Dư luận và giới sưu tập cổ vật vừa qua rất xôn xao về việc nhà đấu giá GWS Auctions (Mỹ) bán đấu giá thành công thanh kiếm được cho là của vua Thành Thái với giá 50.000 USD. Thực hư thanh kiếm này có phải bị... giả?
Sự thật về thanh bảo kiếm của vua Thành Thái
Vua Thành Thái đang đội mũ Cửu Long Đường Cân và mặc long bào hẹp tay, tay trái của vua cầm một thanh kiếm và vừa đứng chống nạnh. Thanh kiếm đó cho thấy rõ ở phần chuôi là mang những đặc điểm của triều Nguyễn
ẢNH: SƯU TẬP CỦA LOAN DE FONTBRUNE
Có mặt trên 1/3 dân số, loài ký sinh trùng thao túng hành vi này khiến linh cẩu không biết sợ, hung hăng lại gần sư tử.
Ta vẫn chưa rõ liệu ký sinh trùng Toxoplasma có ảnh hưởng như thế nào lên con người.
Khi trưởng thành, linh cẩu đốm là một trong số những con vật tìm được thành công tại Châu Phi khắc nghiệt. Nhưng khi vẫn là con non, chúng chỉ là những chú cún yếu ớt và là bữa ăn cho sư tử đói. Từ khi sinh ra, linh cẩu đã biết sợ thú săn mồi, chỉ quanh quẩn gần ổ với ba mẹ.
Nhưng khi bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii, hành vi linh cẩu bỗng trở nên khác thường. Số trường hợp linh cẩu con nhiễm ký sinh trùng dám lại gần sư tử tăng tới 4 lần, hiển nhiên khiến tỷ lệ linh cẩu non bị sư tử xơi tái tăng theo. Số liệu bất ngờ này do Khu bảo tồn Quốc gia masai Mara tại Kenya thu lại.
“Tôi đứng hình khi thấy sự khác biệt giữa những cá thể bị nhiễm và khỏe mạnh”, Kay Holekamp, một nhà sinh thái học hành vi công tác tại Đại học Bang Michigan và đồng tác giả nghiên cứu mới, nhận định. “Tôi luôn có xu hướng bất ngờ khi thứ có thứ lạ thường vồ lấy mình như vậy”.
Toxoplasma là ký sinh trùng đơn bào đã đang hiện diện trên ít nhất 1/3 dân số (theo nghiên cứu được đăng tải trênThe Lancet). Chúng lây nhiễm qua mèo, qua nguồn nước ô nhiễm, tuy nhiên chỉ phụ nữ mang thai mới nên sợ loài ký sinh này, bởi nó có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Nó nổi tiếng với khả năng thao túng hành động vật chủ, khiến chuột hung hăng và không còn sợ mèo nữa. Thế nhưng, đây là lần đầu tiên khoa học chứng kiến vật chủ của Toxoplasma là một con thú có vú hoang dã cỡ lớn.
Nghiên cứu cho thấy thứ ký sinh trùng ít khi gây tử vong này có ảnh hưởng lớn tới hành vi động vật, hơn nhiều những nhận định trước đây.
“Loài ký sinh trùng này không chỉ ảnh hưởng lên mèo nhà và chuột, mà còn có tiềm năng lây lan rất rộng”, nhà khoa học Holekamp nhận định. Ý kiến chuyên môn của Holekamp được hậu thuẫn bằng 33 năm nghiên cứu linh cẩu.
Mèo vờn linh cẩu
Ký sinh trùng Toxoplasma có thể lây truyền lên nhiều loài vật thuộc tầng thấp của chuỗi thức ăn, bao gồm các loài gặm nhấm, chim chóc, v.v… Chúng lây cho những loài này thông qua thịt hay phân bị nhiễm Toxoplasma. Thế nhưng, Toxoplasma chỉ có thể sinh sản trong môi trường ruột mèo. Vậy làm cách nào để ký sinh trùng tiếp xúc được với nhiều ruột mèo nhất có thể?
Toxoplasma gondii.
Mất hàng triệu năm tiến hóa, họ hàng xa của ký sinh trùng Plasmodium gây sốt rét đã có cho mình cơ chế lây lan đáng ngạc nhiên: loài gặm nhấm nhiễm Toxoplasma sẽ bị mùi nước tiểu của mèo hấp dẫn, khiến chúng lại gần con mèo đói.
Bởi lẽ loài ký sinh trùng có thể sinh sản trong ruột sư tử, và linh cẩu là một trong nhiều loài có mang Toxoplasma trên người, hai nhà nghiên cứu Kay Holekamp và Zach Laubach muốn tìm hiểu liệu Toxoplasma có thao túng được linh cẩu hay không.
Nhóm các nhà khoa học liên hệ với Dự án Theo dõi Linh cẩu Mara đã có thâm niên nhiều thập kỷ, vốn ghi lại dữ liệu về vị trí cụ thể của từng cá thể linh cẩu, bao gồm khoảng cách tiếp xúc của chúng với những con vật khác trong khu bảo tồn. Bên cạnh đó, Dự án còn lưu lại cả số lượng, độ tuổi, giới tính và mẫu máu của linh cẩu non - đây là dữ kiện cho phép nhóm nghiên cứu xác định các cá thể nhiễm Toxoplasma, loài ký sinh trùng sẽ theo vật chủ cả đời.
Nghiên cứu của họ cho thấy có tới 1/3 số linh cẩu con nhiễm Toxoplasma, khoảng 71% số cá thể chưa tới tuổi trưởng thành và 80% cá thể trưởng thành mang ký sinh trùng trên người.
Linh cẩu trên một tuổi mới biết mình không nên bén mảng lại gần sư tử.
Những con linh cẩu non không nhiễm ký sinh trùng sẽ ở tránh xa sư tử khoảng 100 mét, nhưng khoảng cách trung bình giữa cá thể linh cẩu con có kháng thể Toxoplasma với sư tử là 40 mét. Khi linh cẩu được một tuổi, chúng mới đủ khôn ngoan để biết rằng mình không nên lại gần những con mèo cỡ lớn kia.
Theo lời hai tác giả báo cáo, một trong những giới hạn của nghiên cứu này là họ chưa rõ liệu linh cẩu non có sợ những kẻ săn mồi khác và dám bén mảng lại gần mối nguy hiểm không. Nhóm vẫn đang tìm thêm dữ liệu hòng trả lời thắc mắc.
Nghiên cứu thay đổi quan điểm
Stefanie Johnson, nhà khoa học công tác tại Đại học Colorado, người đã bỏ nhiều năm theo dõi ký sinh trùng Toxoplasma, đánh giá cao nghiên cứu mới. “Nó xác nhận rằng ký sinh trùng Toxoplasma có ảnh hưởng mạnh lên hành vi của động vật có vú”, trong đó có thể có cả con người.
Đa số người nhiễm Toxoplasma chỉ sốt nhẹ và hồi phục nhanh chóng, nhưng ký sinh trùng này có thể ảnh hưởng nặng nề tới bào thai, do đó phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc gần với phân mèo. Chưa hết, có những nghiên cứu đưa ra bằng chứng gây tranh cãi, cho thấy những người nhiễm Toxoplasma lái xe bất cẩn hơn hay sẵn sàng mạo hiểm kinh doanh; nghiên cứu cho rằng người nhiễm ký sinh trùng bị giảm khả năng cảm nhận sợ hãi.
Nhà nghiên cứu Johnson tin rằng những thay đổi hành vi này là dấu hiệu cho thấy ký sinh trùng Toxoplasma ảnh hưởng tới vật chủ, chúng có thể thao túng động vật có vú cấp cao theo cách mà chúng ta vẫn chưa rõ.
“Đây là loài ký sinh trùng đa số chúng ta coi là ôn hòa, nhất là khi nhiễm trên người”, cô Stefanie Johnson nói. “Nhưng khi nhìn vào hiệu ứng, Toxoplasma có thể tác động lớn tới hành vi con người, thậm chí thao túng ở mức hành vi giao tiếp xã hội”.
Theo Kim/Pháp luật & Bạn đọc
Khai quật 'đường cao tốc' thời La Mã tại Hà Lan.
Di tích cho thấy đặc điểm chung của những con đường từ thời La Mã, đó là có cấu trúc lớn, thường rộng 5 - 7m.
Các nhà nghiên cứu Hà Lan phát hiện đường cao tốc cổ đại 2.000 năm tuổi
Con đường cổ hiếm có được các chuyên gia của công ty tư vấn khảo cổ học RAAP phát hiện tại thành phố Oosterhout, Hà Lan cuối tháng 7.
Di tích cho thấy đặc điểm chung của những con đường từ thời La Mã, đó là có cấu trúc lớn, thường rộng 5 - 7m.
Theo các khảo cổ gia, những tuyến đường kiểu này thường được xây dựng tối ưu khả năng vận chuyển hàng hóa, tạo thuận lợi cho những cuộc viễn chinh của quân đội.
Về con kênh cổ, các nhà nghiên cứu chỉ ra, nó có chiều rộng đủ lớn cho tàu của quân đội La Mã (có thể là những tàu quân sự lớn) vận chuyển quân, thực phẩm, nguyên vật liệu xây dựng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, có thể con kênh đã kết nối Nijmegen (thành phố quan trọng thời La Mã) và Rhine, tiền tuyến của Đế chế La Mã, nơi rất nhiều binh sĩ Roman đóng quân.
B.T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét