a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2025 AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM MỚI 2025 VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Thiếu giáo dục cũng có thể gây chết người như hút thuốc lá


"Broadly, life expectancy is increasing, but those with more education are reaping most of the benefits," Virginia Chang says. (Andreas Rentz/Getty Images)
Virginia Chang nói : “Tuổi thọ đang tăng lên, nhưng những người có tri thức hơn được hưởng phần lớn các lợi ích từ điều này.” (Hình ảnh Andreas Rentz/Getty)
Nghiên cứu mới đưa ra thêm căn cứ rằng trình độ tri thức cao hơn có mối liên hệ với việc sống lâu hơn.
Các nhà nghiên cứu đã xem số liệu của hơn một triệu người từ năm 1986 đến 2006 để ước tính số người chết ở Mỹ mà nguyên nhân có thể một phần do trình độ tri thức thấp. Họ đã nghiên cứu những người sinh năm 1925, 1935, 1945 để tìm hiểu trình độ tri thức tác động như thế nào đến tỉ lệ tử vong theo thời gian, và ghi chú lại nguyên nhân chết, bao gồm bệnh tim mạch và ung thư.
Họ đã phát hiện ra rằng nếu những người trưởng thành chưa hoàn thành trung học tiếp tục thi GED (Phát triển giáo dục chung – Bằng tương đương bằng trung học ở Mỹ) hoặc bằng trung học thì 145,243 người chết có thể được cứu sống trong năm 2010, điều này có thể so sánh với số lượng người chết có thể được cứu sống nếu tất cả những người hút thuốc lá hiện tại biết được tỉ lệ tử vong của những người đã hút thuốc.
Thêm vào đó, 110.068 người chết có thể được cứu nếu những người trưởng thành đã có bằng trung học này tiếp tục hoàn thành việc học đại học của họ. Những phát hiện này được đưa ra trên tờ tạp chí PLOS ONE.
Virginia Chang, Phó Giáo sư về sức khỏe cộng đồng tại trường Steinhardt về phát triển con người giáo dục và văn hóa thuộc Đại học New York (NYU) và Cao đẳng sức khỏe cộng đồng toàn cầu và Giáo sức khỏe dân số của Trường dược thuộc NYU, đã nói: “Trong chính sách sức khỏe cộng đồng, chúng ta thường tập trung vào việc thay đổi các hành vi sức khỏe như ăn kiêng, hút thuốc và uống rượu bia.”
“Giáo dục – một yếu tố tác động cơ bản hơn đến các hành vi và sự không đồng đều về mặt sức khỏe – cũng nên được là một nhân tố then chốt của chính sách sức khỏe Mỹ.”
Hơn 10% thanh niên Mỹ từ 25 đến 34 tuổi không có bằng trung học trong khi hơn 1/4 đi học đại học nhưng không có bằng đại học. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng trình độ tri thức cao hơn là một tiên đoán chắc chắn về việc sống thọ do nhiều yếu tố bao gồm thu nhập, địa vị xã hội cao hơn, hành vi đúng mực hơn và sự chăm sóc về tâm lý cũng như xã hội được cải thiện. Cơ sở của nghiên cứu bao gồm các thí nghiệm tự nhiên thể hiện một cách vững chắc mối liên hệ mạnh mẽ giữa trình độ tri thức và tỉ lệ tử vong.

Trung học và Đại học

Về căn bản, sự chênh lệch về tỉ lệ tử vong của các trình độ tri thức khác nhau trở nên lớn hơn theo thời gian. Ví dụ, trong số những người có bằng cao đẳng, tỉ lệ tử giảm một cách khiêm tốn nhưng trong số những người có bằng cao đẳng, tỉ lệ tử giảm nhiều hơn nhiều.
Kết quả là, nhờ việc khuyến khích hoàn thành trung học đối với những thanh niên chưa hoàn thành, những người sinh năm 1945 có tuổi thọ được kéo dài hơn gấp hai lần so với những người sinh năm 1925.
Sự chênh lệch về tỉ lệ tử và những cải thiện để tăng cơ hội sống sót cho những người được giáo dục tốt [ở nhóm nói trên] cũng được thể hiện ở việc những cái chết do bệnh tim mạch thì thường nhiều hơn so với do bệnh ung thư nhờ những tiến bộ trong việc ngăn ngừa và chữa trị bệnh tim mạch đối với người có nhiều tri thức hơn.
Theo Chang: “Một cách rộng khắp, tuổi thọ thì đang tăng lên, nhưng những người có tri thức hơn đang được hưởng phần lớn các lợi ích từ điều này. Ngoài sự liên quan rõ ràng của chính sách giáo dục đối với phát triển học tập và các cơ hội kinh tế, lợi ích của nó đối với sức khỏe cũng nên được nhìn nhận như 1 nhân tố căn bản và quan trọng. Điều then chốt ở đây là quan tâm đến giáo dục sẽ tạo tiềm năng để giảm tỉ lệ tử vong một cách lâu dài.”
Học viện quốc gia về sức khỏe trẻ em và phát triển con người Eunice Kennedy Shriver đã tài trợ nghiên cứu, tham gia vào nghiên cứu còn có các nhà nghiên cứu từ Đại học Colorado Denver và Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill.
Nguồn: NYU. Tái bạn lại từ Futurity.org dưới Creative Commons License 4.0.
Tác giả: Rachel Harrison, New York University  
Dịch giả: Thanh Huyền

Vỗ vào lõm khuỷu tay có thể cứu mạng nạn nhân lên cơn đau tim

(Ảnh: Arne Kuilman/Flickr)
(Ảnh: Arne Kuilman/Flickr)
Tại một lễ cưới vào năm 2011, một ông già đang ngồi  thì bỗng nhiên ông ta bị khó thở và ngất lịm đi. Giống như thể ông ấy lên cơn đau tim vậy. Một người nào đó đã gọi xe cứu thương. Một người khác đã xắn tay áo của ông lên và vỗ  mạnh vào lõm trên khuỷu tay của ông ấy (còn gọi là hố trụ). Người đó đã yêu cầu người nhà của ông cũng vỗ mạnh vào lõm của khuỷu tay bên kia . Sau một lúc liên tục làm như vậy hàng chục lần, ông già bắt đầu phản ứng. Ông ấy đã thoát khỏi cơn nguy kịch.
Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng “lạnh khiến cho máu huyết ứ đọng và khó lưu thông.” Sự hình thành và loại bỏ các cục máu đông có  cơ chế tương tự như dầu đậu phộng : nó có dạng kết tủa khi nhiệt độ xuống thấp và tan trở lại khi nhiệt độ tăng lên. Màng ngoài tim và các dòng năng lượng của tim tại khuỷu tay liên kết trực tiếp với tim. khi bạn vỗ mạnh vào 2 mạch năng lượng này, bạn thúc đẩy “sự tuần hoàn năng lượng, và sau đó là sự lưu thông máu.” Điều này sẽ khiến người đó cảm thấy ấm lên và đổ mồ hôi. “Tính dương tăng” và loại bỏ sự cản trở lưu thông máu, và làm thông thoáng các mạch máu.
Bất kì ai cũng có thể thực hiện các kĩ thuật đơn giản này và không cần thông qua các khóa đào tạo. Vỗ vào lõm của khuỷu tay hằng ngày giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch và làm giảm huyết áp. Điều đó giúp giảm sự xuất hiện của các cơn đau tim.
Vỗ vào lõm khuỷu tay hằng ngày giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và giảm huyết áp.

Quan sát xem bạn có bị bầm tím nơi khuỷu tay sau khi vỗ mạnh vào nó hay không, điều đó cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán liệu bạn có mắc các bệnh về tim hay không. Độ chính xác của phương pháp chẩn đoán này cao hơn so với việc sử dụng các phương tiện y học hiện đại. Nếu có một vết bầm tím ở khuỷu tay sau khi vỗ , bạn nên tiếp tục vỗ cho đến khi nó chuyển sang màu đỏ. Bất kì bệnh về tim nào cũng sẽ được giảm bớt thậm chí là bị loại bỏ. Phương pháp điều trị này được gọi là “làm tan ứ huyết.” Tiếp tục vỗ vào những mạch năng lượng khác trên cơ thể bạn, hoặc những  nơi bị đau khi bạn chạm vào, điều đó có lẽ giúp điều trị một số căn bệnh mà không thể chữa trị được.
Tác giả: Aizhu Lu | Dịch giả: T.Thảo

Nguồn gốc của câu “Công bằng giao dịch”


(Ảnh: epochtimes.com)
(Ảnh: epochtimes.com)
Trước đây, quả cân trên cái cân của người buôn bán có khắc bốn chữ “Công bằng giao dịch”, người hiện đại ngày nay cũng lấy “Công bằng giao dịch” làm phương châm mà thương nhân cần phải tuân theo trong giới thương nghiệp. Nguồn gốc của câu nói này là một câu chuyện rất thú vị.
Tương truyền cách đây rất lâu, có một người làm buôn bán nhỏ, tên là Công Bằng, anh đối xử với người khác thật thà chân thành, mua bán sòng phẳng, không lừa gạt ai bao giờ. Một hôm, Công Bằng làm xong công việc buôn bán của mình, thu xếp đồ đạc về nhà, khi về đến cổng, không biết bị vật gì làm vướng chân, nhìn kỹ lại thì ra là một đĩnh bạc trắng lộ một nửa ra ngoài mặt đất và phát ra ánh sáng lấp lánh. Thế là anh cầm xẻng ra đào đĩnh bạc đó lên, lấy cân để cân, vừa đúng mười lượng, trên mặt đĩnh bạc còn khắc tám chữ “Công bằng giao dịch, mỗi người đều có phần”. Trong tâm Công Bằng nghĩ: “Số bạc này là ông trời ban cho ta và Giao Dịch, ta không thể một mình độc chiếm.” Do đó, anh quyết định ra ngoài, vừa buôn bán vừa tìm người có tên là Giao Dịch.
Ngày hôm sau, Công Bằng đi khắp các ngõ phố, không ngại vất vả, dọc đường rao bán hàng. Mấy tháng sau, vì anh làm kinh doanh nhỏ, chỉ đủ làm ngày nào ăn ngày đó, không lâu sau thì trên người không còn xu nào, chỉ còn lại đĩnh bạc kia, nhưng vẫn chưa tìm thấy tung tích của Giao Dịch đâu. Trên đường đi, anh thà cuộn mình dưới hiên nhà, ngủ nơi đầu đường, cũng quyết không động đến mười lạng bạc kia. Thời tiết dần lạnh, nhưng cái đói rét không làm lay động được quyết tâm tìm Giao Dịch của anh. Anh cứ đi, cứ tìm. Một hôm trời chạng vạng tối, anh đến một thị trấn nhỏ, thực sự anh không còn sức lực nữa, liền ngã trước cửa một quán ăn, miệng vẫn không ngừng gọi: “Giao Dịch, huynh ở đâu? Giao Dịch, huynh ở đâu?” Nào ngờ, ông chủ quán ăn này lại tên là Giao Dịch, tiểu nhị nghe thấy bên ngoài có người gọi tên ông chủ mình, vội vã ra ngoài xem, nhìn thấy một người quần áo rách rưới ngất trước của tiệm, cậu nhanh chóng vào nói với ông chủ.
Giao Dịch nghe tiểu nhị kể, liền vội vàng ra ngoài cửa dìu Công Bằng vào trong quán, vừa sai người đốt lò sưởi ấm và rót trà, vừa hỏi lý do Công Bằng đến. Khi biết Công Bằng đường xa đến tìm mình để chia đôi ngân lượng, Giao Dịch vô cùng cảm động, liền nói: “Một đĩnh bạc thôi mà, hà tất phải như vậy, một mình anh lấy không phải là xong rồi ư? Huống hồ lại là của nhặt được!” Công Bằng nói: “Trên đĩnh bạc có viết rất rõ ràng, tôi sao có thể một mình độc chiếm chứ?” Giao Dịch thấy Công Bằng nhân nghĩa như vậy, lòng tôn kính của anh với Công Bằng trào dâng, anh cảm động nói: “Tôi vẫn có thể sống qua ngày được, vậy một nửa đĩnh bạc đó tôi tặng cho anh vậy!
Anh là ai?” Công Bằng hỏi với vẻ không hiểu.
Tôi là Giao Dịch, người mà anh ngày đêm tìm kiếm đây!
A! Cảm ơn trời cảm ơn đất, rốt cuộc đã tìm được người rồi!” Công Bằng dường như quên đi mệt mỏi, vội vàng bảo Giao Dịch lấy dao ra để chia bạc. Giao Dịch nhiều lần từ chối, Công Bằng không muốn, vậy là bảo tiểu nhị lấy dao chặt củi ra, Công Bằng đặt đĩnh bạc lên trên một tảng đá rỗ ở trong sân, giơ dao lên chặt. “Xoảng” một tiếng, nửa miếng bạc rơi vào khe hở của tảng đá rỗ đó, Công Bằng lấy tay thò vào khe hở đến nỗi tay chảy máu cũng không lấy được miếng bạc ra. Giao Dịch thấy một nửa miếng bạc ở trên hòn đá vừa đúng có hai chữ Công Bằng, liền nói: “Thôi thôi, không cần lấy nữa, một nửa của anh ở đây.” Công Bằng trả lời: “Như thế sao được, anh không có, tôi không thể một mình mình có được.” Giao Dịch thấy Công Bằng quả thật “công bằng”, liền cầm ra một cây gậy sắt, hai người cùng nhau bẩy tảng đá ra, dưới đất xuất hiện chín vại và mười tám lọ vàng bạc, trên đó đều có tám chữ “Công Bằng Giao Dịch, mỗi người đều có.
Chuyện này đã nhanh chóng được truyền ra khắp thị trấn, không phải người ta truyền tụng tài vận, mà là truyền tụng phẩm chất cao quý của hai người Công Bằng và Giao Dịch.
Sau này, người buôn bán vì để kỷ niệm Công Bằng và Giao Dịch, đã học tập tinh thần đối đãi thành thật với người khác, nên đã khắc tên của hai người họ “Công Bằng Giao Dịch” lên trên quả cân, công bằng giao dịch đã trở thành cái cân lương tâm của thương nhân khi mua bán.
Câu chuyện này rất thú vị và cũng rất cảm động lòng người, nhưng cũng chớ vì thế mà cho rằng đây là câu chuyện được viết ra một cách tùy tiện, văn hóa của Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, mỗi một từ mỗi một chữ đều có nội hàm sâu sắc bên trong. Câu chuyện “Công bằng giao dịch” không chỉ là ca ngợi đức tính tốt đẹp của Công Bằng và Giao Dịch, mà còn là Thần lưu lại cho con người khi làm buôn bán, nhất định phải tuân theo chuẩn tắc: giữ tâm cho chính, công bằng giao dịch, thì mới có thể đắc được thứ của mình, và hai bên mua bán đều có lợi. Đây chính là văn hóa kinh doanh. Đây cũng chính là nguyên do mà mấy nghìn năm Trung Quốc có nền kinh tế phồn vinh, thay đổi triều đại nhưng bao niên đại kinh tế không hề suy yếu.
Đạo lý kinh doanh và đạo lý làm người, quý ở chỗ có đức. Hiện nay ở Trung Quốc Đại Lục, tham quan khắp nơi, đạo đức con người dần mất đi, dùng mọi cách không chừa thủ đoạn để kiếm tiền, che giấu lương tâm kiếm tiền một cách đen tối, gian lận lừa đảo đều đã xuất hiện, hàng giả phổ biến khắp nơi, người mua bị đòi giá cao mà không có thương lượng. Đây đều là do chính quyền tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc làm ra. Chỉ có vứt bỏ Đảng Cộng sản, thì Trung Quốc mới có hy vọng. Đồng bào Trung Quốc, hãy nhanh chóng thoái xuất khỏi tổ chức tà ác sắp bị diệt vong này, đừng làm vật chôn cùng nó, thì mới có tương lai, mới có thể thấy được thời khắc vĩ đại phục hưng dân tộc Trung Hoa, người Trung Quốc mới có thể trở về với con đường văn hóa truyền thống, đó mới là cuộc sống chân chính và tốt đẹp của nhân loại.
Tác giả: Tịnh Liên

Đứa con tù tội vì đánh người, không ngờ mẹ già bỏ đi chỉ để lại… những đóa mai

Mẹ anh từng nói với anh rằng, làm người cần phải giống như những bông hoa mai vàng trong mùa đông lạnh giá, càng khó khăn gian khổ, thì càng cần phải trổ ra những bông hoa tươi đẹp hơn.

Ảnh: Secretchina.com
Ảnh: Secretchina.com
Năm đó khi mới vừa 18 tuổi, một lần không chịu được nhẫn nhịn, anh đã đánh người ta trọng thương, bị tuyên án 6 năm tù giam.
Kể từ cái ngày anh vào trong tù, thì không có ai đến thăm anh cả. Mẹ anh ở góa, ngậm đắng nuốt cay để mà nuôi dưỡng anh nên người. Thật không ngờ rằng anh vừa mới tốt nghiệp phổ thông, liền xảy ra chuyện như thế này, khiến cho mẹ đau thấu tâm can. Anh hiểu mẹ mình, bà có lý do để hận anh.
Mùa đông năm đó sau khi anh vào tù, đã nhận được một chiếc áo len, góc dưới của chiếc áo có thêu một bông hoa mai, trên hoa mai có kẹp một mảnh giấy rất nhỏ: “Hãy cố gắng cải tạo, mẹ còn chờ con phụng dưỡng những năm tuổi già nữa…”
Mảnh giấy nhỏ này, khiến một người trước giờ vốn kiên cường như anh khóc ướt cả mặt. Đây là chiếc áo len mà mẹ anh đích thân đan cho anh, từng mũi kim từng đường chỉ đều quen thuộc làm sao.
Mẹ anh đã từng nói với anh rằng, làm người cần phải giống như những bông hoa mai vàng trong mùa đông lạnh giá, càng khó khăn gian khổ, thì càng cần phải trổ ra những bông hoa tươi đẹp hơn.
Trong bốn năm sau đó, mẹ anh vẫn không đến thăm anh, nhưng mùa đông mỗi năm, bà đều gửi đến một chiếc áo len, còn có cả mảnh giấy đó nữa. Vì để sớm ngày được ra khỏi tù, anh đã cố gắng cải tạo, mong sao được giảm nhẹ hình phạt, có thể sớm ngày trở về đoàn tụ với mẹ. Quả nhiên, ngay ngày đầu năm của năm thứ năm, anh đã được ra tù trước thời hạn.
Mang theo một túi hành lý đơn giản, bên trong chính là tất cả những gì anh có được… năm chiếc áo len, anh đã trở về đến nhà.
Trước cửa có treo một cái ổ khóa lớn, ổ khóa đều đã rỉ sét hết cả, trên nóc nhà, cỏ tranh cũng đã mọc cao hơn một thước. Anh cảm thấy nghi hoặc, rằng mẹ rốt cuộc đã đi đâu rồi?
Quay người đi tìm hàng xóm, hàng xóm kinh ngạc nhìn anh, hỏi anh chẳng phải vẫn còn một năm nữa mới được thả ra sao. Anh lắc đầu, hỏi: “Mẹ con đâu rồi?”. Người hàng xóm cúi gầm mặt xuống, nói bà đã đi rồi.
Đầu của anh như có một tiếng sấm nổ vang lên, “không thể nào!”
Mẹ mới chỉ mới có hơn 40 tuổi, sao lại ra đi sớm như vậy được? Mùa đông anh còn nhận được chiếc áo len của bà, nhìn thấy mảnh giấy của bà để lại cơ mà…
Người hàng xóm lắc đầu, dẫn anh đến mộ phần của tổ tiên, một gò đất vừa mới đắp lên xuất hiện ngay trước mắt anh. Mắt anh đỏ hoe, đầu óc trống rỗng, một hồi lâu, anh hỏi mẹ đã ra đi như thế nào.
Người hàng xóm nói vì anh hành hung đả thương người ta, nên mẹ anh đã vay mượn khắp nơi để có tiền chữa trị cho người bị hại. Sau khi anh vào tù rồi, mẹ anh liền chuyển đến làm việc tại xưởng sản xuất pháo hoa cách xa nhà hơn hai trăm dặm, quanh năm không trở về.
Ảnh: Cmoney.tw
Ảnh: Cmoney.tw
Mấy chiếc áo len đó là mẹ anh sợ anh lo lắng, luôn nhờ người ta mang về nhà, nhờ hàng xóm gửi đi. Vào mùa xuân năm ngoái, công xưởng tăng ca để sản xuất thêm pháo hoa, không may xảy ra hỏa hoạn, toàn bộ công xưởng bị nổ tan tành, trong đó còn có mười mấy người ở địa phương khác đến làm việc, còn có toàn bộ người nhà ông chủ đến nhà xưởng để giúp đỡ, họ đều đã chết hết cả. Trong đó, bao gồm cả mẹ anh.
Người hàng xóm nói xong, thở dài một hồi, nói trong nhà mình còn có một chiếc áo len nữa, dự định mùa đông năm nay sẽ gửi đi cho anh. Ngay trước mộ của mẹ, anh đấm ngực dậm chân, khóc lóc thảm thiết không thôi.
Tất cả đều là lỗi của anh, là anh đã hại chết mẹ, anh đúng là một thằng con bất hiếu! Anh thật sự đáng phải xuống địa ngục mà!
Ngày hôm sau, anh bán căn nhà cũ đi, mang theo túi hành lý đựng sáu chiếc áo len đến một nơi đất khách quê người, lang thang kiếm sống bên ngoài.
Thời gian trôi qua rất nhanh, thoáng một cái đã 4 năm trôi qua, anh dừng chân ở một thành phố, mở một quán ăn nhỏ. Không lâu sau, anh lấy một cô gái chất phác làm vợ. Bởi đồ ăn ngon rẻ, vợ chồng anh hòa nhã, nhiệt tình nên việc làm ăn buôn bán của quán ăn rất tốt. Mỗi ngày, cứ ba bốn giờ sáng anh đã dậy sớm để đi lấy hàng, mãi đến trời sáng mới vận chuyển rau củ, thịt cá cần thiết về nhà. Không mướn thêm người làm, hai vợ chồng bận đến đầu óc quay cuồng cả lên. Hàng ngày vì đều thiếu ngủ, nên mắt anh lúc nào cũng đỏ ngầu.
Không lâu sau, có một bà lão đẩy một chiếc xe ba gác đến trước cửa nhà anh …
Không biết tại vì sao, bà lão trước mắt lại khiến anh nhớ đến người mẹ của mình. Bà bị còng lưng, đi đường khập khiễng, bà dùng tay làm dấu, muốn được cung cấp rau củ, thịt cá cho anh, tuyệt đối tươi ngon, giá cả còn rẻ nữa.
Bà lão là một người câm, khắp mặt đều là bụi bẩn, mấy vết sẹo ở bên trán và cạnh mắt khiến bà trông thật là khó coi. Người vợ không đồng ý, bởi bộ dạng của bà lão, nhìn qua là đã thấy khó chịu rồi, nhưng anh lại không màng đến sự phản đối của vợ nên đã nhận lời.
Bà lão rất giữ chữ tín, mỗi lần rau củ được chuyển đến theo yêu cầu của anh quả nhiên đều là tươi ngon cả. Thế là, cứ khoảng sáu giờ sáng mỗi ngày, thì có một chiếc xe ba gác đựng đầy rau củ, thịt cá đều đúng giờ đến trước cửa quán ăn của anh.
Anh cũng đôi lần mời bà lão ăn tô phở, bà lão ăn rất chậm, dường như muốn được tận hưởng lâu hơn, lòng anh không khỏi chua xót, nói với bà lão rằng, mỗi ngày bà đều có thể ăn phở ở đây.
Bà lão mỉm cười, cất từng bước chân khập khiễng rời đi, anh nhìn bà, không hiểu sao, lại nhớ đến mẹ của mình, rồi bỗng có một loại cảm giác xung động như muốn khóc vậy.
Thoáng một cái, thời gian hai năm lại trôi qua, quán ăn của anh giờ đã trở thành một nhà hàng cao cấp, anh cũng đã tích cóp được một số tiền kha khá, đã mua được một căn nhà, nhưng người chuyển rau củ cho anh, vẫn là bà lão kia.
Lại qua nửa tháng sau, bỗng có một ngày, anh đứng đợi trước cửa rất lâu, nhưng lại không đợi được bà lão kia, đã hơn một giờ trôi qua rồi, nhưng bà lão vẫn chưa thấy đến.
Anh cũng không có cách nào để liên lạc với bà, không còn cách nào khác, đành phải bảo người làm đi mua rau củ về. Sau hai giờ đồng hồ, người làm đã chở một xe rau củ về. Nhìn qua một lượt, trong lòng anh không khỏi có chút thất vọng, xe rau này quả thật là kém xa so với rau củ của bà lão.
Rau mà bà lão chuyển đến toàn bộ đều đã được chọn lựa kỹ càng, dường như không có lá nào bị hư héo cả, cây nào cây nấy đều sạch sẽ tươi ngon.
Từ sau ngày hôm đó, bà lão không còn thấy xuất hiện nữa …
Ngày Tết đã đến rồi, nhà anh có gói bánh há cảo, anh nói với vợ rằng muốn đem một tô cho bà lão, thuận tiện xem bà đã xảy ra chuyện gì. Sao một tuần rồi đều không thấy chuyển rau củ đến? Đây vốn là chuyện trước nay chưa từng có, người vợ gật đầu đồng ý.
Há cảo nấu xong, anh mang theo, lần lượt hỏi thăm mọi người về một bào lão bán rau bị tật ở chân. Cuối cùng trong một ngõ hẻm cách nhà hàng của anh hai con đường, anh tìm được nhà của bà lão.
Anh gõ cửa một hồi khá lâu, nhưng không ai trả lời, cánh cửa khép hờ, anh thuận tay đẩy ra, trong căn nhà nhỏ tối tăm chật hẹp, bà lão đang nằm trên giường, người gầy như que củi. Bà lão nhìn thấy anh, kinh ngạc mở to đôi mắt, bà rất muốn ngồi dậy, nhưng lại không có chút sức lực.
Anh đặt há cảo ở bên cạnh giường của bà lão, hỏi bà có phải bị bệnh rồi không. Bà lão mở miệng ra, như muốn nói cái gì đó, nhưng lại không nói nên lời. Anh ngồi xuống, nhìn chung quanh ngôi nhà nhỏ này. Bỗng nhiên, mấy tấm hình treo trên tường khiến anh kinh ngạc đến há hốc cả miệng, đây chính là những tấm ảnh anh và mẹ chụp cùng với nhau kia mà! Lúc anh 5 tuổi, lúc 10 tuổi, lúc 17 tuổi …
Ở góc tường, có một bao quần áo dùng tấm vải cũ bọc lấy, ở lớp ngoài của tấm vải, có thêu một đóa hoa mai.
Anh vội quay đầu lại, ngơ ngác nhìn bà lão, hỏi bà là ai. Bà lão ngơ ngơ ngẩn ngẩn, bỗng bật thốt lên: “Con à…”
Anh hoàn toàn kinh ngạc đến ngây người! Bà lão trước mắt này, vốn không hề bị câm? Cái thanh âm khàn khàn kia quen thuộc đến thế, không phải là mẹ anh thì còn là ai nữa đây? Anh đờ ra như một khúc gỗ, bỗng nhiên bước đến, hai tay ôm chầm lấy mẹ, đau đớn khóc òa lên, nước mắt của hai mẹ con hòa quyện vào nhau.
Không biết đã khóc bao lâu, anh ngẩng đầu lên trước, nức nở nói rằng đã tận mắt nhìn thấy nấm mồ của mẹ, cho rằng bà đã qua đời rồi, vậy nên mới rời khỏi quê nhà phiêu bạt đến nơi đây.
Mẹ anh lau khô nước mắt, nói rằng đó là bà nhờ hàng xóm làm như vậy, xưởng pháo bông nơi bà làm việc xảy ra vụ nổ, bà đã may mắn sống sót, nhưng lại bị hủy mất dung mạo, chân lại bị tật nữa. Nhìn thấy bộ dạng của mình, nghĩ rằng con trai từng ngồi tù, gia cảnh lại túng quẫn, sau này có thể ngay đến cả vợ, anh cũng không lấy được.
Vì để không làm khổ anh, bà đã nghĩ ra chủ ý này, nói rằng mình đã qua đời, để anh rời xa khỏi quê nhà, đến sinh sống ở một nơi đất khách quê người, rồi lấy vợ sinh con.
Sau khi biết được anh đã rời khỏi quê nhà, bà đã trở lại ngôi làng, hỏi thăm tin tức qua tay nhiều người, mới hay được là anh đã đến thành phố này.
Bà kiếm sống bằng nghề lượm ve chai, tìm kiếm anh trong suốt bốn năm trời, cuối cùng đã tìm được anh trong quán ăn nhỏ này. Nhìn thấy con trai bận rộn, bà lại cảm thấy đau lòng, vì để mỗi ngày có thể gặp mặt con trai, giúp anh giảm bớt gánh nặng, bà bắt đầu mua rau củ thay cho anh. Tính đến nay đã hơn hai năm rồi, nhưng bây giờ, chân bà không còn cử động được nữa, không thể nào bước xuống giường được nữa rồi, vậy nên, không còn có thể chuyển rau đến cho anh nữa.
Không đợi mẹ nói hết, anh liền cõng mẹ lên lưng, tay mang theo gói quần áo mà đi, anh không hề hay biết rằng, nhà của mình lại cách chỗ ở của mẹ gần đến như vậy.
Anh đi chưa đến hai chục phút, đã cõng mẹ về đến nhà rồi. Mẹ anh sống ở nhà mới của anh được ba ngày. Ba ngày này, bà đã nói với anh rất nhiều …
Bà nói khi anh vừa mới vào tù, bà suýt chút nữa thì đã đi gặp ba của anh rồi, nhưng nghĩ đến con trai vẫn còn chưa ra khỏi tù, nên không thể đi được, liền ở lại tiếp tục chờ đợi!
Sau khi anh ra tù rồi, bà lại nghĩ con trai vẫn còn chưa có thành gia lập nghiệp, vẫn còn chưa thể đi; nhìn thấy con trai đã yên bề gia thất, lại nghĩ còn chưa được nhìn thấy cháu nội, liền gắng gượng tiếp tục ở lại nữa… Khi bà nói những lời này, trên gương mặt luôn nở nụ cười.
Anh cũng đã nói với mẹ rất nhiều, nhưng anh trước sau vẫn không có nói với mẹ rằng, năm đó sở dĩ anh đánh người ta, là vì có người đã dùng những lời lẽ hạ lưu, bẩn thỉu nhất để lăng nhục bà. Trên đời này, người khác dẫu có đánh anh, chửi anh thế nào, anh cũng đều có thể nhẫn chịu được, nhưng anh tuyệt đối không thể nhẫn chịu việc có người lăng nhục mẹ anh.
Ba ngày sau, bà đã yên lòng ra đi, bác sĩ nhìn thấy bộ dạng đau đớn tựa như không thiết sống của anh, nhẹ nhàng nói: “Căn bệnh ung thư xương của bà xem ra đã hơn mười năm rồi, bà ấy có thể sống đến bây giờ, vốn đã là một kỳ tích rồi. Vậy nên, anh không cần phải đau lòng đến như vậy”.
Anh thẫn thờ ngẩng đầu lên, mẹ lại bị ung thư xương sao?
Mở bao quần áo đó ra, bên trong những bộ áo len mới tinh ngay ngắn xếp chồng lên nhau, có cái của trẻ sơ sinh, có cái của vợ, có cái của mình, một cái lại một cái, ở trên mỗi một cái đều có thêu một bông hoa mai.
Ở dưới cùng của bao quần áo là một cuốn sổ khám bệnh: “Ung thư xương”, thời gian, là năm thứ hai sau khi anh vào tù. Đôi tay anh run rẩy, trong lòng đau đớn như bị cắt xẻ từng miếng từng miếng thịt …
Ảnh: Epochtimes
Ảnh: Epoch Times
Tấm lòng yêu thương của cha mẹ là vĩnh viễn! Tấm lòng hiếu thảo của con cái cũng nên là vĩnh viễn vậy!
Cho đi yêu thương, rồi yêu thương sẽ quay trở lại, phúc vãng giả phúc lai – phúc truyền đi rồi phúc lại đến về sau, truyền rộng năng lượng thuần chính, sẽ có được năng lượng thuần chính và tư duy chân chính.
Tác giả: Cmoney.tw | Dịch giả: Tiểu Thiện

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

EM LẠI ĐẾN.

                                                             



                                                     















" EM LẠI ĐẾN " THANH HOÀNG

LẠC....




OTTAWA.



HÀNG KHÔNG ĐỤNG













HOA TƯỜNG VI " HÀNG KHÔNG ĐỤNG "


CHỈ SỢ NHẦM
















HOA TƯỜNG VI " CHỈ SỢ NHẦM "

TÌNH THÂN.



BIẾT LÀM GÌ


                                                                                                 

         
              Một người bạn vui mừng báo tin được sắp sang Mỹ không phải theo diện HO hay theo diện đoàn tụ gia đình mà lập gia đình với người Việt ở Mỹ. Thoạt tiên tôi cũng lây cái hạnh phúc của bạn, hy vọng tìm đúng con đường thoát khỏi nghèo túng, một tương lai tốt đẹp hơn, giúp đỡ rỡ mặt gia đình.

Nhưng rồi trong thâm tâm, thành thật mà nói, dựa qua bao kinh nghiệm sống một phần tư thế kỷ ở nước ngoài, bao câu hỏi được đưa ra thật đa dạng khó khăn và nhiều vấn đề không giải đáp. Chị lại xin ý kiến nhưng chị đã quyết định rồi thì bàn ra bàn vô còn có ích lợi gì ? Vả lại, hoàn cảnh khác nhau, xứ định cư không giống nhau, lời khuyên bây giờ chẳng giúp ích chị nhiều hay chỉ  như ‘nước đổ  lá môn’.

          Nhớ lại trước kia, sinh viên du học tự túc thường là con nhà giàu có, học sinh xuất sắc tuyển chọn được học bổng quốc gia, quân nhân công chức đi quan sát tu nghiệp nước ngoài nên thường được người bản xứ trọng nể. Sau 75 ai cũng được xem là dân tị nạn cần giúp. Những quốc gia rộng lớn giàu có và nhất là có liên quan trực tiếp với chiến tranh Việt nam, những nước đồng minh của Việt nam Cộng hòa thì có dự trù phương án đặc biệt giúp đỡ người tị nạn, các nước nhỏ ít tài nguyên cũng không quá thờ ơ trong việc nhân đạo nầy. Tuy nhiên, cái nhìn của các nước ngoài càng ngày càng thay đổi vì tình hình chính trị và kinh tế thế giới.

          Khí hậu của Âu Mỹ càng ở lâu càng thấm thía tính thong dong của dân Việt ta. Ở đây, mỗi mùa mỗi loại y phục cần thiết thích nghi. Phương tiện di chuyển như ô tô cũng điều hòa không khí mùa hè, mùa lạnh có máy sưởi ấm. Nhà cửa tất nhiên phải trang bị cho thời tiết nầy. Do đó tổn phí nhu cầu đó cần được dự trù và điều nghiên luôn. Không trả tiền điện nước ga điện thoại quá thời hạn qui định thì bị cúp ngay. Người ta thường kháo nhau là điện ga cúp thì không chết đói thì cũng bị chết teo.

          Có dịp sang một lần ở các nước của lục địa già cổ Âu châu chẳng hạn, bạn sẽ nghiệm ra câu « Đông Tây khó gặp nhau » không phải hoàn toàn vô lý nhất là đối với những người lớn tuổi mà cuộc đời đã hằn sâu phong tục truyền thống, kinh nghiệm và kỷ niệm hơn phân nữa cuộc đời. Nhìn chung từ hình thể, cách sống suy tư, đến cách làm việc, tất cả như đều khác nhau. Không dễ gì trong một vài tuần vài tháng cả vài năm mà quên cái quá khứ của mình được, chỉ cố gắng thực hiện « nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc » vì tương lai con em.

            Hơn thế nữa, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng gây bao xáo trộn trong cuộc sống hiện nay. Phải an cư rồi mới lạc nghiệp. Thế mà tiền mướn nhà cũng leo thang và giá cả cũng thừa thắng bay cao. Tiền vay ngân hàng theo lãi xuất di động làm cho người vay nghèo bất thần không kịp trở tay có khi buộc lòng dời chỗ ở hoặc bán nhà đi tìm nơi nào khác sống dễ hơn.

          - Chị biết không, nhiều lời khuyên trái ngược nhau lắm, chị tâm sự qua điện thoại. Người thì nhất định là nước ngoài bây giờ dù sao cũng là thiên đàng hạ giới, đại hay tiểu thôi. Bà bạn nầy kể vanh vách tiểu sử của một đứa cháu gái nghèo ‘rớt mồng tơi’ sau vài năm lấy chồng Việt kiều ở Mỹ,  trời đất ơi giàu lắm, gửi tiền về nhà xây cất cho cha mẹ nhà lầu mấy tầng, đầy đủ tiện nghi hiện đại. Về xứ, nữ trang vòng vàng y phục sang trọng ai cũng trầm trồ ngợi khen. Nghe bán tin bán nghi mình cũng lựa lời hỏi thêm về  nếp sinh sống bên ấy.

          Người ta cho biết rằng nghe đâu ông chồng vượt biên sang đó trên 20 năm, học thêm có bằng cấp cao thạc sĩ tiến sĩ gì lận, giám đốc hảng điện tử ở Thung lũng Xi li côn nổi tiếng nhất của Mỹ đó, giỏi lắm. Chị biết đó chứ, người Việt mình thông minh, chịu gian chịu khó, giỏi đánh Mỹ, Tây, …gì gì còn thắng thì việc đánh giặc nghèo đâu phải là chuyện mò kim đáy bể, làm giàu chắc dễ như trở bàn tay. Con cái lớn lên rồi cũng có địa vị ông nầy bà nọ cả, cho nên cô gái nầy may mắn như ‘ chuột sa hũ nếp ’.

           - Còn tuổi tác, vợ con ?

Chuyện đó ăn thua gì, ông nầy lại góa vợ nữa. Thông thường điều kiện ‘đầu tiên’ là ‘tiền đâu’ để giải quyết mọi việc, đấy mới là tiên quyết. Người Việt ta lại chẳng bảo :
                  « Áo dài chẳng nệ quần thưa,
               Tám mươi có của cũng vừa mười lăm. » 
                                                             ( ca dao ) 

          Có lần một anh bà con khá lớn tuổi góp ý :’’ Tôi cũng biết một gia đình khác cũng có con ở nước ngoài, thực tế hơn cho rằng ở đâu cũng phải làm mới có ăn. Không có nước định cư nào trợ cấp mãi vô điều kiện người tị nạn. Mà nếu chỉ trông cậy vào tiền xã hội, trợ cấp gia đình làm sao có tiền dư được ? Trước kia trong những năm đầu, nhiều người tị nạn cũng hưởng trợ cấp nhưng còn có dịp ở nhà lãnh lương rồi tìm cách làm việc đen nghĩa là không khai, nên tích trữ lâu dài, có tiền. Bây giờ, Nhà nước kiểm tra chặt chẽ hơn, việc qua mặt đó khó áp dụng nữa.

    - Cũng có nhiều người muốn giàu nhanh, đốt giai đoạn lao thân vào casino, vé số, lô tô.

 Thường chỉ thua cháy túi hơn nhưng còn bám hy vọng, biết đâu « nếu có một ngày » Thần tài gõ cửa. Liều hơn nữa như « điếc không sợ súng » thì nhập vào thế giới bất hợp pháp, buôn lậu, hàng giả, trồng cây cấm như cây canabis ma túy. Bị phanh phui thì bị kết án nặng nề, phất nhanh mà phá sản cũng nhanh. Vậy đừng tin ai nói rằng ra nước ngoài là tự nhiên trở thành giàu liền, " nói dóc tổ ".

             - Chị thấy không, bao ý kiến trái ngược nhau, người nào cũng có lý, phản ảnh phần nào sự thật, tôi cũng biết thế, nhưng bây giờ đã đâm lao rồi chắc phải theo lao thôi. Ở nhà hoài cứ bán tín bán nghi, chi bằng mình quyết định một lần, sau nầy cũng không phải hối tiếc gì cả, vậy một ăn một thua. Vả lại hiện có một vài cái phao đang nhấp nhấp, cố tính sao cho đúng lúc giật mạnh cái cần câu vì bây giờ « Một con cá lội, mấy người buông câu ». Việt kiều Mỹ cho đến thế kỷ thứ 21 rồi vẫn còn có giá hơn nhiều đám cưới với dân Nam Hàn, Đài loan, Trung Quốc.

           - Chị nói đúng thôi. Ở đâu cũng phải làm để sống, nhưng ở các nước giàu có văn minh thì tùy sức và may mắn của mình, hy vọng vươn lên được. Nhìn người Việt tị nạn, ít có gia đình nào mà không phất được đâu, ít nhiều nếu chịu khó làm thôi. Bằng cớ là số tiền ngoại gửi về hàng năm, hoặc số người về thăm quê hương thì cũng thấy người xa quê giỏi dang như thế nào. Chẳng những thế tính hiếu học của người Việt ta cũng phải làm cho người ngoại quốc nể nang.

              Chị có dọ hỏi hoàn cảnh gia đình của anh bên ấy không ? Con cái thế nào ?
              - Thật ra, theo chị bạn giới thiệu thì thấy không có gì trở ngại cả. Con cái của ông ấy đã lớn hết rồi, có gia đình, có công ăn việc làm khá giả, hai ông bà sống một vợ một chồng từ trước đến nay, bà chẳng may qua đời cũng cả gần mươi năm rồi, nay nghe nói đến mình mà trước kia ông ta cũng có biết nên mới nhờ chị bạn mình dọ hỏi cho ông ta liên lạc. Qua một thời gian điện đàm, ông ấy nhất định xin về cưới rồi bảo lãnh sang Mỹ, vấn đề kinh tế đừng lo.
             - Cuộc hôn nhân nầy, theo tôi nghĩ, không phải vì tình, tiếng sét ái tình, mà theo chị kể sơ sơ đầu đuôi gốc ngọn cũng không hẳn là do kinh tế. Vậy lý do sâu xa nào chị quyết định lên xa hoa, từ biệt mẹ già, anh chị em vào tuổi hưởng nhàn nầy ?
              - Chị hỏi câu hay quá mà đánh trúng ngay chỗ chấn thương của tôi. Thật sự tôi cũng chẳng bao giờ dám tự hỏi lòng câu đó mà chỉ lo giải đáp vòng vòng vấn đề bên ngoài. Chị biết tôi từ trước đến nay,
 
                        «  Dù ai nói ngã nói nghiêng,
                   Thì ta cũng vững như kiềng ba chân. » 
                                                                (Ca dao )
               Không phải có ý xuất gia đi tu vì tôi quan niệm

                         « Tu đâu cho bằng tu nhà,
                       Thờ cha kính mẹ hơn là đi tu ».

Thật ra đã là con người, ai cũng hy vọng có một gia đình riêng, hạnh phúc, tôi cũng vậy thôi. Và để đạt được mộng ước đó, mỗi người đều có phương cách trang bị cho mình dù vẫn nghĩ rằng cuộc đời luôn bị chi phối bởi bao nguyên nhân, hoàn cảnh không biết căn do người ta đổ cho số mệnh, may mắn, kiếp trước,…

          Có lẽ mình «  số cao » nên độc thân đến ngày nay vậy.

          - Tụi mình hiểu nhau quá mà, tụi nầy cứ kháo nhau bà thờ chủ nghĩa độc thân, bà khép kín lòng mình dù bà có nhiều dạm hỏi cưới xin. Vì vậy quyết định của chị thật bất ngờ.
            - Phần tôi, đây là một bức phá cuối cùng cuộc đời. Như chị biết, từ trước đến nay, tôi luôn cố sống lương thiện bằng sức của mình giúp người thân trong gia đình để rồi mấy lần bị bạn bè lường gạt đến gần phá sản, bị hăm dọa thưa kiện thiếu điều tù tội. Cái họa nghèo thời điểm nầy đã biến tôi thành một người khác hồi nào tôi không biết được, tôi cũng phải sống và bảo vệ tiếng tăm gia đình nữa, tôi phải cứu mình bằng mọi giá trừ bán thân mình là tốt rồi. Chị cũng đã nghe cảnh đáng thương của bao thiếu nữ lao động xứ người.

Có lần vay tiền ngân hàng làm ăn không gặp thời thua lỗ, cái thiếu nầy chồng chất cái nợ kia, càng cố vùng vẫy thì càng thêm thấm mệt, thôi đành buông tay cho rảnh trí. Tôi e làm khổ không những cho riêng cá nhân mà còn cả gia đình thân quyến mà hối hận hơn là không trả được nợ người đã từng giúp tôi qua truông trong lúc gặp nạn đã hoàn toàn thương tin tôi không một tiếng trách hờn. Đáng buồn hơn là tôi biết rõ hoàn cảnh khó khăn của họ cũng rất chật vật nuôi con cho đến thành người.

          - Lạ thật, chị rất bươn chải, siêng năng, bắt việc nầy sang việc kia, chị lại sống độc thân chị đâu phải có tiền để nuôi ai cũng không cần làm giàu mà chi, tôi không hiểu nổi khi biết chị đã phất lên trở lại được rồi mà bây giờ lại quyết… ra đi ‘có đèn có lộng’ nữa.
          - Nhiều người cũng khuyên bảo người lớn tuổi ở ngoại quốc buồn lắm, con cái đi làm, cháu đi học. Cha mẹ cảm thấy cô đơn hơn có khi còn thấy bơ vơ như bị bỏ rơi vì các con không thường xuyên thăm viếng vì bận rộn hay ở xa nhau quá. Tôi chưa có kinh nghiệm sống như thế đâu mà biết được, chứ tôi thấy nhan nhản các bà về nước người nào cũng sung sức trắng hồng, sang trọng. Họ hàng bà con hãnh diện ra mặt, đúng thôi.

            Đáng chán là những người sợ bà con nghèo xin tiền lẻ mà thích làm việc nào cốt ý như để khoe khoang danh phẩm người từ nước ngoài. Làm việc thiện thì tốt, biết chia xẻ cho người cần người thiếu thật đáng hoan nghênh nhưng ta có câu « của cho không bằng cách cho » mà nhất là thời bây giờ cần phải biết rõ đối tượng cần giúp. Nhiều khi thấy các ông bà kiểu cách, làm bộ làm tịch, chê bai đủ điều đủ loại, thấy ứa gan luôn. Ngược lại ở bên đây, cũng không thiếu gì gia đình có thân nhân ngoại gửi tiền về phủ phê, họ sống phè phỡn làm chơi ăn thật, tiền đẻ ra tiền, thật cũng là cảnh trái tai ngứa mắt quá.

           Nhiều ông về một mình, giả thật không ai biết, mà thôi ông nào ông nấy cũng tuyên bố rêu rao giàu có nứt vách, giám đốc hảng nầy nọ, áo quần bảnh bao, đi đâu cũng kè kè chai nước lọc ngán bị ‘Tào Tháo’ rượt, buồn cười hơn nữa mười ông chín ông tuyên bố không thôi vợ, vợ bỏ, thì sắp ly dị ly thân, mới vừa góa vợ đang đi tìm người an ủi cho đến hết cuộc đời sung túc sung…sức. Có lẽ vì thế các bà, dù là Hoạn thư đi nữa vẫn ngán để các ông về du lịch một mình ênh nên đi kè bên sát nút e các ông mê tơi nét « duyên dáng »  thời mở ngõ lạc vào các động tiên huyền, nâu, thần Bạch mi hay lạc vào ‘vườn khế ngọt’ mất nhẵn túi tiền và quên cả đường về.

          - Thế hệ trẻ nước ngoài về thì thế nào ?
        - Thành phần nầy thì có biết chút ít hay không để ý gì về tình hình đất nước đâu. ‘ Ăn phải chỗ, ở đúng thời’ để dễ bề hội nhập vào cuộc sống mới, chỉ cố gắng học hầu chiếm được mảnh bằng có địa vị trong xã hội, báo hiếu cha mẹ hãnh diện với đời và hưởng thụ theo khuynh hướng thời đại. Du lịch là cốt yếu theo phong cách sống mới các nước văn minh để mở rộng tầm nhìn kiến thức, hòa đồng thân thiện với mọi dân tộc trên quả đất xanh cần bảo vệ cho loài người chúng mình. Thế thôi.

             - Chị nhớ chuyện con sư tử con được sống với bầy dê. Ngày ngày nó cũng gậm cỏ non, uống nước bên giòng suối trong mát, chơi đùa nhảy cỡn kêu be be như các dê nhỏ khác, giống như con em ta sang các nước định cư nói tiếng trôi chảy cư xử như trẻ con bản xứ vậy thôi. Quá khứ của cha mẹ tổ tiên đâu có dịp khơi lại, mà có nhắc đến cũng không thể nào hiểu được vì môi trường sống khác hẳn xa rồi. Ở trường ai đề cập tới đất nước, các em cũng có sinh hoạt riêng bù đầu bù cổ để kịp theo bước văn hóa văn minh hiện đại. Người lớn cũng không dành thì giờ để lo hoàn toàn cho con cái, ai cũng cố làm ra tiền để lo cho gia đình bên nầy bên kia. Rời đất nước, người Việt ta đều có gì để lại và mang theo trong tâm hồn, tình cảm, vật chất, một người thân, một ngôi mộ, một mối tình, một lời thề,…

             Tuy nhiên mặc dầu thanh thiếu niên ngày nay tự do hơn nhưng cũng hiểu rằng muốn hội nhập vào xã hội phải được trang bị bằng tài năng cá nhân và lòng kiên trì quyết vươn lên. Không ỷ lại được như cô nương cậu ấm ngày xưa hay các công tử « con ông bà lớn »ngày nay vung tiền vào các cuộc vui chơi hưởng thụ hay bạch hóa núi « tiền dơ » của cha mẹ trùm tư bản đỏ đen. Do đó tất nhiên cán cân lệch một bên, quan niệm về đất nước, tình hình trở nên mơ hồ không quan tâm. Rồi càng ngày mài miệt vào việc hội nhập, vô tình càng ngày càng xa dần văn hóa tập tục nước nhà. Phụ huynh cũng nhận ra điều ấy nên đâu đâu ngày nay cũng cố gắng khuyến khích người trẻ biết cội nguồn.

 Còn các con của anh ấy có ý kiến gì không ?

          -  Mình chỉ biết điều anh ấy kể thôi, tất cả đều có gia đình hết rồi ở riêng, nên cho rằng việc anh ấy lập gia đình trong lúc nầy rất cần thiết và nhất là tìm được người đàng hoàng thì thật là đáng mừng. Chỉ cần mình đồng ý thì anh ấy sẽ về ngay tổ chức đám cưới rồi làm giấy tờ cần thiết để bảo lãnh mình càng sớm càng tốt, chúng mình không còn trẻ gì đâu.

           - Còn bên gia đình chị thì thế nào ?
          - Tôi quyết định một mình rồi mới cho gia đình hay. Chắc chắn là không ai vui lắm đâu vì đến từng tuổi nầy tôi mới « lên xe hoa » và lần đầu tiên tôi lại đi xa biết ngày nào gặp lại. Hôn nhân là chuyện vui thế mà trở thành việc bất thường vừa lo ngại vừa mừng ngầm cho mọi người thân nhưng chuyện đã xảy ra rồi. Không ai nỡ lòng dập tắt mộng ước hạnh phúc cuối đời của một con người dù sợ e rằng đó có thể là mộng tưởng ảo ảnh ?

              Tôi cũng biết hiện giờ chị cũng bó tay không ý kiến, chị có thương tin mình chị cũng chỉ lặng thinh trước cái quyết định bất ngờ bề ngoài có vẻ đầy cân nhắc, nhẫn nại mà chị không cách nào hiểu được. Thôi thì chị chúc cho đứa em gái nhỏ của chị may mắn đi trong cuộc hành trình nầy dung rủi do Bà Nguyệt Ông Tơ ?

          Đúng vậy biết làm gì hơn bây giờ ? Khoảng cách, hai bến bờ, Đông Tây tuy xa mà gần mà cũng gần mà xa tùy cơ may, số phận nhưng căn bản vẫn do chính mình thôi mà thật ra quyết định thế nào là hợp lý ?

            Người xây mộng có thể bị hành quyết bức tử nhưng riêng hồn mộng thì không một ai có thể tước bỏ hủy diệt được và niềm hy vọng có một ngày… mãi mãi trường tồn !

                                                                                    Cô Trần Thành Mỹ