a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

VÀI CHUYỆN VUI

                                                                           
                                                                           

                                                                              PHỞ VÀ CƠM

Phở...và...cơmmmm....
  Phở và cơm ...làm từ gạo tẻ Phở ...ăn 'khoẻ'... giá rẻ...hơn cơm Phở khỏi đơm...tay lùa ....miệng nuốtPhở..là thuốc....'trau chuốt'...bệnh già   Phở ...chục tô...ăn hoài chẳng ngán Cơm...nhàm chán...ngao ngán..thở dài...? Phở ...miệt mài...húp chan...xùm xụp...         Cơm...lạy lục....tiếp tục...mà nhai...   Cơm ...nguội tanh...chỉ hoài...một món Phở...được chọn...một món...ăn hoài Cơm...vừa nhai...hai hàng ...lệ chảyPhở...hết xảy...vừa nhảy...vừa nhai...   Cơm...ăn xong...phải chùi...đĩa,bát Phở...húp xong...quẹt miệng...đi liền Cơm...tính tiền ....bằng lương ...cả tháng... Phở...ăn sáng..cuối tháng...trả tiền...   Cơm...dọn ra...nhâm nha với vợ Phở...ngoài chợ...ăn với ...bạn bè Cơm ...muối mè....vừa khô...vừa mặn Phở...muôn mặt...gân, nạm, tái, vè.... .................... tùng xèng...cóc cóc...tùng xèng

 

 Lý do đàn ông thích "phở".

Nếu xét về "thành phần cấu tạo" thì cơm và phở rất giống nhau, đều được làm chủ yếu từ... gạo tẻ.
 Phở có thịt có hành thì cơm có cũng có, đã vậy cơm còn hay hơn vì không bao giờ bị trộn... hàn the. Cơm cũng rẻ hơn và.... no lâu hơn.

Dân gian gọi vợ là cơm, bồ là phở. Nếu xét theo khoa học thì cách gọi đó chẳng xúc phạm ai cả vì hai "món" này đều có giá trị độc lập, chả cái nào cao hơn cái nào.
 Nhưng rõ ràng phở luôn luôn tượng trưng cho sự bay bướm Ưu thế của phở so với cơm là quá rõ ràng trong chuyện tình ái, mặc dù nhiều lúc "phở" xấu hoặc già hơn "cơm".

Một số lý do hài hước sau góp phần lý giải việc đàn ông thích phở nhưng vẫn không bỏ được cơm:

Ðàn ông thèm "phở" vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở, nhất là phở đặc biệt, thì phải có tiền, có xe, trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.

Ðàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc, ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà, trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc.

No thì rất khó ăn thêm cơm. Còn phở, no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô.
Ăn phở xong có thể đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa.

"Phở" không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào.
Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế, chỉ có nguội hơn.

"Phở" có thể ăn chung với bạn bè. "Cơm" thì rất ít, phần lớn là ăn chung với... bà nấu cơm.

Lúc ăn phở, có thể dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng.
 Còn cơm, có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng "không ăn thì thôi".

Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể ăn tái, chín, nạm, gân.. tùy thực khách quyết định. Cơm thì do mụ nấu cơm quyết định.

Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, khách có thể ăn... nợ. Còn nếu không đưa tiền lương, "cơm" sẽ dừng ngay

Bỏ tiệm "phở" này, có thể dễ dàng tìm tiệm khác. Còn bỏ "cơm" thì phức tạp vô cùng.

Một lý do nữa là "phở" nhiều Nước, còn "Cơm" thì Khô queo.


                                               
CƯỜI CHÚT CHƠI 
-Bà chủ ơi ,cho hỏi cuốn "Gia đình hạnh phúc" nằm ở dãy nào ?*
- À, cuốn đó thuộc thể loại khoa học giả tưởng ,dãy số 1
- Thế cuốn " Đạo vợ chồng " thì sao ?*
- Dãy số 2 loại võ thuật đấm đá cạnh ngăn nhu đạo hiệp khí đạo .
- Còn cuốn "Cách tiết kiệm để mua nhà ? "*
- Loại tổng hợp chứng vọng tưởng, trong thể loại sách tâm thần , dãy số 8
-Thế còn cuốn " Làm thế nào để thăng quan tiến chức " ?*
- Đó là loại sách tội phạm nằm ở dãy thứ 3
- Cuốn "người vợ đảm đang " ?*
Dãy số 5, truyện thần thoại
 - Vậy cuốn sách nổi tiếng " Đàn ông là trụ cột gia đình " ?*
Xin lỗi ông, ở đây chúng tôi không bán truyện cổ tích !! 

                      SƯU TẦM CỦA NGUYỄN THỊ TUYẾT HD 83-86

DANH NGÔN


DANH NGÔN CUỘC SỐNG



 Hạnh phúc không phải do tìm kiếm là có được, mà
phải do ta tạo ra...
 
  Không ai sinh ra là hạnh phúc ngay, nhưng chúng ta
đều được sinh ra với khả năng tạo hạnh phúc.

 
 
   Bốn ý tưởng hay cho cuộc sống:
  Nhìn lại đàng sau & có kinh nghiệm !
  Nhìn đàng trước & thấy hy vọng !
  Nhìn xung quanh & tìm ra thực tại !
  Nhìn bên trong & tìm thấy chính mình!


 
   Tại sao lại cằn nhằn ai đó trong đời mình.
  Người tốt mang Hạnh Phúc cho ta...
  Người xấu cho ta Kinh Nghiệm...
  Người tệ nhất thì cho ta một Bài Học...
 

  Cách hay nhất trong cuộc sống là hãy lắng nghe mọi người
  và học nơi mọi người, vì không ai là biết tất cả và mỗi người
  biết một điều gì đó.
 
    Người bạn là người biết ta rất tường tận, am hiểu gốc gác ta,
  chấp nhận chỗ đứng của ta và vẫn dịu dàng để cho ta tiến tới.
 
   Khi ta tìm một người bạn đừng đặt tiêu chuẫn hoàn
  hảo mà chỉ nên tìm một tình bạn.
 
   F- few:  vài
  R- relations: mối quan hệ
  I- in: trong
  E- earth: trái đất
  N- never: không bao giờ
  D- die: chết
 
  Những lời nhân từ tử tế có thể ngắn và dễ nói song
âm vang của chúng thật còn mãi.
 
   Chạy trốn một nan đề chỉ làm cho việc giải quyết lùi xa thêm mà thôi!
Cách dễ nhất để thoát khỏi nan đề là giải quyết nó.
 
  Sự thật lý thú về cái lưỡi của con người : Dùng 3 năm để
học cho biết sử dụng nó nhưng phải dùng cả đời người để học
sử dụng nó Ở ĐÂU & KHI NÀO.
 
 
  Không ai có thể làm tổn thương ta được nếu ta
không cho phép.
 
 
    Tâm trí được an bình không cần hao tốn chi nếu ta đừng:
  Criticizing: chỉ trích
  Comparing: so sánh
  Complaining: phàn nàn.
  Ba quy luật vàng  của Vivekanand :
- Ai giúp ta- Đừng quên họ.
- Ai yêu thương ta- Đừng ghét họ.
- Ai tin tưởng ta- Đừng lừa gạt họ.

                   SƯU TẦM CỦA XUÂN NGA NHÓM ĐBSCL

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

NƠI CHÔN NHAU CẮT RÚN


Là một nhân viên thuộc vụ/sở thanh niên và gia đình, về bộ phận xã hội, thì nhiệm vụ của tôi trước tiên là  “ Bảo vệ thiếu nhi và vị thành niên về sức khỏe, tinh thần, tâm thần và tình cảm“. Sự kiện nầy là dựa theo luật của Liên Hiệp Quốc là “tất cả thiếu nhi cũng như v thành niên được quyền sống trong hoàn cảnh, một môi trường không có bạo lực, không bị hành hạ hoặc đánh đập, được quyền đi học ….“. Mặc dù còn nhiều nữa nhưng tôi chỉ muốn đề cập đến nhiệm vụ chính của tôi mà thôi.
Nhiệm vụ của tôi bao gồm:
·       Cố vấn cha mẹ, thiếu nhi, vị thành niên
·       Giúp đỡ, hướng dẫn
·       Nếu cần thiết sẽ tạo điều kiện để họ được có phương tiện giúp đỡ
Những cha mẹ, hoặc những cha hoặc mẹ độc thân hoặc trẻ em cũng như vị thành niên đều có thể tìm đến tôi, nếu
·       Họ có điều lo lắng trong sự phát triển của con cái hoặc/và trong sự dạy dỗ và giáo dục con cái
·       Họ ở trong hoàn cảnh không lối thoát
·       Trong gia đình có bạo lực, hành hung
·       Trong gia đình có khủng hoảng, thí dụ cha mẹ bị bệnh nan y hoặc bệnh nặng bất thình lình, vợ chồng/cha mẹ muốn ly thân, ly dị.
Nếu như người ta cần mình cố vấn thì dễ, còn như mình phải đến một gia đình nào, mà cha mẹ hành hung con cái hoặc đánh nhau, thì đôi lúc phải cần cảnh sát hộ tống, có khi cảnh sát phải mặc áo giáp và mang súng nữa, còn mình làm việc xã hội thì làm gì mà có những thứ này. Lúc đầu cũng run lắm, nhưng vài lần rồi cũng quen đi.
Những điều trên đây đối với người ngoại cuộc thì rất khó mà hình dung được, là tôi làm cái gì, nhất là các quí vị ở Việt Nam, vì ở Việt Nam chắc chưa có sở nầy. Nhưng cái đó không phải là điều tôi muốn đề cập sau đây.
Với nhiệm vụ nầy thì tôi dù muốn dù không cũng phải “gặp gỡ” một vài gia đình người Việt Nam. Đây là điều mà tôi rất phân vân, lúng túng. Đối với người Đức đã khó rồi mà đối với người mình thì khó gấp mấy lần. Vì tôi không biết mình phải sử dụng luật gì đây, luật Việt Nam hay luật Đức?


Vì thế khi đến với một gia đình người Việt thì tôi đều hỏi trước là tôi phải dựa theo luật nào, phong tục nào để tư vấn đây? Cho đến bây giờ tất cả đều đề nghị dựa theo luật Đức. Làm tôi nhẹ nhõm, vì tôi đâu có biết luật Việt Nam ra sao đâu. Nên đến nay tôi chưa cần phải sử dụng đến cái câu “nhập gia tùy tục”.


Phần đông những gia đình Việt Nam mà tôi đảm nhiệm thì vẫn còn thực hiện cái câu “thương con cho roi cho vọt” theo nghĩa trắng và dạy dỗ con cái rất nghiêm khắc theo tục lệ Việt Nam, đòi hỏi ở con cái phải nghe lời tuyệt đối.
Thêm vào đó là vấn đề tiếng nói. Cha mẹ thì không thạo tiếng Đức, con cái đôi lúc phải làm thông dịch cho cha mẹ. Trong việc thông dịch còn xảy ra thêm là cha mẹ không hẳn tin là con mình thông dịch thành thật, còn mấy đứa con lợi dụng cha mẹ không hiểu hết mà bỏ bớt những điều bất lợi cho chúng. Cứ thế mà tình trạng gia đình trầm trọng hơn, cuối cùng thì gia đình phải ly tán.
Người Việt Nam phần đông sanh ra và lớn lên ở Việt Nam, nên nhớ thương nơi chôn nhau cắt rún khôn cùng, nặng lòng với quê hương. Còn mấy đứa trẻ sanh ra trên đất nước, nơi mà cha mẹ chúng nhận làm quê hương thứ hai. Chúng nó đi học, hấp thụ sự giáo dục và nền văn hóa nơi chôn nhau cắt rúncủa chúng. Vì thế sự xung đột giữa hai thế hệ và hai nền văn hóa hoàn toàn khác nhau là hiển nhiên rồi.
Cũng có những gia đình còn mang gánh nặng cha mẹ, ông bà còn ở Việt Nam như phải giúp đỡ tiền bạc. Gia đình hiện tại phải sống chắc chiu hoặc cha mẹ phải làm nhiều công việc cùng một lúc, để có thể trả hiếu cho cha mẹ ở quê nhà. Trong lúc đó thì con cái không hiểu được tại sao cha mẹ chúng phải làm như vậy. Vì thế sự xa cách giữa cha mẹ và con cái càng ngày càng lớn hơn, cho nên khó mà hàn  gắn được.
Tôi cố gắng giải thích và hướng dẫn, nhưng không biết phải đặt nơi chôn nhau cắt rún nào làm ưu tiên.Tôi vừa thấy thương cha mẹ vừa thấy thương mấy các em. Vì tôi nhận thấy rằng, tình thương giữa cha mẹ và các con của họ đều có, nhưng chỉ khác hẳn với sự chờ đợi của cá nhân. Cho nên nhiệm vụ của tôi là làm sao cho cả hai bên cũng nhận thấy điều này, mà có thể giảng hòa và cuối cùng sống hòa thuận với nhau.
Đôi lúc tôi cảm thấy mình bất lực trước những trường hợp nan giải, không lối thoát, tôi muốn đầu hàng, nhưng giống như người nghiện nặng, phải cần những trường hợp khó khăn giống như cần thứ thuốc nặng hơn để giải cơn nghiện. Chỉ hơn hai năm nữa là về hưu rồi, tôi chỉ sợ mình không qua khỏi những cơn nghiện sau đó.
Tôi rất khâm phục tất cả thế hệ trẻ Việt Nam ở hải ngoại, vì cuộc sống hàng ngày phải đối đầu với hai nền văn hóa hoàn toàn khác nhau, thì các em phải mạnh về tinh thần và tình cảm mới có thể đạt được sự đòi hỏi của gia đình và xã hội hiện tại được.
Ngoài ra tôi có nhận thấy rằng, cái điều lợi lớn của người Việt Nam ở hải ngoại là có thể chọn điều hay lẽ phải của cả hai văn hóa và nhập lại mà giáo dục con cái thì con đường dẫn tới thành công rất dễ dàng.
Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thấy một đứa trẻ nào quên nguồn gốc cả, mặc dù nơi chôn nhau cắt rún của nó không phải là Việt Nam. Theo ý tôi các em chỉ đạt được điều này là nhờ tình thương khôn cùng của cha mẹ. Đây cũng là sự tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ đó thôi.

Kiều Thị Hiếu (Hoàng Diệu 66 – 73