Có rất nhiều vụ mất tích đã chìm vào quên lãng sau hàng chục năm, thì bất chợt các nạn nhân lại xuất hiện. Nhưng điều kì lạ chính là họ không hề già đi, thậm chí râu tóc cũng không dài thêm… Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng, những người này đã đi vào trong lỗ hổng thời gian.
Hành khách trên tàu Titanic xuất hiện sau gần 80 năm
Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước.
Ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập.
Khi được cứu lên tàu, trả lời câu hỏi của thủy thủ, cô nói: “Tôi tên là Wenni Kate, 29 tuổi, một hành khách trên con tàu Titanic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh giạt tôi lên núi băng này, thật may mắn là các ngài đã kịp cứu giúp”.
Nghe câu trả lời đó, mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ lạ và họ nghĩ rằng có lẽ do sốt cao, cô gái này đã nói nhảm. Kate được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Sức khỏe của cô không có gì đáng ngại ngoài việc cô quá sợ hãi do bị lạc nhiều ngày, thần kinh cũng không có dấu hiệu rối loạn. Các xét nghiệm về máu, tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi.
Thẩm tra, đối chiếu với bản danh sách hành khách trên tàu Titanic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Kate nói. Trong khi mọi người đang tranh luận thì sự việc thứ 2 xảy ra.
Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương trong khi khảo sát tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km, đã phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Ông ta mặc bộ quần áo màu trắng, khá gọn gàng, rít sâu điếu thuốc. Không ai có thể nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của con tàu Titanic.
Nhà hải dương học nổi tiếng, tiến sĩ Marwen Iderlan, sau khi cứu được Smith đã phát biểu trước báo chí rằng không thể có sự việc nào đáng kinh ngạc hơn. Người đàn ông này không thể là tên lừa đảo, ông ta đích thực là thuyền trưởng của con tàu Titanic, người cuối cùng chìm xuống biển cùng với con tàu . Khó tin hơn nữa là Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng trên thực tế mới chỉ là một ông già 60 tuổi. Khi được cứu, ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày 15/9/1912.
Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo (Nauy) để chữa trị. Nhà tâm lý học Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàn toàn bình thường. Ngày 18/9/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng định, người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì ngay việc đối chiếu vân tay cũng đã cho thấy điều đó.
Sự việc cần được giải thích rõ ràng. Một số cơ quan hải dương Âu – Mỹ cho rằng thuyền trưởng Smith và hành khách Kate đã bị rơi vào “hiện tượng mất tích – tái hiện xuyên thời gian”.
800 lính Anh mất tích trong mây
Trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, vào ngày 21/8/1915, hơn 800 lính thuộcTrung đoàn Norfolk 5 của quân đội Anh được lệnh cơ động lên một ngọn núi cao thuộc vùng Dardanelles, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo lời kể của các nhân chứng, có một đám mây lớn bay sà xuống và bao phủ lên đoàn quân, lúc đó đang tiến vào thung lũng. Đội quân càng lên cao thì càng chìm dần vào trong khối mây mờ.
Khi người cuối cùng khuất hẳn, cả khối mây đã bốc lên cao và biến mất, người ta không thấy bất kỳ người lính nào bước ra khỏi đám mây đã bay đi đó. Từng ngọn cây, bụi rậm trên đỉnh núi đều có thể nhìn rõ, nhưng một đội quân hơn 800 người đã mất tích hoàn toàn. Khi đó, 22 người lính của New Zealand cũng đang tập cùng trận địa với đội quân này, trên một ngọn đồi nhỏ khác cách đó khoảng 600 m. Họ đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng bí hiểm trên.
Có giả thuyết cho rằng toàn bộ đội quân đã bị lực lượng đặc nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ bắt làm tù binh. Tuy nhiên, sau chiến tranh, phía Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết khẳng định rằng họ chưa từng nhìn thấy đội quân này. 800 người lính đã bị mất tích không nằm trong danh sách những lính Anh bị tử trận, đồng thời cũng không có trong danh sách tù binh chiến tranh được Thổ Nhĩ Kỳ trao trả sau khi chiến tranh kết thúc.
Máy bay mất tích 35 năm trở về
Chiếc Douglas của Mỹ đột nhiên xuất hiện tại Venezuela sau 35 năm.
Năm 9/9/1990, trạm kiểm soát sân bay Venezuela phát hiện một chiếc Douglas(nhãn hiệu thông dụng thập niên 1930-1940) đột nhiên bay qua. Khi nhân viên sân bay kết nối với họ “Đây là Venezuela, các bạn từ đâu tới?”, phi công trên máy bay hét lên: “Ôi chúa ơi, chúng tôi là máy bay 914 Pan American Airways từ Newyork đến Florida. Chúng tôi phải bay thế nào?”.
Khi xác minh nhật ký chuyến bay từ Mỹ, mọi người đều hoảng hốt vì tất cả phi hành đoàn cùng 50 hành khách được cho là đã chết trong chuyến bay số hiệu 914 ngày 2/6/1955. Điều kỳ lạ là họ trông vẫn y hệt như khi mất tích, trong khi gia đình và những đứa con đều đã già. Khi cảnh sát và các nhà khoa học Mỹ điều tra thẻ căn cước và cơ thể hành khách chuyến bay thi kinh ngạc khi thấy mọi chi tiết đều khớp 100%.
Một khoảnh khắc dài bằng hàng thập kỷ
25 binh lính quay trở lại sau 46 năm mà không hề thay đổi gì so với trước.
Theo hồ sơ của Hải quân Mỹ, trong chiến dịch Thái Bình Dương thời kỳ Thế chiến II, chiến hạm Indiana Bolis của Mỹ bị tàu ngầm của Nhật đánh chìm. Khi đó Hải quân Mỹ đã nhận được tín hiệu cấp cứu của 25 binh lính và sĩ quan rời khỏi chiến hạm bằng thuyền cứu hộ. Nhưng sau nhiều lần tìm kiếm, vẫn không thể tìm thấy 25 quân nhân kia. Cuối cùng, quân đội Mỹ đành phải tuyên bố họ đã mất tích.
Nhưng vào một ngày tháng 7/1991, một đội thuyền đánh cá của Philippines trên hải phận Sibis, phía nam quần đảo Philippines, đột nhiên phát hiện một chiếc thuyền cứu hộ, trên thuyền có 25 binh lính đang trong tâm trạng hoảng loạn, mặc dù cơ thể vẫn còn cường tráng. Phát hiện này làm quân đội Mỹ vô cùng kinh ngạc.
Điều khó hiểu hơn cả là chiến hạm Indiana Bolis bị đánh chìm từ năm 1945, và mãi tới 1991 người ta mới thấy họ, nhưng họ không hề thay đổi so với trước kia, thậm chí cả râu và tóc… cũng không dài thêm chút nào. 25 người một mực khẳng định họ chỉ lênh đênh trên biển một ngày đêm. 46 năm tương đương với một ngày, điều gì đã xảy ra? Nhà thiên văn học, tiến sĩ Semesijians cho rằng, có khả năng họ đã bị rơi vào “lỗ hổng của thời gian“, mấy chục năm sau mới xuất hiện trở lại và hoàn toàn không biết mình đang ở thời điểm nào.
Khinh khí cầu mất tích
Năm 1954, trong một cuộc thi biểu diễn khinh khí cầu, chiếc khí cầu của Hary Rogen và Derick Noidon đột nhiên mất tích. Sau nhiều năm tìm kiếm họ vẫn không tìm thấy xác chiếc khinh khí cầu bị rơi. Kỳ lạ là năm 1990, trong một cuộc thi khinh khí cầu khác tại Cuba, chiếc khinh khí cầu mất tích 36 năm về trước đột nhiên xuất hiện tại nơi mà nó đã mất tích năm 1954 trước hàng nghìn con mắt kinh ngạc của khán giả.
Khi đó người Cuba cho rằng đây là vũ khí bí mật của Mỹ nên đã cho máy bay bắn hạ khí cầu, còn Rogen và Derick thì bị đưa đến một căn cứ quân sự. Tại đây, họ khai rằng trong cuộc thi khinh khí cầu năm 1954 tại Bodorigo Saint Juan, họ đột nhiên bị kích thích vào vùng não, toàn thân đau buốt như có một luồng điện chạy qua người. Tất cả mọi thứ xung quanh từ bầu trời cho đến mặt biển đều biến thành một màu đỏ. Việc tiếp theo mà họ cảm nhận được là bị một chiếc máy bay chiến đấu tấn công. Họ không hề biết chỉ trong khoảng khắc màu đỏ ấy mà thời gian đã trôi qua 36 năm.
Sau 48 năm, cà phê vẫn nóng
Năm 1985, tại vùng đầm lầy trong khu rừng rậm New Guinea, người ta phát hiện thấy một máy bay chở khách hai động cơ đã mất tích trước đó gần nửa thế kỷ. Điều khiến mọi người kinh ngạc là dù đã bị mất tích gần 48 năm nhưng chiếc máy bay vẫn còn mới y nguyên, từ nhãn hiệu đến lớp sơn vẫn còn sáng bóng, vỏ máy bay không hề có vết xước, những cánh cửa của nó vừa mở là được ngay, không hề có dấu hiệu rỉ sét.
Khó tin hơn trong khoang máy bay không thấy người nào dù là sống hay chết. Nhưng trong máy bay cốc giấy, mẩu thuốc lá và mấy tờ báo có ghi rõ ngày tháng xuất bản là chủ nhật thứ ba của tháng 1 năm 1937 vẫn chưa ngả màu vàng, dường như mới đó vẫn đang có người ngồi trong máy bay. Trong một chiếc gạt tàn, có để một vỏ bao thuốc lá thơm, loại thuốc lá mác ấy lưu hành vào những năm 1930, nhưng vào thời Chiến tranh thế giới thứ II đã ngừng sản xuất. Ngoài ra, cà phê được giữ trong bình vẫn còn ấm và còn nguyên mùi vị… Tất cả những điều đó khiến cho nhân viên điều ra sởn tóc gáy.
Phía quân đội đã cử người đến điều tra nhưng vẫn không thể lý giải được những điều kỳ lạ. Chỉ biết đây là chiếc máy bay dân dụng cất cánh từ Manila, Philippnes đến Trung Quốc năm 1937. Theo ghi chép, những sự kiện tương tự cũng từng xảy ra vào thập niên 1960. Một máy bay ném bom của Mỹ mất tích ngày 4/4/1946. Không quân Mỹ huy động lực lượng tìm kiếm suốt 500km vùng trời nơi nó mất tích, nhưng không có kết quả.
Căn cứ theo phân tích máy móc thiết bị, dường như nó mới hạ cánh ngay chiều hôm đó và không hề có dấu vết của một chiếc máy bay đã mất tích 48 năm.
Quan điểm của các học giả
Một số người cho rằng lỗ hổng thời gian thực chất là thế giới phản vật chất đang tồn tại trong vũ trụ. Họ dựa vào công thức tổng năng lượng vật chất của Einstein, theo đó tổng năng lượng vật chất có hai giá trị là chính và phụ. Vậy khi giá trị phụ xuất hiện, chúng ta cần phải làm thế nào? Nhận thức nó ra sao? Một số học giả liền đưa nó vào mối liên hệ với thế giới phản vật chất. Hiện nay, chúng ta mới hiểu biết chưa đầy một nửa vũ trụ chúng ta đang sống, là phạm vi thế giới vật chất, còn nửa kia là một hệ thống tạo thành từ phản vật chất.
Hai bộ phận này tiếp cận với nhau dưới tác động qua lại của lực hấp dẫn. Khi tiếp cận đến một mức độ nhất định, tác dụng “đổ vỡ” do thế giới vật chất và phản vật chất sinh ra sẽ tạo ra một nguồn năng lượng vô cùng lớn, tạo thành một áp lực tách đôi hai hệ thống. Theo đó, có thể thấy rằng mất tích chính là hiện tượng phát sinh khi hai hệ thống vật chất và phản vật chất tiếp cận ở mức độ cao nhất, sinh ra năng lượng tạo nên áp lực phân tách. Khi hiện tượng “đổ vỡ” kết thúc, trường lực hấp dẫn trở lại trạng thái ban đầu, hiện tượng tái hiện xảy ra.
Trong cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học, nhiều giả thuyết khác cũng được đưa ra. Một trong số đó là thuyết “thời gian đứng lại”. Thế giới vật chất sau khi tiến vào lỗ hổng thời gian đồng nghĩa với việc mất tích, và từ đó đi ra cũng có nghĩa là được tái hiện. Như vậy, lỗ hổng thời gian và trái đất không cùng một hệ thống, và thời gian trong “lỗ hổng” là tương đối tĩnh. Do đó dù có mất tích 3 – 5 năm hay vài chục năm đi nữa, người ta sẽ không có gì thay đổi so với lúc ban đầu.
Giả thuyết thứ hai được đưa ra là thuyết “thời gian ngược”, cho rằng thời gian trong lỗ hổng thời gian là quay ngược so với bình thường. Người mất tích sau khi rơi vào đó có khả năng sẽ quay ngược về quá khứ. Tuy nhiên, khi thời gian quay ngược một lần nữa, người này lại được đưa trở về thời điểm họ bị mất tích, kết quả là xảy ra hiện tượng tái hiện thần bí.
Trong thuyết thứ ba “đóng cửa thời gian”, lỗ hổng thời gian là hiện tượng tồn tại khách quan trong thế giới vật chất, không nhìn thấy và cũng không thể sờ thấy. Đối với thế giới vật chất mà con người đang tồn tại, nó vừa đóng lại vừa mở. Thỉnh thoảng khi nó mở ra một lần, sẽ có hiện tượng mất tích; mở thêm một lần nữa, người mất tích tái hiện.
Trước mắt, quanh vấn đề “lỗ hổng thời gian” vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Chưa một học thuyết nào đủ sức thuyết phục vì chưa đưa ra được những chứng cứ xác thực. Hiện tượng “mất tích – tái hiện” vẫn còn là bí ẩn đang chờ con người khám phá…
Tinh hoa
5 phát hiện khảo cổ đến nay vẫn chưa thể giải thích
Trong 2 thế kỷ gần đây, các nhà khảo cổ liên tục tìm được những công trình kiến trúc vĩ đại bị chôn vùi từ xa xưa, và giống như những Kim tự tháp Ai Cập, bí ẩn về việc xây dựng và công nghệ thời cổ đại vẫn là câu đố chưa có lời giải cho đến ngày nay.
Dưới đây là 5 phát hiện khảo cổ tiêu biểu cho huy hoàng của những nền văn minh cổ đại trên toàn thế giới.
1. L’Anse aux Meadows, Canada
Được phát hiện vào năm 1960, L’Anse aux Meadows là một địa điểm khảo cổ nằm ở mũi phía Bắc của đảo Newfoundland (Canada).
Qua nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện công trình cổ xưa này được xây dựng bởi những người Viking và là di chỉ lớn nhất của người Bắc Âu ngoài Greenland.
Điểm thú vị là công trình này được xây dựng ở khu vực Bắc Mỹ 500 năm trước khi Columbus “phát hiện” ra châu lục mới. Vì thế nhiều giả thuyết cho rằng, chính những người Viking đã tìm ra châu Mỹ chứ không phải nhà thám hiểm Columbus.
Họ thậm chí còn tìm được những vết tích cho thấy người Viking đã từng rèn kim loại ở đây và trao đổi với những người thổ dân địa phương.
Bằng chứng là những vật dụng trong lều của thổ dân bản địa hay những sợi chão được bện lại từ những sợi lông thú ngắn đều được tạo ra bởi những người Viking ở Greenland. Lý do là bởi người bản địa chỉ khâu áo bằng lông thú và không hề biết dệt vải.
Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ để quyết định ai là người đã tìm ra châu Mỹ trước và vấn đề này vẫn còn gây nhiều tranh luận. Dẫu vậy, L’Anse aux Meadows được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1978..
2. Saksaywaman, Peru
Saksaywaman được xây dựng như một pháo đài hay một khu liên hợp bao phủ khu vực rộng lớn ở vùng ngoại ô phía Bắc thành phố Cusco (Peru). Tuy vậy tàn tích còn sót lại ngày nay chỉ chiếm 1/4 khu liên hợp ban đầu – nơi mà có thể chứa hơn 10.000 người.
Tàn tích là các bức tường lớn được xây dựng một cách kiên cố. Mặc dù những tảng đá này có hình dạng không đồng đều nhưng khi đặt chúng xếp chồng lên nhau lại cực vừa vặn đến mức ngay cả một tờ giấy cũng không thể lọt qua được các khe hở.
Ở phía bên trên các bức tường đá là nền móng tròn tọa lạc ba ngọn tháp sừng sững. Người ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng nền móng này thấp hơn khi đứng cạnh những bức tường đá. Tảng đá lớn nhất được đặt làm nền có chiều cao 8,5m.
Một trong ba bức tường dài nhất có chiều dài là khoảng 400m và cao nhất là 6m. Một tảng đá đơn thuần được dùng để xây tường có trọng lượng ước tính từ 120 – 200 tấn.
Qua khảo sát, các chuyên gia nhận thấy, nền văn hóa Killke (văn hóa Killke chiếm đóng ở Nam Mỹ) đã dày công xây dựng công trình này vào thế kỷ XII. Sau đó đế chế Inca đã chiếm đóng và mở rộng công trình.
Dù tìm hiểu kỹ nhưng các chuyên gia vẫn chưa hiểu, công trình này được dựng xây với mục đích gì. Một vài nhà khảo cổ học tin rằng, tàn tích Saksaywaman có thể là một ngôi đền được dựng lên để dành cho việc thờ phụng Mặt trời.
Vào năm 1983, khu tàn tích Saksaywaman và thành phố Cusco đều được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
3. Mohenjo-daro, Pakistan
Mohenjo-daro – Ngọn núi của cái Chết – là một di chỉ khảo cổ nằm ở tỉnh Sindh, Pakistan. Đây là một trong những khu định cư lớn nhất của nền văn minh Indus và chỉ được phát hiện vào năm 1922.
Mohenjo-daro được xây dựng vào khoảng năm 2600 TCN, cùng lúc với sự hình thành của nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Lưỡng Hà.
Do nằm ở gần các con sông, đồng bằng màu mỡ nên Mohenjo-daro phần nào được tạo điều kiện để phát triển về mặt nông nghiệp. Các công trình trong thành phố được xây bằng đất nung, khác hẳn với những thành phố cùng thời đại khác được xây dựng bằng đá và đất.
Điều này chứng tỏ trình độ kiến trúc cao của nền văn minh Indus. Vào thời kỳ thịnh vượng nhất, thành phố có khoảng 35.000 cư dân, trở thành thành phố lớn nhất của nền văn minh Indus.
Điểm đáng chú ý hơn nữa là Mohenjo-daro được xây dựng theo mô hình thành phố hiện đại ngày nay với đường xá, hệ thống thoát nước ngầm… chỉ khác là thành phố này đã được xây dựng cách đây hơn 4.000 năm. Nhưng không biết vì lý do gì mà Mohenjo-daro đã chìm dần vào quên lãng.
Hiện, giới khảo cổ vẫn miệt mài nghiên cứu, khai quật những con dấu có chữ tượng hình cổ để khám phá nguyên nhân vì sao thành phố đột nhiên biến mất một cách bí ẩn như vậy. Mohenjo-daro được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1980.
4. Đền Göbekli Tepe, Thổ Nhĩ Kỳ
Được xây dựng cách đây 12.000 năm, ngôi đền Göbekli Tepe nằm trên đỉnh của một ngọn núi ở phía Đông Nam vùng Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ, cách mực nước biển 760m.
Khi được phát hiện, ngôi đền này dường như bị cố tình chôn vùi trong cát để không bị ai phát hiện. Tuy vậy, các nhà khảo cổ Đức đã đến đây và khai phá nhiều bí ẩn về ngôi đền cổ này.
Tại đây, giới khảo cổ tìm thấy nhiều tháp có hình dáng chữ T, với hình điêu khắc những loài động vật nguy hiểm chết người, như bọ cạp, sư tử, lợn rừng… nhưng lại không tìm được bất kì dụng cụ nông nghiệp nào.
Vậy bằng cách nào người xưa có thể tạo ra những chiếc cột cao gần 6m, điêu khắc bức hình hoàn hảo có niên đại từ 11.000 đến 12.000 năm trước mà không sử dụng bất kì loại dụng cụ nào?
Hơn thế, vì sao họ lại có thể xây dựng một công trình bằng đá khi có những viên đá nặng từ 100-300 tấn và mục đích xây dựng ngôi đền này của họ là gì? Tại sao lại phải chôn vùi ngôi đền dưới cát?
Theo giới khoa học, di chỉ khảo cổ này có ý nghĩa rất lớn đối với chúng ta về xã hội loài người cổ đại. Bởi công trình này được xây dựng vào khoảng năm 10.000 – 9.000 TCN, trước cả sự ra đời của nông nghiệp. Điều này chứng tỏ rằng niềm tin vào các vị thần mới thực sự là sự khởi đầu của một nền văn minh.
5. Động Long Du, Trung Quốc
Động Long Du là một loạt các hang động nhân tạo lớn nằm ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Được phát hiện vào năm 1992, 36 hang động này ngày nay đã trở thành địa điểm lớn thu hút khách du lịch.
Các hang động được chạm khắc bằng bột kết, được cho là hình thành trước thờinhà Tần năm 212 TCN. Tất cả 36 hang động này đều được tạo nên riêng rẽ trong một khu vực vỏn vẹn 1km vuông. Nhưng điều lạ là không có bằng chứng khảo cổ nào về việc số lượng đá khổng lồ – 1 triệu mét khối đá đó đến và đi bằng cách nào.
Đồng thời cũng không có tài liệu lịch sử nào ghi chép về lịch sử ra đời của những hang động này. Mỗi bức tường trong từng hang đều được khắc các đường thẳng song song với độ chính xác tuyệt đối.
Theo ông Jia Gang – giáo sư tại trường Đại học Tongji chuyên về xây dựng dân dụng cho biết: “Muốn vào hang cần phải có đèn vì cửa hang động rất nhỏ, ánh sáng Mặt trời chỉ có thể chiếu sáng ở một vùng nhất định của hang động, vào thời gian nhất định. Nếu một người đi sâu hơn vào trong động, ánh sáng sẽ nhạt dần. Tại đáy động – ở độ sâu hàng chục mét so với cửa động, người ta khó mà có thể nhìn thấy gì”.
Tuy nhiên, người ta không tìm thấy vật dụng gì dùng để chiếu sáng trong ít nhất là hai ngàn năm trước đây. Vậy làm thế nào mà người cổ đại có thể làm một công việc đòi hỏi sự chính xác trong môi trường tối đen như mực?
Hơn nữa, nhờ sự trợ giúp của các thiết bị tối tân, người ta đo được những hang động này có sự tương đồng gần như tuyệt đối, giữa độ dày bức tường, góc cạnh, các đường thẳng chạm khắc… Vậy phương pháp xây dựng của họ là gì để đạt được độ chính xác này?
Có một số nhà khoa học cho rằng, các hang động này là nơi quân đội đóng quân và hoàng đế trong một thời kỳ quá khứ muốn che giấu binh lính khỏi tầm nhìn để giữ bí mật, chuẩn bị chiến tranh.
Tuy nhiên, những động này không phải chỉ được xây dựng trong một thời gian ngắn. Họ đã mất rất nhiều năm để xây dựng do vậy dường như là không phải để dùng cho mục đích chuẩn bị chiến tranh, vốn đòi hỏi mọi việc phải được làm nhanh gọn. Hơn nữa, cũng không có dấu hiệu nào về việc con người đã ở trong các động này. Bởi vậy, với giới chuyên gia, đây vẫn là một bí ẩn chưa được giải mã.
Theo Tri thức trẻ