thể lên tới 300 đôi chim.
Chim én An-pơ (tên khoa học là Apus melba) nặng hơn 100 gram nhưng lại có sức khỏe dẻo dai đến mức chúng có thể bay liên tục 6 tháng không ngừng nghỉ.
Đến tuổi trưởng thành, cá chình Mỹ phải thực hiện một cuộc di cư anh hùng từ sông đến giữa Đại Tây Dương để đẻ trứng một lần duy nhất rồi chết. Sau khi nở, cá chình con lại vượt qua nửa đại dương tới các dòng sông – nơi chúng lớn lên trong 20-30 năm tới.
Ngoài các nhiệm vụ thông thường của loài kiến, kiến cắt lá còn chăm chỉ hơn đồng loại ở chỗ: sau khi thu hoạch lá, chúng biết trồng một số loại nấm bổ dưỡng bằng lá thu hoạch được trong một khu vườn bí mật.
Bướm vua là loài côn trùng duy nhất di cư hai chiều tương tự như các loài chim bằng cách các thế hệ nối tiếp nhau thực hiện hoàn chỉnh cuộc di cư về phương bắc hoặc phương nam.
Nhạn biển Bắc Cực là loài chim lập kỷ lục với chuyến di cư dài tới 70.811 km mỗi năm khi chúng bay đi bay về giữa hai vùng đất sinh sống của chúng tại Nam Cực và Greenland.
Cá da trơn Chipi chipi chỉ dài vẻn vẹn 2,5 cm nhưng lại là loài phá kỷ lục di cư trong thế giới cá. Chúng vượt qua quãng đường hơn 320 km lên thượng nguồn đến chân đồi của dãy núi Andes ở Bolivia.
Cá voi lưng gù cũng là một ứng viên sáng giá trong danh sách này bởi mỗi năm chúng di chuyển suốt quãng đường 12874,75 km.
Để hoàn thiện danh sách này, không thể không nhắc tới hải ly. Chính sự cần cù của chúng đôi khi khiến con người lao đao bởi chúng có thể làm thay đổi dòng chảy chỉ bằng cách xây dựng những công trình của riêng chúng bằng cành cây và bùn.
Đứng đầu danh sách các loài động vật chăm chỉ nhất chính là chuột chũi Đông Phi. Chúng làm việc liên tục để xây dựng các đường hầm phức tạp dưới lòng đất thích hợp với chế độ xã hội gồm một nữ hoàng và các công nhân.
Tuy nhỏ bé nhưng chim rồng rộc vô cùng chăm chỉ. Những chú chim nhỏ xíu này xây dựng cả một “thành phố” phức tạp từ cỏ, cành cây nhỏ và sợi lá với sức chứa có thể lên tới 300 đôi chim.
Chim én An-pơ (tên khoa học là Apus melba) nặng hơn 100 gram nhưng lại có sức khỏe dẻo dai đến mức chúng có thể bay liên tục 6 tháng không ngừng nghỉ.
Đến tuổi trưởng thành, cá chình Mỹ phải thực hiện một cuộc di cư anh hùng từ sông đến giữa Đại Tây Dương để đẻ trứng một lần duy nhất rồi chết. Sau khi nở, cá chình con lại vượt qua nửa đại dương tới các dòng sông – nơi chúng lớn lên trong 20-30 năm tới.
Ngoài các nhiệm vụ thông thường của loài kiến, kiến cắt lá còn chăm chỉ hơn đồng loại ở chỗ: sau khi thu hoạch lá, chúng biết trồng một số loại nấm bổ dưỡng bằng lá thu hoạch được trong một khu vườn bí mật.
Bướm vua là loài côn trùng duy nhất di cư hai chiều tương tự như các loài chim bằng cách các thế hệ nối tiếp nhau thực hiện hoàn chỉnh cuộc di cư về phương bắc hoặc phương nam.
Nhạn biển Bắc Cực là loài chim lập kỷ lục với chuyến di cư dài tới 70.811 km mỗi năm khi chúng bay đi bay về giữa hai vùng đất sinh sống của chúng tại Nam Cực và Greenland.
Cá da trơn Chipi chipi chỉ dài vẻn vẹn 2,5 cm nhưng lại là loài phá kỷ lục di cư trong thế giới cá. Chúng vượt qua quãng đường hơn 320 km lên thượng nguồn đến chân đồi của dãy núi Andes ở Bolivia.
Cá voi lưng gù cũng là một ứng viên sáng giá trong danh sách này bởi mỗi năm chúng di chuyển suốt quãng đường 12874,75 km.
Để hoàn thiện danh sách này, không thể không nhắc tới hải ly. Chính sự cần cù của chúng đôi khi khiến con người lao đao bởi chúng có thể làm thay đổi dòng chảy chỉ bằng cách xây dựng những công trình của riêng chúng bằng cành cây và bùn.

Không có nhận xét nào: