a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Những huyệt vị tốt cho tim, bấm để cải thiện sức khoẻ



Đông y có câu nổi tiếng, ‘Hãy dùng các ngón tay trước khi phải dùng đến kim tiêm’. Không chỉ có thể bảo dưỡng và thải độc, khai thông khí huyết và kinh lạc, điều hòa âm dương, bấm huyệt còn có thể giúp hỗ trợ điều trị các loại bệnh tim mạch một cách hiệu quả thần kỳ
Y học cổ truyền cho rằng ngoài việc dùng thuốc để phòng và chữa bệnh thì các phương pháp điều trị không dùng thuốc có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là các phương pháp xoa bóp bấm huyệt, luyện tập thái cực quyền, luyện khí, luyện công, day bấm và xoa bóp tự thân… Các phương pháp này đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong thực tế, mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng và điều trị bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc nhằm tác dụng đem lại điều hòa âm dương cho cơ thể, giảm đau chống xơ hóa và giúp cơ thể tăng cường được khả năng tự miễn dịch, phòng chống được các chứng bệnh và bệnh thông thường trong đó xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp được sử dụng rộng rãi.
Ảnh: Soha
Xoa bóp, bấm huyệt là một kích thích cơ học, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết, qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh. Đó là nền tảng đem lại những ứng dụng đột phá trong phòng, điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe. Bài viết được đăng tải trên kênh chuyên môn Nhân thể Huyệt vị của Trung Quốc dưới đây có thể giúp bạn thêm giải pháp để tự chăm sóc sức khỏe khi gặp các vấn đề về tim mạch.
Huyết áp cao: Ấn huyệt Bách Hội và Thái Xung
Đông y nhận định, cao huyết áp là một bệnh thuộc các tạng của can, thận, tỳ bị mất điều hoà mà gây ra, ngoài ra còn yếu tố đàm thấp (hay gặp ở các người có thể trạng béo và cholesterol máu cao). Can hỏa vượng, can thận âm hư, can dương thượng cang là những chứng điển hình thường gặp của bệnh cao huyết áp. Người bị chứng can hỏa vượng thường có biểu hiện đau đầu chóng mặt, tai ù, mặt hồng mắt đỏ bốc hỏa thậm chí tai điếc đột ngột, miệng đắng họng khô, nước tiểu vàng, táo bón.
Mỗi ngày ấn vào hai huyệt vị này 2 lần sáng và tối, mỗi lần 5 phút để điều trị huyết áp cao
Người bị chứng can thận âm hư và can dương thượng cang có các biểu hiện như: đau đầu chóng mặt, tai ù, mặt hồng mắt đỏ bốc hỏa thậm chí tai điếc đột ngột, miệng đắng họng khô, phiền táo mất ngủ, mỏi lưng, mỏi gối, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Bệnh phần nhiều do âm hư nội nhiệt, tức giận thái quá, hay ăn chất ngọt, béo, cay, nóng quá hoặc lạm dụng rượu, bia, cà phê chất kích thích đều có thể sinh bệnh. Với hai nhóm bệnh nhân này có thể ấn vào hai huyệt Thái xung và Bách hội.
Vị trí huyệt:
Huyệt Thái Xung: nằm trên lưng bàn chân ở vị trí giữa xương nối ngón chân cái và ngón chân thứ 2.
Huyệt Bách Hội: nằm ở ngay trên đỉnh đầu, là điểm giao của đường nối hai đỉnh vành tai với đường dọc cơ thể. Cũng chính là điểm lõm ngay trên đỉnh đầu của cơ thể, là giao điểm của đường chính chung và đường thẳng nối 2 đỉnh vành tai.
Phương pháp ấn huyệt: Dùng lực ấn vào huyệt từ nhẹ tới mạnh từ lúc mỏi, tê, sưng, đau hoặc nóng lên thì thôi. Mỗi lần ấn 5 phút, ngày hai lần sáng và tối.
Đau thắt cơ tim: Ấn huyệt Nội Quan, Thần Môn, Đản Trung
Biểu hiện bệnh chủ yếu là đau thắt ở giữa ngực thường là do tắc nghẽn mạch gây thiếu máu cục bộ ở cơ tim hoặc do sự co thắt của động mạch vành. Bệnh nhân khi hoạt động thể lực mạnh có thể xuất hiện các triệu chứng như tức ngực, đau ngực,khó thở. Bấm huyệt Nội quan, Thần môn, Đản trung có thể giúp mở rộng mạch máu, cải thiện tình trạng cung cấp máu ở tim và giảm đau hiệu quả.
Vị trí huyệt vị:
Huyệt Nội Quan: Trên cổ tay 2 thốn, dưới huyệt Gian Sử một thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.
Huyệt Thần Môn: Ở phía xương trụ, nằm trên lằn chỉ cổ tay, nơi chỗ lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên xương trụ.
Huyệt Đản Trung: Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú (đàn ông) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (đàn bà).
Phương pháp ấn huyệt:
Đau thắt cơ tim: Ấn huyệt Nội Quan, Thần Môn, Đản Trung
Dùng đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ đặt vào huyệt vị, trước tiên xoa nhẹ sau đó dùng lực ấn tới đau thì dừng lại và đổi tay kia. Lực ấn từ nhẹ tới mạnh, xuất hiện các cảm giác từ mỏi, tê, đau, nóng là được. Ấn 2-3 phút mỗi sáng một lần. Phương pháp này thích hợp với những bệnh nhân thường bị đau thắt ngực do mắc tim mạch vành. Tuy nhiên, nếu khi tim đau thắt và ngực cũng đau ở mức độ nghiêm trọng, cần kéo dài thời gian ấn huyệt thêm 5 phút, và nên dùng thuốc nitroglycerin để hỗ trợ. Nếu vẫn đau ngực không đỡ cần lập tức tới bệnh viện thăm khám.
Rối loạn nhịp tim: Ấn huyệt Thần Môn, Khích Môn, Nội Quan
Rối loạn nhịp tim là một bệnh liên quan đến quá trình vận hành điều khiển nhịp của tim. Đối với người độ tuổi từ 18 trở lên, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Nếu tần số hoặc nhịp tim bất thường: quá nhanh, quá chậm, quá sớm hoặc quá thất thường đều thuộc chứng rối loạn nhịp tim.
Những biểu hiện như nhịp tim đập ít hơn 60 nhịp mỗi phút hoặc nhiều hơn 100 nhịp mỗi phút; tức ngực; khó thở; choáng váng, chóng mặt; đổ mồ hôi; ngất xỉu hoặc gần ngất xỉu; đánh trống ngực; cảm giác ngực bị đè nén; thở ngắn; đau hoặc tức ngực; yếu hoặc mệt mỏi là các triệu chứng thường gặp của chứng rối loạn nhịp thim.
Vị trí huyệt vị:
Huyệt Thần Môn: Trên ngấn cổ tay, bên cạnh gân khi co bàn tay.
Huyệt Khích Môn: Trên khớp cổ tay 5 thốn, giữa 2 khe cơ gan tay lớn và bé.
Huyệt Nội Quan: Trên điểm giữa cổ tay (huyệt Đại lăng) 2 thốn, giữa khe 2 gân mặt trong tay.
Rối loạn nhịp tim: Ấn huyệt Thần Môn, Khích Môn, Nội Quan
Phương pháp ấn huyệt
Dùng đầu ngón cái và ngón trỏ đặt vào vị trí huyệt. Trước tiên xoa nhẹ sau đó dùng lực ấn tới đau thì dừng lại và đổi tay kia. Lực ấn từ nhẹ tới mạnh, xuất hiện các cảm giác từ mỏi, tê, đau, nóng là được. Ấn 2-3 phút/ một lần vào hai buổi sáng và tối. Vị trí huyệt Khích Môn tương đối sâu, khi ấn huyệt cần dùng lực hơi mạnh hơn một chút, thời gian ấn có thể kéo dài, mỗi lần có thể ấn 5 phút.
Một điều cần chú ý đó là rối loạn nhịp tim phân thành rất nhiều loại, đối với một số bệnh tim nghiêm trọng như bệnh mạch vành tim, bệnh cơ tim, suy tim hoặc bị bệnh tuyến giáp, một số rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng như nhịp  tim đập nhanh do rung thất… cần lập tức tới khám ở các cơ sở chuyên khoa.
Theo Newsancai
Kiên Định

Dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp


Để có được sự chuẩn bị và xử trí kịp thời tránh các biến chứng gây do ra tăng huyết áp, bạn nên trang bị những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để nhận biết chính xác các triệu chứng của bệnh huyết áp cao.
Tăng huyết áp là gì ?
Tăng huyết áp là trạng thái máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Một người được xác định là bj bệnh này khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Đây là một căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù loà… Những biến chứng này ảnh hưởng nặng nề đến người bệnh, gây tàn phế hoặc tử vong.
Những dấu hiệu và triệu chứng của tăng huyết áp
Tăng huyết áp không có dấu hiệu đặc trưng. Các triệu chứng rất phức tạp và nặng nhẹ khác nhau, biểu hiện tuỳ thuộc theo thể trạng của từng người. Tuy nhiên đa số người mắc bệnh cao huyết áp không có triệu chứng gì và phần lớn thậm chí còn không biết mình bị bệnh.
Bạn có thể mắc bệnh cao huyết áp và không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào cho đến khi bạn gặp một cơn đột quỵ hoặc đau tim. Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Chính vì thế tăng huyết áp còn được gọi là ‘kẻ giết người thầm lặng”.
Choáng váng, nhức đầu
Đau đầu sẽ không xuất hiện trong trường hợp tăng nhẹ huyết áp mà là dấu hiệu đáng quan tâm hàng đầu khi huyết áp cao và đã trở thành ác tính (huyết áp tâm thu cao hơn 180 hoặc tâm trương cao hơn 110). Vì vậy, nhức đầu hay đau đầu không phải là triệu chứng đáng tin cậy để khẳng định một người có bệnh tăng huyết áp. Thay vào đó, hãy tới khám bác sĩ và biết số đo huyết áp của bạn.
Chảy máu mũi
Ảnh: NetNews.vn
Các chuyên gia y tế lưu ý rằng ở một số người trong những giai đoạn đầu bị tăng huyết áp có thể chảy máu cam nhiều hơn bình thường. Trong trường hợp nếu bạn bị chảy máu cam thường xuyên (nhiều hơn 1 lần/tuần) hoặc nếu nặng hơn khiến bạn không kiểm soát được, hãy đến cơ sở y tế để được chăm sóc sức khỏe kịp thời.
Biểu hiện vết máu trong mắt
Đốm máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc thường xuất hiện phổ biến hơn ở những người có bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao, nhưng không phải do những bệnh này gây ra các vết máu. Tuy nhiên, các bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện các tổn thương thần kinh thị giác ở người bệnh tăng huyết áp lâu ngày không được điều trị.
Tê hoặc ngứa ran ở các chi
Tăng huyết áp liên tục và không được kiểm soát sẽ khiến tê liệt các dây thần kinh, biểu hiện dễ nhận biết là tê hoặc ngứa ran ở các chi của bạn.
Chóng mặt, ù tai, hoa mắt
Ảnh: Wellcare
Đây là dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp mà bạn không nên bỏ qua, nhất là khi dấu hiệu xảy ra đột ngột. Chúng làm bạn mất thăng bằng, gặp khó khăn trong đi bộ, bị ngất thậm chí là đột quỵ. Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ.
Mất ngủ
Người huyết áp cao thường khó đi vào giấc ngủ, dễ mất ngủ hơn so với người huyết áp bình thường.
Đỏ mặt, buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn là một biểu hiện của bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác. Hiện tượng đỏ bừng mặt có thể xảy ra trong khi huyết áp của bạn cao hơn bình thường. Nhưng ngược lại, tăng huyết áp không phải là nguyên nhân gây đỏ bừng mặt. Do đó, bạn nên kiểm chứng chúng cùng với những triệu chứng đi kèm như nhìn mờ và khó thở.
Khó thở, đau tức ngực, hồi hộp
Ảnh: br.blastingnews.com
Khi huyết áp tăng cao đến mức nguy hiểm (huyết áp tâm thu là 180 hoặc cao hơn hoặc tâm trương của 110 hoặc cao hơn) được gọi là tăng huyết áp ác tính, và điều trị y tế khẩn cấp là cần thiết. Một người bị tăng huyết áp ác tính có thể gặp: Nhức đầu nặng dai dẳng, lo âu nặng, đau ngực và khó thở. Khó thở làm cho lượng oxy trong máu bị tụt giảm, kích thích các thụ thể gửi tín hiệu đến não bộ. Sau đó, não bộ tiếp tục ra lệnh cho hệ thống động mạch co bóp mạnh hơn để tăng lượng oxy về tim và não, như vậy huyết áp của bạn có thể tăng lên đáng kể.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn không nên cố gắng tự chẩn đoán tăng huyết áp dựa trên các triệu chứng. Chẩn đoán xác định có bị bệnh tăng huyết áp hay không phải dựa trên những kết luận của chuyên gia sức khỏe. Có một loạt các triệu chứng có thể gián tiếp liên quan đến bệnh tăng huyết áp nhưng không phải do bệnh lý này trực tiếp gây ra.
Tùy vào cơ thể mỗi người mà có những dấu hiệu bệnh tăng huyết áp khác nhau. Rất nhiều người không phát hiện mình bị bệnh nên lời khuyên tốt nhất là mọi người nên đi khám bác sĩ định kỳ cho dù không có bất cứ triệu chứng tăng huyết áp nào rõ ràng.
BS. Thu Trang

Ăn một lát dứa sẽ giúp giảm cơn ho khó chịu

Thời tiết khắc nghiệt của mùa đông, hay những lúc thay đổi đến khó lường của ngày giao mùa khiến cho nhiều người mắc cảm lạnh và ho, cơ thể mệt mỏi và khó chịu. Mặc dù phần lớn các cơn ho có thể tự biến mất trong vòng ba tuần tuy nhiên, bạn có thể áp dụng 5 bài thuốc thiên nhiên để làm giảm những cơn ho rát họng đến khó chịu.  
Mật ong
Ăn một lát dứa sẽ giúp giảm cơn ho khó chịu
Uống nước nóng chanh và mật ong là một phương thuốc nổi tiếng để trị ho. Vắt nửa quả chanh vào một cốc nước ấm, sau đó thêm một hoặc hai thìa nhỏ mật ong và khuấy đều. Nên uống khi còn ấm để có kết quả tốt nhất.
Dứa
Dứa có chứa bromelain và đây là thành phần giúp làm dịu cơn ho và loãng đờm trong cổ họng. Các nhà nghiên cứu cho rằng hỗn hợp nước ép dứa, mật ong, muối và hạt tiêu có thể làm giảm nhanh hơn đến 5 lần so với một số loại thuốc không cần kê đơn. Chỉ cần ăn một lát dứa hoặc uống nước ép dứa tươi là bạn sẽ thấy hiệu quả ngay khi những cơn ho cứ dịu dần.
Lá thyme
Ăn một lát dứa sẽ giúp giảm cơn ho khó chịu
Lá cỏ xạ hương có chứa các hợp chất gọi là flavonoid có tính chất chống viêm, làm giảm các triệu chứng ho. Các cơ cổ họng trở nên thư giãn khi bạn uống trà thyme. Pha trà bằng cách cho hai thìa nhỏ lá xạ hương nghiền nát vào một cốc nước sôi, uống ngay khi còn ấm.
Bạc hà
Ăn một lát dứa sẽ giúp giảm cơn ho khó chịu
Bạc hà là một thành phần tự nhiên có thể giúp giảm các triệu chứng ho. Tinh dầu bạc hà làm dịu cổ họng, làm tan chất nhầy và làm sạch các xoang. Bạn có thể uống trà bạc hà hoặc hít hơi bạc hà đều hiệu quả.
Cam thảo
Ăn một lát dứa sẽ giúp giảm cơn ho khó chịu
Một bài thuốc tự nhiên khác để điều trị ho là sử dụng gốc cam thảo. Nó chứa các đặc tính kháng virus. Bạn có thể thử bằng cách cho cam thảo vào si-rô hoặc trà.
Những bài thuốc này có thể giúp làm dịu ho khan hoặc giảm đờm nhưng bạn nên đến bác sĩ nếu bạn bị ho, đau ngực hoặc ho kéo dài hơn ba tuần.
Vũ Vũ

Không có nhận xét nào: