a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Vì sao nói chất béo không làm trọng lượng cơ thể chúng ta tăng lên?



Có lẽ trong một thời gian, bạn từng sử dụng sữa bột không béo thay cho sữa nguyên kem hoặc nước xốt salad để giảm lượng mỡ quá nhiều đi vào cơ thể và tránh tình trạnh thừa cân, béo phì. Nhưng một thông tin mà ít người ngờ đến rằng chất béo không hề làm tăng cân một chút nào. 
Nhiều người thường cho rằng những người bị béo phì thường ăn quá nhiều đồ ăn giàu dinh dưỡng như kem bơ, cá hồi, trứng sữa… hoặc đồ ăn chiên rán. Không ít người không có thiện cảm chất béo cũng bởi họ nghĩ rằng việc ăn quá nhiều đồ ăn chứa chất béo như vậy là nguyên nhân khiến cơ thể tăng cân mất kiểm soát. 
Kết quả hình ảnh cho ăn nhiều
Khá nhiều người cho rằng ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng khiến chúng ta béo lên. (Ảnh: Habertürk)
Nhưng thật sự chất béo có đáng bị mọi người hắt hủi như vậy hay không?
Vì sao chất béo luôn bị gán cái mác “không tốt cho sức khỏe”?
Đơn giản là những loại đồ ăn chứa nhiều chất béo như đồ ăn nhanh, bim bim, bánh donuts… Vì hương vị thơm ngon mà chất béo mang lại cho những loại đồ ăn này nên việc chúng ta ăn nhiều là chuyện dễ hiểu. 
Ngoài ra, có một loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam cũng khiến nhiều người không ưa chất béo: “Mỡ”. Tuy được sử dụng khá thường xuyên, nhất là ở vùng nông thôn nhưng mỡ lại được khuyến cáo không nên dùng vì nếu sử dụng quá nhiều mỡ sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và gây ra các triệu chứng về tim mạch như xơ vữa động mạch,…
Chuyện gì xảy ra nếu cắt đi chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày?
Chất béo cũng có vai trò trong dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ… Các nghiên cứu về dinh dưỡng cơ bản khẳng định chất béo trong khẩu phần ăn của con người có 2 vai trò chính là cung cấp năng lượng và hấp thu vận chuyển các vitamin tan trong dầu mỡ.
Kết quả hình ảnh cho thực phẩm chứa collagen
Chất béo đống vai trò khá quan trọng đối với cơ thể chúng ta. (Ảnh: Eat to Blog)
Trong một nghiên cứu trong vòng 8 năm với gần 50.000 người phụ nữ cho thấy, một nửa số người ăn kiêng ít béo không những chẳng giảm được cân nặng mà họ còn có nguy cơ cao mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư trực tràng hay ác bệnh tim mạch cũng không giảm đi. 
Giáo sư nhi hoa Aaron Carrol thuộc Đại học Y Dược Indiana, Hoa Kỳ cho biết: “Có một điều chúng ta biết về chất béo là việc tiêu thụ nhiều không khiến cơ thể tăng cân mà ngược lại chúng ta còn giảm vài kg nữa.”
Khi so sánh chế độ ăn của những người sử dụng nhiều chất béo, ít carbohydrate và người sử dụng nhiều ít chất béo, nhiều carbohydrate; người ta nhận thấy rằng những người ăn ít chất béo không giảm cân hay có được những lợi ích ích sức khỏe khác. 
Kết quả hình ảnh cho dobre tuky
Các loại hạt hoặc quả chứa nhiều dầu rất có lợi cho sức khỏe. (Ảnh: Bebecu.com)
Ngươc lại những người ăn nhiều chất béo nhưng cắt giảm bớt những loại thức ăn như bánh mỳ trắng, gạo trắng hay ngũ cốc lại có được cả 2 lợi ích trên. 
Vậy nguyên nhân gì khiến chúng ta tăng cân?
Thực chất, chế độ ăn ít béo không có tác dụng giảm cân hay giảm nguy cơ mắc bệnh mà vấn đề chính ở đây là việc chúng ta sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm chứa đường. 
Cái này cũng khá dễ hiểu, vị ngọt mà ai mà không thích cơ chứ! Đặc biệt là trẻ em; thay vì ăn nhiều các laoị hoa quả hay đồ ăn thường ngày, chúng đặc biệt thích các loại đồ ăn hay thức uống có vị ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có gas… Đây chính nguyên nhân sâu sa đằng sau của việc số lượng trẻ nhỏ ngày càng béo phì nhiều là như vậy. 
Khi đánh giá lại 50 nghiên cứu về ăn kiêng và tăng cân, người ta phát hiện ra rằng trung bình một người ăn càng nhiều các loại hạt tinh chế như ngũ cốc và yến mạch đã xử lý, họ tăng cân càng nhanh trong suốt thời gian tham gia thử nghiệm.
Những thực phẩm chứa nhiều đường mới là nguyên nhân chính khiến chúng ta béo lên. (Ảnh: rokna.net)
Chất béo không được chuyển hóa giống chất bột đường vì nó không bị nước bọt phân hủy hay tiêu hóa bởi dịch vị mà nó được phân hủy ở ruột non với sự hỗ trợ của dịch mật sinh ra từ gan. Việc này diễn ở giai đoạn cuối của quá trình tiêu hóa, do đó chất béo được chuyển hóa chậm hơn chất bột đường rất nhiều.
Các chuyên gia đã tiến hành so sánh hơn 135.000 người ở 18 quốc gia khác nhau theo 2 chế độ ăn ít béo và ít carbohydrate. Họ nhận thấy rằng người ăn ít béo sẽ có khả năng tử vong cao hơn vì đau tim và các bệnh tim mạch khác, còn những người ăn ít carbohydrate lại có tỷ lệ mắc các triệu chứng về tim mạch thấp hơn. 
Vì vậy có lẽ chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề ăn kiêng cho đúng đắn. Bạn có thể không tăng cân vì ăn nhiều chất béo nhưng lại rất dễ béo nếu tiêu thụ quá nhiều đường. 
Sơn Tùng

Tại sao một số người thường đổ mồ hôi nhiều hơn người khác, bất kể là nóng hay lạnh?


 

Một số người trong chúng ta thường hay đổ mồ hôi nhiều hơn những người xung quanh, dù cho đó là vào mùa đông hoặc họ không vận động với cường độ cao. Điều này khiến không ít người cảm thấy e ngại hay xấu hổ trước mặt người khác. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu?
Đổ mồ hôi (hay còn gọi là mồ hôi trộm) là 1 hiện tượng bình thường của cơ thể chúng ta nhưng lại là rắc rối lớn đối với nhiều người khác. Không ít người vẫn than phiền rằng bản thân rất dễ đổ mồ hôi hay cùng làm một công việc trong điều kiện như nhau nhưng vì sao mình lại đổ mồ hôi nhiều hơn những người khác. 
Tại sao chúng ta lại đổ mồ hôi?
Mồ hôi đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể. Khi chúng ta vận động trong một thời gian dài hay khi trời quá nóng, thân nhiệt sẽ tăng cao và mồ hôi tiết ra làm mát cho cơ thể. Ngoài ra, việc đổ mồ hôi giúp cung cấp nước cho da duy trì độ ẩm và cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể. 
(Ảnh: Fireden.net)
Theo tiến sỹ Harmik J. Soukiasian, trưởng khoa phẫu thuật ngực tại Trung tâm y tế Cedars-Sinai, Los Angeles cho biết các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng những người có sức đề kháng kém thường đổ mồ hôi nhiều hơn những người có thể trạng khỏe mạnh do cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để hạ nhiệt cơ thể. 
Tuy nhiên những người khỏe mạnh đổ mồ hôi sớm hơn trong các vận động tương đương bởi nhiều khả năng những người này vì đã quen với việc tập thể dục thường xuyên nên các cơ quan hoạt động hiệu quả hơn. Chúng sẽ hạ nhiệt ngay sau khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. 
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đổ mồ hôi
1. Giới tính
Giới tính đóng vai trò khá quan trong trong việc cơ thể chúng ta tiết nhiều hay ít mồ hôi. Nhìn chung, nam giới thường đổ mồ hôi hơn nữ giới vì họ thường tập thể dục hay tham gia công việc có cường độ cao. 
Một nghiên cứu ở Nhật Bản cho biết về cơ bản nam giới thường đổ mồ hôi nhanh hơn rất nhiều so với nữ giới và trong trường hợp đang tập thể dục thể thao hoặc làm việc với cường độ mạnh thì nam đổ mồ hôi nhanh gấp đôi nữ. Nói cách khác, để đổ được mồ hôi, thân nhiệt của nữ giới phải cao hơn của nam giới.
Phụ nữ có xu hướng đổ mồ hôi ít hơn đàn ông. (Ảnh: Padma News)
Lý giải cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho biết thể dịch của nữ giới thấp hơn nam giới nên cơ thể họ dễ bị tổn thương hơn do việc mất nước, vì vậy phái nữ tiết mồ hôi ít hơn nhằm hạn chế tác động tiêu cực của việc mất quá nhiều nước trong cơ thể. Trong khi đó người nam tiết nhiều mồ hôi hơn có thể là nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả lao động cao hơn.
2. Nhiệt độ môi trường xung quanh
Điều này quá hiển nhiên rồi! Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể chúng ta buộc cơ thể đổ mồ hôi cho phù hợp. Nếu chúng ta ở một nơi kín, bí bách; mồ hôi sẽ chảy ra nhiều hơn để hạ nhiệt độ của cơ thể và làm mát. 
3. Cảm xúc
Rất nhiều người thường hay cẳng thẳng hay hồi hộp khi đứng trước đám đông và mồ hôi không ngừng tiết ra. Tiến sỹ Harmik J. Soukiasian cho biết tâm trạng lo lắng hay hồi hộp có thể kích thích cơ thể giải phóng adrenaline, tăng nhịp tim và báo hiệu cho tuyến mồ hôi tăng tốc.
4. Hội chứng hyperhidrosis( tăng tiết mồ hôi)
Nếu không tập thể dục, không làm việc tay chân hay uống đồ uống có cồn mà vẫn bị đổ mồ hôi nhiều thì bạn đang mắc chứng hyperhidrosis rồi đấy! Căn bệnh này thường làm cơ thể chúng ta đổ mồ hôi nhiều ở tay, chân và mặt. Tình trạng này khiến bạn dễ mắc các chứng bệnh như cảm lạnh, mất nước và các bệnh về da.
(Ảnh: Aponar Doctor)
Triệu chứng này có thể là một số lượng quá nhiều tín hiệu thần kinh đi từ não đến các tuyến mồ hôi. Nguyên nhân này có thể do cơ địa của từng người hoặc từ môi trường sống trong những năm đầu tiên sau khi bạn sinh ra. 
5. Béo phì
Không thể phủ nhận rằng những người thừa cân thường đổ mồ hôi nhiều hơn người bình thường. Lý do là lượng chất béo dư thừa trong cơ thể họ khiến họ có thân nhiệt cao hơn những người khác, họ luôn cảm thấy nóng và đổ mồ hôi nhiều.
Video:
Sơn Tùng

Không có nhận xét nào: