a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Chuyện tình cảm động của hai chú cò được ngưỡng mộ nhất Croatia

Nếu bạn không tin rằng tình yêu chung thủy là có thật, thì câu chuyện của hai con cò dưới đây có thể sẽ làm bạn đổi ý

tình yêu, Croatia, chú cò, câu chuyện,

Cuối tháng 8 hàng năm, chú cò Rodan Klepetan sẽ tạm biệt người bạn đời để bắt đầu hành trình di cư tới Nam Phi của mình. Còn Malena, cô cò bị thương, sẽ ở lại với chiếc tổ ấm cúng của cả hai, trên nóc một căn nhà trong một ngôi làng nhỏ tại Croatia.

tình yêu, Croatia, chú cò, câu chuyện,
Malena sẽ một mình sinh sống tại đó, thiếu vắng bóng Klepetan, trong suốt những tháng mùa thu và mùa đông. Để rồi khi tháng 3 tới, Malena sẽ lại đón chờ người bạn đời Klepetan quay lại. Cùng với cái ấm áp của mùa xuân, cả hai cùng đoàn tụ ở chiếc tổ ấm cúng trên nóc nhà.
tình yêu, Croatia, chú cò, câu chuyện,
Kể từ khi đôi cánh của Malena bị cánh thợ săn làm tổn hại vào năm 1993, cô cò đã không thể bay được bình thường như Klepetan, chứ chưa nói gì đến việc cùng cậu ta di cư trong suốt hành trình dài 8.000 dặm. Tuy nhiên điều đó không khiến cho Klepetan từ bỏ Malena. Ngược lại, chú cò còn là một ông bố rất mẫu mực.
tình yêu, Croatia, chú cò, câu chuyện,
Trong những năm trở lại đây, Klepetan và Malena đã cho ra đời nhiều lứa cò con, và Klepetan luôn đảm nhiệm trọng trách dạy lũ cò con tập bay. Khi mùa di cư tới, Klepetan sẽ một mình dẫn đàn con bay về Nam Phi để tránh đông, để lại Malena chờ đợi.
Năm nay, chú cò Klepetan đã làm mọi người ngạc nhiên khi trở lại sớm hơn thời điểm chim di cư về hẳn một tuần. Khi được hỏi về tính xác thực của chú cò Klepetan, ông Stjepan Vokic, người thường xuyên trông nom cô cò Malena ở trên nóc nhà mình cho hay, chỉ có Klepetan mới biết tìm kiếm chiếc xô đựng cá mà ông Vokic dành tặng chú sau hành trình di cư đầy khó nhọc.
Theo daikynguyenvn.com

Sahara – Hoang mạc lớn thứ 3 trên thế giới

Sahara là hoang mạc nóng lớn nhất và khắc nghiệt nhất trên thế giới. Chỉ sau hai hoang mạc lạnh giá là Bắc cực và Nam cực, Sahara là hoang mạc lớn thứ 3 trên thế giới.

sahara, sa mạc, hoang mạc,
Đây là hình ảnh nhiều người nghĩ về hoang mạc Sahara: một biển các đụn cát. Trên thực tế, địa hình ở đây khá đa dạng.
Với diện tích 9,4 triệu km², Sahara, tiếng Ả rập nghĩa là “Hoang mạc lớn”, bao trùm hầu hết Bắc Phi, phủ lên những vùng lớn của Algeria, Chad, Ai Cập, Lybia, Mali, Mauritania, Morocco, Niger, Bắc Sahara, Sudan và Tunisia.
Sahara được bao bọc bởi biển Đại Tây Dương ở rìa phía tây, núi Atlas và biển Địa Trung Hải ở phía bắc, Biển Hồng hải ở phía Tây, Sudan và thung lũng sông Niger ở phía nam.
Hoang mạc được chia thành các vùng tây Sahara, trung tâm dãy núi Hoggar (Ahaggar), dãy núi Tibesti, dãy núi Air, một vùng núi hoang mạc và cao nguyên, hoang mạc Ténéré và hoang mạc Libyan, vùng khô cằn nhất.
Ở phía Bắc, Sahara vươn tới biển Địa Trung Hải tại Ai Cập và các vùng của Lybia. Tại Cyrenaica và Maghreb, Sahara chịu ảnh hưởng khí hậu Địa Trung Hải nhiều hơn với mùa mưa vào mùa Đông.
sahara, sa mạc, hoang mạc,
Dãy núi Hoggar ở Algeria nằm ở trung tâm Sahara
Các thành phố lớn được đặt tại Sahara bao gồm Cairo (Ai Cập), Tripoli (Lybia), Nouahchott, thủ đô của Mauritania, Tamanrasset, Ouargla, Bechar, Hassi Messaoud, Ghardaia và El Oued tại Algeria, Timbuktu tại Mali, Agadez tại Niger và Faya-Largeau tại Chad.
Khí hậu và địa hình của Sahara
Gió hướng Đông Bắc ở Sahara có thể thổi mạnh như cơn bão xoáy và thường làm dậy sóng bão cát. Một nửa vùng Sahara có lượng mưa ít hơn 2.5 cm mỗi năm và nửa còn lại nhận được lượng mưa khoảng 10 cm mỗi năm. Những cơn mưa bất chợt thường là những trận mưa rào.
Hình ảnh Sahara trong tâm trí nhiều người là một hoang mạc gồm những đụn cát và có những dải cồn cát, một vài trong số đó trải dài tới 180 m. Tuy nhiên, hầu hết vùng Sahara là hoang mạc đá, một loại cảnh quan hoang mạc gồm rất ít cát và được tạo bởi những cao nguyên đá khô cằn, khắc nghiệt.
Ngoại trừ dòng sông Nile, các con sông và dòng chảy của Sahara bất thường và xuất hiện theo mùa. Sông Nile chảy qua hoang mạc bắt nguồn từ trung tâm châu Phi và đổ vào Địa Trung Hải.
Vùng trung tâm của Sahara rất hiếm thực vật. Phía bắc và phía Nam của hoang mạc, cùng với các cao nguyên có các bãi cỏ thưa thớt và bụi cây hoang mạc.
Động vật ở Sahara
Hàng nghìn năm trước đây, Sahara có đủ nước cho người và động vật có thể tồn tại trên rìa sa mạc. Có những bằng chứng cho rằng hoang mạc này đã có thời là nơi sống của những loài động vật vùng sông nước như cá sấu. Các hóa thạch khủng long, bao gồm Afrovenator, Jobaria và Ouranosaurus cũng đã được phát hiện tại đây.
Các hình vẽ trên đá thời tiền sử cũng đã mô tả các loài đã từng sống trên Sahara một thời tươi tốt như gia súc, hươu cao cổ, voi và sư tử.
Ngày nay, có rất ít nước và thực vật để duy trì sự sống ở hầu hết vùng Sahara. Một vài ngoại lệ là thung lũng Nile, một vài ốc đảo và các cao nguyên phía bắc, nơi các loài thực vật Địa Trung Hải như là cây ôliu được phát hiện.
Sự thay đổi diễn ra khoảng năm 1600 trước Công nguyên sau khi sự dịch chuyển của trục Trái đất làm nhiệt độ nóng lên và giảm lượng mưa.
Lạc đà, loài vật thường được gắn làm biểu tượng của Sahara, xuất hiện tại hoang mạc khoảng năm 200 sau Công nguyên. So với loài ngựa mà chúng thay thế, lợi thế của lạc đà là chân mềm để cho chúng có thể di chuyển nhanh chóng, dễ dàng qua cát và khả năng để tồn tại trong 17 ngày mà không cần thực phẩm và nước uống.
Các loài gặm nhấm, rắn và bọ cạp phát triển mạnh ở môi trường hoang mạc. Sahara là nơi cư ngụ của loài bọ cạp tử thần chiều dài có thể lên tới gần 10 cm. Nọc độc của chúng chứa những lượng lớn agitoxin và scyllatoxin.
Trong số 40 loài gặm nhấm được phát hiện thêm tại Sahara là chuột nhảy, chuột và sóc. Để tránh nóng, chuột nhảy đào các hố bên dưới cát hoang mạc tới phần đất ẩm hơn.
sahara, sa mạc, hoang mạc,
Addax nasomaculatus, hay linh dương sừng xoắn là loài động vật có vú bản xứ lớn nhất tại Sahara.
Addax nasomaculatus, hay linh dương sừng xoắn là loài động vật có vú bản xứ lớn nhất tại Sahara. Loài vật này di chuyển thành từng bầy nhỏ khắp Tây Sahara, Mautitania và Chad.
Thay vì uống nước, nó lọc ẩm từ cỏ và bụi cây hoang mạc. Các móng guốc quá cỡ giúp con vật này có thể khéo léo di chuyển trên cát lỏng của hoang mạc.
Chó rừng và nhiều loại linh cẩu thuộc trong số các loài ăn thịt sống trên Sahara. Với cân nặng ít hơn 1,4kg, cáo hoang mạc là một loài ăn thịt khác sống trong hố các đụn cát vào ban ngày và săn mồi vào ban đêm.
Tham khảo: Livescience, khoahoctv

Những đợt hạn hán khủng khiếp nhất lịch sử thế giới

Trong thế kỷ này, trên thế giới liên tục xảy ra các loại thiên tai, đặc biệt là hạn hán với tần suất và mức độ thiệt hại ngày càng cao. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh nhân loại, chúng ta đang đứng trước nguy cơ thảm họa toàn cầu.

khủng khiếp, hạn hán,
Hạn hán ở Sahel 2012
1. Hạn hán ở Sahel 2012
Năm 2012, gần hai mươi triệu người ở tám quốc gia Tây Phi gồm các khu vực Sahel đã phải đối mặt với hạn hạn khủng khiếp kèm theo cây trồng chết hàng loạt, bệnh dịch hạch bùng phát, xung đột vũ trang giữa các phe phái.
Điều đó khiến họ lâm vào nạn đói khủng khiếp, thảm họa này trở thành một trong những thảm cảnh tồi tệ nhất trên hành tinh trong những năm gần đây.
2. Hạn hán ở Ethiopia, 1983-1985
khủng khiếp, hạn hán,
Hạn hán ở Ethiopia, 1983-1985
Nạn đói tồi tệ nhất xảy ra ở Ethiopia trong lịch sử hiện đại do một đợt hạn hán khắc nghiệt xảy ra trong khu vực, khiến hơn 400.000 ca tử vong.
3. Hạn hán ở Úc, 1982-1983
khủng khiếp, hạn hán,
Hạn hán ở Úc, 1982-1983
Năm 1982-1983 là đợt hạn hán tồi tệ nhất ở Australia trong thế kỷ XX. Đợt hạn hán này bắt đầu vào mùa thu năm 1982, với sự thiếu hụt lượng mưa nặng nề ở phía đông Úc và sự xuất hiện của sương giá lạnh càng khiến thời tiết trầm trọng hơn trong tháng 6 và tháng 7.
Thời điểm đó, lượng nước ở thượng nguồn sông Murrumbidgee và các hồ chứa khắp miền đông nam Úc giảm đến mức chưa từng có trước đó.
4. Hạn hán Trung Quốc năm 1941
khủng khiếp, hạn hán,
Hạn hán Trung Quốc năm 1941
Đây là thảm họa tồi tệ nhất hoàn toàn do hạn hán và thiếu mưa gây ra mà không hề có mặt bất kỳ yếu tố nào khác như các cuộc xung đột, chiến tranh hay dịch bệnh. Hạn hán Trung Quốc năm 1941 gây thiệt hại hàng triệu cây trồng và thiếu lương thực, hậu quả là gần 3 triệu người đã chết.
5. Hạn hán ở Đông Phi, 2011
khủng khiếp, hạn hán,
Hạn hán ở Đông Phi, 2011
Giữa tháng 7 năm 2011 và giữa năm 2012, một đợt hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ Đông Phi. Hạn hán gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng khắp Somalia, Djibouti, Ethiopia, Kenya và đe dọa cuộc sống của hơn 10 triệu người.
6. Hạn hán ở Brazil, 2015
khủng khiếp, hạn hán,
Hạn hán ở Brazil, 2015
Hạn hán Brazil năm 2015, là một đợt hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến phía đông nam của Brazil bao gồm cả khu vực đô thị của Sao Paulo và Rio de Janeiro. Đợt hạn hán này được mô tả là tồi tệ nhất trong 80 năm qua.
7. Hạn hán ở Bắc Mỹ, 2002

khủng khiếp, hạn hán,
Hạn hán ở Bắc Mỹ, 2002
Hạn hán năm 2002 kéo dài và khá nghiêm trọng ở một số khu vực, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề đến miền Tây Hoa Kỳ, miền Trung Tây….
8. Hạn hán ở Tây Ban Nha, 2014
khủng khiếp, hạn hán,
Hạn hán ở Tây Ban Nha, 2014
Năm 2014, nhiều nơi ở Tây Ban Nha bị hạn hán cường độ cao nhất trong hơn một thế kỷ rưỡi. Valencia và Alicante là 2 trong những khu vực tồi tệ nhất bị ảnh hưởng. Theo cơ quan khí tượng của nước nước này, trong vòng 150 năm qua, họ chưa bao giờ chứng kiến ​​một đợt hạn hán dài và dữ dội như vậy.
9. Hạn hán ở Việt Nam, 1944
khủng khiếp, hạn hán,
Hạn hán ở Việt Nam, 1944
Việt Nam đã hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng vào năm 1944. Hạn hán kết hợp với sâu bệnh, lũ lụt trong mùa thu hoạch và chính sách phá lúa trồng ngô của quân phiệt Nhật Bản đã dẫn đến nạn đói ở Việt Nam năm 1945 làm chết khoảng 2 triệu người.
10. Đợt hạn hán kéo dài ở Việt Nam năm 2016
khủng khiếp, hạn hán,
Năm 2016, Việt Nam đang gánh chịu đợt hạn hán được cho là chưa từng trong lịch sử 100 năm qua. Đợt hạn hán kèm theo xâm nhập mặn này ảnh hưởng trực tiếp đến hơn chục tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, sông ngòi trơ đáy, đất khô nứt nẻ đang là thảm cảnh tại đây. Dự báo, thiên tai gay gắt kéo dài, nguy cơ 500.000 ha lúa hè thu không thể xuống giống, tác động nghiêm trọng đến đời sống của một triệu hộ dân (tương đương 5 triệu người).
Tổng hợp

Không có nhận xét nào: