a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2025 AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM MỚI 2025 VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Mỗi người đẹp Việt là một đại sứ đặc biệt

Hoàng hậu Nam Phương là một hình ảnh tiêu biểu về vẻ đẹp người phụ nữ Việt thời phong kiến và có thể còn có giá trị lâu bền.
Người Việt quan tâm lịch sử, ai cũng biết hoàng hậu Nam Phương là một người đàn bà đẹp. Trong khi đức lang quân của bà - Bảo Đại, ông vua cuối cùng của nhà Nguyễn, thường bị phê phán bởi sự bất lực trước thời cuộc và lối sống xa hoa giữa lúc đất nước chìm trong bóng đen ngoại xâm, thì hoàng hậu Nam Phương luôn được nhắc tới với sự trân trọng. Bà không phải là một nhân vật lịch sử có công lao với đất nước. Bà được trân trọng vì ngoài ngoại hình đầy quyến rũ của người đẹp đất Gò Công, còn mang những đức tính tốt đẹp một phụ nữ của gia đình theo quan niệm “tứ đức” truyền thống: công, dung, ngôn, hạnh.
Mỗi thời đại, mỗi dân tộc có những quan niệm khác nhau về vẻ đẹp của người phụ nữ. Vẻ đẹp của bà cũng phù hợp với quan niệm dân gian được tích lũy qua những câu ca dao:
Những người con mắt lá răm
Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
Hoặc:
Những người thắt đáy lưng ong
Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
Và cả vẻ đẹp về tâm hồn :
Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.
Cũng từ kho tàng văn hóa dân gian, còn có bài ca dao Mười thương đáng chú ý nói về vẻ đẹp của phụ nữ Việt xưa:
Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
Năm thương cổ yếm đeo bùa,
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng.
Bảy thương nết ở khôn ngoan,
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.
Chín thương em ở một mình,
Mười thương con mắt đưa tình với anh.
Dù chưa phải là tổng quan nhưng qua đó ta cũng thấy toát lên quan niệm thẩm mỹ của người xưa đối với phụ nữ. Vẻ bề ngoài ấy trên một cơ thể nhỏ nhắn, đầy đặn, da trắng hồng, lưng ong với đôi mắt lá răm hay mắt bồ câu sắc như dao cau và nụ cười tươi hoa ngâu là nét đẹp cơ bản hình thể của phụ nữ Việt xưa:
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen


Ngày nay, phụ nữ Việt không còn răng đen hạt huyền, cổ yếm đeo bùa, khăn đội đầu hoặc thiên về tóc bỏ đuôi gà nữa, nghĩa là quan niệm về cái đẹp bề ngoài đã thay đổi theo thời gian. Nhờ sự phát triển của khoa học dinh dưỡng và y tế, chiều cao phụ nữ được nâng lên, thân thể cân đối đầy sức sống cả ba vòng, gương mặt khả ái rạng rỡ. Đặc biệt, với sự hỗ trợ tích cực của công nghệ thẩm mỹ, vẻ đẹp hình thể phụ nữ hiện đại ngày càng hoàn hảo. Mũi có thể nâng cao cho phù hợp với khuôn mặt . Mắt có thể cắt xẻ cho thêm long lanh “cửa sổ tâm hồn ”. Ngực có thể giải phẫu lớn nhỏ tùy thích để tăng thêm gợi cảm “đôi gò bồng đảo”. Mông có thể luyện tập cho gọn gàng hấp dẫn. Lông có thể được thanh tẩy mịn màng nơi cần thiết. Thậm chí, chiều cao cũng có thể nâng thêm cho thanh thoát, uyển chuyển.
Phẫu thuật thẩm mỹ rõ ràng là hết sức lợi hại và cần thiết cho phụ nữ, nhất là những người chẳng may bị tạo hóa… hơi bất công. Cái lợi thì như trên đã nói. Nhưng cái hại cũng rất nguy nan. Một khi cái giả hòa quyện với cái thật thì dễ chấp nhận, đạt hiệu quả thẩm mỹ. Còn nếu cái giả nhiều hơn cái thật thì trở nên phô và phản cảm. Đó là chưa kể nếu lạm dụng quá mức sẽ chịu những hậu quả khôn lường về sau. Nhìn khuôn mặt biến chứng lúc lớn tuổi do giải phẫu thẩm mỹ của vài người đẹp lẫy lừng giới nghệ sĩ Sài Gòn một thời, các bạn trẻ chắc chắn sẽ thấy “hoảng” mà rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
Khác với hình thể bề ngoài, quan niệm của xã hội ngày nay về vẻ đẹp tâm hồn phụ nữ Việt vẫn không không khác xưa mấy. Người phụ nữ đẹp, đáng yêu vẫn phải biết “ăn nói mặn mà có duyên” và “miệng cười như thể hoa ngâu”, cùng với “nết ở khôn ngoan” và cung cách ứng xử thông minh, tinh tế, dịu dàng, khéo léo từ gia đình đến ngoài xã hội. Khác chăng là cái nhìn đối với phái đẹp hiện đại được bình đẳng hơn, tự do hơn, dân chủ hơn và họ có quyền thoát ly gia đình để tham gia mọi hoạt động bên ngoài xã hội, chứ không chỉ chăm chăm lo công việc nội trợ như xưa.
Trở lại với vẻ đẹp bên ngoài. Tạo hóa sinh ra người phụ nữ có cấu trúc thể hình cơ bản giống nhau. Do môi trường sống và chất lượng sống, phụ nữ của mỗi sắc tộc, vùng miền, lãnh thổ, châu lục có sự khác nhau về màu da, vóc dáng, chiều cao và cả những chi tiết trên gương mặt. Quan niệm thẩm mỹ về hình thức phụ nữ từ đó cũng khác. Năm 2014 vừa qua có câu chuyện rất thú vị khi nhà báo Esther Honig, 24 tuổi ở thành phố Kansas, bang Missouri, Mỹ đã gửi một bức ảnh chụp chính cô tới 40 người ở 25 quốc gia kèm theo yêu cầu “Hãy làm sao cho tôi thật xinh đẹp”. Sau đó cô đã nhận lại 40 tấm ảnh được xử lý qua photoshop và đăng tải tất cả trên trang web cá nhân mình. Cũng với khuôn mặt Esther Honig nhưng được chỉnh sửa thành 40 chân dung ấn tượng khác nhau. Một họa sĩ ở Argentina đã làm mỏng đôi lông mày khiến cô trông nữ tính hơn, trong khi ở Ấn Độ và Israel thì lông mày cô được tái tạo dày và sẫm màu hơn mang vẻ đẹp sắc sảo, bí ẩn. Nếu như từ Morocco, bức ảnh cô nhận lại với chiếc khăn xanh trùm kín đầu kín đáo, thì từ đảo quốc Philippines mái tóc vốn búi cao của cô được bung ra trở nên phiêu bồng. Rõ ràng, bên cạnh sở thích cá nhân của những người tham gia chỉnh sửa thì các bức ảnh đó còn phản ánh quan niệm khác nhau về cái đẹp theo nền văn hóa của họ.
Nếu như ví mỗi người Việt Nam là một đại sứ thì mỗi người đẹp khi bước ra “sàn đấu” thế giới là một vị “đại sứ đặc biệt” trong việc quảng bá, tôn vinh hình ảnh đất nước và con người, giúp cho bạn bè hiểu thêm dân tộc ta đã vươn lên mạnh mẽ ra sao từ những bi kịch đau thương của lịch sử. Đây là một sứ mệnh thiêng liêng chứ không đơn thuần chỉ là cuộc thi vì danh vì lợi cho cá nhân hoặc tổ chức riêng lẻ nào. Một khi thấu hiểu được sứ mệnh đó, từ những người có trách nhiệm đến các thí sinh sẽ biết cách chuẩn bị cho mình vốn liếng tri thức, bản lĩnh văn hóa để tự tin bước ra với thế giới hội nhập và rộng mở.
Vẻ đẹp hình thể tất nhiên không thể thiếu trong đua tranh nhan sắc. Nhưng vẻ đẹp hình thể chỉ được tôn vinh khi vẻ đẹp trí tuệ thăng hoa. Đó cũng chính là vẻ đẹp chủ yếu của tinh hoa Việt, bản sắc Việt để tạo nên sự khác biệt của phụ nữ Việt so với bạn bè thế giới.
PHAN HOÀNG

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

THU DĨ VÃNG










" THU DĨ VÃNG " NGỌC PHƯƠNG




HOÀI THU MỘNG




ĐẦY VƠI.








CẦU QUÊ NGÀY ẤY.




                                                                         

MÓN QUÀ CỦA TẤM LÒNG.




Kính tặng Quý Thầy Cô đã chọn Giáo dục làm nghề nghiệp.
Kính tặng Cô Dương Huệ Ái-Dương Huệ Sương.
Thương tặng các em học sinh THTH Mỹ Hương, Bố Thảo, Pô Thi.

Tôi về dạy trường Trung học Tỉnh Hạt Mỹ Hương thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng) vào đầu năm 1971, thầy Nguyễn Văn Đàm làm Hiệu trưởng Tiểu học kiêm Trung học. Mỹ Hương là một xã cách tỉnh lỵ Sóc trăng 12 km, con đường tỉnh lộ trãi đá xanh chông chênh, ổ gà. Phương tiện vận chuyển: một ngày có 01 chuyến xe đò, và 01 chuyến vỏ lãi từ Mỹ Tú ra Thị xã Sóc trăng và ngược lại,ngoài ra còn phương tiện xe lôi thùng, 02 chiếc luân phiên.

Vì trường mới thành lập nên, năm đầu mượn lớp của Tiểu học mà học, năm sau trường được xây 02 phòng học mới cách chợ Mỹ Hương chừng năm trăm mét.Thời ấy đất nước còn trong chiến tranh, đời sống người dân còn nhiều cơ cực, khó khăn… Các học sinh có em cách trường 5 ,7 cây số phải chạy xe đạp, có khi bể bánh xe dọc đường phải dắt bộ, hay có giang xuồng bà con nên trể học. Những buổi sáng sớm mưa bão,các em bị ướt sũng, lạnh rét, có khi té do trơn trợt, mình mẩy bùn sình nhưng vẫn đến trường. Tội nhất là các em nữ, có khi phải nhờ nhà dân gần trường mà thay đồng phục áo dài (nam áo trắng quần xanh dương, nữ áo dài trắng, quần trắng).Tuy mọi khó khăn, thiếu thốn về vật chất nhưng tinh thần vượt khó và học tập của các em thật đáng quý, đáng trân trọng.

Ngày ấy thầy cô rất được phụ huynh và xã hội quý trọng, nhất là ở vùng nông thôn xa. Tôi còn nhớ vào mùa mưa, nước lớn ngập tràn cả lộ xe, có đường đi tráng xi măng chiều ngang chừng một thước, là không ngập, còn lại nước ngập lên láng, thế mà khi thấy thầy cô đi ngang, các em học sinh tiểu học kể cả trung học bước xuống phần ngập nước khoanh tay ngã nón chào, nhường chổ cho thầy cô đi qua. Mặc dù những thầy cô ấy không dạy các em, thật xúc động!! ( hình ảnh đẹp ầy bây giờ không biết có còn không?).

Tôi chỉ dạy học được hơn một năm thì đến Mùa hè đỏ lửa năm 1972, tôi phải xa trường lớp, xa các em học trò thân yêu, và từ ấy tôi cũng rời xa nghề giáo. Ngày xa các em tôi không báo trước, không tổ chức liên hoan chia tay, vì tôi dễ bị xúc động. Khi dạy hết tiết, tôi nói vài lời tạm biệt các em khuyên các em cố gắng học tập để sau nầy giúp bản thân, gia đình , xã hội và không biết bao giờ mới được gặp lại ( đất nước đang trong chiến tranh). Trước khi rời khỏi lớp, nhìn những khuôn mặt buồn bã, những hàng nước mắt lăn dài trên má, những tiếng khóc nấc của các em nữ sinh, tôi nén xúc động, nước mắt sắp trào ra, vội vã bước ra khỏi lớp đi như chạy về nơi trọ, sau đó tôi về Sóc Trăng luôn.

Tuy không còn đi dạy nhưng thỉnh thoảng gặp các học trò cũ, các em vẫn giữ tình cảm thầy trò như ngày nào. Có một lần gặp cô học trò trong nhà sách ở Sóc Trăng, em khoanh tay chào thầy trước sự ngưỡng mộ của cô bán sách và mọi người gần đó.

Sau năm 1975, đất nước vừa trãi qua biến động lịch sử, kinh tế khó khăn, tôi có dịp gặp em học trò cũ tại Cần Thơ, khi đi xe đạp đỗ dốc xuống cầu Cái Khế đường Nguyễn trãi, nghe tiếng “ thầy Sơn”, nhìn bên kia đường có một cô đi xe đạp ngược chiều, do xe đạp mượn không có thắng phải rà chân và xe đang đỗ dốc cầu, nên cách chừng ba bốn chục thước mới dừng lại được. Cô gái băng qua đường đến trước mặt và vòng tay chào, thầy trò gặp nhau mừng rở hỏi thăm hoàn cảnh gia đình: em là Ch… học trò của thầy, năm nay học năm thứ 3 đại học Sư phạm Cần thơ. Lúc ấy tôi muốn mời em một ly nước mà trong túi không có tiền ( thời ấy là thời bao cấp) đành hỏi thăm và chia tay em nhưng trong lòng cảm thấy ái ngại, vì không giúp đỡ được gì cho em lúc còn đi học, mà kể cả ly nước cũng không mời được!!

Thời gian trôi qua, tình cờ trên face book được biết Minh Tâm và có vợ là Bạch Lan là học trò của tôi, tháng 9 sẽ về Sóc Trăng và Minh Tâm mời dự họp mặt.
Ngày 22/9 buổi họp mặt Cựu Học sinh Hoàng Diệu, được gặp Quý thầy cô các sư huynh, sư tỷ, các bạn đồng môn, sư đệ, sư muội, được dịp tâm sự, hỏi thăm nhau sau bao ngày xa cách…Quý thầy cô nay tóc đã bạc trắng theo thời gian, mà bạn đồng môn có người tóc cũng nở hoa…Trong buổi họp mặt ấy, dường như mọi người như trẻ lại ở lứa tuổi học trò vô tư, những bài hát, những điệu vũ tưng bừng tưởng như buổi liên hoan của học sinh Trung học Hoàng Diệu năm nào, mà hiện giờ đã U60,U70 rồi!...



Trong lúc liên hoan, B
ạch Lan đến bàn của chúng tôi trao quà cho cô Dương Huệ Ái và cho tôi. Khi trao quà Bạch Lan nhắc lại câu chuyện mà thầy dạy chúng em, em luôn nhớ và sống được mọi người thương yêu, quý mến, em cũng kể cho các bạn và anh Minh Tâm nghe câu chuyện ấy 
. Buổi gặp mặt ít thời gian để tâm sự nhưng với tấm lòng của Bạch Lan làm tôi bị xúc động với tình thầy trò đã 45 năm rồi nhưng không quên lãng theo thời gian.

Cảm ơn em, học trò của thầy… Em Bạch Lan! Cám ơn em Minh Tâm!
Cảm ơn tất cả học trò của thầy ngày xưa.

Cần Thơ, ngày 02 tháng 10 năm 2015.


Thạch Hồng Sơn 



DẤU MÔI NGOAN











" DẤU MÔI NGOAN " LÂM THUÝ ANH

PHÂN ƯU CỤ ÔNG NGÔ VĂN NĂM ( NHẠC PHỤ CỦA LÂM VĂN KHOA HD 71-78)





Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

THẦM THÌ.











LÂM THUÝ ANH " THẦM THÌ "

KHOA HỌC GIA NGƯỜI VIỆT.

Nhờ vào những thành quả nghiên cứu xuất chúng, ông Võ Đình Tuấn, tiến sĩ vật lý gốcViệt vừa được Công ty Tư vấn Toàn cầu Creator Synectics chọn là một trong số 100 thiên tài đương thời thế giới.
Tiến sĩ vật lý Võ Đình Tuấn, Viện trưởng Viện Fitzpatrick thuộc Đại học Duke , North Carolina ( Hoa Kỳ) Tiến sĩ vật lý Võ Đình Tuấn, Viện trưởng Viện Fitzpatrick thuộc Đại học Duke , North Carolina ( Hoa Kỳ)
Ngoài cương vị là Viện trưởng Viện Fitzpatrick thuộc Đại học Duke , North Carolina ( Hoa Kỳ), ông Tuấn còn là thành viên Hàn lâm viện Hóa học Hoa kỳ, biên tập viên và cố vấn của nhiều tạp chí quốc tế chuyên ngành.

Năm 17 tuổi ông Tuấn rời Việt Nam sang Thụy Sĩ du học và lấy bằng cử nhân vật lý (1971) rồi sau đó bằng tiến sĩ Sinh Vật lý Hoá học tại Viện Federal Institute of Technology (1975). Ông sang định cư tại Hoa kỳ vào năm 1975.

Ông Tuấn nhận bằng phát minh đầu tiên vào năm 1987 khi sáng chế ra loại thẻ (badge) nhỏ và dễ sản xuất , có thể gắn lên áo của công nhân khi họ làm việc trong những môi trường hoá chất độc hại. Sau giờ làm việc các thẻ này sẽ đươc một máy scan quang học đọc và ghi lại thông số của các hóa chất độc hại mà công nhân có thể nhiễm phải trong quá trình làm việc trong ngày. Trong lãnh vực y khoa, ông Tuấn đã phát minh những hệ thống tương tự để dò tìm các DNA bị tổn thương, bệnh tiểu đường và bệnh ung thư. Tất cả các hệ thống trên đều dựa vào hiện tượng phát quang đồng bộ (synchronous luminescence-SL) Điểm đặc biệt là qua tay ông, phương pháp phát quang đồng bộ đã trở thành thực dụng vì các dữ kiện đươc ghi lại, trưng bày và đọc nhờ vào hệ thống scan quang học (dùng laser và quang học sợi ) nên sức khoẻ con người có thể đươc theo dõi không cần đến các thủ thuật y khoa như sinh thiết  ( by Text-Enhance">biopsy

Năm 2003, ông Tuấn đã là một trong bốn nhà khoa học Mỹ gốc Á được Cơ quan Thương hiệu và Phát minh Hoa kỳ ( by Text-Enhance">US Patent and Trademark Organisation-USSPTO) vinh danh.Theo Cơ quan này, các phát minh của ông Tuấn đã góp phần làm cho Hoa kỳ trở thành một trong những nước có nền khoa học kỹ thuật tân tiến nhất trên thế giới.

Sau gần 30 năm hoạt động khoa học, đến nay ông Tuấn đã có hơn 30 bằng phát minh và sáng chế trong nhiều lãnh vực khác nhau như môi trường, sinh học và y học. Ngoài ra, ông Tuấn còn đoạt 5 giải thưởng Nghiên cứu và Phát triển (R &D)vào các năm 19811987,1992, 1994 và 1996 và là tác giả của hơn 300 công trình được phổ biến trên nhiều tạp chí khoa học.

Tuy là một khoa học gia nổi tiếng, ông Tuấn rất khiêm nhường khi cho rằng “các nghiên cứu của ông chỉ nhằm mục đích góp phần làm giảm bớt những đau đớn của con người”, và theo ông cái khó nhất đối với các bệnh nan y như ung thư hay AIDS chính là làm sao phát hiện ra những căn bệnh ấy.

Nhà khoa học tài ba này hiện đang tiếp tục đeo đuổi mục đích cải tiến công nghệ sản xuất máy móc y khoa hiện đại, có kích thước nhỏ và giá thành thấp nhằm góp phần nâng cao hiệu năng của chẩn đoán và điều trị. 

HOA ƯU ĐÀM

Tác giả: Yang Xiaohui (The Epoch Times)   

FLOWERS ON A BUDDHA STATUE: The alleged udumbara flowers have been seen blossoming on Buddha statues. (The Epoch Times)FLOWERS ON A BUDDHA STATUE: The alleged udumbara flowers have been seen blossoming on Buddha statues. (The Epoch Times)HOA nở trên tượng Phật:Những hoa ưu đàm được nhìn thấy nở trên tượng Phật
Malacca, Malaysia – Theo kinh Phật, có một loài hoa gọi là hoa Ưu Đàm (Udumbara), 3.000 năm mới nở một lần. Udumbara là một từ tiếng Phạn, có nghĩa là “một loài hoa mang điềm lành từ Trời”. Sự xuất hiện của hoa Ưu Đàm là dấu hiệu cho biết Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã đến, để chính lại Pháp trong thế giới này.
Quyển 8 kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa” của nhà Phật viết: ”Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loại hoa của Trời, thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại đức và đại ân của Ngài.”
Kinh Phật cũng ghi lại rằng Đức Chuyển Luân Thánh Vương là vị vua lý tưởng, người sẽ cai trị thế giới không phải bằng vũ lực mà bằng công lý. Những ai dùng thiện để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội được gặp Đức Chuyển Luân Thánh Vương, bất kể người đó thuộc tôn giáo nào – Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Khổng giáo…
Trong hai thập niên qua, nhiều người trên thế giới đã bắt gặp một loại hoa được tin là hoa Ưu Đàm. Hoa Ưu Đàm được tìm thấy lần đầu tiên ở Hàn Quốc vào năm 1997. Sau đó, nó xuất hiện ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Úc, và Mỹ. Loài hoa này cũng được thấy mọc trên các loại thực vật khác, kim loại, và cả tượng Phật.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nghĩ rằng người ta đã lầm lẫn trứng của một loại côn trùng gọi là green lacewing (Chrysopa) với hoa Ưu Đàm bởi vì cả hai có bề ngoài giống nhau.
Ấu trùng của con lacewing được gọi là aphid lions. Khi đẻ trứng, con cái tiết ra một chất keo dính và nâng bụng của nó lên để tạo thành một cuống mỏng. Các trứng màu trắng được đẻ vào những cuống mỏng này để giữ cho các ấu trùng không ăn thịt lẫn nhau sau khi nở. Loại hoa được cho là hoa Ưu Đàm cũng có kích thước tương tự như trứng lacewing và cũng nằm trên một cuống mỏng.
Ông Lý, một người dân ở Malacca, Malaysia, đã phát hiện ra cả hoa và trứng. Phát hiện này có thể minh chứng rằng loại hoa được tin là hoa Ưu Đàm không phải là trứng lacewing.
Vào ngày 25/6/2009, ông Lý và một vài người bạn đã để ý thấy hơn 20 bông hoa trắng nhỏ trên các lá bưởi dọc theo con đường trên đồi St. Paul, một thắng cảnh ở Malacca. Thoạt nhìn, chúng giống như những bông hoa Ưu Đàm huyền thoại.
Do sự tương đồng đến bất ngờ của hoa Ưu Đàm và trứng lacewing, ông Lý đã đem các bông hoa này đến chỗ một người bạn và họ đã quan sát các bông hoa dưới kính hiển vi. Khi người bạn của ông chụp hình các bông hoa bằng kính hiển vi, các cánh hoa và nhụy hoa được nhìn thấy rất rõ ràng. Các bức ảnh này đã đưa ra bằng chứng vững chắc rằng thứ mà họ tìm thấy chính là các bông hoa.
Một tuần sau, ông Lý quay trở lại chỗ cũ và tìm thấy một vài hạt trắng giống như lần trước. Ông cũng dùng kính hiển vi để chụp các hạt nhỏ này. Lần này, chụp dưới bất kỳ góc độ nào cũng không nhìn thấy được cánh hoa và nhụy hoa. Tất cả những gì nhìn thấy được là các hạt hình bầu dục có kích thước bằng nhau như các hạt trứng lacewing.
Sau một thời gian, ông Lý quan sát thấy các bông hoa vẫn giữ được màu trắng tinh khiết, nhưng các trứng lacewing thì dần dần ngả sang màu đen và hình dạng bầu dục của chúng vẫn không hề thay đổi.
Under a microscope, the legendary Udumbara flower's petals and stamens can be seen clearly. (Courtesy of Mr. Li)Under a microscope, the legendary Udumbara flower's petals and stamens can be seen clearly. (Courtesy of Mr. Li)
Under a microscope, the legendary Udumbara flower's petals and stamens can be seen clearly. (Courtesy of Mr. Li)

CÁCH CAI THUỐC LÁ
Tác giả: Dr. John Briffa   

Stop smokingSống tốt: Khi cai thuốc, nhiều người thường nghĩ về khoảng thời gian vui vẻ như: Dùng một điếu thuốc sau khi ăn hoặc khi uống nước, cà phê với bạn bè. (Photos.com)
Hút thuốc lá hoàn toàn không có lợi ích cho sức khỏe, và thường thì người đã ngừng hút sẽ đạt được một bước tiến lớn trong việc nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh về sau này.
Việc cai thuốc không phải luôn tốt đẹp. Trước tiên, một số người phải vật vả với triệu chứng cơn nghiện. Hơn nữa, nhiều người khác nhận thấy việc dừng hút sẽ dẫn đến tăng cân không mong muốn.
Hôm nay, tôi đã đọc được một nghiên cứu xuất bản tại Obesity trong tháng Ba về đánh giá sức khỏe của những người đang hút thuốc, không hút, và đã từng hút. Sự hiện diện của hội chứng rối loạn trao đổi chất đã được đề cập đến cùng với hình thức lượng mỡ nội tạng (lượng mỡ cao trong các cơ quan nội tạng) và mỡ dưới da.
Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy hội chứng rối loạn trao đổi chất phổ biến hơn ở những người đã cai thuốc lá so với người đang hút và không biết hút. Người đã cai thuốc có xu hướng sở hữu lượng mỡ nội tạng, mỡ dưới da cao hơn.
Nghiên cứu này bản chất là theo dịch tễ học (nghiên cứu xác suất từ mẫu để xác định tần suất và dạng phân bố), có nghĩa là chúng ta không thể sử dụng nó để kết luận rằng ngưng hút thuốc sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe trên phương diện mức độ nhiễm mỡ và nguy cơ của hội chứng rối loạn trao đổi chất. Tuy nhiên, mỡ tích trữ sau khi ngừng hút thuốc lá là một thực tế phổ biền, và có vẻ như lợi ích rõ ràng của việc bỏ thuốc có thể được thay thế một phần bởi sự thay đổi mức độ mỡ, đặc biệt là đối với mỡ nội tạng.
Tôi đã từng hút thuốc, tôi bắt đầu lúc 13 tuổi. Khi lên 14, tôi hút ba đến bốn điếu mỗi ngày. Có lúc tôi dừng được tốt, tôi cũng đã từng hút khoảng 30 điếu thuốc trong một ngày.
Tôi đã cố gắng bỏ hút nhiều lần trước khi hoàn toàn làm được vào năm 1987. Dưới đây là những gì tôi nhớ được trong những lần cố gắng:

  • Những triệu chứng xấu ảnh hưởng bởi cơn nghiện, tôi đã suốt ngày tôi chỉ nghĩ về thuốc lá
  • Các triệu chứng kéo nghiện kéo dài trong nhiều tuần trước khi tôi chịu thua và hút trở lại
  • Thèm ăn đến mức mà tôi ăn bao nhiêu vẫn không đủ


Tháng này đánh dấu kỷ niệm tháng thứ 24 tôi bỏ hút thuốc. Cũng có một số thách thức, những gì tôi nhớ là những triệu chứng nhẹ và ngắn ngủi. Nhưng tôi không nhớ gì về sự thèm ăn.
Tôi đã từ bỏ thói quen hút 30 điếu một ngày. Nghịch lý thay, điều này dễ dàng hơn nhiều so với việc bỏ thói quen hút 3-5 điếu một ngày thủa tôi còn thiếu niên. Khi đã hoàn toàn bỏ thuốc, tôi không sử dụng bất kì hình thức nicotine thay thế nào. Vậy tại sao có sự khác biệt?
Tôi không biết chắc, nhưng tôi nghĩ phần nhiều là do cuốn sách tôi đã đọc. Sách —“The Easy Way to Stop Smoking ” được viết bởi Allen Carr-cách tiếp cận chủ yếu là về tâm lý để bỏ đi thói quen.
Tôi đọc hết toàn bộ cuốn sách trong một lần, nhưng tôi vẫn còn nhớ những điểm chính của nó. Một phần nguyên nhân là cuốn sách khá lặp đi lặp lại và nó cần như vậy để phá vỡ những rào cản tâm lý.
Điểm mấu chốt của cuốn sách là làm cho chúng ta cố gắng để ngừng hút thuốc và nghĩ việc hút thuốc là một điều tồi tệ. Chúng ta sẽ có thể quên đi những ảnh hưởng của việc hút thuốc, chẳng hạn liên quan đến xã hội, và tưởng tượng làm thế nào có thể cảm thấy không có thuốc lá khi uống rượu hay cà phê hay thư giãn sau bữa ăn.
Cuốn sách khuyến khích người đọc để có một thái độ tích cực để ngăn chặn hút thuốc lá bằng cách tập trung vào tất cả những điều tốt đẹp về việc không hút thuốc, chẳng hạn như sự tự do nó mang lại, tăng cường sức khỏe, và thêm lòng tự trọng. Cuốn sách cũng đưa ra luận điểm rằng nếu bạn không cảm thấy bạn đang thiếu một cái gì đó bằng cách không hút thuốc thì sẽ có xu hướng thay thế thuốc lá với cái gì khác (như thực phẩm).
Tôi không biết điều gì đã làm ra sự khác biệt khi lần cuối cùng ngừng hút, nhưng tôi có cảm giác có rất nhiều điều. Và cho đến ngày nay, khi nói chuyện với mọi người về việc ngừng hút thuốc, tôi hầu như luôn theo hai điều:
• Đặt tâm lý của mình ở vị trí phù hợp, đặc biệt tập trung vào các khía cạnh tích cực của việc ngừng hút thuốc
• Đọc cuốn sách của Allen Carr
Hai mươi bốn năm sau khi bỏ thuốc, tôi vẫn ủng hộ cuốn sách và cách tiếp cận tâm lý mà nó khuyến khích. Tôi đã thấy nhiều cá nhân sử dụng cuốn sách này để bỏ hút thuốc không phải chỉ là bỏ đi việc hút thuốc mà còn bỏ hẳn thói quen hút thuốc trong tâm lý.
Tiến sĩ John Briffa là một bác sĩ tại London, một người quan tâm đến dinh dưỡng và y học tự nhiên. Trang web của ông là DrBriffa.com