a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2024

THE BLIND MAN




(Truyện không rõ tác giả)
Anh bị mù từ lúc mới sinh ra. Tức là thế giới xung quanh anh chỉ là một màu đen kịt. Thậm chí anh không có cả khái niệm về màu sắc nữa, chỉ biết mẹ anh bảo đó là màu đen.
Mù bẩm sinh ít có cơ hội để phục hồi cho nên những lần đi khám, chữa bệnh thường kỳ đối với cha mẹ anh cũng chỉ là phương pháp để an ủi và nuôi hy vọng cho con mình mà thôi …
Điều mà họ có thể mang lại lợi ích thiết thực nhất cho anh là gửi anh vào một trường học chữ cho người mù …
Từ khi biết đọc, anh hình dung được vạn vật mà không nhất thiết phải dùng đến tay để sờ mó …
Anh rất thích những bông hoa vì thấy nó mềm mại, và có mùi thơm khác nhau …
Người ta nói, những người bị mù thì thường các giác quan khác cực kỳ phát triển, điều này rất đúng với anh. Hàng chục các loại hoa khác nhau, chỉ cần đưa lên mũi là anh có thể nói tên vanh vách.
Người ta thường khen hoa đẹp, mà chẳng bao giờ thấy ai chê …cho nên anh có ước mơ:
'Nếu được nhìn thấy ánh sáng cho dù chỉ một lúc thôi thì ngoài cha mẹ ra anh sẽ chọn những bông hoa để ngắm nhìn chiêm ngưỡng…"
Từ khi biết đọc, anh còn biết thêm hoa còn là biểu tượng khi người ta ngưỡng mộ tôn sùng lẫn nhau …
Năm nay anh đã 17 tuổi, trong thế giới đen kịt của anh bỗng thỉnh thoảng lại lóe lên những “tia chớp” có màu khang khác, không phải màu đen.
Thấy lạ, anh kể với bố mẹ. Họ lập tức đưa con trai đi khám .. Sau 2 ngày xem xét kỹ các kết quả khám nghiệm, bác sĩ chuyên ngành gọi riêng cha mẹ anh đến để nói chuyện:
- Con trai của ông bà bị mù bẩm sinh là do thiếu tác động của một loại hormone, chúng tôi đã dùng nhiều loại thuốc để kích hoạt nhưng không có hiệu quả … Năm nay cháu 17 tuổi, tuổi dậy thì. Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, nếu cháu tự nhiên nhìn thấy những tia sáng, điều này chứng tỏ hormone đã có những tác động tích cực đến thị lực của cháu. Đây là một điều rất đỗi khả quan cho chúng ta … Nếu ông bà đồng ý tôi sẽ gửi các mẫu xét nghiệm của cháu ra nước ngoài. Vạn sự mà được như ý thì chỉ sau một cuộc phẫu thuật của họ, ánh sáng sẽ đến với con trai của ông bà … Có điều là, chi phí cho việc này rất tốn khém, nếu gia đình ta không có điều kiện thì tôi cũng không thể giúp được điều gì hơn.
Tất nhiên là cha mẹ anh đồng ý ngay lập tức, đối với họ việc này không cần phải suy nghĩ vì họ chỉ có một đứa con trai. Còn chuyện tiền nong thì họ có thể lo được, nếu cần thì sẵn sàng bán đi tất cả để đổi lấy ánh sáng, đã từ lâu tối mờ trong gia đình của mình.
Bác sĩ bổ sung thêm:
- Trong thời gian chờ đợi có khi tới khoảng 2 tháng. Tôi nghĩ, con trai của ông bà phải sống tại trại điều dưỡng và phục hồi khuyết tật cho người mù của chúng tôi, để được theo dõi thường xuyên và sâu sát hơn. Và đặc biệt trong thời gian này, cháu nó tuyệt đối không được khủng hoảng về tinh thần, như tức giận, đau buồn, thất vọng … Tôi nói vậy chắc ông bà hiểu … Tất cả chúng ta phải cố gắng cùng nhau tạo cho cháu một môi trường sống thật bình yên và vui vẻ.
***
Cô cũng bị “mù”, nhưng chỉ là tạm thời, đó là kết quả của 1 va chạm cơ học trong một tai nạn giao thông.
Cô vào trạm điều dưỡng này đã hơn 3 tuần. Theo lời các bác sỹ thì quá trình phục hồi của cô rất kém bởi vì cô hay khóc và tức giận mỗi khi chạm vào những vết sẹo chưa lành hẳn trên cơ thể và chỉ nhìn thấy trước mặt mình một màn tối đen.
Hôm nay, đang ngồi thừ ra suy nghĩ “chuyện đời” thì cô được bác sĩ trưởng khoa gọi lên phòng khám, nghe nói ông này là chuyên gia lẫy lừng đã mang lại “ánh sáng” không biết cho bao nhiêu người.
- Cháu ngồi xuống đi
Bằng giọng nói đầy truyền cảm và thuyết phục bác sĩ nói với cô gái:
- Đáng nhẽ ra cháu được xuất viện từ lâu rồi, nhưng chỉ vì thiếu lạc quan với cuộc đời và hay khóc cho nên cháu cho đến giờ vẫn ngồi trước mặt chú đấy!
– Nhưng …
Cô định nói gì đó nhưng ông đã ngắt lời:
- Thôi bỏ qua chuyện đó đi, hôm nay chú có một chuyện khiến cháu sẽ vui và không bao giờ khóc nữa, bệnh của cháu chẳng mấy chốc mà lành. Cháu sẽ được giao một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và sẽ không còn cảm giác là người thừa khi vào đây nữa!
Cô bắt đầu thấy tò mò và lần đầu tiên kể từ khi bị tại nạn cô mỉm cười:
- Nhiệm vụ gì thế hả chú?
- Ngày mai sẽ có một chàng trai trạc tuổi với cháu, nhập viện để chờ một ca mổ tại nước ngoài, anh ấy thật đáng thương vì bị mù cả 2 mắt từ lúc mới sinh ra, nhưng lại rất lạc quan và yêu đời, đặc biệt có rất nhiều tài năng mà người bình thường kông thể có. Tiếp xúc với anh ấy, cháu sẽ thấy rất thú vị cho mà xem … Nhiệm vụ của cháu là chủ động tiếp cận làm quen, chia sẻ mọi chuyện buồn vui, mục tiêu là để anh ấy không bị rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần do nhớ nhà và cô đơn gây ra!
Thấy mình được bác sĩ tin cậy và cũng vì sự tò mò của một cô gái mới lớn chưa có người yêu, cô gật đầu đồng ý.
Trước khi cô ra về bác sĩ còn nói với theo:
- ”Bằng mọi giá cháu nhé, nhớ đấy! Chú rất hy vọng ở cháu!”
Nhiệm vụ được giao đã hoàn thành một cách xuất sắc. Chỉ có vài ngày mà họ đã thân quen như đã từng biết nhau từ thủa thiếu thời.
Chưa bao giờ cô thấy có một “nhiệm vụ” nào mà nó đáng yêu đến thế! …
Chàng trai luôn làm cô ngạc nhiên về tài xử dụng các giác quan khác của một người khiếm thị bẩm sinh … Chỉ cần sờ lên các đồ vật là anh biết ngay chúng được làm bằng gỗ, nhựa hay sắt thép.
Hỏi: “Tại sao anh biết?”
Thì nghe câu trả lời rất đơn giản: “Chúng nóng lạnh khác nhau mà”.
Nhất là tài phân biệt các loại hoa thì cô phục sát đất luôn! Cô hay được bố mẹ, bạn bè mang hoa đến tặng, anh ngửi chúng và gọi tên chẳng bao giờ sai. Thậm chí hoa tulip và thược dược chẳng có mùi vị gì mà anh cũng phân biệt được.
Anh thì cũng “mê” cô chẳng kém, mê từ giọng nói, tiếng cười, đặc biệt là cái sở thích “yêu hoa” của cô rất giống anh.
Qua các câu chuyện của cô, thế giới không những trở nên nhiều màu mà nó còn có thêm cả vị nữa, đó chính là vị ngọt của tình yêu mà anh chưa được biết.
Hai tuần đã trôi qua…
Tình yêu là bản năng gốc của con người không phận biệt ngoại lệ, nó đã đến là không ai có thể né tránh được … Anh và cô cũng vậy, họ yêu nhau từ lúc nào mà chẳng biết … Gặp nhau từ sáng đến tối mà họ vẫn thấy “thiếu” nhau kinh khủng, màn đêm trong đôi mắt anh luôn luôn có chớp giật, nhất là những khi họ cầm tay, dắt nhau đi chơi.
Tất nhiên nhiệm vụ nào mà chẳng có “sự cố” …. Đó là lần anh bỗng nhiên ôm cô thật chặt, cô muốn kêu lên và đẩy anh ra nhưng nhớ lại lời dặn của bác sĩ, cô nhanh trí nói nhỏ vào tai anh:
- Em bị tai nạn, cơ thể vẫn còn đau lắm, tạm thời mình đừng làm thế anh nhé!
Vị bác sĩ đôi khi cũng muốn hỏi cô về cái nhiệm vụ ấy đã làm được đến đâu, nhưng hàng ngày vẫn được nghe tiếng cười của họ từ hành lang vọng vào phòng khám, ông lại thôi và chỉ mỉm cười mãn nguyện.
Một lần anh đợi cô ở trước cổng viện, bỗng có một thứ mùi rất đặc biệt của các loại hoa trộn lẫn nhau … Anh cất tiếng gọi:
- Này! Người bán hoa ơi! Làm ơn lại đây cái nào!
Bà bán hoa chạy lại:
- Cậu gọi tôi à? không nhìn thấy gì sao mà biết được nhỉ?
Anh chỉ mỉm cười:
- Bà làm ơn bán cho cháu mấy bông hoa màu vàng và màu tím có được không ạ? Cô ấy thích hai màu này lắm.
Cầm lấy bó hoa nhỏ anh đưa lên mũi hít từng hơi thật dài, cô cũng vừa chạy tới, anh đưa hoa cho cô rồi nói:
- Anh thấy trong sách họ viết, hoa là biểu tượng cho sự tôn sùng và ngưỡng mộ lẫn nhau, em cầm lấy đi, đây là lần đầu tiên anh tặng hoa cho một cô gái đấy!
Cô cầm hoa rồi bẽn lẽn dụi đầu vào ngực anh:
- Em cũng thế, lần đầu tiên được một người đàn ông tặng hoa, em sẽ giữ nó mãi anh nhé!
Một tháng trôi qua, cô đã bình phục, hình dáng của anh đã rõ nét chứ không còn “lờ mờ” như xưa, anh cao lớn, đẹp trai còn hơn cả cô tưởng tượng … Đôi khi cô còn chạnh lòng
- To cao đẹp giai vậy, sau này khỏi bệnh chắc gì đã đoái hoài đến mình!
*****
Và tin vui của anh cũng đã đến trước thời hạn … Bên kia họ điện về bảo bệnh nhân phải sang gấp để khỏi bỏ lỡ cơ hội “ngàn năm có một”. Bệnh của anh là đề tài nghiên cứu khoa học của rất nhiều người cho nên được miễn phí. Gia đình anh chỉ cần phải lo chuyện đi lại ăn ở mà thôi.
Ngày chia tay, thấy anh có vẻ buồn khi cùng cha mẹ bước ra khỏi cổng viện … Cô gọi, anh quay lại, họ ôm chặt lấy nhau, cô thì thào:
- Anh hãy vui lên, đừng buồn, thành công hay thất bại em cũng vẫn sẽ đợi anh về với em.
Nói rồi cô đặt lên môi anh một nụ hôn vụng về nhưng nồng cháy … Lần đầu tiên anh được biết “nụ hôn” có sức mạnh ghê gớm như thế nào. Toàn thân anh như bốc lửa, màn đêm trong mắt anh lại nổi cơn giông tố đầy màu sắc.
Lại một tuần trôi qua, không có ngôn từ nào có thể lột tả hết niềm vui không giới hạn của anh khi được tháo băng trên mắt. Trong cái phòng tối đó, lần đầu tiên trong đời, anh nhìn thấy mọi người và các đồ vật ở xung quanh mình.
Rồi, tất cả đi ra, chỉ còn anh và bố mẹ ở lại ôm nhau mà khóc, nước mắt được nhân ba trong một niềm vui đang nức nở.
Vài ngày sau anh đã được tiếp cận với mặt trời. Việc đầu tiên là anh ra vườn trước cổng bệnh viện để ngắm những bông hoa.
Nếu như mặt trời rực rỡ gấp trăm lần trong tiềm thức, thì những bông hoa còn đẹp hơn gấp nghìn lần so với trí tưởng tượng của anh hồi ấy.
Và anh nghĩ đến cô, anh không biết cô trông như thế nào nhưng tấm lòng cô dành cho anh có lẽ còn đẹp hơn gấp vạn lần mặt trời và hoa.
Anh nhắm mắt lại, trong vườn rất nhiều hoa, nhưng anh không tìm thấy mùi vị của những bông hoa mà anh đã tặng.
Ngày bay về nước, mẹ nói với anh:
- Cha mẹ đã sinh ra con lần thứ nhất trong bóng tối nhưng may mắn thay con lại được người ta tái sinh lại dưới ánh mặt trời, con có biết những người ấy là ai không?.
Anh trả lời không chút ngần ngừ:
- Đó là bác sĩ trưởng khoa viện mắt…
- Còn ai nữa?”
Anh lắc đầu, thì mẹ nói:
- Là người yêu của con đấy, hơn một tháng chờ đợi phẫu thuật, cô ấy đã đem hết tình yêu, lòng bao dung của người phụ nữ dành cho con, để cảm giác hạnh phúc không rời con nửa bước mặc dù đáng nhẽ ra cô ấy đã được ra viện từ lâu.
Bây giờ anh mới hiểu, và càng cảm thấy nhớ cô hơn …
Mẹ lại nói:
- Chuyện con lành bệnh mọi người đã biết cả rồi. Họ quyết định ra sân bay để đón con đấy, liệu con có thể dùng trực giác của mình như xưa để tìm ra họ được không?
Anh nói giọng quả quyết:
- Con sẽ làm được mà, hãy tin ở con đi.
Qua khỏi hàng rào kiểm soát, trước mắt anh là cả một rừng người, hoa nhiều vô số, họ đang ngóng đợi người thân của mình trở về.
Thấy anh có vẻ hoang mang mất phương hướng, mẹ anh động viên:
- Con hãy tìm đi! họ đứng ở hai nơi khác nhau nhưng đều mang theo những dấu hiệu riêng mà con còn nhớ!
Anh nhắm mắt lại suy nghĩ gì đó rồi nói với mẹ:
- Mẹ lấy cái khăn và bịt mắt con lại đi!
Mẹ anh làm theo, cả thế giới ngày xưa lại trở về … Anh đi lang thang giữa dòng người.
Thấy chuyện lạ nhiều người quên cả việc đón thân nhân, nhìn anh theo dõi …
Bỗng, anh dừng lại, cởi khăn che mắt rồi quỳ gối trước một người đàn ông tuổi trung niên giọng ngẹn ngào:
- Chú ơi, con đã về với chú đây này! Cám ơn chú đã đem lại cho con điều rực rỡ nhất của cuộc sống con người là ánh sáng mặt trời.
Người đàn ông vội đỡ anh dậy:
- Con vẫn giỏi giang như xưa, chỉ cần chú mặc bộ bluse của bệnh viện có mùi thuốc mà hàng ngày con phải uống là đã nhận ra rồi. Bây giờ thì con hãy đi tìm tình yêu của mình đi, mau lên!
Anh lại buộc khăn che mắt và đi tiếp vào dòng người, họ như biết chuyện của anh, tất cả đứng im lặng để cổ vũ.
...
Cô vội đỡ anh lên, vì cô không muốn anh phải quỳ …
Anh cũng không cởi khăn vì chỉ muốn cho cô biết rằng cô luôn xinh đẹp và cao cả như xưa, trái tim của anh bây giờ dành cho cô vẫn là trái tim của thằng mù hồi ấy và sẽ không bao giờ thay đổi theo thời gian.
Họ ôm hôn nhau trong tiếng vỗ tay của tất cả những ai hôm đó đã từng có mặt tại sân bay này …
Có một điều khó hiểu đối với nhiều người là tại sao anh lại tìm ra cô dễ dàng đến như vậy?
Chuyện này đối với anh thật đơn giản, anh đi theo mùi vị đặc biệt của một bó hoa mà cô đang cầm ở trên tay, bó hoa mà anh đã tặng cô ở cổng bệnh viện, nó đã khô lại nhưng hương vị thì vẫn chưa phai mờ.

Từ fb Tuấn Mai SG


ĐỜI NGƯỜI LÀ MỘT GIẤC MỘNG
Một doanh nhân thượng lưu, có thói quen rất lạ, cứ cách một thời gian, ông lại dẫn theo vợ con đến lò hỏa táng để xem người ta thiêu xác. Có người không hiểu, hỏi ông nguyên do. Ông nói rằng, chỉ cần đến nơi hỏa táng, cái tâm nóng nảy sẽ rất mau chóng an tĩnh lại, thấy danh lợi tiền tài thật nhẹ nhàng.
Ở nơi hỏa táng này, không kể bạn là quan to, quý tộc, quyền cao chức trọng, uy danh hiển hách hay là một người dân bình thường, nghèo rớt mồng tơi không ai biết đến, cuối cùng đều sẽ phải đến đây, chung một tư thế nằm xuống bất động, sau đó bị đưa vào bên trong lò hỏa táng đang bốc cháy ngùn ngụt, khi trở ra lần nữa, thì chỉ là một chiếc hộp vuông nho nhỏ được bọc trong tấm khăn.
Khi đến chẳng mang theo thứ gì, khi đi chỉ như một làn khói. Ngẫm lại đời người thật đơn giản vậy! Vinh hoa phú quý rồi cũng thoáng qua theo ngày tháng, ân ái tình thù rồi cũng trở về với cát bụi. Hôm nay chúng ta sống trong một thế giới đầy vật chất, dục vọng bị cám dỗ mê hoặc: quyền lực, địa vị, tiền bạc, mỹ sắc, ăn ngon mặc đẹp…, dễ làm cho con người trở nên ngông cuồng, ngạo mạn, đam mê và tư lợi.
Khi bạn cảm thấy hiện thực và ước mơ có sự chênh lệch, khi bạn cảm thấy không kiềm chế được tâm ân oán tình thù, hơn thua được mất , thủ đoạn với danh lợi, quyền thế mà mưu tính hại nhau…, sao bạn không thử đi đến nơi lò hỏa táng, nhìn ngắm thật kỹ nắm tro tàn, là cái còn lại của một kiếp người, rất có thể đó là người mà bạn mới vừa trò chuyện đầy ngưỡng mộ và say mê vài hôm trước… lúc đó bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều với những áp lực đang đè nặng nơi tâm hồn của bạn...
Đời người hơn thua tranh giành cuối cùng cũng trở về với cát bụi chẳng mang theo được dù chỉ 1 đồng!

(Sưu tầm)
Chia sẻ từ fb Lucky Nguyen


Một ngày, tôi đến dùng bữa trưa ở tiệm mì quen thuộc. Phía bên bàn đối diện có hai mẹ con khiến tôi chú ý.
Cậu con trai mới khoảng 8 tuổi, dáng vẻ béo lùn và chắc nịch; còn người mẹ là một phụ nữ có làn da rất đẹp, nhưng thân thể lại có vẻ gầy gò và ốm yếu.
Hai mẹ con gọi một bát mì sợi.
“Mẹ ơi, mẹ ăn chưa?” Cậu bé hỏi.
“Mẹ ăn rồi, mì còn nóng con hãy ăn đi!” Người mẹ mỉm cười xoa đầu con trai mình.
Chỉ một thoáng, cậu con trai đã ăn hết cả tô mì. Người mẹ nhìn chăm chú vào bát mì của con, khẽ mím môi rồi nói: “Mẹ hơi khát nước con à.”
Cậu bé trả lời mẹ: “Mẹ, vậy mẹ uống tạm nước canh mì nhé!” Người mẹ đem bát mì còn lại của con húp sạch nước, trông bà giống như vừa mới thưởng thức cả một bữa ăn thịnh soạn. Chỉ cần nhìn qua cũng có thể đoán rằng, người mẹ chưa được ăn gì từ sáng.
Khi người mẹ gọi thanh toán tiền, ông chủ tiệm vội chạy ra và nói: “Cô ơi, cô chờ một lát nhé.”
Sau đó, chủ quán bưng ra một bát mì còn nóng hổi, vui vẻ nói rằng: “Hôm nay là ngày rút thăm trúng thưởng, hai mẹ con chị đã trở thành khách hàng may mắn, được miễn phí thêm một bát mì!”
Người mẹ cảm kích không ngừng nói “Cảm ơn!” và đón nhận bát mì từ tay chủ quán.
Tôi vốn là khách quen của tiệm mì này. Cả quán hàng chỉ có 5 chiếc bàn lớn, hơn nữa, từ trước tới nay tôi chưa từng nghe có trúng thưởng bao giờ.
Khoảng một tuần sau đó, tôi lại đến ăn tại tiệm mì này. Một lát sau, tôi nghe thấy giọng một đứa trẻ hỏi: “Ông ơi, hôm nay ông có làm rút thăm may mắn không ạ?”
Tôi ngước lên nhìn, đây chẳng phải là đứa trẻ hôm trước sao? Ông chủ suy nghĩ một lát rồi trả lời: “Làm, hôm nay có làm!”
“Cảm ơn ông, như vậy thật tốt quá! Mẹ cháu muốn uống một ngụm nước súp, nhưng cháu lại không có tiền ăn mì, vậy cháu có được rút thưởng không ạ?” Ông chủ đáp: “Cứ yên chí, cháu lại đây và ngồi xuống đi nào.”
Sau đó, ông chủ đến bên cạnh tôi và nói nhỏ: “Phiền anh đi theo tôi một chút.”
“Anh là khách quen của chúng tôi, có lẽ anh cũng hiểu… Anh có thể giúp tôi giả bộ làm một người trúng thưởng, sau đó đem phần thưởng tặng cho cậu nhỏ ấy được không? Tôi không muốn cậu bé biết việc tôi nói dối này!”
Tôi đã rất cảm động trước tấm lòng hảo tâm của ông chủ tiệm mà nhận lời đồng ý.
Tôi quay trở lại và ngồi ở bàn ăn của mình. Ông chủ tiệm đi tới rồi nói to:“Hôm nay bàn số 4 đã may mắn trúng thưởng!”
Ánh mắt cậu bé thể hiện nỗi thất vọng, cậu đứng dậy và định rời đi.
Tôi gọi cậu nhỏ lại và nói: “Cậu bé, ta vừa ăn xong một tô mì, bát mì trúng thưởng này ta tặng cho cháu đấy! Bụng của ta chứa không nổi 2 bát mì đâu!”
Gương mặt cậu bé bừng sáng. Cậu vô cùng vui vẻ, không ngớt nói cảm ơn.
“Mẹ của cháu hôm nay không tới đây cùng cháu sao?” Ông chủ tiệm hỏi.
“Dạ thưa, mẹ cháu mắc bệnh, không thể ra khỏi giường được nữa.” Cậu bé không giấu nổi nỗi ưu thương.
“Vậy trong nhà cháu không còn ai khác sao?” Ông chủ tiệm lại hỏi. “Dạ, ông bà cháu đều đã qua đời, còn cha cháu thì vẫn chưa về…”
“Mẹ cháu có đi làm không?”
“Dạ không, mẹ cháu lâm bệnh, rất dễ ngất xỉu… Cháu lớn rồi, cháu sẽ cố kiếm tiền và nuôi mẹ!”
Thật khó không thể tưởng tượng được rằng một đứa trẻ 7, 8 tuổi lại có thể kiếm tiền“Vậy cháu làm gì để kiếm tiền nuôi mẹ?“Dạ thưa, lúc trời tối, cháu bày hàng bán ở vỉa hè ạ!”
Tôi đột nhiên thấy xót xa. Đó vẫn còn là một đứa trẻ nhỏ, vậy mà đã sớm phải gánh vác công việc kiếm kế sinh nhai. Trong khi bằng tuổi ấy, những đứa trẻ khác vẫn còn đang tuổi chơi, và làm nũng cha mẹ.
Ông chủ tiệm nói: “Vậy thì, từ giờ cháu hãy qua đây giúp ta lau bàn, quét nhà, như vậy cả cháu và mẹ có thể cùng ăn cơm miễn phí ở đây!”
Nghe xong, cậu nhỏ vô cùng hạnh phúc và nở một nụ cười rạng rỡ.
Một ngày khác, tôi có ý đi vòng qua khu bán hàng. Ở một góc vỉa hè, tôi nhìn thấy cậu bé hôm trước, khuôn mặt đỏ bừng, trán nhễ nhại mồ hôi đang ra sức giúp mẹ bán kẹp tóc.
Từ lúc đó, tôi đã trở thành khách quen của cậu…
Nhiều khi, chỉ một hành động nhỏ cũng có thể giúp những người khó khăn có thêm nghị lực để vượt lên. Tôi viết câu chuyện này với mong muốn nhắn nhủ mọi người rằng trên đời này vẫn còn có rất nhiều người tốt.
Bài và ảnh sưu tầm




MỘT LẦN NỌ

tôi đi khám bệnh từ thiện cho những đứa trẻ mồ côi tật nguyền ở Thủ Đức. Thật ra tôi không muốn đi, vì đó là Chủ Nhật, ngày để nghỉ ngơi. Ngày mà tôi có thể nằm dài trên sofa vừa uống bia vừa xem trận bóng ngoại hạng, thi thoảng gào lên tức tối, cứ y như là cả cuộc đời chỉ có mỗi chuyện đá bóng vào gôn là có ý nghĩa.
Tôi khám qua quýt cho xong. Lúc ra về tôi lướt qua những ma sơ chăm sóc trẻ. Họ chẳng có gì đặc biệt, không phấn son với những chiếc áo dòng màu xanh. Nhưng khi gần tới cổng, tôi thấy một ma sơ dáng người nhỏ thó, chiếc lưng còng xuống, vẻ như đang gánh một vật gì đó quá lớn trên vai. Cam chịu. Cô chỉ có một cánh tay trái, tay phải đã cụt.
Khi bước qua, tôi cúi đầu, chào theo phép lịch sự tối thiểu của một bác sĩ. Nhưng lúc cúi xuống, vô tình tôi cảm nhận được một mùi hương thanh thoát tỏa lan nhẹ nhàng từ cánh tay đang kéo chiếc cổng sắt nặng nề.
Tại sao ma sơ tật nguyền này lại có đôi tay thơm tho đến thế?
Câu hỏi đó theo tôi suốt chặng đường về. Để rồi từng đêm từng đêm tôi bị mùi hương đó ám ảnh. Tôi nói với đồng nghiệp, mọi người đều bật cười và trêu: Mày nên đi khám tâm thần, bị ảo khứu, nguy hiểm lắm. Ha ha …
Sau những nụ cười vui vẻ ấy tôi đâm hoang mang. Không lẽ mình bị tâm thần? Không lẽ đôi tay xấu xí, tật nguyền ấy lại có thể ám mình? Tôi có rất nhiều đôi tay để ám cơ mà? Những đôi tay hồng hào, mềm mát như gió của bạn tình, những đôi tay đầy ma lực từng ngón như rắn lên xuống, làm tôi kiệt sức bao lần.
Quyết không để mình bị tâm thần lãng như vậy, tôi đi Thủ Đức một chuyến nữa, vẫn người ma sơ có đôi tay gớm ghiếc ấy mở cổng và vẫn mùi hương thanh khiết bay, váng vất như hương hoa hồ điệp.
Người ma sơ tên Thị Mây bối rối cúi xuống trả lời khi nghe tôi hỏi: - Dạ … tại sơ bị tai nạn giao thông!
Chỉ vậy thôi, đúng chỉ vậy thôi, tai nạn giao thông nghiền nát cánh tay phải của ma sơ. Như vậy đó, ừ thì cũng như bao người cụt chân, cụt tay khác bị tai nạn. Thế thôi. Có gì mà vướng bận?
Tôi quay về Sài Gòn, nhủ lòng mình rảnh và vớ vẩn quá. Lo công việc đi, còn bao nhiêu thú để ăn chơi, còn bao nhiêu bàn tay đẹp để nắm, để sờ mó những khi bản năng thôi thúc, đúng không? Nhưng tất cả vẫn như cũ. Hết ngày rồi lại đêm mùi hương cánh tay đó vẫn thoang thoảng quanh tôi. Khi thì dịu dàng như mùi hoa chanh, khi thì nồng nàn như mùi hoa nguyệt quế. Tôi sợ đến nỗi, tưởng mình đã điên. Sao kỳ lạ đến như vậy? Một ma sơ có đôi tay cụt vì tai nạn thì có gì là bất thường? Tôi điện thoại cho thằng bạn thân, thạc sĩ chuyên khoa tâm thần, nó cười hú hú lên rồi phán: Mày bị con nhỏ “viêm cánh” bỏ bùa rồi, ha ha ha, mày có gu với mùi hôi đó, cưới đi, để tối tối hit hít ngửi ngửi cho sướng, ha ha ha. Tôi cũng ha ha ha trong ngượng ngùng.
lần sau có lại có dịp về tôi đành quấy quả trở xuống Thủ Đức. vẫn người ma sơ có cái tên quê mùa Thị Mây ấy mở cổng. Và vẫn lời đáp nhẹ như bấc, sơ bị tai nạn giao thông. Nhưng ánh mắt ma sơ nhìn tôi rất khó hiểu.
Lần này tôi không về vội, tôi đi lang thang trong khuôn viên ngôi nhà dòng dưới hàng cây bàng xanh thẳm lá. Tôi ngồi xuống một chiếc ghế đá. Không gian thật thoáng đãng và thanh bình. Bầu trời rất trong và mây trắng trôi nhởn nhơ. Tôi giật mình tự hỏi, sao tháng ngày qua tôi cuống cuồng hết đi rồi chạy, đầu óc lúc nào cũng căng thẳng để được gì? Tôi chưa bao giờ chịu dừng lại ngồi xuống bên một tách trà thơm để ngắm nhìn cuộc sống, hay đơn giản hơn để đọc một trang sách.
Vô tình tôi nhìn vào căn phòng đối diện. Tiếng cười the thé của lũ trẻ tật nguyền vọng ra, có một ma sơ già ngồi giữa chúng. Bà ta vỗ tay nhè nhẹ vào nhau, hết nghiêng nhìn đứa này ríu rít cười, đến nghiêng nhìn đứa kia nheo mắt. Cả căn phòng như bừng sáng. Thứ ánh sáng trong trẻo thánh thiện. Nụ cười móm mém không có son môi, không có phấn má, mà sao đẹp đến thế. Lũ trẻ bu quanh chạy tới chạy lui ríu rít. Tiếng ú ớ vỡ ra thành hàng ngàn tiếng leng keng reo lên trong gió. Tôi như chết lặng, sững sờ trước hình ảnh ấy. Đẹp quá, thật quá, lộng lẫy quá. Nắng chan hoà, gió cũng chan hoà. Không biết bao lâu tôi mới choàng tỉnh. Bối rối nhận ra có một linh mục già ngồi kế bên. Khuôn mặt ông ta toát lên một vẻ hiền từ bình an. Ánh mắt như chờ đợi tôi trút nỗi lòng. Tôi hỏi, sao cánh tay ma sơ Mây bị cụt.
Trầm ngâm một chút ông kể:
- Năm 16 tuổi, thay vì như những cô gái khác, ngây thơ vui đùa cùng bạn bè, Mây cùng mẹ Mây đến nhà dòng này xin khấn trọn đời. Lúc đó Mẹ bề trên nhìn Mây ái ngại, vì Mây là con một, gia đình lại giàu có. Mẹ ruột của Mây rưng rưng nước mắt, nhưng trong giọt nước mắt ấy có một tình yêu, một niềm tự hào.
Năm 18 tuổi, Mây ra dáng một thiếu nữ mơn mởn, tóc dài đen nhánh, đôi tay xinh đẹp mềm mại, rất khéo nấu ăn, thêu thùa. Nhưng lúc nào Mây cũng giấu mình trong chiếc áo dòng tu kín đáo.
Có một đêm cô gõ cửa Mẹ Bề trên, xin cho được ra làng mồ côi, chăm nuôi mấy em nhỏ. Mẹ Bề trên ưng thuận. Thế là đôi tay đẹp kia hằng ngày mớm cơm đút cháo cho mấy em. Có khi các em sốt, Mây thức trắng đưa bàn tay mình đặt lên trán chúng, xem nhiệt độ thế nào, rồi nhúng khăn lau tới lau lui. Bàn tay búp măng mũm mĩm không còn nữa, mà thay vào đó là bàn tay không ngần ngại hốt phân dãi của các em đi đổ. Nhiều đêm, thấy đôi tay ấy chắp lại trước ngực cầu nguyện. Cầu nguyện điều gì không ai biết. Chỉ biết rằng đôi tay đó không còn như xưa …
Hôm kia, có một bé chạy tung tăng trong sân, cổng để mở, bé băng ra đường. Xe tải dìu dập trên xa lộ lớn. Em bé ấy quá nhỏ, và lao ra quá nhanh, nên không ai kịp trở tay. Rầm, khi tất cả các sơ chạy ra thì tiếng em bé khóc lên thất thanh thật to. Bên cạnh em, Mây nhắm nghiền mắt. Cánh tay phải bị bánh xe nghiền nát. Máu chảy lênh láng.
Khi tỉnh dậy cô kể: Lúc đó, con đang đứng trên dải phân cách chờ băng qua đường thì thấy nó lao ra giữa xa lộ, con sợ quá, chạy ào đến, ôm nó, lăn vội vào. Tội nghiệp nó lắm, nó sợ quá, khóc thét lên. Nghe Mây kể, mọi người chưa hết bàng hoàng. Sao cô kể chuyện hồn nhiên đến thế? Liều cả mạng mình mà không tiếc chỉ để cứu một đứa bé tật nguyền, rồi còn tội nghiệp vì nó sợ khóc thét lên. Có lẽ Mây bị khùng mất rồi! Không khùng ai làm thế? Từ đó cô lại xin Mẹ bề trên đứng gác cổng ra vào, cô sợ các em tật nguyền kia, không ý thức lại lao ra giữa dòng xe. Cô nói cuộc sống đáng quý lắm.
– Con xin lỗi mẹ, vì con cứ đòi hỏi mẹ hết lần này đến lần khác.
Mẹ Bề trên bật khóc:
- Con đâu có gì phải xin lỗi. Con luôn đòi hỏi để phụng sự người khác.
Thế là từ đó, Mây thành người gác cổng. Khi được hỏi tại sao cô bị cụt tay, cô đáp nhẹ như bấc, bị tai nạn giao thông.
Tôi không dám hỏi, cô có tiếc vì mất cánh tay không. Vì hỏi như vậy là thừa. Ngay cả mạng mình cô còn không tiếc.
Vị linh mục già kết thúc câu chuyện. Nắng chiều rải rác xuống thềm như một tràng hoa rực rỡ. Chỉ có hoa nắng mới kết vừa vương miện cho những con người ở đây. Tất cả loài hoa thế gian, tất cả kim cương, ngọc bảo thế gian khi đính vào vương miện chỉ làm cho nó trần tục hơn, vật chất hơn mà thôi.
Bây giờ tôi mới biết, vì sao đôi tay của Mây có hương thơm kỳ lạ.
Và bây giờ tôi mới biết tại sao nụ cười và ánh mắt những người ở đây luôn ẩn chứa một trời long lanh nắng sớm.
Bởi vì như linh mục Nguyễn Tâm Thường đã viết: Hy sinh vì người khác luôn cho hương thơm bay ngược chiều gió. Gánh nặng vì tình yêu luôn song hành cùng sức mạnh vô song. Bất cứ gỗ đá nào chạm phải tình yêu đều trở nên bao dung mềm mại.
Tôi về thành phố, thấy lòng mình bỗng chật. Những gì trước đây tôi cho là đúng, bây giờ tôi đâm nghi ngờ. Những gì trước đây tôi luôn theo đuổi, giành giật để có, bây giờ thấy chẳng còn quan trọng nữa.
Những tay thét ra lửa, những tay sừng sỏ mà tôi từng kính nể, bỗng dưng tôi thấy họ bình thường. Họ cố gắng dùng đôi bàn tay chứng tỏ mình, khuếch trương mình, những cái họ có được chỉ là thứ trơ trẽn. Họ không bình yên trên vật chất họ có được. Họ khoác những chiếc áo sang trọng, tay đeo đầy những kim cương, xịt toàn nước hoa hảo hạng, nhưng không bao giờ có mùi hương thanh tao, dịu ngọt, tỏa lan khắp bầu trời.
Tôi bị ám ảnh, vì trong tôi hoài thai một lẽ sống. Tôi muốn thoát khỏi bàn tay của chính mình. Tôi là người tìm kiếm bàn tay đẹp.
Bàn tay biết dang ra, biết chia sẻ là bàn tay đẹp. Bàn tay biết nắm lấy tay người bất hạnh hơn mình để cùng bước là bàn tay đẹp. Bàn tay biết nâng niu, gìn giữ cái đẹp, cái chân, cái thiện, là bàn tay đẹp. Và hàng ngàn định nghĩa về bàn tay đẹp khác. Có bàn tay cầm nắm rất nhiều, có thể điều khiển người khác. Có bàn tay xòe ra ăn từng đồng lẻ bố thí. Có bàn tay khéo léo làm nên những tuyệt tác nghệ thuật. Có bàn tay vụng về chỉ làm đổ vỡ mọi thứ khi chạm vào. Có bàn tay cho đi. Có bàn tay giữ lại. Nhưng khi về với đất, bàn tay nào cũng rỗng. Rỗng tuyệt đối.
Vậy sao không ướp hương cho đôi tay mình, tôi tự hỏi lòng như thế. Có hàng ngàn cách ướp hương. Như ma sơ Mây, ướp hương thánh thiện, âm thầm, khiêm cung, bé nhỏ, mà hương thơm lại bay vượt mọi không gian. Có bao giờ Mây kể lể với Chúa Giêsu về mình không? Chắc không, vì Mây không có thời gian cho mình, đủ biết lo cho mọi người thôi.
Khi sinh ra, tay tôi nắm chặt. Khi chết đi tay tôi buông thõng. Từ nắm chặt đến buông thõng, một hành trình dài đầy nụ cười hạnh phúc và nước mắt đau thương.

(trích trong quyển Vô Thường)
Sưu tầm


NHỮNG LỜI KHEN ẨN CHỨA CẠM BẪY

Năm 1859, một phụ nữ bỗng ngã lăn ra chết 2 ngày sau đêm khiêu vũ. Trong đêm này bà ta được ca tụng là người có tấm lưng ong đẹp nhất. Thủ phạm là chiếc corset thắt quá chặt. Chuyện này thì không mấy xa lạ gì. Còn nhớ cô nàng Scarlet trong Cuốn theo chiều gió phải nghiến răng kìm tiếng rên đau đớn để cho bà vú mạnh tay siết chặt eo chiếc váy khi nàng chuẩn bị đi dự dạ hội khiêu vũ ở trang trại Mười hai cây sồi. Khổ chưa, cái giá phải trả thật quá đắt để được cánh đàn ông khen đẹp!
Khi người Trung Quốc khen phụ nữ có gót sen nhỏ nhắn cũng là khi người phụ nữ xứ họ phải chịu cực hình trong tục bó chân tàn bạo, mỗi đôi chân là một sự tàn phế man dại.
Khi người Nhật khen người phụ nữ xinh đẹp trong chiếc áo Kimono cũng là khi người phụ nữ Nhật phải chịu làm hình nộm cứng đờ, đau nhức các khớp xương gần như là mãn tính.
Khi người đàn ông khen chiếc áo dài Việt cũng là khi họ có thể họ đang hả hê thưởng thức 2 miếng phó mát ở hai bên eo bạn, là khi họ đắc thắng ngâm thơ: "Áo em trắng quá nhìn thâu da", hay "Trời Sài Gòn anh đi mà chợt thấy".../ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. Thấy hết, và kệ cái nóng 36, 37 độ C của xứ Huế hay cái lạnh 10 độ C trong phong phanh của trời Hà Nội.
Khi người đàn ông khen người phụ nữ "tiết hạnh", chồng chết mà vẫn "tòng tử" theo con thì cũng là khi họ muốn giữ mảnh ruộng của dòng tộc họ không về tay kẻ khác, mặc cho thân phận người phụ nữ có thể úa tàn. Khi họ muốn người phụ nữ phải hội đủ công dung ngôn hạnh, cũng rất có thể là khi họ bày tỏ lòng tham không đáy, muốn có cả bốn phương trong bàn tay mình, muốn có cả bốn mùa trong một ngày, muốn cả bốn cung bậc chỉ trong một nốt nhạc, mặc cho người phụ nữ phải loay hoay xoay sở hàng thiên niên kỷ trong một cổ bốn tròng.
Thế đấy, trong những lời khen đôi khi có chứa vài sự thật đắng cay. Cũng như khi người đàn ông khen người phụ nữ thắt đáy lưng ong là khi họ mong muốn khéo chiều chồng và khéo nuôi con. Đúng thế, chắc chắn chỉ có những người làm nhiều và ăn ít, thức khuya dậy sớm thì mới thắt đáy lưng ong ở trong cái xã hội không có Aerobic cũng như thể dục thẩm mỹ, chạy bộ, lắc vòng... Nên bạn phải coi chừng những lời khen. Đôi khi họ khen mình là nữ tính để họ dễ bề thôn tính cả không gian và âm thanh, khi bạn thu mình lại và ăn nói nhỏ nhẹ trước họ. Khen bạn dịu dàng là để bạn không bộc lộ trí thông minh hơn họ: Không cãi lại họ và họ dễ dàng áp đặt.
Họ khen bạn là phái đẹp để bạn đừng làm hơn những gì của một bông hoa. Họ khen bạn là hoa để họ làm ong làm bướm, đậu rồi lại bay; để bạn làm vai trò trang trí, để bạn không ở địa vị cao, không nhận nhiều lương của họ. Và đôi khi, cao hứng lên, họ còn trịch thượng phán xét bạn là hữu sắc vô hương nếu bạn lỡ không hơn một vật trang trí. Họ khen vợ họ là bà nội tướng giỏi để họ yên tâm một mình tung hoành nơi biên ngoại với tri thức, sự nghiệp, khoa bảng, quan trường, nhà trò con hát...
Vậy đó! Đừng sung sướng với những lời khen để biến thành người khác. Mỗi bạn gái đã là một kho tàng của chính mình. Mỗi người chỉ cần là một nốt nhạc cũng đủ làm cho giai điệu cuộc sống rực rỡ âm thanh. Có những lời khen chứa đựng cạm bẫy. Hỡi một nửa nhân loại, hãy cảnh giác với lời khen!

Theo Hoahoctro


CON GÁI, XIN ĐỪNG KẾT HÔN VỚI NGƯỜI “NGHÈO”

Nếu bạn có con gái, một ngày nọ, con bé dẫn về nhà một “thằng nghèo”, bạn sẽ làm gì?

“Con gái à,
Mẹ luôn để con theo đuổi thứ mình thích, cho con tự do, dạy con tự trọng.
Nhưng tuần trước, sau khi gặp chàng trai mà con rất thích, có mấy lời mẹ muốn nói cùng con, chỉ sợ rằng sẽ làm con buồn.
Đúng là cậu ấy rất đẹp trai, trình độ học vấn tương đương với con, thoạt nhìn vô cùng hào hoa phong nhã. Con dẫn cậu ấy đến gặp cha mẹ, nhưng giờ phút này, cha mẹ không nỡ và cũng không yên lòng, vì:
Cậu ấy quá “nghèo”.

1. Tư tưởng “nghèo”

Con gái à, con phải nhớ kỹ những lời này của cha.
Đừng tin câu “Từ sâu trong lòng, đàn ông cũng chỉ là đứa trẻ”.
Nếu người đàn ông thực sự muốn chăm lo cho một mái nhà, mặc kệ anh ta trẻ con đến đâu thì đều sẽ thay đổi, bởi vì trên vai anh ta có trách nhiệm, anh ta không còn là đứa trẻ chơi game thâu đêm, không có chí cầu tiến.

Cha và cậu ấy nói tới công việc, cậu ấy kể ra rất nhiều bất mãn, từ bị sếp “đì”, đồng nghiệp nói xấu, công ty quá xa nhà cho đến tăng ca quá nhiều,… toàn lời than vãn.
Cha hỏi: “Vậy tại sao cháu không đổi việc?”
Cậu ấy trả lời: “Cháu chưa từng nghĩ tới.”
Cha lại hỏi: “Nếu đổi việc, cháu muốn làm gì?”
Cậu ấy đáp: “Cháu cũng chưa nghĩ tới, có thể sẽ nghỉ ngơi 2 tháng để đi du lịch.”
Không có câu nào cậu ấy đề cập đến kế hoạch tương lai của mình.

Cậu ấy không phải nhân viên công nghệ kỹ thuật có thể đi đâu cũng kiếm được tiền, cũng không phải làm việc trong mảng nghệ thuật cần đi chơi để lấy cảm hứng, cậu ấy chỉ đi để chơi.

Cha mẹ có thể không đòi cậu ấy sính lễ hay nhà cửa, nhưng cậu ấy có thể cho con cái gì?
Con gái à, đừng cho rằng mình có thể khiến một người đàn ông trưởng thành. Người đàn ông cần con dạy cách trưởng thành sẽ mãi mãi không trưởng thành, bởi vì anh ta luôn thiếu ý thức trách nhiệm.

2. Quan điểm “nghèo”

Con nói cậu ấy rất chu đáo, rất dịu dàng, tốt bụng, chuyện gì cũng nghĩ cho con…
Con gái, mẹ và cha không chê cậu ấy còn trẻ thiếu kinh nghiệm, mà là trong một cuộc hôn nhân, quan điểm phải hòa hợp chứ không phải chỉ cần cậu ấy bưng trà rót nước, lời ngon tiếng ngọt là được.

Dẫu sao cũng là chuyện cả đời của con, mẹ phải hỏi hoàn cảnh gia đình và quan niệm sống của nhà cậu ấy. Sau khi hỏi xong, lòng cha mẹ chợt lạnh buốt.

Thứ nhất, cha mẹ cậu ấy trọng nam khinh nữ, hy vọng sau khi kết hôn, con sẽ sinh được con trai.
Thứ hai, cha mẹ cậu ấy và cả cậu ấy đều không thích con trang điểm vì họ thấy như thế là phí tiền.
Thứ ba, họ cho rằng phụ nữ phải chăm lo cho gia đình là điều hiển nhiên, chỉ khi nào con bận quá không rảnh tay nổi thì mới giúp con làm việc nhà.

Lập gia đình không chỉ là gả cho một người chồng mà còn là gả cho cả một gia đình.
Sinh con không phải để nối dõi tông đường cho nhà chồng mà còn là kết tinh của tình yêu.
Trang điểm không phải để lấy lòng ai đó mà là để chính mình vui vẻ, đồ trang điểm là do con tự mua, nếu có lãng phí thì cũng là do năng lực của con cho phép, mẹ thấy con chẳng sai gì cả.

Cuối cùng, chăm lo cho gia đình là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hai người, là việc mà đôi bên đều phải làm. Nếu cậu ấy thương con vì mất sức khi sinh em bé, chắc chắn cậu ấy sẽ chủ động đỡ đần cho con nhiều hơn, chứ không phải chờ con bận quá không rảnh tay rồi mới phụ giúp cho con.

Cậu ấy là cục vàng cục bạc của cha mẹ cậu ấy thì con cũng là cành vàng lá ngọc của cha mẹ!

Con thấy có đúng không?

Bé con ngốc nghếch, con chỉ biết vị ngọt của tình yêu nhưng lại không biết rằng hôn nhân là một “nấm mồ”. Tình yêu chỉ cần đôi lứa yêu nhau, còn hôn nhân lại cần quan điểm hòa hợp.

3. Tiền đồ “nghèo”

Từ nhỏ, cha mẹ đã dạy con không được nói nhiều làm ít, không được khinh người, con người có ngã xuống thì mới có đứng lên và đi tiếp.
Nhưng lúc này đây, cha mẹ thực sự ghét cái “nghèo” của cậu ấy, không phải vì cha mẹ khinh người.

Nhà cậu ấy không giàu, không sao cả, lý tưởng của đàn ông không được đánh giá qua của cải trong gia đình.
Công việc của cậu ấy chưa khởi sắc, không sao cả, không nhiều người thành công khi tuổi đời còn trẻ, cái gì cũng cần có thời gian.
Nhưng mà, không sợ cậu ấy tài hèn học ít, chỉ sợ cậu ấy nghèo mọn ý chí.

Trong hôn nhân, đáng sợ nhất không phải là đói nghèo mà là không có hy vọng.

Con có nhớ khi con còn nhỏ không? Hồi đó cha con rất nghèo, mùa hè không mua nổi dưa hấu, mùa đông không mua nổi áo lạnh, nhưng cha con cố gắng làm việc, học hỏi người lành nghề, tích cực tham gia các hoạt động trong nhà máy, mỗi tháng phát lương là đưa hết cho mẹ, không dám mua thứ gì cho mình, chỉ mong hai mẹ con chúng ta sống thoải mái hơn một chút.

Quãng thời gian đó rất cực khổ nhưng cũng rất ấm áp, bởi vì mẹ nhìn thấy hy vọng, nhìn thấy một tương lai tốt đẹp hơn.

Mẹ biết cha con đang nỗ lực nên mẹ cũng càng cố gắng hơn. Trong thời gian làm công ở xưởng may, mẹ luôn là nhân viên xuất sắc. Cha mẹ động viên cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau.
Về nhà, mẹ nấu cơm, cha con rửa chén, mỗi lần mẹ làm việc nhà, cha con sẽ giành làm để mẹ có thời gian chơi cùng con.

Bây giờ, tuy đã có chút thành tựu nhưng cha con vẫn thường nói với mẹ: “Trước kia đã để em chịu khổ nhiều rồi.”

Mẹ rất may mắn khi đã gặp được một người đàn ông có ý chí, có tiền đồ, và có lòng biết ơn.

Đàn ông, thời trẻ có thể nghèo nhưng không thể không có tiềm lực, không thể không cho người thân hy vọng.
Các con ở bên nhau, mẹ không lo con phải chịu khổ cùng cậu ấy một thời gian, cái mà mẹ sợ là con phải chịu khổ cả đời.
Nghèo gì cũng được nhưng không thể nghèo ý chí.

Cha mẹ không phải không cho con ở bên cậu ấy mà là cậu ấy phải thay đổi, còn cậu ấy phải thay đổi thế nào, là người từng trải, cha mẹ sẽ cho con biết.

Cậu ấy phải làm được ít nhất bốn điều sau mới có thể cướp con khỏi vòng tay của cha mẹ:

- Một, không được lười. Cố gắng làm việc, không được phạm pháp, có thể than vãn nhưng phải tiết chế, có thể đi chơi nhưng không thể bỏ bê công việc.
- Hai, có kế hoạch với tương lai. Không phải lo xa mà là có hoạch định rõ ràng. Cậu ấy theo chủ nghĩa đàn ông nhưng lại không thể đảm đương trách nhiệm của đàn ông, như vậy là không được.
- Ba, thay đổi quan niệm về sinh con và nhiệm vụ của vợ. Con sinh con trai hay con gái thì họ đều phải yêu thương, như vậy gia đình mới êm ấm. Cậu ấy không phải giúp con làm việc nhà mà là vì mái nhà, cậu ấy tình nguyện trả giá chứ không phải là bị ép buộc.
-Bốn, luôn nhớ rằng cậu ấy đã trưởng thành, và con phải có tiền riêng. Tiền của cha mẹ đều để lại hết cho con nhưng mẹ mong số tiền đó chỉ là hoa dệt trên gấm chứ không phải là than đưa ngày tuyết.

Bởi vì cậu ấy nghèo ý chí, chút tiền mọn của cha mẹ sẽ không cứu được con.

Con có muốn tĩnh tâm suy nghĩ lại không?

Theo Gia Đình

Không có nhận xét nào: