a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Nông dân trồng lúa Nhật Bản đối mặt với “bản án tử” từ hiệp định TPP


Tác giả: Nicole L Freiner, Bryant University | Dịch giả: Jessica
12 Tháng Tám , 2015
Các nhà thương thuyết dường như đang cho người nông dân trồng gạo của Nhật Bản rất ít thời gian trước khi việc canh tác lúa gạo truyền thống của họ có thể sẽ phải kết thúc  (Buddhika Weerasinghe/Getty Images)
Các nhà thương thuyết dường như đang cho người nông dân trồng gạo của Nhật Bản rất ít thời gian trước khi việc canh tác lúa gạo truyền thống của họ có thể sẽ phải kết thúc (Buddhika Weerasinghe/Getty Images)

Trên các cánh đồng nhỏ trồng lúa nước ở Nhật Bản, trong tiếng Nhật gọi là suiden, người ta có thể thấy những người nông dân đi ủng cao su lội qua cánh đồng để kiểm tra mùa màng. Trong khi đó, ở nơi cách xa Nhật hàng nghìn dặm là đảo nhiệt đới Hawaii thì các nhà thương thuyết đang trong giai đoạn cuối đàm phán về Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương – gọi tắt là TPP, những người nông dân e ngại rằng hiệp định này sẽ làm phá vỡ nhịp sống đều đặn hàng ngày của họ.
Gạo là một trong năm lĩnh vực nông nghiệp trọng yếu và có tính thiêng liêng của Nhật Bản (cùng với các sản phẩm khác như thịt heo, thịt bò, lúa mì, lúa mạch và mía). Đối với rất nhiều người, đặc biệt là những người dân đang sống ở những vùng nôn thôn, thì gạo vẫn là nguồn lương thực chủ yếu tạo nên bản sắc riêng của nước này. Như lời của một nông dân ở đây: “không có gạo thì không có Nhật Bản; nền văn hóa chúng tôi là nền văn hóa lúa gạo và nó là yếu tố căn bản nhất của nền văn hóa này”.
Những người nông dân trồng lúa của Nhật Bản đã từ lâu được ví là lực lượng ủng hộ trụ cột của Đảng Tự Do Dân Chủ cầm quyền. Tuy nhiên gần đây số lượng người làm nông đang giảm đi cùng xu hướng dân số cũng như nhu cầu gạo đang giảm dần, số lượng cử tri đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa nước này dường như đã mất đi thế mạnh đã từng có một thời để mà có thể yêu cầu được chính phủ hỗ trợ.

(Catherine/CC BY 2.0)
(Catherine/CC BY 2.0)
Hiện nay có khoảng 2 triệu nông dân trồng lúa ở Nhật Bản, giảm từ con số 4 triệu vào năm 1990 và con số này năm 1960 là 12 triệu. Trong số 2 triệu nông dân hiện tại, có một số làm nông nghiệp bán thời gian trong khi những người khác làm là vì đó là kế sinh nhai và niềm đam mê cả đời của họ.
Những nhà thương thuyết người Nhật mới chỉ một vài tháng trước vẫn tỏ quan điểm mạnh mẽ về việc bảo hộ những người trồng lúa bằng việc giữ nguyên hạn ngạch nhập khẩu gạo hiện tại, giờ đây họ lại đang tỏ ra nhún mình trước sức ép của phía Mỹ trong hoạt động trao đổi thương mại khi mà thay vào đó họ được xuất nhiều ô tô hơn sang Mỹ. Nguyên tắc có qua có lại trong đàm phán thương mại cùng với một số mâu thuẫn về địa chính trị với Trung Quốc mà Nhật Bản đang gặp phải hiện đang đe dọa lối sống và làm việc đã có từ lâu đời của những người nông dân nước này.
Gần đây tôi đã dành một khoảng thời gian trong mùa hè để đi thực tế tại Nhật Bản và thảo luận vấn đề này với người nông dân trồng lúa và nhiều người khác trong ngành sản xuất nông nghiệp để tìm hiểu xem TPP sẽ tác động như thế nào lên cuộc sống của họ.
Một người dân trồng lúa ở tỉnh Toyama nói với tôi “Tôi là một người thuần phác. Tôi yêu thích công việc làm nông và chỉ muốn làm nông. Gạo nhập ngoại là vấn đề đối với tôi. Tôi rất lo lắng về hiệp định TPP và tương lai của những cánh đồng lúa này”.

Nới hạn ngạch nhập khẩu gạo

(Adam Kahtava/CC BY 2.0)
(Adam Kahtava/CC BY 2.0)



Có 11 nước tham gia hiệp định TPP (bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam và Nhật Bản) với đối tác là Mỹ. Hiệp định này có mục tiêu là xóa bỏ hàng ngàn rào cản thuế quan hiện có tại các nước này, hơn thế nữa nó sẽ trở thành khuôn mẫu cho các hiệp định thương mại khác trong tương lai ở khu vực này.
Hiện nay những người trồng lúa được bảo hộ bởi giới hạn nhập khẩu gạo của chính phủ Nhật Bản. Mỹ đang hối thúc Nhật tăng hạn ngạch các mặt hàng nhập khẩu miễn thuế từ Mỹ vào Nhật đối với gạo và các sản phẩm có liên quan từ 10.000 tấn một năm lên 215.000 tấn. Mỹ cũng muốn Nhật mở cửa lĩnh vực đất canh tác cho hoạt động đầu tư nước ngoài của họ.
Theo thống kê của Đại học Arkansas, lượng tiêu thụ gạo trên đầu người ở Nhật đã giảm 15% trong hai thập kỷ vừa qua. Tháng 4 vừa qua, bộ trưởng nông nghiệp Nhật Bản là ông Yoshimasa Hayashi đã nêu ra con số tiêu thụ gạo giảm khi tranh luận muốn nước này giữ nguyên hạn ngạch nhập khẩu gạo để bảo hộ những người nông dân.
Tuy nhiên lập trường vững chắc đó đã giảm đi phần nào mặc dù những chi tiết cụ thể như thế nào vẫn chưa được tiết lộ, đó là một tin không hề tốt cho những người nông dân trồng lúa ở Nhật.

Số lượng Hợp tác xã nông nghiệp (Nokyo) suy giảm

Hầu hết những nông dân nước này có lối sống của người miền quê và họ cư ngụ ở vùng đất có điều kiện tự nhiên phù hợp với canh tác lúa, vì những cánh đồng lúa này lấy nước từ nguồn nước của tuyết tan trên các ngọn núi tuyết. Nông dân cư trú ở những ngôi làng nhỏ nằm ở bên kia dãy núi Alps của Nhật và cách thủ đô Tokyo hàng trăm dặm, điều làm họ lo lắng nhất là tác động của hiệp định TPP lên khả năng cạnh tranh của họ so với gạo nhập ngoại và mối lo về quyền sở hữu nước ngoài đối với đất nông nghiệp nội địa.
Ở đây gạo được trồng trong những thửa ruộng nhỏ (ít hơn một héc ta). Hiện tại rất khó để các công ty bên ngoài có thể sở hữu đất do các quy đinh luật pháp của Nhật. Hiệp định TPP sẽ cho phép sở hữu nước ngoài đối với đất đai như một loại hình đầu tư vào thị trường lúa gạo của Nhật.
(Matteo.Mazzoni/CC BY-ND 2.0)
(Matteo.Mazzoni/CC BY-ND 2.0)

Họ cho rằng, thực ra những hiệp định thương mại trước đây đã làm suy giảm số lượng các hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật rồi, trong tiếng Nhật họ gọi hợp tác xã nông nhiệp này là nokyo, sự suy giảm là do cạnh tranh từ gạo nhập ngoại làm cho việc canh tác nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Những lý do khác cho sự suy giảm bao gồm cả thực tế là càng ngày càng ít thanh niên Nhật muốn thừa kế công việc nông nghiệp của gia đình để lại (độ tuổi trung bình của nông dân Nhật bản là khoảng tuổi 70).
Một người phụ nữ trẻ làm nghề trồng đậu nành ở Joge, một địa phương nằm cạnh thành phố Hiroshima, hồi tưởng lại thời gian khi mà những trang trại nông nghiệp vẫn còn được tấp nập canh tác và sắc xanh tươi sáng của chúng đã làm nổi bật khu vực xung quanh.
Cô nói: “Dần dần từng nhà từng nhà một dừng không canh tác nữa, các trang trại biến mất”, và giờ đây khu vực này đang bị biến thành bãi cỏ.
Điều này cho thấy sức ảnh hưởng đang giảm dần của những người nông dân đối với vòng đàm phán thương mại mới đây nhất. Mặc dù công đoàn nông nghiệp quốc gia đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối nhưng những người nông dân tôi đã nói chuyện cùng cũng chấp nhận sự thiếu khả năng của tổ chức này cũng như những tổ chức khác trong việc giúp đỡ và bảo hộ nông dân.

Hiệp định TPP và chính sách xoay trục ngoại giao của Mỹ

Vấn đề về lúa gạo là một trong những vấn đề hóc búa khó xử nhất mà các nhà thương thuyết phải tháo gỡ khi họ cố gắng đạt được một thương vụ. Để đạt được một thỏa thuận thì điều quan trọng phần lớn nằm ở quyết định giữa Mỹ và Nhật, được coi là hai nền kinh tế lớn nhất trong thương vụ, hai nước này có khối lượng trao đổi thương mại được xem như là khối trụ cột xây dựng nên quan hệ đối tác của hiệp định này.
Tại thời điểm này, tình thế khó khăn của người nông dân trồng lúa đang bị đặt sang một bên bởi những vấn đề địa chính trị cấp bách hơn đang lấn lướt các cuộc thương lượng thương mại. Điều đáng chú ý nhất là chính quyền của ông Obama xem hiệp định TPP như là nhân tố quan trọng trong “chiến dịch xoay trục” hoặc còn được gọi là “lấy lại thế cân bằng” sang Châu Á để đối trọng lại các chính sách của Trung Quốc. Khi nhắc đến đối tác ở Châu Á thì trên thực tế chính là nói đến Nhật Bản vì nước này và Mỹ có mối quan hệ đồng minh rất chặt chẽ (trong tiếng Nhật gọi là nichibei) kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Bản báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội về các vấn đề đàm phán quan trọng của hiệp định TPP ghi nhận sự hiện diện của Mỹ tại Châu Á đã giảm xuống do nước này đang bị “phân tâm” bởi các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Bởi vậy hiệp định TPP lại càng cho thấy quan hệ đối đầu Mỹ-Trung, trong hoàn cảnh như vậy sự lo lắng của nông dân trồng lúa hay những người dân khác khó có thể dành được sự ưu tiên đáng kể.

Người nông dân Nhật có thể sẽ không còn nhịp sống cũ như trước đây

Về khía cạnh nào đó, hiệp định TPP là một cố gắng để bù đắp lại sự thất bại gần đây của các nước phát triển và các nước đang phát triển với mong muốn đạt được các kết qủa ý nghĩa trong vòng đàm phán của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới – WTO tại Doha được khởi xướng từ năm 2001 nhưng đã thất bại vào năm 2008.
Trong ảnh: ông Noboru Yamazaki, 57 tuổi, làm nghề nông, đang chỉ cho phóng viên xem lúa mà ông đang canh tác ở thửa ruộng gần nhà ông, tại Sugito, tỉnh Saitama, ngày 1 tháng 8 năm 2002. (Ryan Nakajima/AFP/Getty Images)
Trong ảnh: ông Noboru Yamazaki, 57 tuổi, làm nghề nông, đang chỉ cho phóng viên xem lúa mà ông đang canh tác ở thửa ruộng gần nhà ông, tại Sugito, tỉnh Saitama, ngày 1 tháng 8 năm 2002. (Ryan Nakajima/AFP/Getty Images)
Nếu như các vòng đàm phán trong tuần này thành công ở Hawaii thì Nhật Bản không chỉ mở cửa thị trường gạo trong nước cho cạnh tranh từ Mỹ mà còn cho phép đầu tư nước ngoài và hợp tác với nước ngoài trong vấn đề sở hữu đất đai canh tác thông qua biện pháp bảo hộ đầu tư của họ. Đầu tư từ nước ngoài và hợp tác sở hữu đất đai canh tác với đối tác nước ngoài cũng có nghĩa là họ sở hữu những lô đất rộng lớn hơn và sử dụng tỉ lệ cơ giới hoá canh tác cao. Những quy mô canh tác nhỏ đơn giản là không thể cạnh tranh nổi với quy mô sản xuất nông nghiệp chuyên sâu và quy mô lớn như vậy.
Anh Saito (giống như nhiều người Nhật khác chỉ gọi họ khi đề cập đến tên) lo lắng về tương lai của sự ồ ạt của gạo nhập khẩu và chủ sở hữu đất canh tác từ nước ngoài tràn vào Nhật, anh nói hiệp định TPP và những thay đổi mà nó mang lại sẽ phá vỡ nhịp sống hiện có và những nông dân trẻ như anh sẽ khó có thể tồn tại được.
Anh nói: “Những nông dân canh tác bằng tay chân như chúng tôi không thể nào cạnh tranh được. Chúng tôi trở thành lạc lõng”.
Nicole L Freiner là Phó Giáo Sư khoa Khoa học Chính trị của trường Đại học Bryant.
Bài báo này được đăng lần đầu tiên trên trang The Conversation.

Bé và thế giới cổ tích qua ống kính của mẹ

Tác giả: Lidia Capaldi | Dịch giả: Jessica
16 Tháng Tám , 2015
Trong loạt ảnh này mẹ và con gái đang chuyển thể những bộ phim và cuốn sách mà họ yêu thích thành tác phẩm nhiếp ảnh. Sự ăn ý và hiểu nhau đã làm cho những bức ảnh này thêm phần kỳ bí.
Những nhân vật trong loạt ảnh không chỉ có nàng Lọ Lem hay Peter Pan- chú bé không bao giờ lớn – mà còn có các nhân vật anh hùng như Hayao Miyazaki, Tim Burton và những vai diễn của danh hài Charlie Chaplin.
Đây là dự án vẫn còn đang tiếp tục và nguồn cảm hứng về nó có lẽ sẽ không bao giờ cạn .
Bạn có thể xem thêm thông tin trên trang Facebook.

Alice ở xứ sở thần tiên


Tiên hắc ám

Cô bé tí hon Arrietty

Phù thủy Kiki

Cô dâu xác chết

Nhân vật Carl Fredricksen (trong phim hoạt hình Up)

Nàng tiên Tinker Bell

Công chúa Mononoke

Cô bé choàng khăn đỏ

Nhân vật gã làm nón (trong truyện Alice ở xứ sở thần tiên)

Nhân vật Peter Pan- cậu bé không bao giờ lớn

Bà chúa tuyết

Thiên nga đen

Thỏ trắng

Bài viết được đăng dưới sự cho phép của boredpanda.com

Cần hiểu khái niệm người tị nạn qua chuyện đời của chính những người tị nạn

Tác giả: Maria Rovisco, University of Leicester | Dịch giả: Xuân Dung
13 Tháng Chín , 2015
Migrants protest outside a train that they are refusing to leave for fear of being taken to a refugee camp from the train that has been held at Bicske station since yesterday on September 4, 2015 in Bicske, near Budapest, Hungary. (Matt Cardy/Getty Images)
Những người di cư biểu tình bên ngoài một con tàu họ từ chối đi vì sợ bị đưa đến trại tị nạn tại ga Bicske, ngày 4 Tháng 9 năm 2015, Bicske, gần Budapest, Hungary. (Matt Cardy / Getty Images)
Khi châu Âu đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng chứng kiến trong nhiều thập kỷ, thì những dòng tít mô tả về những người tị nạn đang sống chết để đến được châu lục này đã thay đổi trong phút chốc.
Vào đầu tháng 8, tin tức về một “đám” người di cư đang gây ra sự hỗn loạn về giao thông và khó chịu cho du khách Anh tại Calais đã gây nên sự chú ý rộng lớn. Đến cuối tháng, thuật ngữ “di cư” đã biến thành một thuật ngữ có tính miệt thị để chỉ những người này.
Kể từ đó, đã có một cuộc thảo luận đáng chú ý liên quan đến cách gọi tên thích hợp để mô tả sự cảm nhận khác nhau giữa di cư và tị nạn. Tờ Al Jazeera đã quyết định công bố công khai việc sử dụng thuật ngữ “tị nạn” thay cho “di cư” khi nói về cuộc khủng hoảng ở Địa Trung Hải.
Tất nhiên các danh xưng và thuật ngữ là vấn đề quan trọng. Ví dụ, chúng giúp chúng ta hiểu được tại sao những người chạy trốn chiến tranh và bức hại có quyền yêu cầu tị nạn, khác với những người tìm kiếm công ăn việc làm ở các nước khác hoàn toàn vì các lý do kinh tế.
Phải thừa nhận rằng, như David Marsh nhận xét trong mẩu tin viết cho tờ The Guardian, “thuật ngữ này đã hoen ố sau nhiều năm bị lạm dụng bởi những người tìm cách cách ly những người tị nạn khỏi nhân loại”.
Điều đó chắc chắn sẽ mở ra cuộc tranh luận, nhưng nó không phải là toàn bộ câu chuyện. Cách chúng ta thực sự làm cô lập người tị nạn khỏi nhân loại không phải là do dán sai nhãn “người di cư” cho họ, mà bằng sự phủ nhận không cho họ lên tiếng.

Vượt ngoài sự tính toán

Cho đến khi thế giới nhìn thấy bức ảnh bi thảm của một cậu bé bị chết đuối – Aylan Kurdi, báo cáo về “cuộc khủng hoảng di cư” trong các phương tiện truyền thông chính thống đã át hẳn các cuộc tranh luận về việc liệu có thể chống đỡ được việc nhiều người tìm cách thâm nhập châu Âu?.
Viết cho tờ Thời báo Chủ nhật, bộ trưởng nội vụ, Theresa May đã cảnh báo về “những hậu quả của việc di cư không kiểm soát được về tiền lương, công ăn việc làm và sự gắn kết xã hội đối với các quốc gia tiếp nhận”. Chính phủ Anh đã thay đổi chiến thuật ở một mức độ nào đó kể từ khi có hình ảnh bé Kurdi, nhưng các điều khoản của các cuộc thảo luận đã không thực sự thay đổi. Phản ứng của ông David Cameron và cuộc thảo luận về nó vẫn còn là vấn đề của những con số, chứ không phải của những sinh mạng.
Điều này không có gì ngạc nhiên nếu chúng ta chấp nhận, như lập luận của nhà nhân chủng học Liisa Malkki trong cuốn sách của bà “Sự thuần khiết và cuộc sống lưu vong” (Purity and Exile), cuộc diễn thuyết công cộng thường “đóng khung” những người tị nạn là một thách thức bệnh lý đối với “những điều của trật tự quốc gia”, điều đòi hỏi phải có các biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa.
Migrants protest outside a train that they are refusing to leave for fear of being taken to a refugee camp from the train that has been held at Bicske station since yesterday on September 4, 2015 in Bicske, near Budapest, Hungary. (Matt Cardy/Getty Images)
Những người di cư phản đối bên ngoài một chuyến tàu họ từ chối đi vì sợ bị đưa đến trại tị nạn tại ga Bicske ngày hôm qua, 4 tháng 9 năm 2015 tại Bicske, gần Budapest, Hungary. (Matt Cardy / Getty Images)
Các bài đưa tin từ các phương tiện truyền thông theo dõi cuộc khủng hoảng vẫn tập trung chủ yếu vào sự bất lực của các nhà lãnh đạo châu Âu trước “những con số chưa từng có” về người chết, người mới đến và người được các quốc gia cụ thể chấp nhận. Như Gavin Hewitt đưa tin cho BBC News trực tuyến: “Cuộc khủng hoảng đã chôn vùi các nhà lãnh đạo châu Âu. Không có một kế hoạch nào cả.”
Những cuộc thảo luận này không làm gì để giải thích tại sao có nhiều người liều mạng sống của mình để tìm kiếm một nơi nương náu. Chúng ta cần phải đi xa hơn điều mà Martina Tazzioli gọi là “nền chính trị của sự tính toán”. Đối xử với những người tị nạn và người di cư như số liệu thống kê không chỉ tước đoạt họ ra khỏi nhân loại, mà còn hạ thấp họ tới tình trạng không có tiếng nói và trở thành những nạn nhân bất lực. Câu chuyện của từng cá nhân những người tìm kiếm sự an toàn ở châu Âu vẫn vô tình bị bỏ qua, không được nhắc đến trong báo chí chính thống.
Một ví dụ hiếm hoi của bài viết quan tâm đến tình trạng của những người phải di dời do xung đột là một bài báo của Jones Owen viết cho tờ New Statesman. Dòng tít lớn: “Cuộc nói chuyện của Owen Jones với người di cư ở Calais: ‘Họ đã quên rằng chúng tôi là con người’.”
Jones đã kể về câu chuyện của Habib, người đến từ Jalalabad, và đang hy vọng trở lại Anh sau khi bị trục xuất. Chúng ta biết được Abdul, đến từ Sudan, đã chứng kiến ra sao việc ngôi làng của mình bị đốt cháy thành tro bởi lực lượng dân quân Arab theo thuyết người da trắng là ưu việt. Qua những mảnh vụn các câu chuyện của mỗi cá nhân, chúng ta có được cái nhìn mới về cách những người đàn ông trẻ tuổi này, thấy chính mình “bị cuốn vào những tình huống rất khó khăn” như thế nào. Đồng thời chúng ta cũng nhận thấy sự can đảm và nhân phẩm trong câu chuyện của họ.

Những tiếng nói quan trọng

Chúng ta cần nhiều hơn những câu chuyện được kể từ quan điểm của những người cố gắng đến được châu Âu trong những chiếc xe tải nghẹt thở, những chuyến tàu chen chúc và những con thuyền đang chìm, chứ không phải là từ quan điểm của những người chuyên tính toán.
Chúng ta cần nhiều câu chuyện cất lên tiếng nói về những trải nghiệm cá nhân của người tị nạn, người lánh nạn, người nhập cư thế hệ đầu tiên và thế hệ thứ hai. Chúng ta cần những câu chuyện truyền đạt đúng việc sống có nghĩa là gì trong một thế giới đối xử với những con người đang cần sự giúp đỡ theo cách tàn khốc này.
A migrant flashes a V-sign as hundreds of migrants walk across Budapest after leaving the transit zone of the Budapest main train station, on September 4, 2015 intenting on walking to the Austrian border.(Peter Kohalmi/AFP/Getty Images)
Một người di cư vụt giơ lên ký hiệu chiến thắng khi hàng trăm người di cư đi bộ ngang qua Budapest sau khi rời khỏi khu vực quá cảnh từ nhà ga xe lửa chính của Budapest, vào ngày 4 Tháng 9 năm 2015, dự định đi bộ đến biên giới Áo. (Peter Kohalmi / AFP / Getty Images)
Chỉ với những câu chuyện như thế này chúng ta mới có thể hiểu biết sâu sắc hơn về sự chênh lệch khủng khiếp giữa vận may của những người khác nhau trong và xung quanh châu Âu, nơi một số người di cư có tay nghề cao có thể nhanh chóng chuyển nghề xuyên biên giới trong khi những người khác có nguy cơ tử vong khi đến được bờ bên này của lục địa.
Có nhiều dấu hiệu đáng khích lệ. Một loạt kiến nghị và các chiến dịch đoàn kết mới đang phát triển nhanh chóng cho thấy sự đồng cảm của công chúng đối với tình cảnh của những người buộc phải di cư và tị nạn đã đạt đến đỉnh điểm. Nếu con số những người di cư là chưa từng có, thì tình thương tuôn trào cũng cần nhiều chưa từng có.
Điều này có thể là sự khởi đầu cho một cuộc tranh luận toàn mới về người tị nạn và người di cư – và cái cách mà chúng ta nên đối xử với họ như những con người, chứ không phải như những con số.
Maria Rovisco là giảng viên về thông tin và truyền thông tại Đại học Leicester. Bài viết này đã được công bố trên The Conversation. 

Không có nhận xét nào: