a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

Sững sờ vẻ đẹp 'lừa lọc' của bọ ngựa sát thủ ghê gớm nhất.

 

Bọ ngựa hoa gai đúng như tên gọi của mình, chúng sở hữu vẻ đẹp rực rỡ như một bông hoa khiến ai nhìn cũng phải xiêu lòng. Tuy nhiên thực chất chúng là sát thủ có tốc độ cực nhanh.

Bọ ngựa hoa gai có tên khoa học là Pseudocreobotra wahlbergii, thường có màu trắng với các dải màu vàng và xanh vô cùng đẹp mắt.

Khi trưởng thành, bọ ngựa hoa gai sinh ra những mảng màu tạo thành hình thù như một đôi mắt màu vàng.

Loại bọ ngựa sát thủ này chỉ dài từ 3-5cm nên thức ăn của chúng chỉ là những loài bướm và ruồi.

Tuy nhiên giống như hầu hết các giống bọ ngựa khác, bọ ngựa hoa gai là một kẻ phàm ăn, đôi khi còn ăn cả đồng loại.

Điểm đặc biệt nữa ở những con bọ ngựa cái sở hữu túi trứng to gấp 3 lần tất cả các bộ phận khác của cơ thể.

Bọ ngựa hoa gai không sống được trong môi trường quá ẩm ướt bởi dễ bị nhiễm độc.

Con cái của loài bọ ngựa này thường có kích thước lớn hơn con đực.

Có thể nhận biết con đực, con cái trưởng thành dựa vào so sánh độ dài của cánh. (Cánh của con cái chỉ dài tới bụng, trong khi của con đực thì dài quá bụng).

Râu của con đực thì lại dài và dày hơn của con cái.

Chúng được tìm thấy chủ yếu tại các khu vực thuộc Nam Phi.

Dù có vẻ ngoài bắt mắt nhưng chúng là một trong những loài bọ ngựa sát thủ, với khả năng phản xạ nhanh như chớp.

Tuy nhiên cũng là loài săn mồi “lười biếng” khi chỉ ngồi đợi con mồi rơi vào tầm ngắm, thay vì tìm kiếm con mồi.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News

Thùy Dung (T.H)

Điểm danh các loài vịt hoang dã đẹp mê mẩn của Việt Nam.

Họ Vịt (Anatidae) gồm các loài chim có màng ở chân, chuyên kiếm ăn trên mặt nước, nhiều loài có bộ lông khá đẹp. Cùng điểm qua các loài vịt hoang dã được ghi nhận ở Việt Nam.

Chim le nâu (Dendrocygna javanica) dài 38-41 cm, là loài định cư tương đối phổ biến, phân bố tại Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ, dễ gặp tại VQG Cát Tiên, Tràm Chim, U Minh Thượng, Phú Quốc. Sinh cảnh của loài vịt hoang dã này là các vùng đầm lầy, hồ và các vùng đất ngập nước khác, thỉnh thoảng gặp ở rừng ngập mặn. Ảnh: eBird

Chim uyên ương (Aix galericulata) dài 41-19, là loài trú đông hiếm tại Đông Bắc, lang thang qua Tây Bắc (có thể quan sát tại VQG Ba Bể). Loài vịt có bộ lông ấn tượng này ưa thích các ao hồ nước ngọt. Ảnh: eBird.

Chim le khoang cổ (Nettapus coromadelianus) dài 33-38 cm, là loài định cư không phổ biến, phân bố tại Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ (VQG U Minh Thượng, khu BTTN Văn Lung). Chúng sống ở các vùng đầm lầy, hồ và các sinh cảnh đất ngập nước khác. Là loài Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam. Ảnh: eBird.

Chim mồng két mày trắng (Spatula querquedula) dài 36-41 cm, là loài trú đông phổ biến, được ghi nhận trong cả nước trừ Tây Bắc (VQG Xuân Thủy, Đất Mũi, Phú Quốc). Loài chim này sống ở các hồ lớn, đầm lầy, các vùng đất ngập nước. Ảnh: eBird.

Vịt mỏ thìa (Spatula clypeata) dài 43-52 cm, là loài trú đông không phổ biến tại Đông Bắc, lang thang qua Trung Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Xuân Thủy, khu BTTN Thái Thụy). Sinh cảnh của chúng là hồ, các sông lớn, đầm lầy và các vùng đất ngập nước khác nhau. Ảnh: eBird.

Vịt lưỡi liềm (Mareca falcata) dài 48-54 cm, là loài trú đông hiếm đến không phổ biến, phân bố tại Đông Bắc, Trung Trung Bộ (VQG XUân Thủy), khu BTTN Thái Thụy). Sinh cảnh của loài này là hồ và khu vùng đầm lầy ở vùng đất thấp. Ảnh: eBird.

Vịt đầu vàng (Mareca penelope) dài 45-51 cm, là loài di cư trú đông hiếm đến không phổ biến tại Đông Bắc (VQG Xuân Thủy, các khu BTTN Vân Long, Thái Thụy), lang thang qua Trung Trung Bộ và Nam Bộ. Loài vịt này sống ở các hô, sông lớn, các vùng đất ngập nước. Ảnh: eBird.

Vịt trời (Anas poecilorhyncha) dài 55-63 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Đông Bắc (VQG Xuân Thủy, khu BTTN Thái Thụy, Tiền Hải, Nghĩa Hưng), Trung Bộ và Nam Bộ. Sinh cảnh của vịt trời là các vùng đầm lầy, hồ, sông lớn, đồng cỏ ngập nước. Ảnh: eBird.

Vịt mốc (Anas acuta) dài 51-56 cm, là loài trú đông không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Đông Bắc, Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ (VQG XUân Thủy, Đất Mũi, các khu BTTN Nghĩa Hưng, Tiền Hải, Thái Thụy). Loài này sống ở hồ, sông lớn, đầm lầy, các vùng đất ngập nước. Ảnh: eBird.

Chim mồng két (Anas crecca) dài 34-38 cm, là loài di cư trú đông tương đối phổ biến, ghi nhận trong cả nước trừ Nam Trung Bộ (VQG Xuân Thủy, Đất Mũi, Tràm Chim). Sinh cảnh của chúng là hồ, sông lớn, đầm lầy, các vùng đất ngập nước. Ảnh: eBird.

Vịt mào (Aythya fuligula) dài 40-47 cm, là loài trú đông hiếm đến tương đối hiếm tại Đông Bắc, lang thang qua Trung Trung Bộ. Loài vịt này sống ở các sông, hồ lớn. Ảnh: eBird.


Mời quý độc giả xem video: Bướm nghệ sĩ hóa trang. Nguồn: VTV7.

T.B (tổng hợp)





































Không có nhận xét nào: