a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

11 loại thực phẩm phát triển theo những cách hoàn toàn bất ngờ: hạt điều, ngô non, quế


Bạn có thường bất chợt tự hỏi thức ăn trên bàn thực ra đã lớn lên như thế nào, nó đến từ đâu, và nó được chế biến ra sao? Một số loại thực phẩm phổ biến nhất cũng là đáng chú ý nhất. Sô cô la, hạt điều, ngô hạt tiêu, bắp non, quế, wasabi (bột gia vị của Nhật bản), dứa, quả kiwi, hạt mè, nghệ tây, măng tây. Bạn có biết chúng phát triển thế nào không?

1. Hạt điều

(Cashew via Shutterstock)
(Hình ảnh “hạt điều” trên Shutterstock)
Tại sao hạt điều đắt tiền hơn những loại hạt khác mà bạn có thể mua? Đó là bởi vì hạt điều thực ra là hạt giống duy nhất của loại trái cây có kích thước như quả xoài được gọi là trái (quả) điều. Hạt giống này móc dính vào phần đáy của quả điều có hình trái tim ngược. Xử lý hạt điều rất phức tạp vì những gì chúng ta ăn là phần nhân hạt được bọc trong hai lớp vỏ có chứa một loại dầu độc hại tương tự như độc tố trong cây thường xuân. Vì vậy, để có được đến phần ăn được của quả hạch, thì việc trước tiên là phải rang tất cả lên để hủy diệt độc tố.
Trong khi đó trái điều lại rất thanh nhã và ngọt ngào cùng một dư vị thơm ngon. Nó cũng có độ tannin cao, là vị còn để lại cảm giác khô chát ở trong miệng của bạn (giống như ăn một quả chuối chưa chín). Ở những nơi như Brazil, quả này rất phổ biến và được ăn tươi hoặc dùng để làm nước trái cây, siro, rượu vang và trái cây ướp đá. Ở một số nước Mỹ Latinh, trái cây này được đánh giá cao đến nỗi thứ hạt gây rắc rối phiền hà của nó bị bỏ đi. Tuy nhiên, trái cây này cũng rất dễ hỏng vì vậy ở các nước khác, như Thái Lan, hạt điều là sản phẩm xuất khẩu lớn và quả điều là thứ gây phiền hà thường được bỏ đi.

2. Bắp non

WEB-ONLY-shutterstock_109525325
(Hình ảnh “ngô non” trên Shutterstock)
Ngô (bắp) non không phải là một giống ngô nhỏ như một số người nghĩ. Nó thực ra là loại ngô thông thường được chọn nhặt ra trước khi được thụ phấn do đó nó không bao giờ trưởng thành. Bất kỳ loại ngô nào cũng có thể được thu hoạch thành ngô non. Đôi khi đó là một cây trồng chính vụ, có nghĩa là nó được trồng để sản sinh ra bắp non, hoặc nó có thể là một vụ phụ cho ngô ngọt thông thường, được thu hoạch ở giai đoạn còn sớm. Trong cả hai trường hợp, thân cây ngô vẫn phải cao lên khoảng 182 cm (6 feet) trước khi nó được thu hoạch (nên nó không phải là lựa chọn lý tưởng cho vườn cây chậu bên cửa sổ nhà bạn).

3. Quế

Quế là vỏ bên trong của loại cây châu Á bán nhiệt đới có vỏ vàng nâu, hoặc cây quế Tích Lan, có nguồn gốc Sri Lanka. Loại này được gọi là quế “chính cống”. Nó thường bị nhầm lẫn với cassia, hay còn gọi là quế Trung Quốc hay Việt Nam, là loại mà thực ra đang được sử dụng chủ đạo trong sản xuất thương mại hiện nay. Vì vậy, hầu hết quế mà chúng ta mua không phải thực sự là quế chính cống.
Quế chính thống thì thơm hơn cassia và có một hương vị ít cay nồng hơn. Những chiếc lá của cả hai loại cây cũng đều rất thơm, và thường được sử dụng để pha trà có hương vị quế.
Cây quế có thể tăng trưởng lên mức khoảng 15 mét, nhưng thường được giữ ở mức dưới 2,4 m khi nuôi trồng. Các nhánh cây được cắt đi để làm gia vị. Sau khi thu hoạch các nhánh này, người nông dân phải giữ ẩm cho chúng trong 1-2 ngày để làm cho vỏ cây dễ dàng tróc ra. Rồi sau đó loại bỏ lá và cành cây, còn lớp mỏng vỏ bên ngoài thì cạo đi. Lớp vỏ quý giá bên trong sau đó được lấy ra một cách cẩn thận bằng cách khía từng lát mỏng dài song song nhau xuống mặt dưới. Đây chính là nguyên nhân tạo nên dạng vỏ xoắn đặc trưng của quế. Các vỏ xoắn dài được xếp lớp với nhau thành bó, tạo thành các thanh quế quen thuộc. Sau khi sấy khô các thanh quế, người ta cắt ngắn chúng thành các đoạn dài 5-8 cm cho tiện dùng.

4. Chocolate (Hạt Cocoa)

cocao-shutterstock_96695914
Hình ảnh hạt cocoa trên Shutterstock
Sôcôla được làm từ các hạt ca cao khô lên men, những hạt này mọc bên trong trái quả của cây ca cao. Những cái kén to cỡ quả bóng đá, lớn trực tiếp từ thân cây hoặc từ các cành lớn của cây. Bên trong vỏ kén này, các hạt được bao quanh bởi một lớp cùi màu sáng có vị ngon và ngọt, nhưng không hề giống như mùi vị sô cô la. Có khoảng 30-50 hạt giống trong mỗi cái kén.
Các hạt này ban đầu có màu trắng hoặc tím nhẹ, sau đó sậm màu hơn khi chúng khô và dậy men. Các hạt ca cao được sấy khô thêm nữa trong lò sấy sau đó được nghiền nát trong máy nghiền để loại bỏ lớp da mỏng như giấy và tạo nên cacao nghiền, đó là dạng tinh khiết nhất của cacao. Từ đó nó được xử lý thành nhiều hình thức khác nhau mà chúng ta mua như sô cô la.

5. Wasabi

wasabi-plate-shutterstock_77120896
Hình ảnh Wasabi trên Shutterstock
Wasabi là một dạng rễ mọc ở các vùng núi ẩm mát hoặc ở dưới một tán rừng trong tự nhiên. Trong điều kiện canh tác, nó được trồng chỗ có bóng thật râm mát trong vùng đất nông cạn có nước lạnh chảy qua. Có thể phải mất đến 3 năm để trồng cho đến khi cây trưởng thành. Vì khá khó khăn và tốn kém để phát triển wasabi nên phần lớn cái gọi là wasabi trên thị trường hiện nay là giả – nó thực ra chỉ là một hỗn hợp của cây cải ngựa thông thường, mù tạt (cải cay), và màu thực phẩm.
Wasabi tươi tự nhiên sau khi được xay nhuyễn sẽ tạo thành một hỗn hợp kem và là một thành phần thiết yếu cho món sushi. Nó cũng mất hương vị rất nhanh chóng sau khi nghiền nát ra mà không đậy kín. Lá wasabi cũng có thể ăn được và có cùng hương vị cay hăng như rễ gốc.
Tại Nhật Bản, wasabi Sawa là đắt nhất vì nó được trồng tự nhiên. Wasabi được trồng ở Nhật Bản, nhiều nơi ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, New Zealand, và đã có một số thành công trong các khu rừng rậm trên bờ biển Oregon và các địa phận của vùng núi Blue Ridge ở Bắc Carolina và Tennessee.
WEB-ONLY-WASABI-shutterstock_18001075
Hình ảnh nuôi trồng Wasabi trên Shutterstock

6. Dứa (thơm)

Hình ảnh dứa trên Shutterstock
Dứa khá dễ trồng. Chúng không được trồng bằng hạt giống, vì vậy có thể đơn giản là bạn chỉ cần cắt phần lá trên đầu (phần chóp) của bất kỳ quả dứa nào và trồng nó. Bạn cũng có thể trồng các cành ghép (cành giâm) (những cây con mọc ra từ một cây trưởng thành) hoặc trồng từ chồi rễ mút. Chúng không cần nhiều nước và có thể phát triển trong đất nghèo dinh dưỡng, và thậm chí phát triển mạnh trong chậu hoặc trong bồn.
Cây dứa có thân chắc mập rất ngắn, với lá kim dài mọc tủa ra như hình hoa thị, trông giống như mọc sát mặt đất. Quả dứa cũng thế, chúng mọc thẳng đứng, dường như mọc ngay trên mặt đất và mỗi cây chỉ có một quả.
Trồng dứa cần một thời gian dài để ra hoa và kết trái, tùy thuộc vào đoạn nào của cây mà bạn bắt đầu trồng xuống – 12 tháng đối với loại cành ghép và 24 tháng hoặc lâu hơn nếu trồng bằng phần lá trên đầu quả. Nhưng một khi bạn có một vài khóm trong vườn, chúng sẽ tự sinh sôi dễ dàng vì vậy bạn sẽ có quả trong nhiều năm kế tiếp.
Dứa có nguồn gốc từ Brazil và Paraguay, nhưng đã được dân bản xứ trồng lan rộng khắp Nam và Trung Mỹ và quần đảo Tây Ấn. Columbus đã mang trái dứa trở lại Tây Ban Nha và chúng được phổ biến đến phần còn lại của thế giới trên những chuyến tàu mang theo dứa để chống bệnh thiếu vitamin C. Từ “dứa” xuất phát từ các nhà các thám hiểm Tây Ban Nha đã đặt tên nó là “pina” nghĩa là quả thông để mô tả hình dạng của nó, sau đó người Anh thêm từ “apple” (quả táo) để chỉ sự ngon ngọt mà họ đã quen thuộc với loại trái cây này.

7. Kiwi

Hình ảnh Kiwi trên Shutterstock
Kiwi, còn được gọi là “quả lý gai Trung Quốc”, không phải có nguồn gốc từ New Zealand. Nó xuất xứ từ Trung Quốc, đặc biệt trong các thung lũng bờ sông Dương Tử ở phía bắc, và tỉnh Chiết Giang trên bờ biển phía đông. Nó đã được đưa tới New Zealand vào năm 1904 khi một bà hiệu trưởng muốn mang một thứ mới lạ về trường của mình sau chuyến viếng thăm người chị đang làm truyền giáo ở Trung Quốc. Tuy nhiên, vào cuối thế chiến II, nó là một nông sản xuất khẩu quan trọng đối với New Zealand.
Kiwi thực ra là một loại cây leo có quả mọng tròn (berry) và được trồng trên các giàn mắt cáo giống như trồng nho. Cây đực và cái phải được trồng gần nhau để sinh hoa kết quả và trái cây này rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết, một đợt ấm hoặc lạnh có thể giết chết cả cây hoặc dẫn đến ra ít bông hoa. Quả Kiwi cũng rất khó thụ phấn vì qua nghiên cứu những con ong nhận thấy hoa kiwi không mấy hấp dẫn.
Hoa Kiwi (Apple2000/CC3.0)

8. Hạt vừng (mè)

Hình ảnh Cây vừng trên Shutterstock
Cây vừng là một trong những cây trồng lâu đời nhất được con người canh tác, từ khoảng 5000 năm về trước. Hạt mè đã được lính La Mã ăn rất phổ biến để giúp họ bổ sung thêm dưỡng chất.
Cây mè phát triển đến chiều cao 1,5 đến 1,8 m, nó có tán lá rộng để thu nhận nhiều ánh sáng mặt trời. Những bông hoa hình chuông lớn mọc ra từ thân cây và bên trong mỗi bông hoa là những hạt mè. Các giống mè khác nhau có màu sắc hạt mè khác nhau… Hạt và dầu mè được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Đông và châu Á, nhưng ăn lá mè là một đặc sản của ẩm thực Hàn Quốc.
Hình ảnh hạt mè trên Shutterstock

9. Cây nghệ tây

Hình ảnh nghệ tây trên Shutterstock
Nghệ tây là gia vị đắt tiền nhất trên thế giới. Bởi vì nó là những núm nhụy được sấy khô của hoa nghệ tây tím. Phải có khoảng 75.000 bông hoa mới sản xuất ra 450g gia vị này, mà việc này gần như hoàn toàn được thu hoạch bằng tay. May mắn thay, trong nấu ăn chỉ cần một lượng tí xíu nghệ tây vì thêm quá nhiều có thể làm cho món ăn bị đắng. Người Ai Cập cổ đại cũng sử dụng cây này để nhuộm quần áo.

10. Măng tây

Hình ảnh chồi măng tây trên Shutterstock
Trồng trọt măng tây là một công việc lâu dài. Được lớn lên từ hạt, măng tây bắt đầu nảy mầm thành cây giống như cây dương xỉ và mất khoảng 2 năm để trưởng thành. Bạn có thể trồng ghép trên đầu cây măng tây 1 tuổi để có được lợi thế lớn sớm hơn một năm, nhưng những cây trưởng thành lại không cấy ghép được. Tuy nhiên, một khi đã trưởng thành, măng tây là cây tồn tại vĩnh viễn và sẽ tăng trưởng trở lại mỗi mùa trong 20 năm hoặc nhiều hơn. Chồi măng tây trưởng thành có thể được thu hoạch bằng cách cắt nó xuống đoạn thân có đường kính của một cây bút chì. Sau đó nó nằm chờ qua một mùa đông và sẽ phát triển trở lại vào mùa xuân.
Hình ảnh trên Shutterstock: (trái) măng tây non, (phải) măng tây trưởng thành

11. Hạt tiêu

Hình ảnh hạt tiêu trên Shutterstock
Hạt tiêu là gia vị được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi về sự khác biệt giữa tiêu đen, trắng, xanh lá cây, và tiêu hồng chưa?
Cây tiêu hoặc tiêu đen, là một cây leo quanh năm có lá hình bầu dục màu xanh tối. Nó mọc trên cây hay giàn mắt cáo. Trên toàn giàn cây leo treo thõng xuống các cụm có 150 hoặc nhiều hơn các quả mọng, hoặc quả có hạt. Các quả này ban đầu có màu xanh lá cây và trở nên sẫm màu hơn, và cay hơn khi chúng chín già. Nếu chọn nhặt chúng khi mới có màu xanh lá cây, thì hương vị là tương đối nhẹ – nó thường được nấu chín ở dạng cả chùm trong món cà ri xanh ở Thái Lan. Nhưng thông thường nhất thì hạt tiêu được nhặt khi đã ngả màu đen và đó là loại tiêu sọ mà chúng ta hầu như đều quen thuộc.
Tiêu trắng thực ra là tiêu đen đã để cho đến khi chín nẫu. Khi vỏ màu đen được bóc ra, phần bên trong là màu trắng và hạt tròn mọng này là phần cay nhất của nó.
Hạt tiêu hồng lại từ một loại cây khác hoàn toàn. Chúng là quả của cây baies rose, còn được gọi là cây hạt tiêu của Brazil. Đó là loại cây cao có các nhánh rũ xuống mà từ đó mọc ra các cụm quả mọng màu hồng sáng. Chúng có vị tiêu cay nhẹ cùng hương cam quýt nhẹ. Có kích thước giống như hạt tiêu, chúng thường được trộn lẫn với những loại tiêu khác để tạo ra một gia vị pha trộn nhiều màu sắc.

5 loại rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc mà bạn nên tránh

A customer shops for produce at a Whole Foods market in San Francisco, California. (Justin Sullivan/Getty Images)
Một khách hàng mua sắm ở San Francisco. (Justin Sullivan / Getty Images)
Hàng kém chất lượng nhập khẩu từ Trung Quốc – từ thức ăn vật nuôi gây tử vong đến ô tô đồ chơi có chứa chì – nhiều năm nay đã trở thành tiêu đề chính trên báo chí Hoa Kỳ. Các quy định của Trung Quốc khá lỏng lẻo, và chính phủ luôn cố gắng che đậy các vụ bê bối thực phẩm trong nước.
Rau củ cũng không ngoại lệ. Nông dân Trung Quốc thường sử dụng lượng lớn thuốc trừ sâu hóa học, phân bón và chất bảo quản độc hại để rau củ nhìn có vẻ tươi ngon. Và ngay cả nếu một sản phẩm được dán nhãn “hữu cơ” thì trên thực tế cũng không ai đảm bảo được điều đó.
Trong khi không có cách nào biết được liệu những loại rau củ Trung Quốc độc hại đó có bị trà trộn để xuất khẩu sang Mỹ hay không, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) lại chỉ tiến hành kiểm tra lấy mẫu dưới 3% hàng nhập khẩu nhằm phát hiện vi phạm và sai sót.
Trung Quốc là nền kinh tế nông nghiệp lớn nhất thế giới, sản xuất ra một lượng thực phẩm được tiêu thụ đáng kể tại Mỹ, bao gồm táo, cà chua và các loại nấm.
Sau đây là 5 loại rau củ có nguồn gốc Trung Quốc mà bạn nên cân nhắc tránh xa, kèm theo những câu chuyện giật mình về quy trình sản xuất theo kiểu Trung Quốc.

1. Tỏi

Garlic
(Donovan Govan/Wikimedia Commons)
Thực tế: Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trực thuộc cả Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), thì 64.876 tấn tỏi khô, tỏi tươi và tỏi đông lạnh đã được nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2014. Khoảng 1/3 lượng tỏi tiêu thụ ở Mỹ đến từ Trung Quốc.
Vấn đề: Theo báo cáo của kênh thông tin nổi tiếng Sohu, tỏi được sản xuất tại huyện Vĩnh Niên, thành phố Hàm Đan thuộc tỉnh Hà Bắc (một vựa tỏi của Trung Quốc) bị xịt thuốc trừ sâu trái phép. Một phóng viên giấu tên điều tra khu vực này phát hiện ra rằng nhiều nông dân trồng rau đã sử dụng phorate và parathion (hai thành phần thuốc trừ sâu bị chính phủ cấm dùng) tưới lên cây trồng để tiết kiệm thời gian và công sức.
Những năm gần đây, Trung Quốc không chỉ phải đối mặt với vấn đề nông phẩm bẩn mà còn cả tình trạng ô nhiễm nói chung đã đạt mức kỷ lục, nguyên nhân chính là nền sản xuất công nghiệp của nước này.
Một báo cáo chính thức của chính phủ vào năm 2014 cho biết gần 1/5 diện tích đất của Trung Quốc bị nhiễm độc kim loại nặng như cadmium, asen cũng như thuốc trừ sâu và phân bón có hại khác. Một lượng lớn hóa chất công nghiệp và rác thải sinh hoạt đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho tất cả các con sông lớn của Trung Quốc.
Thêm vào đó, nhiều thành phố bị chìm trong sương khói, một dạng kết hợp của khói và sương mù, gây ra các căn bệnh hô hấp. Vào tháng 5 năm 2014, thủ tướng Lý Khắc Cường đã “tuyên chiến” với ô nhiễm ở Trung Quốc để hạn chế sương khói và ô nhiễm môi trường, tuy nhiên cho đến nay chiến dịch này tỏ ra không mấy thành công.

2. Nấm

Agaricus bisporus Zuchtchampignon2
(Böhringer Friedrich/Wikimedia Commons)
Thực tế: Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, năm 2014 Mỹ đã nhập khẩu sản lượng nấm (bao gồm nấm tươi và nấm khô) trị giá khoảng 8 triệu USD từ Trung Quốc.
Vấn đề: Dẫn lời hãng tin nhà nước Tân Vấn Xã, một phụ nữ họ Cao kể rằng khi cô đang rửa những cây nấm mỡ mua từ một khu chợ của thành phố Trùng Khánh thì phát hiện chúng chảy ra thành thứ nước trắng như sữa, những gì còn lại trông rất kỳ quái. “Lúc tôi mua chúng thì chúng có màu trắng muốt, không một vết bẩn, trông khá sạch và tươi”.
Đó là vì chúng đã được xử lý với sodium sulfite, một hóa chất dùng để tẩy trắng và bảo quản thực phẩm. Ăn vào quá nhiều sodium sulfite có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan và thận.

3. Đậu nành

(Scott Olson/Getty Images)
(Scott Olson/Getty Images)
Thực tế: Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, năm 2014 Mỹ đã nhập khẩu 47,5 triệu USD đậu nành đã qua chế biến từ Trung Quốc.
Vấn đề: Vào tháng 4 năm 2009, một người đàn ông họ Trần ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vô tình phát hiện nhiều đậu Hà lan và đậu nành đã bị nhúng qua dung dịch tẩy trắng và nước màu để có bề ngoài đẹp mắt, Tencent – cổng thông tin hàng đầu Trung Quốc cho biết.
Anh này tìm thấy trong nhà của một tiểu thương một căn phòng toàn đậu Hà Lan và đậu nành, cùng các thùng lớn chứa đầy dung dịch màu xanh lá cây. Nhà chức trách sau đó đã phát hiện rằng ngoài việc tẩy trắng và nhúng nước màu, các loại đậu còn được ngâm trong nước có chứa lượng lớn sodium metabisulfite. Chủ cơ sở tiết lộ rằng họ làm vậy để sản phẩm trông tươi ngon hơn.

4. Khoai môn

Starr 070730-7885 Colocasia esculenta
(Forest & Kim Starr/Wikimedia Commons)
Thực tế: Cũng theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, năm 2014 sản lượng xuất khẩu khoai môn của Trung Quốc sang Mỹ đạt trị giá 2,3 triệu USD.
Vấn đề: Khoai môn sẽ ngả sang màu vàng hoặc đen trong vòng 1 giờ nếu gọt hết vỏ, nhưng khoai môn ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang thì để lâu vẫn trắng. Theo báo cáo từ trang tin tức Chiết Giang Online, các tiểu thương đã cho thêm hóa chất sulfur dioxide độc hại khi lột vỏ khoai môn và khoai tây để tẩy trắng và bảo quản được lâu hơn.

5. Ngô

(PHILIPPE HUGUEN/AFP/GettyImages)
(Philippe Huguen/AFP/GettyImages)
Thực tế: Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, năm 2009 Mỹ đã nhập khẩu 1.860 tấn (4,1 triệu pound) ngô ngọt đông lạnh từ Trung Quốc.
Vấn đề: Nhiều người trồng trọt ở Trung Quốc cho sodium cyclamate (một chất tạo ngọt nhân tạo bị FDA cấm dùng) vào ngô hạt. Với chất phụ gia này, dù người dùng có đun nấu bao lâu đi nữa thì ngô vẫn giữ màu vàng tươi và có vị rất ngọt, theo nguồn tin từ 365jilin.com, một trang tin lớn của tỉnh Cát Lâm.
Phó Giáo sư Liu Junmei thuộc Đại học Nông nghiệp Cát Lâm cho biết một lượng nhỏ chất này được phép sử dụng trong nước ép trái cây và nước ngô, nhưng không được dùng cho ngô đông lạnh và các sản phẩm tương tự. Ăn nhiều chất này có thể gây tổn thương gan.

Không có nhận xét nào: