a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Món ngon cuối tuần: Mỳ Ý với ngao xốt bơ tỏi

Vị béo ngậy của bơ, thơm của tỏi và mặn của những con ngao khiến món mỳ Ý với ngao xốt bơ tỏi trở nên thật cân bằng, béo mà không dễ ngán đâu nhé!

Tỏi và rau mùi tây bằm nhuyễn.


Trong một chảo hoặc nồi lớn, để lửa vừa cho bơ và dầu ô liu vào đun đến khi bơ tan chảy hoàn toàn thì thêm tỏi vào đảo khoảng 2 phút. Đổ rượu vang trắng vào đun tiếp 2 phút nữa.


Thêm ngao vào cùng 1/2 lượng rau mùi tây.


Đậy nắp và nấu đến khi ngao mở miệng, khoảng 5 phút. Nếu ngao chưa mở hết miệng thì tiếp tục đậy nắp và nấu thêm 1 phút nữa đến khi ngao mở hoàn toàn. Những con ngao chết thường mở miệng trước khi nấu, bạn cần nhặt bỏ những con ngao này nhé!


Nêm nếm với muối và tiêu, rắc nốt chỗ rau mùi tây còn lại lên chảo ngao.


Lấy mỳ Ý đã luộc chín lên đĩa, rưới nước xốt cùng ngao lên, dùng nóng.
Mỳ Ý với ngao xốt bơ tỏi là món ăn khá nổi tiếng bên cạnh món mỳ xốt bò bằm hay xốt kem và thịt nguội. Vị béo ngậy của bơ, thơm lừng của tỏi và những con ngao có vị mặn đậm đà khiến món mỳ trở nên thật cân bằng, béo mà không dễ ngán đâu nhé! 

Chúc các bạn thành công nhé!

Theo y học cổ truyền, cá chim tính bình, vị ngọt, ích khí dưỡng huyết, mềm gân lợi cốt, kiện tỳ dưỡng vị.

Cá chim ăn ngon và giàu dinh dưỡng, trong 100g thịt cá chim chứa 15,6g protein, 6,6g lipit, 19mg canxi, 240g phốt pho, 0,3g sắt. Cá chim dùng để trị liệu người tỳ vị suy, tiêu hóa kém, thiếu máu, tứ chi tê, loạn nhịp tim, mất ngủ, thần sắc mệt mỏi, dương liệt, xuất tinh sớm. 
Cá chim tưới nước xốt: Bổ thận, ích khí, dưỡng huyết 
Nguyên liệu: 1 con cá chim 500g, thịt nạc vai 50g, rau cải thìa 250g. Gia vị : Dầu, mỡ lợn, hành hoa thái khúc, hành củ thái chỉ, hạt tiêu, tỏi, rượu, nước mắm, đường, giấm, muối, mỳ chính, bột năng, nước dùng.
Ảnh minh họa.
Cá chim moi ruột đánh vẩy làm sạch, khía mấy đường dao hai bên, ướp nước mắm. Thịt nạc vai, rau cải thìa rửa sạch, thái sợi. Cho dầu vào chảo đun nóng, cho cá vào rán, khi thấy cá cứng lại có màu vàng thì vớt ra cho ráo dầu, đặt lên đĩa, phủ lên cá hành thái khúc, gừng thái lát, hạt tiêu, tỏi, rượu, mỳ chính, giấm rồi cho vào nồi hấp 10 phút. Khi lấy thịt cá chim ra, vớt bỏ hành, gừng, tỏi.
Bắc chảo khác, cho mỡ, phi thơm hành, gừng, đổ thịt vào xào, sau đó cho rau cải thìa vào, nêm rượu, nước mắm, đường, muối, nước dùng nấu sôi, mì chính, nước bột năng, rồi tưới lên con cá. Món ăn này thơm ngon bổ thận ích khí, dưỡng huyết bổ âm nhuận táo, dùng bồi bổ tỳ vị suy hàn, thể nhược tinh ít.
Cá chim rán, xào: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu chướng
Nguyên liệu: Thịt cá chim 250g, dưa chuột 50g, lòng trắng trứng 1 quả, hạt đậu xanh non 10g.
Thịt cá chim bỏ da và xương thái miếng vuông 1,5cm. Lòng trắng trứng đánh nhuyễn hòa với nước bột năng, muối. Dưa chuột bổ đôi bỏ ruột thái miếng vuông nhỏ, đậu luộc chín vớt ra cho ráo nước. Cho dầu vào chảo đun nóng, nhúng cá vào bát lòng trắng trứng đã đánh nhuyễn rồi thả vào chảo rán vàng vớt ra. Lại đun nóng dầu, đổ cá vào rán giòn thì vớt ra. Để lại ít dầu trong chảo, đun nóng, phi thơm hành, gừng, tỏi. Cho nước mắm, muối và nước dùng đun sôi, sau đó đổ cá đã rán, dưa chuột, đậu xanh đã luộc vào xào đảo, chế nước bột năng tạo sánh. Món ăn này mùi vị đậm đà có tác dụng bổ vị ích khí thanh nhiệt, giải độc, tiêu chướng, dùng cho người tiêu hóa kém.
Lưu ý: Trong cá chim nhiều cholesterol nên người bị cao huyết áp, bệnh tim mạch không nên ăn. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn nhiều cá chim sẽ gây ngứa ngáy, động phong, người hay dị ứng da thì kỵ ăn. Trứng cá chim có độc, ăn vào sẽ bị đi ngoài, vì thế khi làm cá chim phải cẩn thận bỏ hết nội tạng.
Lương y Hoài Vũ (Hội Đông y Việt Nam)


Ăn cá để ngăn chặn lão hóa

Các nhà khoa học Đại học Pittsburg ở Pennsylvania (Mỹ) đứng đầu là GS. James Becker đã tiến hành phân tích các dữ liệu từ một nghiên cứu theo dõi tình trạng của các ứng viên trên 65 tuổi trong 10 năm từ năm 1989-1999,

Ảnh minh họa: Internet
Các nhà khoa học Đại học Pittsburg ở Pennsylvania (Mỹ) đứng đầu là GS. James Becker đã tiến hành phân tích các dữ liệu từ một nghiên cứu theo dõi tình trạng của các ứng viên trên 65 tuổi trong 10 năm từ năm 1989-1999, có quy mô lớn ở Mỹ.
Nghiên cứu đã tập trung vào 260 người tham gia chưa gặp những vấn đề về nhận thức hay suy giảm trí nhớ khi nghiên cứu bắt đầu và được chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1 có 163 người ăn cá nướng hoặc luộc ít nhất 1 lần mỗi tuần và được xếp vào nhóm ăn cá thường xuyên; nhóm 2 gồm 97 người còn lại không ăn cá nhiều như nhóm 1. Trong giai đoạn nghiên cứu, người tham gia được xét nghiệm máu và được chụp cộng hưởng từ (MRI) não khi nghiên cứu kết thúc.
Kết quả cho thấy những người thường xuyên ăn cá có nhiều hơn 14% chất xám trong các vùng não liên quan tới trí nhớ và nhiều hơn 4% chất xám ở những vùng não phụ trách nhận thức.
Nhóm nghiên cứu còn nhận thấy những người ăn cá có xu hướng học lên cao hơn so với những người không ăn. Trước đó, những nghiên cứu trong quá khứ phát hiện điều tương tự cho rằng ăn cá có thể khiến cơ thể khỏe mạnh toàn diện hơn, cũng có thể ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe não bộ.

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG, NỔI KHỔ CỦA NGƯỜI GIÀ



     5 giờ sáng thứ haiông Hoành loạn choạng lấy cặp mắt kính đeo vào rồi mò mẫm bấm số điện thoại của con trai ông tên Xuân:
-        Con ơi con vào ngay viện dưỡng lão gấp, ba mệt quá.
-        Dạ vâng ba chờ con 20 phút ạ, con sẽ đến ngay.
     Sau cú điện thoại thì anh Xuân tỉnh giấc hẳn, mặc vội cái quần jeans và áo sơ mi sọc vào garage lấy xe rồi rồ máy xe phi thẳng vào viện dưỡng lão Lafayette lúc 5 giờ 20. Mỗi lúc ông Hoành cảm thấy bần thần sắp xỉu vì mấy tuần nay trong viện dưỡng lão ông mắc chứng bệnh sưng phổi (pneumonia) kéo dài dai dẳng cộng với chứng tiểu đường (diabetes) tuýp 2 kinh niên, chứng huyết áp và cholesterol cao và lại thêm chứng đau lưng (disc herniation) từ khi ông bị mỗ cách đây 6 năm. Từ đó ông ít hoạt động thể dục thông thường như đi bộ 2 tiếng mỗi ngày. Ông béo ra và lên cân thấy rõ cho nên BS của VDL cho uống 7 thứ thuốc mỗi ngày kể cả vitamine D.
     Trong lúc chờ con trai ông đến, ông Hoành lại bấm thêm 2 số điện thoại nữa cho 2 cô con gái để cho biết tình trạng khẩn cấp của ông liền sau đó. Ông Hoành có hơn mười người con ở trong vùng Montreal, vài người khác ở Orange County, Houston, Ottawa và Washington DC, trong đó có 2 người đang về nghỉ hưu, 1 cô con gái tên Hồng rất thương và chìu cha nhất và đứa con trai út còn độc thân nên sẳn sàng giúp đở ông mỗi khi cần đến. Ngày xưa lúc còn khỏe ông luôn được con cháu quan tâm và thường đến nhà riêng của ông hầu chuyện. Bây giờ trong viện dưỡng lão ông cảm thấy quá cô đơn mặc dù ông nói rành tiếng tây tiếng u nhưng lúc nào ông cũng muốn có người thân bên cạnh.
     Anh Xuân lái xe đến viện VDL, vừa đến nơi là chạy ngay vào phòng số 23 để tìm hiểu tình trạng sức khỏe của cha lúc ấy cũng gần 6 giờ sáng. 10 phút sau 2 cô con gái tên Hồng và Lan cũng vừa đến. Hỏi han và theo dỏi sức khỏe cha thực hư thế nào trong khi đó chị Hồng đến dịch vụ y tế của VDL để hỏi thêm chi tiết. Họ cho biết là 3 giờ sáng hôm nay  ông Hoành có bấm số điện thoại khẩn cấp của viện và chúng tôi đến phòng ông để khám thì ông Hoành cho biết ông cảm thấy mệt và trở mình trong lúc ngủ. Ống nói khi thức dậy vì xây sẩm nên chập choạng té ngay cạnh giường và hầu như trong tình trạng bất tỉnh. Chúng tôi đo tension máu và khám nghiệm thì vẫn thấy khá bình thường có điều là chỉ số A1C hơi cao. Chúng tôi để ông nghỉ ngơi trên giường và thỉnh thoảng chúng tôi đến phòng tái khám. Anh Xuân vấn an ông cụ, năm nay đã ngoài 87 tình trạng đau đớn có khả quan hơn không. Ông đòi anh Xuân chở ông vào bệnh viện ngay lập tức vì VDL (viện dưỡng lão) không chịu làm chuyện ấy ngay bây giờ. Chìu cha nên anh Xuân bèn dùng xe mình chở ông vào bệnh viện Charles-Lemoyne cũng không mấy xa VDL Lafayette cho lắm. Trong nhà thương họ làm thủ tục giấy tờ thông thường rồi khám xét và chất vấn ông cụ lẫn người nhà và đo điếc nhịp tim, máu và A1C. Vài chục phút sau y tá cho anh Xuân biết người ta phải giữ ông cụ ở lại nhà thương cho BS khám xét tường tận hơn vì chứng sưng phổi của ông từ hơn mấy tuần nay vẫn chưa khỏi. Chỉ số A1C vượt quá 9 cần được theo dỏi và cho thuốc mới.
   Trong lúc chờ đợi thủ tục ghi giấy tờ và họ hỏi thêm chế độ ăn uống của ông tối hôm qua như thế nào. Cô Hồng cho biết là Cha cô ở trong VDL Lafayette đã hơn 3 năm nay và những ngày gần đây ông than phiền là chán ăn món ăn tây nhạt nhẻo với salad và thịt thì chỉ có gà. Ông cụ cho biết là ông không còn sống được bao lâu nên cho ông thỏa mãn những món ăn mà ông thèm như phở bò và chả giò. Thế là hôm qua chúa nhật nhân dịp nhà cô Hồng đãi khách gia đình, cô tách ra 1 hộp phở và mấy cái chả giò rồi đem vào VDL cho ông cụ. Cô y tá nói: “ tình trạng sức khỏe của ông cụ hơi rắc rối vì chứng tiểu đường và bệnh sưng phổi cho nên yêu cầu gia đình tuân theo chế độ dinh dưỡng của BS trong VDL, không nên tự tiện cho ông cụ ăn bất kỳ món ăn nào khác. Các anh chị cùng gia đình nên hợp tác với chúng tôi vì sức khỏe của cụ”. Vài ngày sau đó con cháu ông lần lượt vào nhà thương thăm ông cụ. Một tuần lễ sau sức khỏe ông Hoành tạm ổn người ta gọi điện thoại cho người nhà để đưa cụ về viện dưỡng lão. Tôi và bà xã cũng có đến nhà thương và VDL để thăm ông thì ông tâm sự rằng ông có một nguyện vọng là xin cho ra đi càng sớm vì tình trạng sức khỏe như thế ông không thể chịu đựng được nữa.
     Ba tuần lễ sau bà xã tôi nhận nhiều cú điện thoại từ các anh chị em cho biết bà mẹ vợ hiện ở trong nhà già Rosemount (Rosemount Senior Home - NGR) bị cơn đau đớn khắp đầu, ở vai, mắt mờ đi và cần các con đưa đi nhà thương để khám sức khỏe. Cô con gái tên Hồng cuốn quýt bỏ công ăn việc làm lái xe từ sở làm đến nhà già NGR để đưa mẹ vào nhà thương Jean-Talon. Đến nơi là 11 giờ sáng. Cô y tá làm công việc xét nghiệm xem tình trạng khẩn cấp để xếp hạng. Cô y tá hỏi han tình trạng sức khỏe và xin bản tường trình của BS gia đình đã khám nghiệm trước để hoàn tất thủ tục. Vài tiếng sau họ cho bà về NGR và khuyên sau đó phải đi tái khám với BS gia đình với lý do đơn giản là bà bị phản ứng của thuốc trị tiểu đường Metformin. Ngày hôm sau bà xã tôi lại bỏ công ăn việc để đưa bà mẹ đi tái khám BS gia đình cố tìm hiểu lý do tại sao BS cho tăng đô thuốc từ 1.5 viên lên 4 mỗi ngày từ tuần trước. Âu là bà Thị năm nay gần 80 mắc chứng bệnh tiểu đường tuíp 2 vỉ chỉ số A1C vượt quá 8. BS gia đình cho thuốc merformin 1 viên rưởi mỗi ngày từ hơn 1 tháng nay. Sau vài tuần bà Thị cảm thấy đau đầu không buồn ăn, chảy mồ hôi hay ngất xỉu vì thiếu ăn. Bà đi khám lại BS gia đình và được bảo tăng liều thuốc lên 4 viên một ngày. Chỉ sau 2 ngày tăng lên thì mặt bà sưng vù lên, mắt mờ đi, đau đầu, thường chảy mồ hôi và nhiều triệu chứng đau nhức mệt mỏi khác. Đồng thời bà cụ cũng mắc bệnh loãng xương và cholesterol khá cao nên BS cho bà 4 thứ thuốc mỗi ngày. Hai ngày sau khi ra nhà thương tức thứ bảy cuối tuần vợ chồng tôi đến thăm bà ở nhà già NGR. Bà ra mở cửa cho chúng tôi với bộ mặt thảm nảo không sắc khí. Bà than đau đầu nhức mỏi, khó ăn, lo lắng vì độ A1C cao. Sau lần khám bệnh cuối cùng BS bắt mua máy đo One Touch để đo FPG trước khi ăn. Thường độ FPG phải dưới 7.0mmol/L là bình thường. Nhưng từ khi từ nhà thương về bà đo độ FPG nhiều lúc lên từ 9 đến 16 làm cho bà thêm lo âu. Những lúc ấy bà gọi điện thoại cho các con hiện sống rải rác ở Montreal, Orange County, Houston và Washington DC để cho biết tin vì bà rất ngại làm phiền con cái phải bỏ công ăn việc làm mà vào thăm bà thường xuyên. Cơn đau đầu hành hạ bà liên tục từ đó và bây giờ đến hai bàn chân tê nhức nhói. Mắt bà lúc tỏ lúc mờ. Căn đau hành hạ bà lien tục làm bà tuyệt vọng chỉ xin một nguyện vọng là cho ra đi càng sớm càng tốt. Khi chúng tôi đến thăm bà, trò chuyện và khuyến khích bà ăn uống. Chúng tôi tìm hiểu tại sao bà đã dùng thuốc trị tiểu đường thường xuyên mà căn bệnh trở nên trầm trọng hơn. Sau vài tiếng trao đổi chúng tôi mới hiểu rằng bà không theo hẳn lịch trình của BS về cách uống thuốc cũng như những hậu quả phụ bà gánh chịu mà không giải thích rõ ràng cho BS để họ hiểu rõ và cho thuốc đúng đô. Đây là một tâm lý chung của người già Á châu thường ngại ngùng khi nói lên những sự thật về căn bệnh mình trước BS. Chúng tôi cố giải thích tường tận về căn bệnh tiểu đường và việc cần trợ lý của thuốc mới mạnh, chỉ dẫn bà nên hoạt động thể dục, ăn uống lành mạnh thì thấy sắc diện của bà dần dà trở lại bình thường, mặt bớt sưng vù, bà cảm thấy vui vẻ lên một chút. Những ngày liên tiếp các con bên Montreal lần lượt thay phiên đến thăm bà. Tình trạng sức khỏe bà cụ có khả quan hơn nhưng vì thiếu hoạt động thể dục trong nhà già nên chứng tê đau ở hai bàn chân càng ngày càng nặng hơn. Chứng lo âu và trầm cảm cũng tăng vọt. Trước đây 10 năm bà cụ ở trong một căn nhà riêng với con trai út. Nhưng ít lâu sau con trai út đi lấy vợ và ra riêng nên bà bán nhà và dọn vào nhà già Rosemount. Vài năm đầu bà làm quen được vài bạn VN mới. Bà sống vui vẻ và rất an phận. Cuối tuần con cháu thay phiên đến thăm bà hoặc đưa bà về nhà riêng mừng tiệc. Hơn nữa các con bà từ Orange County, Houston , Washington DC mỗi năm đều về Montreal thăm bà vì đường xá xa xôi. Tưởng chừng cuộc sống của bà như thế là lên hương lắm. Dần dà rồi bà mất đi mấy người bạn mới trong NGR phải ra đi vỉnh viễn… Từ đó bà chỉ mong vào sự chăm sóc của con cái và cơn bệnh trầm cảm tăng dần. Mùa đông lạnh lẻo bên Canada làm cho việc hoạt động thể dục khó khăn hơn. Mặc dù trong nhà già mỗi tuần đều có tình nguyện viên đến luyện cho các ông bà cụ VN cách thở yoga và tập tài-chi. Bên cạnh nhà già Rosemount là chùa Huyền Không, có nhiều cụ còn sức khỏe tốt thường sang niệm Phật.
Tiểu đường tuýp 2 phát triển khi cơ thể trở nên kháng với insulin hoặc khi tuyến tụy/ lá mía (pancreas) sản xuất không đủ insulin.  Insulin là một hormone từ tuyến tụy, một tuyến nằm ngay phía sau dạ dày. Khi ăn, tuyến tụy tiết insulin vào máu. Khi insulin lưu thông, nó hoạt động như một chìa khóa bằng cách mở cửa cho phép đường vào các tế bào. Insulin làm giảm lượng đường trong máu (đường huyết hay blood glocose).
Glucose / đường - là một nguồn năng lượng chính cho các tế bào tạo nên cơ bắp và các mô khác. Glucose đến từ hai nguồn chính: các thực phẩm ăn và gan. Sau khi tiêu hóa và hấp thu đường ruột, đường được hấp thu vào máu. Thông thường, đường sau đó đi vào các tế bào với sự trợ giúp của insulin.
Gan hoạt động như một trung tâm lưu trữ và sản xuất glucose. Khi nồng độ insulin thấp - khi chưa ăn trong một thời gian, ví dụ - gan chuyển hóa được lưu trữ glycogen thành glucose để giữ lượng đường trong một phạm vi bình thường  Chính xác tại sao điều này xảy ra là không rõ, mặc dù thừa cân và không hoạt động dường như là yếu tố quan trọng. Khi đã bị bệnh tiểu đường tuýp 2, khả năng cơ thể giảm chịu ảnh hưởng của insulin - một hormone điều chỉnh sự chuyển động của đường vào các tế bào - hoặc cơ thể không sản xuất đủ insulin để duy trì mức độ glucose bình thường. Nếu không điều trị, hậu quả của bệnh tiểu đường type 2 có thể đe dọa tính mạng. Tiểu đường tuýp 2, thường khởi đầu ở người lớn, là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa đường (glucose) trước khi cho vào máu. Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể phát triển rất chậm. Trong thực tế, có thể có bệnh tiểu đường tuýp 2 trong nhiều năm và thậm chí không biết nó. Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ (American Diabetese Association) khuyến cáo tầm soát thường quy bắt đầu cho tiểu đường type 2 ở độ tuổi 45, đặc biệt là nếu đang thừa cân.
TRIỆU CHỨNG

Tăng sự khát nước và đi tiểu thường xuyên. Khi tích tụ dư thừa đường trong máu, chất lỏng được kéo từ các mô. Điều này có thể làm cho khát nước. Kết quả là, có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Tăng đói. Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào tế bào, các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội.
Xuống cân. Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường vì cảm thấy đói nhưng vẫn có thể giảm cân. Nếu không có khả năng sử dụng glucose, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ bắp và chất béo. Năng lượng bị mất vì glucose trong nước tiểu được thải ra ngoài.
Mệt mỏi. Nếu các tế bào đang bị mất đường có thể trở nên mệt mỏi và gây ra dễ cáu kỉnh.
Mờ mắt. Nếu lượng đường trong máu quá cao, chất lỏng có thể được kéo ra từ các ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thị lực.
Chậm lành vết loét hoặc nhiễm trùng thường xuyên. Tuýp 2 bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng để chữa lành và chống nhiễm trùng.
Nước da sậm hơn. Một số người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có bản vá lỗi, da mượt màu đen trong các nếp gấp và nếp nhăn - thường ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là nigricans acanthosis, có thể là một dấu hiệu của sức đề kháng insulin. Nên đi khám bác sĩ nếu quan tâm về bệnh tiểu đường hoặc nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2.

HẬU QUẢ
Bệnh thận (Kidney failure): Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận ở Canada. Về lâu dài, đường huyết cao (blood glucose) ở mức độ có thể làm tổn hại các mạch máu nhỏ trong thận, làm suy yếu khả năng thận để lọc máu đúng cách. Kết quả là, một loại protein được gọi là "albumin" tràn vào nước tiểu thay vì được xử lý cho vào máu. Một lượng nhỏ protein trong nước tiểu được gọi là microalbuminuria; như bệnh thận tiến triển, nhiều protein được tìm thấy trong nước tiểu, một tình trạng gọi là proteinuria. Nếu không được điều trị đàng hoàng, thận sẽ bị suy nhược (điều này được gọi là "suy thận giai đoạn cuối") và lọc máu hoặc ghép thận sẽ được BS khuyến cáo.
Bệnh tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến thận bằng cách gây tổn hại các dây thần kinh báo hiệu cho ta biết mỗi khi bọng đái bị đầy. Áp lực từ một bọng đái đầy có thể làm hỏng thận. Như vậy, nếu nước tiểu bị giữ lại lâu dài, nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển việc nhiễm trùng đường tiết niệu, có thể lây lan đến bọng đái.
Lo lắng: bệnh nhân tiểu đường thường cảm thấy lo lắng không có lý do và sự lo lắng ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của họ, họ có thể bị rối loạn tinh thần vì chứng lo âu. Rối loạn lo âu gây ra lo lắng quá mức hoặc không thực tế và lo lắng về hoàn cảnh sống, thường là không có một nguyên nhân dễ nhận biết. Người ta ít biết về mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và sự lo lắng. Bằng chứng gần đây cho thấy tỷ lệ rối loạn lo âu được nâng lên ở những người bị bệnh tiểu đường loại 1. Người ta ước tính rằng 14% những người bị bệnh tiểu đường mắc bệnh rối loạn lo âu. Ít nhất có tới 40% số người có triệu chứng về lo âu và sợ hãi khi biết đường huyết kém. Rối loạn lo âu ở những người bị bệnh tiểu đường type 1 và 2 (anxiety disorders) có thể được kết hợp với việc kiểm soát đường huyết kém.
Các triệu chứng của trầm cảm ảnh hưởng đến 30% những người bị bệnh tiểu đường, trong khi 10% trong số họ bị trầm cảm nặng hơn. Một tâm trạng trầm cảm dẫn đến chức năng thể chất và tinh thần suy yếu, làm việc quản lý bệnh tiểu đường khó khăn hơn để dẫn đến việc duy trì đường huyết thấp (blood glucose);
Mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tiểu đường không rõ ràng. Trầm cảm có thể phát triển vì căng thẳng và lo lắng liên quan đến quản lý bệnh tiểu đường. Trầm cảm thường không được chẩn đoán và không được điều trị. Cá nhân bị tiểu đường nên thường xuyên được kiểm tra bởi chuyên gia về tâm lý và rối loạn tâm thần (ví dụ như trầm cảm và lo âu).
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân lớn nhất gây mù lòa ở Canada. Người bị tiểu đường có nhiều khả năng để phát triển đục thủy tinh thể lúc trẻ và tăng gấp hai lần khả năng phát triển bệnh tăng nhãn áp (glaucoma), bệnh tiểu đường gây "hiệu ứng trên võng mạc” là mối đe dọa chính đối với tầm nhìnTheo thời gian, bệnh tiểu đường có thể gây ra những thay đổi ở võng mạc (retina) ở mặt sau của mắt. Võng mạc của bạn sẽ giúp bạn nhìn thấy bằng cách hành động như một máy chiếu phim ở mặt sau của mắt của bạn để chiếu hình ảnh vào bộ não của bạn. Sự thay đổi này được gọi là bệnh võng mạc. Có vài loại khác nhau gây ảnh hưởng đến những người có bệnh tiểu đường. Hoàng điểm (macula), là một phần của võng mạc giúp bạn để xem màu sắc, trở nên sưng lên (macula edema) và điều này có thể gây chứng mù lòa. Một biến chứng thứ hai là sự phát triển của các mạch máu nhỏ mới bị phá vỡ và rò rỉ máu vào mắt của bạn để võng mạc không thể chiếu hình ảnh đến não (proliferative diabetic retinopathy). Kết quả là tầm nhìn bị mất đi.
Người bị tiểu đường có thể phát triển bệnh tim 10 đến 15 năm sớm hơn so với người không mắc bệnh tiểu đường. Bệnh động mạch vành (Coronary artery disease) là hình thức phổ biến nhất của bệnh tim trong bệnh tiểu đường. Nó phát triển khi các động mạch cung cấp máu cho tim bị thu hẹp hoặc bị chặn bởi chất béo lắng đọng. Quá trình này thường được gọi là "xơ cứng động mạch” (hardening of the arteries). Nếu các động mạch cung cấp não bị thu nhỏ và cứng có khả năng dẫn đến đột quỵ. Glucose trong máu cao (đường huyết) là một trong những yếu tố nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Nhưng những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường có một số yếu tố nguy cơ khác. Bao gồm quá thừa cân (đặc biệt là nếu họ có chất béo dư thừa xung quanh eo), lối sống thiếu hoạt động, huyết áp cao và cholesterol cao. Những người hút thuốc hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh tim hoặc đột quỵ vẫn có nguy cơ cao hơn.
Thiệt hại bàn chân. Thiệt hại thần kinh ở bàn chân hoặc lưu lượng máu quá thấp làm tăng nguy cơ biến chứng bàn chân khác nhau. Nếu không điều trị, vết cắt và vỉ có thể trở nên nhiễm trùng nặng. Thiệt hại nghiêm trọng có thể yêu cầu loại bỏ ngón chân, bàn chân hoặc cắt cụt chân.
ĐỀ PHÒNG
Như đã trình bày ở trên chúng ta ngày nay đa số ai ai cũng vào lứa tuổi 60 hay hơn thế. Sinh lão bệnh tử là một quy luật bắt buột. Không ai có thể cải lại luật trời. Nhưng nhìn thấy đoạn cuối cuộc đời mà ta phải sống trong sự hành hạ đau đớn của thể xác thì quá buồn. Vì thế nguyện vọng xin ra đi của người thân cũng không cho là quá đáng. Gần đây ở tiểu bang Oregon có ra luật mới cho phép người ta toại nguyện nếu có bằng chứng cụ thể là sự sống không còn ý nghĩa vì sự đài đọa của các căn bệnh hiểm nghèo.
Tại sao ngay bây giờ ta không chọn lối sống khỏe, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn. Sự lựa chọn lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2. Ngay cả trong chế độ ăn uống bệnh tiểu đường và tập thể dục có thể giúp phòng ngừa bệnh. Và một khi đã được chẩn đoán với bệnh tiểu đường, một lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Dân Á đông chúng ta ăn nhiều cơm. Nên giảm lại. Giảm ăn bánh ngọt và thức ăn bột chứa đường như thể pha gạo thơm với basmati hay gạo lức để giảm lượng đường, không uống nước ngọt mà thay vào đó bằng nước xay tự nhiên (juice no sugar added) từ cam, táo và bưởi, sữa, tomatoe juice (no sugar added). Gạo khi nấu thành cơm nước gạo chứa nhiều carbohydrate, ăn vào cơ thể sẽ chuyển thành đường. Nên ăn bánh phở, bún hay bánh tráng, hủ tiếu vì với quá trình chuyển gạo thành bún, nước gạo sẽ bị thải ra ngoài chỉ còn rất ít lượng carbohydrate giữ lại.
Sống tích cực. Tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, nhưng nó có thể được kiểm soát. Nếu sẵn sàng để làm phần việc, có thể tận hưởng cuộc sống, hoạt động lành mạnh với bệnh tiểu đường type 2.
Hạn chế ăn bánh mì trắng hãy thay vào đó bằng bánh mì làm bằng lúa mạch (whole grain). Tuyệt đối không uống nước ngọt thương mại như Coke, 7-Up, Reb Bull, etc…Ăn nhiều rau cải xanh nhiều chứa nhiều chất xơ, ăn ít mở và ít muối.
Rượu. Rượu và các chất được sử dụng để làm đồ uống hỗn hợp có thể gây ra cao hoặc thấp lượng đường trong máu, hoặc tuỳ thuộc vào cách uống và nếu ăn cùng một lúc. Nếu uống rượu nên  uống với trách nhiệm. Rượu có thể gây ra hoặc đường huyết thấp hoặc cao, phụ thuộc vào uống bao nhiêu và nếu ăn cùng một lúc. Nếu chọn uống, làm như vậy chỉ trong chừng mực và luôn luôn với bữa ăn. Các khuyến nghị đối với phụ nữ không có nhiều hơn ly hàng ngày, và đàn ông không quá hai ly mỗi ngày.
Căng thẳng. Các kích thích tố cơ thể có thể sản xuất để đáp ứng với stress kéo dài có thể ngăn chặn insulin hoạt động đúng. Hãy tránh căng thẳng nghiêm trọng. Nếu đang căng thẳng, rất dễ từ bỏ thói quen quản lý bệnh tiểu đường. Để kiểm soát, giới hạn thiết lập. Ưu tiên các nhiệm vụ. Tìm hiểu kỹ thuật thư giãn. Nên cố gắng có nhiều giấc ngủ ngon.
Giữ cholesterol trong máu thấp và huyết áp trong kiểm soát. Ăn những thực phẩm lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể đi một chặng đường dài hướng tới việc kiểm soát huyết áp cao và cholesterol. Thuốc có thể cần thiết.
Nếu hút thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc lá, hỏi bác sĩ để giúp bỏ thuốc lá. Hút thuốc làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường khác nhau, bao gồm đau tim, đột quỵ, tổn thương thần kinh và bệnh thận. Trong thực tế, những người hút thuốc bị bệnh tiểu đường ba lần nguy cơ tử vong bệnh tim mạch hơn là những người tiểu đường không hút thuốc, theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ. Nói chuyện với bác sĩ về cách để bỏ thuốc lá hoặc ngừng sử dụng các loại thuốc lá.
Ăn thức ăn lành mạnh. Những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và ít chất béo và calo. Cũng cần ăn sản phẩm động vật và đồ ngọt ít hơn. Các loại thực phẩm chỉ số glycemic thấp cũng có thể hữu ích. Các chỉ số glycemic là một thước đo của thực phẩm một cách nhanh chóng gây ra sự gia tăng lượng đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng. Các loại thực phẩm đường huyết thấp có thể giúp đạt được một lượng đường trong máu ổn định hơn. Thực phẩm có chỉ số glycemic thấp, thường là loại thực phẩm có chất xơ cao hơn. Tập trung vào các loại trái cây, rau và ngũ cốc. Đối với mỗi 1 000 calo tiêu thụ, cố gắng để có ít nhất 14 gram chất xơ, vì chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Định lượng carbohydrates trong thực phẩm là một điều cần phải kết hợp vào kế hoạch bữa ăn. Khi hiểu được những điều cơ bản nên ghi nhớ tầm quan trọng của sự nhất trí. Để giữ cho lượng đường trong máu, cố gắng ăn cùng một lượng thực phẩm với cùng một tỷ lệ carbohydrates, protein và chất béo đồng đều mỗi ngày.
Bông cải xanh (broccoli) và trắng (choux fleur) là loại rau rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Bông cải xanh có nhiều chất xơ và chất chống oxy hoá. Nó cũng giàu crom, có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết.
Trái Mướp Đắng (khổ qua) màu xanh có bề ngoài gồ ghề ngộ nghĩnh đã được ghi trên sáu con tem biểu tượng cho sáu loại cây thuốc thiên nhiên có dược tính trị bệnh cao mà Liên Hiệp Quốc phát hành vào năm 1980. Mướp đắng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng căn bản như nước, đạm, carbohydrat, béo, sinh tố và một số khoáng chất với tỷ lệ khác nhau. Mướp đắng được coi như có khả năng làm hạ đường huyết, hạ huyết áp, chữa ho, giảm đau nhức và sát trùng ngoài da. Trên thị trường hiện nay có bán trà khổ qua, được giới thiệu là có thể giúp ngủ ngon, đại tiện dễ dàng, mát gan, bổ mật, giải nhiệt, giải độc trong cơ thể và khi dùng thường xuyên sẽ ngừa được các biến chứng của bệnh tiểu đường, sỏi thận, mật....
Chế độ ăn gồm nhiều loại đậu, đỗ có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Theo nghiên cứu khoa học mới đây được đăng trên tờ Daily Mail thì măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thụ glucose.
Trong khi các loại đường có các loại thực phẩm chuyển thành đường trong máu một cách nhanh chóng, thì đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm chạp. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nó cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt hơn..
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường như mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ…Nhưng ăn uống bao nhiêu đường là phù hợp?. Tuy nghành Y Tế Canada và chính phủ Hoa Kỳ không có khuyến cáo về lượng tiêu thụ đường trên nhãn hiệu thương mại thức phẩm, nhưng Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ cho biết nam giới không nên tiêu thụ quá 9 muỗng cá phê đường mỗi ngày và phụ nữ là 6 muỗng.
Thực phẩm nên hạn chế ăn như cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì...), bánh bích qui, trái cây ngọt như soài.
Hãy hoạt động thể chất nhiều hơn nữa. Hãy nhớ rằng hoạt động thể chất làm giảm lượng đường trong máu. Kiểm tra lượng đường trong máu trước khi hoạt động. Có thể cần ăn một bữa ăn nhẹ trước khi tập thể dục để giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp, nếu dùng thuốc tiểu đường hoặc insulin có lượng đường trong máu thấp hơn. Mục tiêu trong 30 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày. Hãy đi bộ nhanh mỗi ngày. Đạp xe. Bơi lội. Nếu không thể phù hợp trong tập luyện lâu dài nên cắt thành nhiều phiên nhỏ suốt cả ngày.
Giảm cân dư thừa. Nếu đang thừa cân, giảm 5-10 phần trăm trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường. Để giữ cho trọng lượng trong một phạm vi lành mạnh, tập trung vào thay đổi chế độ ăn và thói quen tập thể dục. Động viên bản thân bằng cách ghi nhớ những lợi ích của trọng lượng mất đi, như một trái tim khỏe mạnh, năng lượng hơn và cải thiện lòng tự trọng.
Ăn uống là một trong tứ khoái của con người nhất là thức ăn ngọt và bánh ngọt lại càng hấp dẫn kích thích hơn. Nếu bỏ qua mấy thứ nầy thì cuộc đời mất đi thú vị. Nhưng hãy nhìn những người già đang sống lê lếch đau đớn trong viện dưỡng lão bị hành hạ bởi căn bệnh tiểu đường kinh niên thì chúng ta cũng nên nghĩ lại thà giảm lượng đường ngay từ bây giờ trong các phần ăn cũng chưa quá muộn…
Nếu xui xẻo mà mắc chứng tiểu đường thì đành phải dùng thuốc. Metformin là một lọai thuốc trị tiểu đường có thể làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 - nhưng sự lựa chọn lối sống lành mạnh, chịu khó hoạt động thể xác đều đặn và việc dinh dưỡng tốt vẫn là điều rất cần thiết.

Nguyễn Hồng Phúc – sưu tầm & nghiên cứu

Tham Khảo:
1. http://www.dieutri.vn/noitiet/5-1-2013/S3544/Tieu-duong-tuyp-2-dai-thao-duong.htm#ixzz3JgcYguHi
2. http://www.diabetes.ca/about-diabetes/signs-and-symptoms

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Tâm sự lúc nửa đêm


                                                       


Quý bà nên đọc qua bài này để ... cảm thông!
Em thân yêu – giờ đây em đã ngủ say rồi, anh mới rón rén dậy, rón rén ngồi vào bàn , rón rén viết cho em vài dòng nhân ngày nhà nước ban bố quyết định đặc xá tù nhân. Ngày mai , sau khi đọc xong thế nào em cũng cằn nhằn : Anh chỉ vẽ chuyện , vợ chồng bên nhau suốt ngày có gì thì nói ra , việc gì phải viết với lách . 
Nhưng em ơi , suốt 15 năm qua – trừ thời gian đầu yêu em anh còn được nói ( mà nói nhiều như bị giời đày)
Ngoài ra , từ ngày cưới em cho đến nay có bao giờ anh được nói quá một phút đâu . Vì vậy anh phải chọn ngày đại xá quan trọng này mà bày tỏ vài lời với em nếu không anh ấm ức lắm . Phụ nữ còn có 365 ngày trong một năm để nói , còn có ngày 8/3 , còn tờ báo riêng của phụ nữ để phát biết chính kiến – chứ đàn ông bọn anh có được nói gì đâu.
Giá như bây giờ có một ông Phật hiện ra cho anh điều ước , em có biết anh sẽ ước cái gì không ? Anh sẽ ước được nói ra những điều giá như sau đây : 
Nhìn em ngủ say , anh thấy em hiền dịu hơn mọi khi – thấy hõm xương quai xanh của em lõm xuống , anh thương quá . Giá như em ít nói hơn , đừng la hét con nhiều như thế , cằn nhằn anh nhiều như thế vì những lý do không đáng thì hõm xương quai xanh của em sẽ đầy đặn hơn , em mập mạp hơn , xinh đẹp hơn .
Em hay cằn nhằn vì sao anh sau giờ làm việc cứ đàn đúm bia bọt nơi quán xá không chịu về nhà , điều đó chứng tỏ anh là người đàn ông vô trách nhiệm với gia đình .
Em ơi , thật oan cho anh quá . Sau giờ làm việc căng thẳng , anh chỉ muốn được thư giãn đôi chút mà thôi .


Giá như anh đi làm về – nhìn thấy ở em một nụ cười tươi tắn , một cử chị chăm sóc dịu dàng , nhìn thấy con cái sạch sẽ , nhà cửa gọn gàng … thì anh đảm bảo với em rằng gia đình là nơi thư giãn tốt nhất của anh . Còn nếu ngược lại thì con đường tốt nhất là … ra quán . Một sự cân bằng tự nhiên thôi mà em .
Em nấu ăn ngon , nhưng giá như sau khi dọn cơm em đừng gõ cọc cọc vào mâm ra hiệu lệnh cho cha con anh như gọi gà , quát thằng lớn chậm trễ , quát con nhỏ để vải cơm , kể tội bà tổ trưởng của em anh chưa bao giờ biết mặt ... Bữa cơm ngon – nhưng không khí căng thẳng nặng nề khiến ai cũng muốn nuốt cho nhanh để giải tán . 
Giờ thì em đã hiểu nguyên nhân vì sao em nấu ăn tuy rất ngon và gia đình ta đầy đủ nhưng không ai béo mập lên rồi chứ ?
Giá như mọi lần lục bóp kiểm tra sự trung thực của anh , em hãy đặt vào đó 20 ngàn thì tốt biết bao – thay vì để cho anh không ít lần bị hố với cô bán hàng vì cứ tưởng trong bóp mình có tiền .
Giá như mỗi buổi tối trước lúc đi ngủ , em hãy kiểm tra xem con ngủ ở đâu , chồng ngủ chỗ nào – chiếc màn của các con lủng lỗ bằng cả bàn tay cả tháng nay em cũng không biết , muỗi đốt con cựa lục cục suốt đêm – em cũng không hay .
Giá như mọi sáng dậy , em vuốt ve tóc anh , vuốt tóc con dịu dàng bảo ‘’ dậy đi anh ,sáng rồi ‘’ hay ‘’ dậy đi con trai của mẹ ‘’ thay vì em đưng dưới lầu quát vọng lên ‘’ Dậy ! Nứt mắt ra rồi còn ngủ mãi … ‘’ Âm lượng câu nói của em vừa đủ nghe nhưng sắc như dao cứa lạnh hết cả ruột .
Cha con anh sáng nào cũng được ‘’ điểm tâm ‘’ như vậy nên không lớn nổi .
Giá như mỗi lần vợ chồng có chuyện mâu thuẫn em đừng ‘’ xổ ‘’ thẳng vào mặt anh rằng ‘’ sống với anh tôi khổ ! Giá như tôi lấy anh XYZ thì chẳng đến nỗi nào ... ‘’ 
Em ơi , anh đảm bảo rằng với em rằng những thằng XYZ nào đó cũng không hơn gì anh đâu – có lẽ bây giờ đây hắn cũng đang ngồi viết những điều ‘’ giá như ‘’ cho vợ hắn như anh thôi . Những lúc bực tức anh , em buông ra lời độc địa ấy , anh không hề ghen gì với XYZ mà chỉ nghĩ rằng - hắn thật tốt số vì đã không lấy được em .
Giá như … ước gì … anh còn nhiều điều giá như làm mà không hiểu vì lý do gì ngày thường anh không thể nói ra . Nhưng trời sắp sáng mất rồi và ông Phật cũng sắp biến mất rồi . Xin Phật hãy cho còn một điều ước cuối cùng : Ước gì cuộc sống của vợ chồng con không có những điều giá như ấy – ước gì ngày mai sau khi vợ con đọc xong những dòng tâm sự này – con vẫn được sống bình yên . Lạy thánh Ala – Amen A đi đà Phật.

 Hoàng Phúc

HOẠT ĐỘNG HIỆU ĐOÀN

                                               
   

Năm 1960, trường trung học Hoàng Diệu Ba Xuyên vừa được 4 tuổi. Có lẽ vì tài chánh lúc đó eo hẹp, cho nên trường chúng tôi chỉ có một người lao công (the maintenant person). Chúng tôi gọi người lao công đó là “chú Huôl” Hàng ngày chú Huôl phải lo việc quét dọn văn phòng hiệu trưởng, phòng họp của giáo sư, và những công việc lặt vặt khác. Vì thế cho nên nhiều giáo chức và học sinh phải tham gia các hoạt động tập thể như: giữ vệ sinh cho lớp học, cải tiến thẩm mỹ cho sân trường, tự túc phát triển văn nghệ, và tổ chức những cuộc giải trí tập thể ngoài giờ học. Chương trình “hoạt động tập thể ” nầy được gọi là “Hoạt Động Hiệu Đoàn” Sau đây là vài thí dụ điển hình mà tôi còn ghi nhớ.
Giữ gìn vệ sinh cho lớp học hàng ngày: Trong tuần lể đầu tiên của niên học, các cô-thầy hay giám thị hướng dẫn chúng tôi cách thức chọn lựa và bầu cử một học sinh làm “trưởng lớp”. Theo thường lệ, học sinh nào được bầu làm “trưởng lớp” là tánh tình người đó tương đối hoạt bát, lanh lẹ, và có khả năng “làm xếp” nhưng phải công bằng. Nếu không thì sẽ bị đám bạn học đứng lên phản đối và cho “de” trong vài ngày. Sau đây là những hoạt động trong chương trình giữ vệ sinh cho mỗi lớp học.
Trưởng lớp có bổn phận chia số học sinh trong lớp ra thành 6 toán, vì chúng tôi đi học sáu ngày một tuần - từ thứ Hai đến thứ Bảy. Trung bình trong mỗi toán có 9 hoặc10 học sinh. Mỗi toán đảm nhiệm việc giữ vệ sinh một ngày. Trước khi buổi học bắt đầu, nhóm nào có nhiệm vụ giữ vệ sinh trong ngày hôm đó thì phải kiểm soát việc quét dọn và lau chùi lớp học từ trên xuống dưới - kể cả tấm bảng đen treo trên tường và bàn ghế của cô-thầy. Tôi còn nhớ lúc đó trường học không có dụng cụ lau bảng (sponge) như bây giờ. Cho nên chúng tôi phải dùng các miếng “giẻ rách” hoặc là những cái gối nhỏ, do các nữ sinh tự may, để lau bảng. Vì thế, bụi phấn bay tùm lum.
Sau buổi học, toán nầy phải ở lại quét lớp, lau bảng đen và bàn ghế cho sạch sẽ trước khi ra về. Trưởng lớp phải ở lại mỗi ngày để kiểm soát việc làm của mỗi toán. Ngày hôm sau, nếu toán khác thấy lớp học không được sạch sẽ, thì phải báo cáo cho trưởng lớp. Lúc đó trưởng lớp phải điều tra và giải quyết với toán có nhiệm vụ ngày hôm trước. Nhóm nào không làm tròn nhiệm vụ sẽ bị ghi tên vào sổ và có thể bị báo cáo lên giám thị. Trái lại, nếu nhóm nào làm việc cẩn thận thì sẽ được tuyên dương công trạng, và hy vọng được giấy ban khen hay phần thưởng vào cuối năm. Bọn học trò chúng tôi lúc đó sợ giám thị lắm, không ai muốn bị “mời lên” lên văn phòng đâu.


Trồng hoa và các loại cây nhỏ (shrub) để cải tiến sân trường: Những ngày lễ hoặc ngày Chủ Nhật, bọn học trò chúng tôi thường rủ nhau vào trường để tự nguyện chăm sóc và trồng trọt những loại hoa hoặc cụm cây nhỏ cho sân chơi được đẹp hơn. Việc làm nầy nhọc nhằn và cần có nhiều thời gian.
Trước tiên, chúng tôi phải tìm các vị trí thích hợp, soạn thảo kế hoạch, và được giám thị cho phép, rồi mới tiến hành. Kế đó, chúng tôi tìm những loại cây thấp, cành mềm, lá nhỏ, và có màu sắc tương phản nhau. Khi dụng cụ đã sẵn sàng, chúng tôi dùng thước kẻ hoặc một que khô có đầu nhọn, gạch xuống đất những hàng chữ có ý nghĩa đơn giản như “Hoan Hô, Chào Mừng, THHD v.v…” Sau đó chúng tôi trồng xuống những cụm hoa hoặc các bụi cây nhỏ vào các hàng chữ đã gạch sẵn. Việc sau cùng là phải tiếp tục tưới nước hàng ngày cho đến khi chúng đâm chồi mọc rễ.
Thuở ấy trường không có ống cao su dẫn nước và vòi phun nước như ngày nay. Cho nên chúng tôi phải xách từng thùng nước từ chỗ máy nước (fountain) đến chỗ trồng cây và dùng một cái rổ nhỏ hay một cái lon có đục lỗ dưới đáy để thay thế cho vòi xịt nước (spray head). Sau một thời gian ngắn, những chùm cây nhỏ mọc lên nhiều cành và đầy lá non, chúng từ từ kết liền nhau, màu sắc rực rỡ, trông thật mát mắt. Tuy việc làm cực nhọc, nhưng bọn học trò chúng tôi rất vui vẻ, và hãnh diện với kết quả trước mắt là mình đã có cơ hội tham gia làm đẹp cho sân trường.


Những hoạt động có tính cách phát triển văn nghệ: Hồi đó trường Hoàng Diệu không có ban nhạc riêng hay nhạc cụ như kèn, trống, để tập luyện học sinh chúng tôi múa hát. Mỗi giờ văn nghệ, chúng tôi chỉ nghêu ngao mấy bài hát học thuộc lòng trên làn sóng radio. Hoặc là bắt chước theo giọng hát của người thầy dạy nhạc. Khi tôi và các bạn cùng lớp tập múa bài “Hận Đồ Bàn” để tranh giải văn nghệ với các trường khác trong tỉnh Ba Xuyên. Chúng tôi may mắn được sự giúp đỡ tận tình của ban nhạc lính “Công Binh” với giọng hát tuyệt vời của người bạn học cùng lớp, Phan Văn Hoàng (nk 60-67). Và các bộ vũ phục dân Chàm do cô Lý thị Chất (cô Bữu) thiết kế. Kết quả lần đó là chúng tôi đoạt được giải nhất.
Vấn đề học tập văn nghệ không phải chỉ để giải trí hay tranh tài, mà còn là một nhiệm vụ không thể chối từ. Đặc biệt nhất là phong tục làm “lễ thượng kỳ”. Mỗi buổi sáng, tất cả học sinh và giáo chức phải tham dự lễ thượng kỳ trước khi vào lớp hoặc văn phòng làm việc. Các lớp học phải thay phiên nhau, ra sân trường để hành lễ thượng kỳ. Tất cả học sinh của lớp có nhiệm vụ ngày hôm đó phải đứng trước hành lang của lớp và xếp thành hai hàng dài. Khi có lệnh, chúng tôi nghiêm chỉnh tiến ra giữa sân trường, tạo thành hai vòng tròn chung quanh cột cờ, rồi đứng nghiêm chờ lệnh. Hai học sinh trong lớp được chọn để kéo cờ. Một học sinh có nhiệm vụ ra lệnh và đánh nhịp bằng tay. Đám còn lại thì ráng gân cổ lên để hát quốc ca. Có đứa không biết hát hoặc không thuộc bài hát thì ra tài “hát nhép”.
Điều khó khăn nhất cho hai học sinh có nhiệm vụ kéo cờ là: 1) Lá quốc kỳ phải được kéo lên chầm chậm khi nhóm hát quốc ca bắt đầu và phải mang lá cờ lên tột đỉnh của cột cờ khi bài quốc ca chấm dứt. 2) Trong thời gian thượng kỳ, không được kéo quá nhanh hay quá chậm. 3) Không được làm tuột dây hoặc làm rơi lá cờ xuống đất trong khi hành lễ. Khi lễ thượng kỳ hoàn tất, nếu không có điều gì sơ xuất, chúng tôi phải im lặng, nghiêm chỉnh, và tuần tự đi về lớp của mình.


Những chuyến đi chơi picnic tập thể tuyệt vời: Đây là phần Hoạt Động Hiệu Đoàn vui nhất đối với chúng tôi thời đó, vì được dịp ra khỏi thành phố vui chơi cả ngày với bạn bè và có cơ hội gần gũi với thầy-cô mà không phải làm bài. Có khi chúng tôi đi đến các vườn dưa hấu, vườn táo, hoặc vào thăm Chùa Dơi v.v… Trong những chuyến đi chơi tập thể nầy, chúng tôi phải chuẩn bị rất chu đáo. Ngoài việc ghi tên những người muốn tham gia, gom góp các xe đạp (2 người cho mỗi chiếc xe), chúng tôi còn phải phân công nhiệm vụ để làm các món ăn như: thịt nguội, bánh mì, dưa chua và nước uống v.v… Ai có nhạc cụ như đàn, sáo, tiêu thì mang theo. Ai có khả năng hát thì chuẩn bị làm “ca sĩ” cho phần văn nghệ. Những học sinh nào không nằm trong ban văn nghệ, không biết nấu nướng, thì cũng khỏi lo bị thất nghiệp, vì các bạn sẽ được bầu làm “chuyên viên” lượm rác hay là “thợ” bơm bánh xe đạp. Những con đường ngoài thành phố, không được tráng nhựa cho nên rất là gồ ghề. Mỗi chiếc xe đạp phải đèo thêm một người phía sau, nên các thợ bơm bánh xe khỏi lo ế khách. Các bạn nầy sẵn sàng phục vụ cho đồng môn. Chỉ cần một miếng dưa hấu ngọt hay một lời cám ơn của cô bạn vô tình “làm xẹp lốp xe” là vui lắm rồi.
Hầu hết chúng tôi rất vui vẻ với nhiệm vụ của mình, vì việc làm của chúng tôi có lợi ích chung, được dịp vui đùa với bạn bè, và chia sẻ những giờ phút thân mật với thầy-cô của mình. Sinh ra trong một nước nghèo nàn và lớn lên trong chiến tranh, nên chúng tôi thấu hiểu việc được đến trường học tập hàng ngày là một diễm phúc. Đồng thời chúng tôi cũng rất hãnh diện là học sinh của ngôi trường Hoàng Diệu đặc biệt và thân yêu nầy.
Hơn 50 năm đã trôi qua, nhưng khi tôi ngồi viết bài nầy, những hình ảnh thân thương của ngày xưa đang tuần tự hiện ra trước mắt. Đó là những ngày vui vẻ, hồn nhiên của một thời thơ mộng mà tôi không thể nào quên được. Giờ đây, thầy trò chúng tôi kẻ mất người còn, hiện đang sống rải rác khắp nơi, và mỗi người một hoàn cảnh. Tuy nhiên, tôi biết rằng những giờ phút êm đẹp đó sẽ mãi mãi lưu lại trong tâm tưởng chúng ta cho đến suốt đoạn đường đời. Kèm theo đây là những hình ảnh trong một chuyến đi “picnic” tại Chùa Dơi với thầy Nguyễn Quang Hồng. Những tấm hình nầy được tồn tại cho đến ngày hôm nay là do công lao bảo vệ trong suốt mấy chục năm qua của người bạn đồng môn, Nguyễn Kim Hoàng (nk 60-67).

(Nhớ Về Hoàng Diệu Ngày Xưa - hơn 50 năm qua )
By Anh Ryan

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

PHÂN ƯU CỤ BÀ NGUYỄN THẠNH YẾN