a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Sự thật đáng kinh ngạc về nguồn gốc các cây cảnh nổi tiếng.

 

Cây hoa hướng dương, cây thuốc bỏng, cây hoa thạch thảo... là những loài cây cảnh rất quen thuộc với người Việt. Nguồn gốc xuất xứ của các loài cây này sẽ khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.

Cây đại hoa đỏ (Plumeria rubra) là loài cây bản địa của khu vực Trung Mỹ. Trong tự nhiên, hương thơm vào ban đêm của những bông hoa thu hút ngài nhân sư đến thụ phấn cho loài cây cảnh này.

Cây rồng nhả ngọc (Justicia brandegeana) là loài cây bản địa của vùng nhiệt đới châu Mỹ. Tương tự hoa giấy, phần trông giống cánh hoa của loài cây này thực ra là lá biến đổi.

Cây hoa ngũ sắc (Lantana camara) là loài cây bụi bản địa châu Mỹ. Đây là một trong những loài cây xâm lấn mạnh mẽ nhất ở các vùng khí hậu ấm.

Cây hoa hướng dương (Helianthus annuus) là loài cây thường niên có nguồn gốc từ Mexico. Chúng được trồng làm cảnh và lấy hạt trên quy mô lớn vì hạt chứa rất nhiều dinh dưỡng.

Cây thạch thảo (Symphotrichum novi-belgii) là cây bản địa ở khu vực Bắc Mỹ. Các nhà làm vườn đã tạo ra nhiều giống thạch thảo rực rỡ, nổi bật hơn nhiều so với cây nguyên bản trong tự nhiên.

Dứa hồng tâm (Neoreglia carolinae) có nguồn gốc từ rừng rậm ở Brazil. Khi hoa nở, các lá trung tâm của loài cây cảnh này sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm bắt mắt.

Cây hồng phúc vũ (Cordyline australia) là loài thực vật bản địa của khu vực Tây Thái Bình Dương. Loài cây cảnh lá đỏ này từng là nguồn thức ăn quan trọng của người Maori ở New Zealand.

Cây hảo nguyện lá vằn hay cây đuôi công (Ctenanthe amabilis) là loài cây bản địa mọc trên tầng thảm tươi của rừng nhiệt đới Brazil. Khi trồng làm cảnh, loài cây này ưa khí hậu ấm và độ ẩm cao.

Cây chuối rẻ quạt (Ravenala madagascariensis) là loài bản địa ở các cánh rừng thưa Madagascar. Trong sinh cảnh tự nhiên, chúng được thụ phấn bởi loài vượn cáo.

Câu hoa thiên điểu (Strelitzia reginae) là loài thực vật có nguồn gốc Nam Phi. Chúng được trồng trong vườn nhờ những bông hoa rực rỡ có hình dáng gợi liên tưởng đến các loài chim nhiệt đới.

Cây chuối pháo (Heliconia stricta) có nguyên quán ở khu vực phía Bắc lục địa Nam Mỹ. Trong tự nhiên, chúng được thụ phấn nhờ các loài chim ruồi hút mật.

Cây xương rồng càng cua hay tiểu quỳnh (Schlumbergera truncata) là loài xương rồng biểu sinh ra hoa vào mùa đông ở rừng mưa nhiệt đới Đông Nam Brazil. Chúng thường được trồng làm cảnh trong nhà.

Cây thuốc bỏng hay cây sống đời (Kalanchoe blossfeldiana) có quê hương là các vùng khô hạn ở Madagascar. Các giống nhân tạo của loài cây này có nhiều màu sắc hoa khác nhau.

Cây tường vi (Lagerstroemia indica) là loài cây bản địa ở Đông Bắc Á. Chúng được ưa chuộng trong các khu vườn nhờ dáng đẹp và những chùm hoa rực rỡ đơm liên tục trong 4 tháng.

Cây lựu hay thạch lựu (Punica granatum) là loài cây bụi có gai gốc Tây Nam Á. Không chỉ trồng làm cảnh, chúng còn là cây ăn quả, được trồng rất nhiều ở khu vực quanh Địa Trung Hải.

Cây xương rắn (Euphorbia milii) có nguồn gốc từ Madagascar, thường bị nhầm là có họ hàng với các loài xương rồng do có rất nhiều gau trên thân. Hoa của loài cây này màu đỏ hồng, đơm liên tục.

Rong lá ngò (Cabomba caroliniana) là loài cây mọc ở các sinh cảnh nước ngọt, lặng của khu vực Trung và Đông Nam nước Mỹ. Với khả năng thích ứng tốt, loài cây cảnh được trồng phổ biến trong bể cá này có thể trở thành một loài xâm lấn.

Rong đuôi chồn (Egeria densa) cũng là một cây cảnh dành cho bể cá thông dụng. Là cây bản địa ở Đông Nam Brazil, loài thực vật thủy sinh này phát triển mạnh ở nhiều khu vực ôn đới trên thế giới, gây ra hiện tượng tắc nghẽn dòng chảy.

Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.

T.B (tổng hợp)

Những ngọn núi lửa đẹp đến 'nghẹt thở' trên Trái đất.

Con người vẫn nghĩ rằng chúng ta có quyền làm chủ Trái đất. Tuy nhiên, hành tinh nhiều lần nhắc nhở rằng chúng ta chỉ là những cư dân sống trên lưng nó, mà núi lửa là lời nhắc nhở mạnh mẽ nhất. Hãy ngắm những bức ảnh núi lửa đẹp đến nghẹt thở những cũng đầy nguy hiểm trên thế giới.

Puyehue-Cordon Caulle ở tỉnh Ranco, Chile vào năm 2011-2012 đã bùng nổ và trở thành vụ phun trào lớn nhất của thế kỷ 21 cho đến nay. Sau 51 năm không hoạt động, ước tính nó đã phun khoảng 100 triệu tấn tro, cát và đá bọt, một số bay vòng quanh địa cầu

Miệng núi lửa Lagoa de Santiago ở đảo Sao Miguel của Bồ Đào Nha có hồ đôi Lagoa das Sete Citades. Trong truyền thuyết, hồ nước được tạo ra bởi nước mắt của hai người tình trẻ bị nhà vua cấm gặp nhau.

Trong vụ phun trào năm 1980, núi lửa St Helens ở Washington, Mỹ được kích hoạt bởi một trận lở đất. Đây là trận lở đất lớn nhất trong lịch sử được ghi lại và để lại dấu vết rõ ràng ở miệng núi lửa.

Núi lửa Ol Doinyo Lengai ở Tanzania liên tiếp phụ trào vào các năm 2007 và 2008, phun ra tro bụi cao hàng nghìn mét và mỗi lần lại để lại địa hình khác nhau trên miệng núi lửa

Tháp Quỷ là những gì còn lại của một ngọn núi lửa khổng lồ đã bùng nổ ở bang Wyoming, Mỹ. Nó đã từng xuất hiện trong bộ phim Close Encounters of the Third Kind của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg.


Baroarbunga là một ngọn núi lửa nằm dưới băng lớn nhất của Iceland. Trong vụ phun trào 2014-2015, miệng núi lửa bị lún khoảng 65m, khiến bề mặt sông băng bao quanh nó cũng chìm bớt

Trong lịch sử, các vụ phun trào lớn nhất của núi lửa Cotopaxi, Ecuador là vào các năm 1742, 1744, 1768 và 1877. Riêng năm 1877, dòng nham thạch đã nung chảy phần băng trên đỉnh núi tạo ra dòng bùn chảy dài hơn 100km xuống Thái Bình Dương

Đỉnh Teide trên đảo Tenerife là điểm cao nhất ở Tây Ban Nha và các đảo của Đại Tây Dương ở độ cao 3.718m. Hòn đảo Tenerife được tạo ra thông qua sự bồi đắp của 3 ngọn núi lửa lớn và Teide đã lớn lên trong suốt 160.000 năm

Zendan-e Soleyman ở Iran là một ngọn núi lửa cổ đại đã tắt được hình thành từ phần lớn là trầm tích. Miệng núi lửa rộng 65m và sâu 85m, chứa đầy nước từ nhiều thế kỷ trước nhưng đã khô cạn từ lâu.

Bức ảnh tuyệt đẹp này cho thấy ngọn núi Etna ở Sicily, Italia thấp thoáng trên tàn tích của một nhà hát Hy Lạp cổ đại. Nó bắt đầu phun trào khoảng 500.000 năm trước, nằm dưới một tầng núi 35.000 năm tuổi.

Ngọn núi lửa hình khiên này trên đảo Reunion trên Ấn Độ Dương, thuộc Pháp, là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới, gần đây nhất là vào tháng 10-2019. Mặc dù vậy, nó là một địa điểm du lịch nổi tiếng, khi du khách có thể tiếp cận đỉnh núi

Các đợt phun trào của núi lửa Misti và các núi lửa lân cận đã làm cho khu vực Arequipa trở thành vùng đất cực kỳ màu mỡ ở Peru. Arequipa cũng được đặt biệt danh là "thành phố trắng" do người dân thường sử dụng loại đá núi lửa trắng để xây nhà

Ở độ cao 3.726m, Rinjani là núi lửa cao thứ hai ở Indonesia, nhưng lại nằm dưới hồ Segara Anak. Trong các vụ phun trào năm 1994 và 1995, dung nham núi lửa đã lấp đầy một phần của hồ

Bức ảnh ngoạn mục này cho thấy Diamond Head, ngọn núi lửa nổi tiếng trên quần đảo Hawaii, Mỹ với địa hình hình thành khoảng 400.000-500.000 năm.

Từ năm 2002, núi lửa Fuego ở Antigua, Guatemala bắt đầu thời kỳ hoạt động gần như liên tục. Đỉnh điểm là một vụ phun trào bất ngờ vào năm 2018, chôn vùi một số ngôi làng và khiến gần 200 người thiệt mạng.

Núi Ruapehu, thuộc vườn quốc gia Tongariro, New Zealand từng xảy ra vụ nổ lớn giai đoạn 22.000-10.000 năm trước. Tần suất thức giấc của núi lửa khoảng 50 năm với hồ chứa đầy nước ấm, có tính axit ở giữa


Núi Ararat là đỉnh núi cao nhất Thổ Nhĩ Kỳ với độ cao 5.137m. Ararat là một núi lửa phức hợp, hay thay đổi thói quen phun trào, ngay gần biên giới với Armenia

Hải Yến

Thụy Sỹ - Vẻ đẹp đa sắc giữa lòng châu Âu


Núi rừng đại ngàn, thung lũng xanh mướt, sông băng hùng vĩ và hơn thế nữa... Chỉ có thể là Thụy Sỹ - 'thiên đường giữa châu Âu' có thể chiều lòng những du khách khó tính nhất...

Thụy Sỹ là một sự lựa chọn du lịch hoàn hảo giúp “detox” cơ thể và tâm hồn. (Nguồn: ivivu)

Với diện tích chỉ 41.000 km², bằng 1/8 diện tích của Việt Nam, Thụy Sỹ không kém phần quyến rũ với những điểm tham quan lý tưởng mang vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ hay những công trình kiến trúc xa hoa cổ kính và trên hết là nền văn hóa đa sắc độc đáo.

Kỳ vĩ dãy Alps

Chẳng có biển nhưng Thụy Sỹ chẳng chịu “lép vế” trước bất kỳ nước nào. Đó là nhờ sự hài hòa cảnh quan sông núi và thung lũng, trong đó không thể không nhắc đến dãy núi Alps - được ví là "con rồng lớn của châu Âu".

Mỗi mùa trôi qua, dãy núi Alps lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Mùa Đông, những vách đá dựng đứng, mỏm núi cao chọc trời đều ẩn mình dưới lớp tuyết trắng. Nhưng ngay khi thu sang, núi rừng vội đổ màu vàng mơ, soi bóng mình ngắm làn nước hồ xanh..

Trượt tuyết và leo núi là một phần cuộc sống của người dân nước này, với những điểm trượt tuyết nổi tiếng nhất như đỉnh Matterhorn, đỉnh Jungfrau.

Nếu không phải là người ưa mạo hiểm, ta vẫn có thể chinh phục Eiger Trail hoặc dạo quanh những ngôi làng sương mờ lãng mạn như Interlaken.

Cũng đừng quên ngắm bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của những thác nước ầm ào, mãnh liệt. Cảm khái với vẻ đẹp của những dòng thác nơi đây, đại thi hào người Đức Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832) đã viết lên tuyệt phẩm thi ca "Gesang der Geister über den Wassern" (Bài ca thần linh trên mặt nước) rằng:

"Linh hồn người/ Tựa làn nước / Đến từ nơi thiên đàng/ Và sải cánh bay về/ Thêm một lần/ Trở lại mặt đất/ Cứ mãi đổi thay.

Rơi từ nơi cao ngất trời/ Những bức tường gồ ghề mặt đá/ Thành những dòng suối tươi mát/ Lan tỏa nhẹ nhàng/ Cuồn cuộn thành những gợn mây/ Qua từng mặt đá phẳng lặng...".

Thủ đô Bern cổ kính. (Nguồn: Klook)

Thủ đô Bern cổ kính

Giữa lòng Thụy Sỹ hiện đại, hối hả lại là thủ đô Bern thanh bình, an yên và vô cùng mộc mạc.

Nơi đây mang trong mình nét văn hóa cổ kính và nhịp điệu trầm lắng của một thành phố châu Âu với những con đường lát đá mài thủ công dưới những mái vòm chạy dài được chạm trổ tinh xảo. Nhờ có những mái vòm này mà kể cả những ngày trời nắng chói chang hay mưa tầm tã cũng không cản bước những du khách hiếu kỳ.

Biểu tượng trung tâm của khu phố là tháp đồng hồ Zytglogge. Cứ đến đúng 12h trưa là tất cả du khách lại tập trung dưới chân tòa tháp để lắng nghe tiếng chuông thánh thót và ngắm những chú rối tinh nghịch nhảy ra từ phía trong mặt đồng hồ.

"Bern” trong tiếng Đức có nghĩa là con gấu. Phải chăng vì thế mà dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chú gấu đáng yêu trên những lá cờ, phù hiệu biểu trưng... ở thành phố. Những chú gấu cũng trở thành linh vật đem lại may mắn cho thành phố 800 năm tuổi đời này.

Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ. (Nguồn: WPL)

"Thủ đô hòa bình" Geneva

Toàn bộ những hình ảnh đại diện cho đất nước Thụy Sỹ như được hội tụ tại Geneva.

Đến với Geneva, ta như lạc vào thế giới thần tiên, thơ mộng đến khó tả. Từ các ngôi làng rượu vang đẹp như tranh vẽ, những ngọn núi tuyết phủ quanh năm, thành phố về đêm, tiếng chuông reo từ những con bò sữa trên đồng cỏ bạt ngàn, các lâu đài, nhà thờ và chính hồ nước xanh gợn sóng lăn tăn.

Không phải ngẫu nhiên mà Geneva được mệnh danh là “thủ đô hòa bình” của thế giới. Rất nhiều hiệp định hòa bình đã được ký kết tại đây và thành phố cũng là nơi đặt trụ sở của hơn 200 tổ chức quốc tế liên quan đến việc kiến tạo hòa bình, cứu tế nhân đạo, tị nạn, chống mìn sát thương, bảo vệ môi trường, giáo dục…

Vẻ đẹp của thành phố Zurich. (Nguồn: getbybus)

Thành phố của “tinh thần Thụy Sỹ”

Zurich là thành phố lớn nhất và sầm uất nhất của Thụy Sỹ. Khác với Geneva, Zurich là nơi lưu giữ mọi khía cạnh văn hóa nghệ thuật của Thụy Sỹ trong hơn 50 bảo tàng trải khắp thành phố.

Ðiểm khác biệt lớn nhất tại đây chính là hồ Zurich hiện diện ngay trong lòng thành phố. Nước hồ thực chất là nước từ một dòng sông băng từ núi Alps chảy xuống. Có lẽ vì thế mà mặt hồ lúc nào cũng trong vắt như gương, phản chiếu bầu trời Thụy Sỹ suốt bốn mùa.

Hai bên bờ hồ là nơi tập trung của những công trình kiến trúc nhiều sắc màu. Trong đó không thể không nhắc đến nhà thờ Fraumünster - nơi cất chứa kho báu nghệ thuật vô giá của Zurich hay chuỗi ô cửa sổ kính màu độc đáo tại nhà thờ Fraumunste...

Vườn nho bậc thang kè đá trên sườn đồi ở Lavaux, Thụy Sỹ. (Nguồn: VAUD)

Quà tặng từ thiên nhiên - vườn nho Lavaux

Nếu như Sa Pa của Việt Nam nổi tiếng với ruộng bậc thang thì Lavaux của Thụy Sỹ lừng danh với những vườn nho bậc thang kè đá trên sườn đồi.

Những thửa ruộng bậc thang được kè bằng những bờ kè đá trắng. Cho nên người ta nói nho ở vùng này được hưởng ba loại ánh sáng, ánh sáng từ mặt trời, ánh sáng phản xạ từ mặt hồ Leman và ánh sáng, nhiệt phản xạ từ những bờ kè đá bảo vệ ruộng nho.

Nhờ vậy mà chất lượng nho có hương vị rất đặc biệt và nổi tiếng thế giới.

Qua vùng nho Lavaux, đắm chìm vào vẻ đẹp mê hồn ấy, ta mới hiểu vì sao một vùng quê trồng nho tưởng như rất đỗi bình thường lại được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) phong danh hiệu Di sản thế giới ngang hàng với những kỳ quan thiên nhiên hay những công trình nhân tạo kiệt tác thế giới.

Con người gắn liền với những “kỷ lục”

Bên cạnh những cảnh đẹp hùng vĩ hay nền văn hóa đặc sắc, con người Thụy Sỹ cũng là một trong những yếu tố “gây thương nhớ” tại đất nước này.

Đúng chuẩn về thời gian là một trong những tính cách đặc trưng của người Thụy Sỹ. Đúng giờ và tôn trọng thời gian là cách họ thể hiện sự tôn trọng người khác.

Đó cũng là lý do mà họ làm nên những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ tinh xảo đến độ chính xác gần như tuyệt đối được săn lùng trên toàn thế giới.

Thụy Sỹ là nơi duy nhất trên thế giới có 4 ngôn ngữ chính là ngôn ngữ của 4 quốc gia. Ở mỗi vùng miền khác nhau ở Thụy Sỹ, người dân lại sử dụng những ngôn ngữ khác nhau.

Nếu muốn nói tiếng Đức, hãy đến Bern. Sau đó đi về phía Nam, đến Lugano học tiếng Italy và cuối cùng là đi về phía Tây, đến Lausanne để chào "Bonjour" (tiếng Pháp). Ở một số vùng, người dân lại sử dụng tiếng Romansh.

Thụy Sỹ là cỗ máy sản sinh giải Nobel. Đất nước này còn là một “tuyển thủ” toàn cầu trong lĩnh vực học thuật. Quốc gia châu Âu này có 28 người đoạt giải Nobel trong tổng dân số khoảng 8 triệu người

Nơi đây cũng là quê hương của công thức nổi tiếng nhất của Einstein: E=MC2. Dù được sinh ra ở Đức nhưng nhà khoa học thiên tài này đã phát triển Lý thuyết Tương đối nổi tiếng của ông khi đang học tập và sinh sống tại thành phố Bern.

Thụy Sỹ thường xuyên thống trị bảng xếp hạng những quốc gia đáng sống nhất thế giới. (Nguồn: Getty)

Dân số Thụy Sỹ đang già hóa với tuổi thọ trung bình cao. Tính đến năm 2021, tuổi thọ trung bình của người dân tại đây là 83,97. Tỷ lệ số người trên 100 tuổi ở Thụy Sỹ cũng vào loại cao nhất châu Âu.

Điều này là hoàn toàn hợp lý khi Thụy Sỹ sở hữu bầu không khí trong lành với rất nhiều những con đường mòn để đi bộ, để đạp xe và trên hết là hệ thống chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Nước này thường xuyên "lọt top" những quốc gia đáng sống, xét theo mức độ an toàn, chất lượng cuộc sống và thu nhập.

Nếu muốn biết cảm giác sống ở đất nước “hạnh phúc nhất thế giới” như thế nào thì Thụy Sỹ là một sự lựa chọn hoàn hảo giúp con người ta “detox” cơ thể và tâm hồn, để có thêm sức mạnh làm tốt những công việc dang dở nơi phố thị ồn ào...

Tổng hợp

















































































Không có nhận xét nào: