a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

4 loại mứt dễ làm đón Tết, vạn người mê.

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, ngay từ bây giờ chị em có thể bắt tay vào làm các loại mứt thơm ngon với công thức dễ làm.

1. Mứt dừa
Có thể nói, mứt dừa là món mứt phổ biến nhất trong ngày tết cổ truyền ở Việt Nam. Mời bạn cùng khám phá cách chế biến món mứt dừa thơm ngon, dễ làm.
Nguyên liệu:
- Dừa tươi cả quả. Bạn nên chọn những quả dừa bánh tẻ, tức là dừa không non, không quá già thì mứt dừa sẽ non, dẻo và có độ bùi bùi đúng vị dừa.
- Đường kính
- Bột đậu xanh. Bạn có mua sẵn loại đóng gói ngoài cửa hàng hoặc tự làm bằng cách rang hạt đậu xanh lên rồi cho xay nhỏ thành bột.
- Dụng cụ nạo
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
- Dừa tươi mua về bạn gọt bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài và nạo sạch phần vỏ giấy bên trong.
- Bạn có thể mua dừa đã được tách sẵn vỏ ngoài chợ/siêu thị hoặc mua dừa về để tự tách vỏ. Vỏ dừa cũng khá cứng, nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên chọn mua cùi dừa đã được tách sẵn vỏ cứng (tránh vỡ vụn miếng dừa khi tách).
Bước 2: Nạo dừa
Đầu tiên bạn cần bổ đôi quả dừa ra và bắt đầu nạo theo chiều ngang (theo vành ngang vừa cắt) để được sợi dài và mỏng.
- Sau khi nạo xong, bạn nên rửa khoảng 2 – 3 lần và ngâm vào nước sạch trong khoảng 12 – 14 giờ để loại bớt dầu dừa.
- Tiếp tục vớt cùi dừa ra và rửa với nước sạch thêm 2 – 3 lần cho hết hẳn dầu và để ráo nước.
- Bạn cũng có thể ngâm cùi dừa vào nước ấm khoảng 75 – 80 độ để khử dầu dừa nhanh và tiết kiệm thời gian.
Bước 3: Ướp dừa
- Cùi dừa nạo thành miếng sau khi đã khử hết dầu và để rá nước, bạn bắt đầu ướp đường, sữa theo tỷ lệ 1 kg đường/ kg dừa và thêm chút sữa đặc vào để tăng thêm vị béo ngậy cho dừa khi làm mứt.
- Sau đó, để cho dừa ngấm đường, sữa trong khoảng 4-5 tiếng trước khi cho lên sao khô.
Bước 4: Sao mứt
- Sau khi đảm bảo rằng đường, sữa đã ngấm vào dừa thì bạn đặtc hảo lên bếp đun nóng rồi đổ dừa vào. Lưu ý là đổ hết cả phần nước chảy ra. Đun chảo dừa với mức lửa nhỏ để dừa khô dần dần.
- Đảo nhanh tay và đều tay để cho dừa không bị dính chảo cháy sém. Sau khi thấy các miếng dừa đã tác rời nhau và có phấn trắng do đường khô lại trên bề mặt thì tắt bếp, để chảo trên bếp thêm một lúc nữa cho dừa khioo hẳn rồi bày ra đĩa hoặc dụng cụ chứa tùy ý.
- Đợi dừa nguội thì đổ dừa ra rổ lớn, trải đều ra, để nơi thoáng khoảng 1 ngày, rồi bạn cất vào lọ dùng dần.
2. Mứt gừng
Nguyên liệu:
- Gừng non
- Đường
- Chanh (dấm)
- Vani
Thực hiện:
- Gừng chọn củ non hoặc củ bánh tẻ cho đỡ xơ và cay (củ gừng bánh tẻ là củ không quá non mà cũng không quá già). Rửa sạch đất cát bám vào củ gừng, sau đó dùng dao cạo bỏ lớp vỏ.
- Dùng dao thái gừng thành những lát thật mỏng (hoặc dùng dụng cụ nạo vỏ hoa quả để nạo gừng thành những lát mỏng).
- Cho gừng vào nồi, đổ ngập nước, đặt nồi lên bếp đun sôi gừng trong vòng 2-3 phút. Sau đó chắt bỏ nước luộc gừng rồi lại cho nước mới vào luộc. Lặp đi lặp lại bước này khoảng 2 -3 lần hoặc hơn tùy vào việc bạn muốn miếng mứt gừng cay nhiều hay ít.
- Vắt vào nồi nước luộc gừng nước cốt của 1 quả chanh ở lần luộc cuối cùng để gừng được trắng hơn.
- Rửa gừng lại với nước 2-3 lần để loại bỏ vị chua của chanh. Sau đó đem ướp gừng với đường, cứ 1kg gừng thì dùng khoảng 500gr đường.
- Có thể để cho đường tan hoàn toàn rồi mới sên gừng thành mứt hoặc chỉ ướp gừng với đường khoảng 30 phút – 1 tiếng rồi sên luôn cũng được.
- Cho gừng và cả nước đường ướp gừng vào chảo (nếu ướp đường chưa tan hoàn toàn thì khi cho gừng và cả đường vào chảo nên cho thêm vào chảo chút xíu nước).
- Sên gừng ở mức lửa trung bình, thi thoảng đảo đều cho gừng thấm đường.
- Khi nước đường trong chảo đã cạn sền sệt thì hạ lửa thật nhỏ. Dùng đũa đảo đều liên tục cho đến khi đường kết tinh bám trắng vào gừng.
- Nhỏ vào chảo vài giọt vani, tiếp tục đảo thêm 1-2 phút nữa trên bếp.
- Sau đó nhấc chảo mứt gừng xuống, vẫn tiếp tục đảo trong khoảng 1 phút nữa cho mứt gừng khô hẳn.
- Đợi mứt gừng nguội hẳn, cất mứt gừng vào lọ thủy tinh hoặc túi nilon để bảo quản, dùng dần.
3. Cách làm mứt gừng dẻo
Nguyên liệu:
- 200gr gừng non
- 1/3 trái dứa (hay trái thơm)
- 150gr đường vàng
- 1 muỗng canh nước cốt chanh
Thực hiện:
- Gừng bào vỏ thái sợi. Dứa bỏ lõi thái hay băm nhỏ.
- Nấu 1 nồi nước cho vào 1/2 muỗng cà phê muối. Nước sôi cho gừng vào luộc 4 phút. Sau đó đổ gừng ra rổ xả qua nước lạnh thật sạch, để ráo.
- Gừng, đường, dứa cho hết vào nồi/ chảo không dính trộn đều. Để 1 tiếng cho đường tan.
- Bắc chảo gừng lên bếp sên với lửa vừa 10-15 phút.
- Sau đó hạ lửa thật nhỏ tiếp tục sên cho nước đường sánh lại. Khi thấy nước đường sánh lại bạn hãy cho nước cốt chanh vào và sên thêm 20 phút nữa cho đường kết dính như mạch nha là tắt bếp.
- Chờ mứt gừng dẻo nguội, cho vào hũ thủy tinh nhỏ bảo quản nơi thoáng mát.
4. Cách làm mứt cà rốt
Nguyên liệu:
- 1kg cà rốt loại củ lớn, da nhẵn, đỏ tươi
- 600g đường
- 3 bát nước vôi trong
- Bột Vanilla
Thực hiện:
- Cà rốt nạo sạch vỏ, thái miếng vuông hoặc hình bông hoa hơi dày một chút rồi ngâm nước vôi trong khoảng 2-3 giờ, sau đó rửa sạch.
- Chần cà rốt qua nước sôi, vớt ra để ráo.
- Ướp cà rốt với đường trong 2 giờ, đến khi đường tan thành nước.
- Bắc chảo lên bếp cho nóng già, cho hỗn hợp cà rốt và đường vào, đun nhỏ lửa, dùng đũa to đảo thật đều tay.
- Tới khi đường quyện lại, cho vanilla vào, đảo đều tới khi đường bám vào bề mặt miếng cà rốt tạo thành lớp bột màu trắng là được.
- Cho mứt cà rốt vào lọ kín hoặc bọc trong giấy bóng để bảo quản mứt và dùng dần.
Hy vọng với các cách làm mứt đơn giản trên đây sẽ được các mẹ, các chị áp dụng thành công và ngon để mùa tết đến, xuân về thêm ý nghĩa.

Bắt mắt ngon cơm với sự biến hóa của các món sườn ngon lành

Các món sườn trong bữa cơm hôm nay trông sẽ cực hấp dẫn, đảm bảo ai nhìn cũng phải mê cho xem!

MÓN SƯỜN:

Sườn non là một nguyên liệu đã quá đỗi quen thuộc với những bữa cơm gia đình. Các món sườn kho, sườn om hẳn đã chẳng xa lạ gì với chúng ta, nên để làm món sườn hôm nay bắt mắt hơn, mình sẽ xào sườn với những loại rau củ nhiều màu sắc nhé! Bạn còn có thể tham khảo cả cách bài trí món ăn để trông sườn hấp dẫn hơn.






MÓN RAU:

Tiếp theo, để món rau muống xào thịt bò thêm màu sắc, bạn có thể xắt thêm vài lát ớt cho vào. Nếu không ăn được cay, bạn chỉ cần thay ớt thường bằng ớt chuông đỏ là được.






MÓN CANH:

Cuối cùng, bạn nhặt ra những miếng sườn cục để nấu canh khoai môn nhé! Canh khoai môn bùi bùi ngon ngon, ăn nóng với cơm thì nhất rồi đấy!




Cách làm món canh khoai môn:
- Sơ chế nguyên liệu: ngâm sườn trong nước trong khoảng 15-20’, sau đó vớt ra rửa sạch rồi ướp với tỏi, gốc hành lá và gia vị trong 20’; gọt vỏ khoai môn rồi cắt thành miếng nhỏ vừa ăn; ngâm tôm khô trong nước ấm.

- Trong nồi dầu nóng, bạn cho tôm khô vào đảo qua. Tiếp tục cho sườn vào xào, sau đó thêm một tô nước vào rồi đậy nắp đun sôi, vừa đun vừa vớt bọt ra. Khi nước sôi, bạn cho khoai vào rồi đun ở lửa nhỏ cho đến khi khoai mềm hẳn. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

- Múc canh ra bát, rắc rau thơm và hành lá lên trên. Ăn nóng với cơm.


Đi chợ cần mua những gì:
(cho 3-4 người ăn)

Thịt:
- 1kg sườn
- 50g tôm khô
- 50g thịt bò filet


Rau củ:
- 1 bó rau muống
- 1 quả ớt chuông đỏ, 1 quả ớt chuông vàng
- 1 củ hành tây
- 200g khoai môn
- Hành lá, hành tím, tỏi, ớt, rau thơm

Canh cá nấu cà tím dân dã mà ngon cơm

Món canh cá nấu cà tím dân dã này chắc hẳn sẽ làm bạn hài lòng ngay từ lần thử đầu tiên đấy nhé!

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món canh cá nấu cà tím:
1 khúc đầu cá
3 quả cà tím
Rau răm, hành lá, thì là
Dầu ăn, gia vị, muối hạt, nước mắm, mẻ chua, bột nghệ


Cá bóp muối hạt rửa sạch, xắt khúc rồi để ráo nước.


Cho dầu ăn vào chảo, đem chiên cá chín sơ qua bên ngoài.


Cà tím thái múi cau ngâm vào nước muối loãng 30 phút.


Đổ cà ra rổ cho ráo nước, cho vào nồi ướp với gia vị, bột nghệ.


Làm nóng dầu ăn trong nồi, cho cà vào xào sơ cho thấm gia vị.


Sau đó cho nước ngập mặt cà, đun nước sôi rồi thả cá vào, vặn nhỏ lửa om thêm khoảng 20 phút.


Mẻ hòa với nước lọc qua rây, đổ chung vào đun cùng canh cá.


Hành lá, rau gia vị rửa sạch thái nhỏ. 


Khi cá chín thì cho hành vào, tắt bếp và nêm thêm chút nước mắm ngon rồi múc ra bát, dùng nóng.
Canh cá nấu cà tím có vị chua và thơm nhẹ của mùi mẻ, của rau gia vị, cá ăn rất ngọt thịt, cà mềm chín tới và nước thì ngọt đậm đà. Món canh dân dã mà mang nhiều hương vị này sẽ khiến bữa cơm mùa đông của gia đình bạn càng trở nên ấm cúng hơn. 


Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Cách trị mụn cám đơn giản, hiệu quả

Cách trị mụn cám đơn giản, hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mụn cám thường xuất hiện ở hai cánh mũi khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp. Biết được cách khắc phục tình trạng này sẽ giúp bạn xóa bỏ nỗi lo mụn cám.

Cách trị mụn cám đơn giản, hiệu quả
Nguyên nhân chủ yếu của mụn cám chính là do tình trạng làn da gây lên. Da nhờn thường xuất hiện mụn cám nhiều hơn. Bạn có thể khắc phục tình trạng mụn cám bằng những cách đơn giản, hiệu quả dưới đây.
Cách trị mụn cám đơn giản, hiệu quả
Cách trị mụn cám đơn giản, hiệu quả với trái cam
Cam chứa nhiều vitamin C cung cấp những dưỡng chất thiếu yếu cho làn da. Hàng ngày, bạn hãy uống 1 cốc nước cam. Điều đó vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp giảm mụn cám đáng kể. Cam còn giúp bạn ngăn ngừa lượng vi khuẩn xâm nhập và làn da gây nổi mụn, viêm nhiễm da.
Cách trị mụn cám đơn giản, hiệu quả với khoai tây
Mặt nạ khoai tây là 1 cách trị mụn cám hiệu quả được nhiều người yêu thích. Thành phần của khoai tây giúp làn da nhanh chóng khôi phục những hư tổn do mụn cám gây ra, sát khuẩn, ngăn chặn sự xâm nhập của những vi khuẩn có hại. Bạn hãy đắp mặt nạ khoai tây hàng ngày, đảm bảo sẽ cho hiệu quả, công dụng như ý muốn.
Cách trị mụn cám đơn giản, hiệu quả với bột ngô
Lấy bột ngô trộn lòng trắng trứng gà đắp lên vùng da bị mụn cám, dần dần mụn cám sẽ biến mất.
Cách trị mụn cám đơn giản, hiệu quả với tỏi và giấm
Bạn lấy 2 đến 3 nhánh tỏi bóc vỏ rồi ngâm vào nước. Sau vài phút lấy ra và xay nát rồi trộn đều với vài giọt giấm trắng. Dùng giấm đã trộn đều với tỏi đắp trực tiếp lên các nốt mụn. Để khoảng 10 đến 15 phút. Rồi rửa mặt lại với nước sạch, dùng khăn mềm lau khô. Bạn có thời gian thì có thể massage da thêm 5- 10 phút cũng giúp thông thoáng lỗ chân lông rất tốt.
Áp dụng cách làm trên đều đặn hàng ngày trong vòng 2 tháng, đảm bảo các nốt mụn cám sẽ dần biến mất. Tuy nhiên nếu tình trạng mụn cám của bạn nhiều thì bạn có thể trị mụn lâu hơn với cách này.
Phương Vũ

Trộn chanh và mật ong... cực kỳ hữu dụng với sức khỏe

Không chỉ tốt cho sức khỏe, hỗn hợp mật ong và chanh còn giúp các chị em duy trì vẻ đẹp trẻ trung.
Mật ong và chanh không chỉ có công dụng làm đẹp mà còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Các nguyên liệu này có đặc tính chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Cả 2 đều có tác dụng kháng khuẩn và giúp giảm cân. Những người phụ nữ ưa thích cách làm đẹp tự nhiên hẳn sẽ rất thích và ưa dùng mật ong, chanh.
Giảm cân và vòng eo
Chanh giúp phá vỡ các tế bào mỡ. Mật ong lại cung cấp năng lượng cho cơ thể để bạn có thể tập thể dục. Vào buổi sáng, những người thừa cân có thể uống 1 ly nước ấm pha 1 muỗng cà phê mật ong và nước cốt chanh. Cocktail này sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm mỡ bụng và lấy lại vóc dáng thon thả.
Chữa các bệnh hô hấp
Một ly nước ấm với 1 muỗng cà phê mật ong và 2 muỗng cà phê nước cốt chanh sẽ giúp giảm dần các lớp đờm dày và tan đờm.
Làm sáng da
Trộn 1 lượng mật ong và chanh bằng nhau để làm hỗn hợp chăm sóc da. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bạn muốn chăm sóc và để trong 20-30 phút. Rửa sạch với nước lạnh và bạn sẽ thấy da sáng hơn nhiều. Khả năng chống oxy hóa của mật ong còn giúp làm chậm sự lão hóa và thậm chí cải thiện, xóa bỏ các dấu vết của việc già đi.
Trị mụn
Hỗn hợp mật ong và chanh với 1 lượng tương đương nhau có thể ngăn chặn mụn. Axit trong chanh giúp làm khô mụn, kháng khuẩn. Chất chống oxy hóa trong mật ong giúp bảo vệ da tránh khỏi nhiễm trùng và tổn thương. Giải pháp này thích hợp cho những người đàn ông và phụ nữ hay bị mụn trứng cá.
Chống cảm lạnh và cảm cúm
Cả mật ong và chanh có chứa nhiều vitamin C giúp bạn nhanh khỏi bệnh cảm lạnh và cúm. Nếu có thêm gừng có thể tăng khả năng miễn dịch. Pha nửa lít nước đun sôi và thêm mật ong, chanh (mỗi thứ 3 muỗng canh). Thêm 2 lát gừng vào hỗn hợp và ngậm trong vài phút.
Làm sạch đường tiêu hóa
Uống 1 ly nước pha thêm 1 muỗng cà phê mật ong và 2 muỗng cà phê nước cốt chanh giúp giảm chứng khó tiêu, dư axit trong dạ dày. Thứ nước này giúp khôi phục độ pH bình thường và hỗ trợ gan trong việc dung hòa các chất độc tích tụ bên trong cơ thể bạn.
Khử trùng vết thương nhỏ
Nhờ đặc tính kháng khuẩn của cả mật ong và chanh, bạn có thể bôi hỗn hợp này lên vết trầy xước hay các vết thương nhỏ giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành. Hỗn hợp này cũng có thể áp dụng ngay với các vết côn trùng cắn gây ngứa, rát hoặc đau nhói.
Thụy Du - (Dịch theo HD)
(Theo congluan.vn)

Trị nám da "nhanh - bổ - rẻ" với mặt nạ dưa chuột!

Dưới sự tác động từ những tia cực tím của ánh sáng mặt trời, làn da dường như âm thầm bị đốt cháy và lâu dần khu vực ấy trở nên khô và bỏng ráp. Hậu quả để lại là những vết nám da xấu xí làm ảnh hưởng không nhỏ đến cả sức khỏe và vẻ đẹp nói chung.
Dưa chuột chứa đến khoảng 90% là nước, do vậy khi sử dụng mặt nạ đồng thời cũng là biện pháp cung cấp độ ẩm cho làn da, vừa giúp da có được sự dịu mát. Lượng nước cùng với các vitamin và khoáng chất tự nhiên từng bước được thấm sâu vào tế bào da giúp da nhanh chóng phục hồi và đẩy lùi vết nám.
Để tăng hiệu quả hơn cho việc loại bỏ những vết nám cứng đầu thì nên kết hợp với dưa chuột cùng với dầu dừa và gel lô hội.
Dầu dừa là nguồn cung cấp vitamin E tham gia tích cực vào quá trình tổng hợp collagen cùng với các chất béo bão hòa trung bình giúp có tác dụng như một tấm áo giáp bảo vệ độ ẩm cho làn da.
Gel lô hội giữ vai trò kích thích quá trình tổng hợp collagen và sợi elastin hoạt động như một chất chống lão hóa hiệu quả cho làn da.
Sự kết hợp của các thành phần trên giúp loại bỏ vết nám da dựa trên quá trình thúc đẩy sự tái sinh tế bào da ngay từ bên trong giúp làn da luôn có vẻ đẹp mịn màng và tự nhiên.
Thực hành
Bước 1: Chọn những quả dưa chuột sạch, đẹp gọt vỏ và rửa sạch.
Bước 2: Dùng một chiếc nạo nhỏ để nạo dưa chuột thành những mảnh nhỏ li ti
Bước 3: Tiếp tục đổ một chút dầu dừa vào cùng với dưa chuột đã được nạo nhỏ (Ảnh: Pinterest)
Bước 4: Bổ sung thêm một lượng nhỏ độ khoảng 1 thìa cà phê gel lô hội.
Bước 5: Dùng thìa để quấy đều cả 3 thành phần gồm dưa chuột, dầu dừa và gel lô hội hòa quyện với nhau tạo thành hỗn hợp nhuyễn.
Cách áp dụng
- Rửa sạch khu vực làn da bị rám nắng
- Áp dụng mặt nạ dưa chuột lên khu vực da bị rám
- Chờ khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch với nước mát và thấm khô với khăn bông
Kiên trì thực hiện công thức đơn giản này, sau một thời gian ngắn bạn sẽ nhận thấy sự chuyển biến tích cực đối với vẻ đẹp của làn da.
Thu Hiền
(Theo congluan.vn)

Da láng mịn nhờ mặt nạ rau mùi tây

Rau mùi tây không chỉ là gia vị giúp món ăn thêm hấp dẫn mà còn là 1 loại thảo dược giúp làn da luôn láng mịn.
Rau mùi tây xuất phát từ khu vực Địa Trung Hải, sau phát triển rộng ở các nước khác nhau trên thế giới trong trang trí và làm tăng gia vị cho các món ăn.
Trong Đông y, rau mùi tây còn được sử dụng như một trong những thành phần điều trị về các bệnh tim mạch, hen, sốt rét… Bên cạnh đó, chúng còn là loại thảo dược giúp làm lành vết thương ngoài da. Khi kết hợp rau mùi tây cùng với sữa chua và nước hoa hồng sẽ làm nên loại mặt nạ có thể đem đến sự láng mịn cho làn da.
Thành phần có trong rau mùi tây chiếm tới 70% là vitamin C, còn lại gồm các loại vitamin B1, B2, PP, K… Do đó, rau mùi tây khi thâm nhập vào tế bào da sẽ là thành phần ngăn chặn sự lão hóa của làn da hiệu quả.
Sữa chua với chất lên men tự nhiên sẽ giúp làn da nhanh chóng loại bỏ tế bào chết và kích thích sự tái tạo tế bào mới một cách nhanh chóng. Nước hoa hồng bảo đảm cho làn da có được độ ẩm cần thiết giúp làn da luôn có sự mịn màng, tươi mới.
Nguyên liệu
+ 1 hộp sữa chua
+ 1 bó rau mùi tây
+ 1 muỗng canh nước hoa hồng
Cách làm mặt nạ rau mùi tây
Bước 1: Chọn cho mình 1 hộp sữa chua và hâm nóng.
Bước 2: Chọn những chiếc là mùi tây non, rửa sạch và thái nhỏ.

Bước 3: Đổ hộp sữa chua vào máy xay sinh tố, sau đó bỏ lá mùi tây đã thái nhỏ vào cùng.
Bước 4: Cho máy xay sinh tố chạy để trộn nhuyễn lá mùi tây và sữa chua vào với nhau.
Bước 5: Dừng máy và cho thêm 1 muỗng canh nước hoa hồng vào rồi tiếp tục cho máy xay trong vài giây để các thành phần hòa lẫn với nhau tạo thành hợp chất nhuyễn.
Bước 6: Đổ hợp chất ra bát sạch và có thể bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng nhiều lần.
Cách sử dụng
- Trước hết, bạn cần làm sạch khuôn mặt của mình với nước ấm.
- Tiếp theo, sử dụng mặt nạ rau mùi tây để xoa đều lên toàn bộ khuôn mặt và thư giãn trong 5 phút.
- Sau cùng bạn rửa sạch khuôn mặt mình với làn nước mát và lau khô.
Lưu ý: Bạn có thể sử dụng loại mặt nạ này để rửa mặt hàng ngày. Nên sử dụng mặt nạ tươi, không để mặt nạ lên ngăn đá sẽ làm mất tác dụng các thành phần dinh dưỡng. Đồng thời, chú ý đến hạn sử dụng của sữa chua để tránh làm tổn hại đến sức khỏe của da.
Thu Hiền
(Theo Congluan.vn)

Những tục lệ không thể bỏ qua trong ngày Tết

Tống cựu nghênh tân, xông nhà, chúc tết, tặng quà…là những phong tục đẹp mà người Việt vẫn thường nhắc nhở nhau mỗi dịp Tết đến xuân về.
Tống cựu nghênh tân
Đây là tục lệ mở đầu cho chuỗi tập tục không thể thiếu trong ngày Tết nguyên đán. Tống cựu nghênh tân tức là tiễn đưa những thứ cũ và đón chào nhiều điều mới mẻ. Hiểu đơn giản đó là công việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa, loại bỏ những món đồ cũ kỹ, vô dụng và mua sắm thêm một số đồ mới cho căn nhà được trang hoàng hơn. Những ngày cuối năm, làng xã sẽ cùng dọn dẹp nhà thờ tổ, đình chùa, đường sá phóng quang…để cầu mong một năm mới an lành, nhiều may mắn. Tống cựu nghênh tân còn mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần người Việt. Năm hết tết đến, họ thường tránh xung đột với nhau, mọi điều xưa cũ, xích mích, điều nặng tiếng nhẹ…đều được bỏ qua hết. Ai nấy đều tay bắt mặt mừng, chúc nhau những điều tốt lành, vạn sự như ý.


Xông đất
Xông đất được xem là một trong những tục lệ quan trọng nhất trong ngày đầu năm mới. Theo quan niệm của người Việt, người đầu tiên bước chân vào nhà sẽ có ảnh hưởng đến vận may, công việc làm ăn của gia chủ trong cả năm đó. Do vậy, chủ nhà sẽ chủ động chọn một người để “chọn mặt gửi vàng”, đến gõ cửa vào đêm giao thừa hoặc sáng mùng một Tết. Người xông nhà phải có tuổi hợp với chủ nhà và hợp với con giáp của năm đó, đặc biệt tránh tuổi “tứ hành xung”. Với mong muốn mang lại may mắn cho gia chủ, người đi xông đất sẽ mặc quần áo mới, nói nhiều lời hay ý đẹp và mang theo một món quà nhỏ. Quà ở đây không câu nệ về mặt giá trị, quà có thể là một chai rượu Tết, một gói trà thơm, cặp chiếc bánh chưng hay hộp bánh mứt-ô mai. Chủ nhà sẽ hoan hỉ đón nhận và tặng khách những lời chúc tốt đẹp nhất, sau đó họ cùng nhau nâng ly rượu khai xuân và mời nhau bánh kẹo, hạt dưa, miếng mứt ngọt ngào…


Tặng quà
Người Việt xem tặng quà Tết như một phép ứng xử trong đạo lý làm người. Với mong muốn thể hiện tình cảm trong dịp quan trọng, con cháu thường chuẩn bị quà biếu Tết ông bà, cha mẹ, học trò tặng quà cho thấy cô giáo, bạn bè – hàng xóm tặng quà cho nhau…Quà Tết thường được cân nhắc rất kỹ càng, bởi đó không chỉ là quà mà còn chuyên chở thông điệp về sự an khang thịnh vượng và tâm tình người tặng muốn gửi trao.
Bên cạnh những món quà Tây mới mẻ, sang trọng, người Việt vẫn có xu hướng thích những giỏ quà truyền thống, chứa chan ý nghĩa. Đó có thể là cặp bánh chưng, bánh tét, những hộp bánh mứt – ô mai, hộp trà xanh…cùng với cành đào, cành mai, chậu quất.
Biếu Tết, tặng quà là một phong tục tốt đẹp, tuy nhiên cần tránh chọn những món quà quá đắt tiền, phô trương hay lợi dụng tục lệ này để phục vụ cho những mục đích không chính đáng.


Chúc tết
Từ bao đời nay, chúc Tết không chỉ được coi là tục lệ trong ngày đầu năm mà còn trở thành một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Tục ngữ có câu “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” cũng bởi người Việt thường đến chúc Tết ông bà, cha mẹ, cô thầy đầu tiên để bày tỏ tấm lòng hiếu kính. Bậc bề trên cũng sẽ mừng tuổi con cháu bằng những phong bao lì xì đỏ gửi gắm vận may, phước lộc trong năm mới. Trong ba ngày Tết, người ta cũng rủ nhau đến thăm nhà hàng xóm, người thân, bạn bè…lời chào xã giao lúc này sẽ được thay bằng những nụ cười rạng rỡ, cái bắt tay thân thiết và lời chúc an khang thịnh vượng. Dù nghèo khó hay sang giàu, gia đình nào cũng phải chuẩn bị một hộpbánh mứt – ô mai, ấm trà nóng, đĩa hạt bí hạt dưa…. Người Việt cho rằng, khay bánh kẹo, ô mai đặt trên bàn tiếp khách là biểu tượng của sự may mắn, sum vầy. Chủ nhà mời khách chén trà thơm thảo, quả ô mai đậm đà cũng là một cách chia sẻ yêu thương, cầu may cho người được nhận, thể hiện văn hóa trọng nghĩa, trọng tình của người Việt.
Khi đi chúc Tết đầu năm cần phải lưu ý một số điều: kiêng chúc tết người đang ngủ, kiêng đi chúc Tết khi đang có tang hay để quên khăn tay lại nhà gia chủ.

Mẹo chọn gà trống tơ "đúng kiểu" để thắp hương Tết

Chọn gà trống tơ để thắp hương trong ngày Tết là một việc rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn đúng gà tơ.

Cân nặng
Gà trống tơ thường nhỏ hơn 1,8kg.
Ảnh minh họa.
Lông gà
Lông bóng mượt, áp sát thân, màu lông sáng.
Chân gà
Chân gà thẳng, thon nhỏ. Da chân vàng đều và sáng bóng. Móng chân bị mòn và bám đen trong khóe móng. Gà trống vừa nhú cựa như hạt bắp.
Nhìn gà từ xa
Khi chọn gà, nên đứng xa rồi mới lại gần. Vì nhìn từ xa, thấy gà mở mắt, mắt sáng thường là gà khỏe.
Da gà
Vạch lông xem thấy da gà mỏng, mềm mại, bóng bẩy; có một số vệt vàng lớn dưới ức, cánh. Qua lớp da có thể nhìn thấy thịt, tia máu ở phần nách, dưới cánh vì da không có mỡ.
Sờ gà
Khi lại gần, sờ diều gà không quá no, quá đói, phân gà như con ốc, mào phải đỏ, dựng, ngực chắc, không có tiếng khò khè.