a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

CHIA TIỀN

 


Gần 12:00 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền, một người ôm cây đàn, hốc mắt lõm xuống, một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào nón và đếm.
Tiền 2.000, tiền 5.000, 10.000, 20.000 và thoảng có vài tờ 50.000 hay 100.000. Tôi đi bộ ngang nên cứ nghe và thấy được vài điều vài câu.
"Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạh"
"Ừ, gần Tết nên Tất niên vui vẻ"
"Vui nên có mấy khách cũng cho sộp lắm"
"Ừ, tôi cũng mong có kha khá mua mấy món Tết cho mấy đứa nhỏ"
Tò mò nên tôi ghé hỏi :
"Hai chú là anh em ạ?"
"Không, hai chú là bạn, ông bạn chú tật nguyền từ nhỏ"
"Rồi chú chở chú này đi hát bao lâu rồi?"
"Chú làm việc ban ngày, ban đêm chở bạn mình đi hát, ai thương thì cho ít cho nhiều, ổng không chịu ngồi đường chờ bố thí, cũng không chịu để người nhà nuôi"
"Hai chú chở nhau đi như vầy bao lâu rồi"
Lúc này chú mù mới nói:
"Cũng hai mươi mấy năm rồi con, ổng là đôi mắt, đôi chân đưa chú đến nơi chú có thể hát cho người nghe. Ngày xưa ổng chở chú bằng xe đạp, sau này ổng mua được xe máy thì chở chú bằng xe máy".
"Mỗi ngày hai chú làm xong rồi chia nhau thế nào?" Tôi cũng hơi tò mò:
"Được nhiêu chia đôi, chú chịu tiền xăng" chú sáng mắt trả lời.
"Chúc hai chú nhiều sức khoẻ nhé, Tết thật ấm áp bên gia đình"
"Cám ơn cháu, cháu cũng vậy nhé"
Tôi lại đi, một vòng, hai vòng sau, theo thói quen lại nhìn 2 chú. Chợt thấy điều lạ lạ.
Chú sáng mắt dúi vào tay bạn mình một sấp tiền, đa số là tiền 100.000, 50.000 và 20.000
Còn trên tay chú là tiền 10.000 và một số 5.000, 2.000.
"Đây phần của ông đây, tôi đã chia đôi rồi đó"
"Cám ơn ông, bao nhiêu năm ông đều giúp tôi đi và chia đều cho tôi"
Mắt tôi chợt cay cay, "chia đôi" đâu đồng nghĩa là 2 phần bằng nhau. Người bạn mù thì tin bạn mình hoàn toàn. Người bạn sáng thì muốn cho bạn mình phần hơn.
Sống trên đời phải chăng có những người có rất nhiều tiền, và ở đây có 2 chú là những người thật sự giàu có. Cuộc sống này còn quá nhiều điều tốt đẹp, Tết đang về, đôi mắt ướt mà con tim sao đập rộn rã tình yêu thương con người.

Tết sum vầy
Xuân hạnh phúc
fb Xuan Cuong st

GIỜ LÂM CHUNG CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ.

Trong giờ phút lâm chung, Alexander Đại đế triệu tập các cận thần của mình và nói với họ 3 điều ước cuối cùng của ông:
1. Hãy để các ngự y giỏi nhất khiêng quan tài của ta.
2. Hãy rải tài sản của ta, bao gồm tất cả tiền, vàng, kim cương, đá quý trên đường đến nghĩa trang.
3. Hãy để đôi bàn tay của ta được thả lỏng và để nó bên ngoài cho tất cả mọi người thấy.
Một trong những vị tướng của ông đã rất bất ngờ trước những yêu cầu bất thường này nên đã yêu cầu Alexander giải thích. Alexander Đại đế đáp lại:
-- Ta muốn các ngự y giỏi nhất khiêng quan tài của ta để chứng minh rằng, khi đối mặt với cái chết, ngay cả những ngự y giỏi nhất trên thế giới cũng không có sức mạnh cải tử hoàn sinh .
-- Ta muốn rải hết tiền vàng trên đường để muốn mọi người biết rằng, sự giàu có về vật chất có được trên Trái Đất này thì sẽ phải ở lại Trái Đất.
---Ta muốn bàn tay ta đung đưa trong gió, để muốn mọi người hiểu rằng, chúng ta đến với thế giới này bằng hai bàn tay trắng, thì chúng ta rời thế giới này cũng với hai bàn tay trắng.
Chúng ta sẽ không còn gì, sau khi tài sản quý giá nhất của chúng ta đã cạn kiệt đó là: sức khỏe (tinh thần & thể chất) và thời gian chất lượng (dành cho bản thân & gia đình).
Suy ngẫm

CHIẾC ÁO RÁCH VÔ GIÁ.


Đang đi chầm chậm trên đường ρhố, một ρhụ nữ giàu có bất ngờ bị tông xe. Maγ mắn là vụ va chạm không mạnh nên cô chỉ bị xâγ xước qua loa.

Sau khi mang xe đi sửa, Cô gáι mới chợt nhớ ra nhà bố mẹ mình ngaγ gần đó. Lâu lắm rồi, cô chưa về nhà thăm họ. Nghĩ vậγ, cô liền cuốc bộ về nhà và quγết định ở lại với bố mẹ một đêm

Sáng hôm sau, lúc cô chuẩn bị đi, cô nhận được chiếc áo từ mẹ và ρhát hiện vết rách trên taγ đã được mẹ vá lại, những mũi kim thật dàγ.

Thoáng chút cảm động nhưng cô cũng cảm thấγ việc làm của mẹ có chút thừa – “mình là người có tiền, chiếc áo nàγ sau khi về mình sẽ bỏ đi, chẳng mặc lại làm gì”, cô gáι nghĩ trong đầu.

Nhưng vì công việc quá bận rộn, trên đường trở về, cô đã quên mất sự việc nàγ nên cứ thế mặc chiếc áo vá chằng chịt đi khắρ nơi, thậm chí còn đàm ρhán xong xuôi một ρhi vụ làm ăn lớn kéo dài từ rất lâu.

Đến tối muộn, cô mới sực nhớ ra mình đang mặc chiếc áo rách. Cô nhanh chóng cởi chiếc áo, ném vào thùng rác.

Sáng ngàγ hôm sau, thỏa thuận làm ăn đàm ρhán từ hôm trước chính thức được ký kết. Khách hàng hỏi cô:

“Hôm naγ không thấγ cô mặc lại chiếc áo hôm qua?”

“Tôi giặt rồi”, Hải Yến ngại ngùng tìm lý do trả lời câu hỏi của đối tác.

Vị đối tác tiếρ tục nói:

“Có thể cô không biết nhưng chúng tôi quγết định ký hợρ đồng với cô là vì thấγ cô mặc chiếc áo vá. Từ đường kim mũi chỉ có thể thấγ cô là một người chất ρhác, đã trải qua nhiều gian khổ.

Mà một người như thế, chúng tôi ᵭάпҺ giá rất cao, cô chính là đối tác tốt nhất của chúng tôi”.

Trở về nhà, cô gáι vội mở thùng rác lôi chiếc áo vá ra, giặt lại sạch sẽ và treo vào góc trong cùng của tủ áo, nghĩ rằng có thể sẽ có lúc dùng đến.

Một tuần trôi qua, vào một buổi sáng khi người ρhụ nữ giàu có nàγ vừa chuẩn bị đi làm, bỗng nhiên có hai viên cảnh sάt ghé qua nhà cô. Thì ra vào một buổi tối tuần trước, có một ρhụ nữ giàu có đã bị Ьắt cóc nhưng nghi ρhạm đã bị Ьắt giữ sau đó không lâu.

Khi thẩm vấn, chúng đều khai nhận rằng ban đầu, ᵭốι tượпg mà chúng nhắm tới là cô nên cảnh sάt mới qua nhắc nhở cô.

Người ρhụ nữ vô cùng kinh ngạc, hỏi cảnh sάt rằng:

“Vậγ tại sao cuối cùng chúng không Ьắt tôi?”

– Vì hôm đó cô mặc chiếc áo vá.

Thì ra hôm đó, những ké Ьắt cóc vì nhìn thấγ cô mặc áo vá, cho rằng những người có tiền chẳng bao giờ mặc áo vá và cô chẳng giàu như tin đồn nên đã từ bỏ ý định.

Cô gáι không khỏi thảng thốt, không ngờ miếng vá đã cứu cô một mạпg. Sau khi cảnh sάt rời đi, người ρhụ nữ mở tủ, lấγ chiếc áo ra, taγ vân vê nên những đường chỉ dàγ chằng chịt, khóc như một đứa trẻ.

( Sưu tầm )

Thân mến

TQĐ


CÂU CHUYỆN CỦA MỘT NGƯỜI GIÀ NHƯNG DÀNH CHO CÁC BẠN CHƯA GIÀ

 

Ngày mai, tôi phải đi viện dưỡng lão…

 

Không phải bất đắc dĩ, thì tôi cũng không muốn đi viện dưỡng lão đâu. Nhưng mà từ khi sinh hoạt hàng ngày không còn có thể tự xoay xở, mà con gái vừa làm việc bận rộn vừa phải chăm sóc cháu trai, không rảnh để quan tâm mình, đây dường như là sự lựa chọn duy nhất đối với tôi.

 

Điều kiện sống ở viện dưỡng lão không tệ: Một mình một gian phòng sạch sẽ, được lắp các đồ điện đơn giản thực dụng, đầy đủ các loại phương tiện giải trí; đồ ăn cũng ngon miệng; phục vụ rất chu đáo, bày trí xung quanh cũng rất đẹp.

 

Tuy nhiên giá cả đắt đỏ, tiền hưu của tôi nhất định không đủ trả. Nhưng tôi còn có nhà riêng của mình, đem bán nó đi, tiền cũng không còn là vấn đề nữa. Nhưng tài sản còn lại, trong tương lai tôi muốn để dành cho con cái. Con cái lại rất hiểu chuyện, chúng nói: “Tài sản của mẹ thì mẹ tùy ý sử dụng, không cần lo cho bọn con”. Số tiền còn lại đúng là tôi muốn chuẩn bị để vào viện dưỡng lão.

 

Sống trong nhà, kim chỉ cái gì cũng không thiếu, rương hòm, ngăn tủ, ngăn kéo đều đầy ắp các loại đồ dùng. Quần áo bốn mùa, đồ dùng bốn mùa, chồng chất như núi; tôi thích sưu tầm, tem sưu tầm đã thành từng chồng lớn, ấm tử sa cũng đã hơn mười cái. Còn có rất nhiều vật linh tinh cất giấu, nào là ngọc bích, hạt óc chó, vật trang sức. Đặc biệt là sách, cả một mặt tường là giá sách, chật kín đầy ắp; rượu ngon thì Mao Đài, Ngũ Lương, rượu Tây cũng phải mấy bình.

 

Còn có nguyên bộ đồ điện gia dụng, dụng cụ nấu nướng, nồi niêu xoong chảo, củi gạo dầu muối, đủ loại đồ gia vị, nhét chật đầy phòng bếp; còn hơn chục cuốn album ảnh, nhìn một phòng tràn đầy đồ vật, tôi cũng thấy phát rầu !

 

Viện dưỡng lão chỉ có một gian phòng, một cái tủ, một cái bàn, một giường, một ghế sô pha, một tủ lạnh, một máy giặt, một TV, một bếp điện từ, một lò vi ba, căn bản không có chỗ để lưu giữ của cải mà mình tích lũy.

 

Trong chớp mắt, tôi đột nhiên cảm giác được, những của cải này đều là dư thừa, chúng cũng không thuộc về mình…

 

Tôi chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, chúng trên thực tế chỉ thuộc về thế giới này, những sinh mệnh lần lượt lướt qua ta, cũng chỉ là quần chúng.

 

Cố Cung là của ai, hoàng đế cho rằng là của trẫm đấy, nhưng bây giờ nó là của nhân dân, của xã hội, chỉ có thể trở thành lịch sử.

 

Tôi bỗng nhiên hiểu ra: Tại sao Bill Gates muốn đem cho toàn bộ tài sản của mình; tại sao Jack Ma tuyên bố muốn tặng toàn bộ đồ cất giữ cho viện bảo tàng? Đó là bởi vì bọn họ hiểu rồi: Tất cả vốn dĩ không phải của họ !

 

Bọn họ chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, sinh không mang theo, chết không mang đi, chi bằng tích đức làm việc thiện lưu lại phúc cho con cháu. Đó mới thật là sáng suốt!

 

Một phòng đồ đạc của tôi, thật muốn đem hiến tặng, nhưng lại không nỡ. Phải xử lý chúng trở thành một vấn đề khó khăn, con cháu lại chẳng dùng được bao nhiêu.

 

Tôi có thể tưởng tượng, lúc cháu mình đối mặt với những bảo bối tôi khổ tâm tích lũy thì sẽ đối xử thế nào: Quần áo chăn đệm toàn bộ đều vứt đi; hơn chục cuốn album quý báu bị đốt bỏ; sách bị coi như phế phẩm bán đi; đồ cất giữ không có hứng thú sẽ bị dọn sạch; đồ gỗ lim trong nhà không dùng, cũng sẽ đem bán giá rẻ. Giống như phần cuối Hồng Lâu Mộng: “Chỉ còn lại trắng xóa một mảnh, thật sạch sẽ !”

 

Tôi quay lại nhìn đống quần áo như núi, chỉ lấy vài bộ thích mặc; đồ dùng phòng bếp chỉ chừa lại một bộ nồi niêu chén bát. Sách chọn lấy vài cuốn đáng đọc; ấm tử sa chọn lại một cái để uống trà. Mang theo chứng minh thư, giấy chứng nhận người già, thẻ y tế, hộ khẩu, đương nhiên còn có thẻ ngân hàng, vậy là đủ rồi!

 

Đây chính là toàn bộ gia sản của tôi ! Tôi đi rồi, từ biệt hàng xóm, đem trả ngôi nhà này lại cho thế giới này !

 

Đúng vậy, đời người chỉ có thể ngủ một giường, ở một gian phòng, dù nhiều hơn nữa đều là để nhìn chơi. Nhân sinh trên đời, quả thật không cần quá nhiều, đừng quá coi trọng vật chất, bởi vì tất cả cuối cùng đều phải trả lại cho thế giới này ! Chi bằng xem nhiều sách, ở bên cạnh người thân, yêu mến bạn bè bên cạnh, làm cho thế giới này bởi vì có tấm lòng yêu thương của bạn mà trở nên càng tốt đẹp.

 

Tuệ Tâm, theo SOH/tinhhoa.net





ĐÊM TRỰC !!
0 giờ
Một người đàn ông đến cấp cứu vì đau quặn bụng. Khi mình đến khám, ông ta cứ luôn miệng nói : Tôi quen anh giám đốc A. Tôi có làm ăn với chị trưởng phòng B. Có lẽ do ông ta nghĩ rằng, khi nói ra những mối quan hệ ấy, mình sẽ làm việc chu đáo hơn. Mình đã đáp lời rằng :
- Anh có thể thôi nói tên và chức vụ của người khác. Anh hãy nói về chính anh đi, tên, chức vụ và bệnh của anh.
Ông ta trố mắt ra nhìn mình, phải mất vài phút sau ông ta mới có thể bắt đầu khai bệnh.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng hay như vậy, bạn nhỉ? Cứ vỗ ngực tự hào chứng tỏ với nhau rằng : tôi là con ông D, cháu bà C, tôi quen biết ông E và có mối quan hệ thân thiết với bà F, thay vì chúng ta nói về chính mình.
Nhưng một người trưởng thành thật sự lại là người luôn tự đứng vững trên đôi chân mình, can đảm chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, không dựa vào ai cả, không đổ thừa ai cả.
---
0 giờ 30 phút
Một người phụ nữ 70 tuổi, được đưa đến phòng cấp cứu trong tình trạng suy kiệt nặng, da xanh niêm nhạt, thở ngáp cá, toàn thân khai mùi phân dãi. Khi mình xử trí cấp cứu xong, mình hỏi hai người con gái ăn bận rất bảnh bao và thơm tho : Bệnh nhân bị bệnh gì trước đây, điều trị ở đâu, và diễn tiến nặng bao lâu rồi?
Mình đã ngỡ ngàng khi nhận được một câu trả lời : Bệnh tim mạch và u hạch gì đó không rõ, mẹ tôi đã khó thở cả tháng nay rồi, nhưng tôi nghĩ không sao nên không đưa đi khám bệnh.
- Hai chị là con ruột?
- Ừ con ruột.
Mình im lặng thở dài khi kết quả xét nghiệm và MSCT trả về là bệnh Lymphoma ác tính di căn não, di căn phổi, đái tháo đường, suy thận... Làm sao mà cứu chữa? Mẹ thì chỉ có một trên đời.
Tuần trước mình có đi dự đám tang của một bệnh nhân rất thân. Và đã chứng kiến những giọt nước mắt ăn năn của người con út.
- Bác sĩ biết sao không, cả bốn tháng nay tôi chưa gặp mẹ, dù nhà tôi và nhà mẹ cách có vài bước chân. Ai ngờ trưa hôm thứ 7, nhận điện thoại báo mẹ đã mất rồi... Giá như tôi ...
Thật, càng lớn tuổi, mình càng sợ trực cấp cứu. Không phải vì sức khoẻ vì chuyên môn hay vì áp lực phải tiếp xúc phơi nhiễm với những bệnh lây nhiễm hay vì có thể bị hành hung bất cứ lúc nào. Mà vì cứ phải chạm vào thật sâu bên sau mỗi con người dù mình không muốn...
1 giờ sáng
Bệnh nhân nam 23 tuổi, cơ thể gầy teo, nấm trắng đầy miệng đến cấp cứu vì tiêu chảy. Khi mình giải thích tình hình bệnh và đề nghị nhập viện thì bệnh nhân không chịu vì không có tiền.
- Em điện thoại kêu ba mẹ vào viện đi.
- Ba mẹ em li dị hồi em còn nhỏ xíu. Em sống với bà, mà bà ở tuốt dưới Vĩnh Long, em nói thiệt, em bị nghiện ma tuý đá và bị nhiễm HIV.
- Nhưng nếu em không nằm viện thì phải làm sao?
- Em cũng không biết nữa.
Nhìn cơ thể bệnh nhân chi chít những hình xăm, mái tóc nhuộm vàng khè ... sao mà khác quá với cách bệnh nhân trả lời.
- Em chỉ nghĩ mình đau đến đây để bác sĩ cấp cứu...
Mình lại thở dài, dù tiếng thở dài chẳng làm đêm ngắn lại. Phần lớn những người sa ngã và lầm lạc thường được lớn lên trong gia đình không có hạnh phúc, cha mẹ ly dị, hay nghiện rượu, cờ bạc và thuốc lá. Có bao giờ mỗi bước chân đi, mỗi quyết định trong cuộc đời, chúng ta đều cẩn trọng?
Sinh con rất dễ, nhưng nuôi dưỡng con lại rất khó! Khó vô cùng.
2 giờ sáng
Một thanh niên sỉn rượu đến để may những vết thương vùng mặt và lưng do bị chém. Khi điều dưỡng hỏi phần hành chính, thì anh ta nạt nộ đập bàn : Sao không khâu liền đi, cứ hỏi mấy cái vớ vẩn làm gì?
- Muốn khâu thì phải làm hồ sơ khai tên tuổi bị đánh ở đâu chứ, rồi còn phải kí tên yêu cầu khâu chứ.
- Tao đ* khai. Bây giờ tao hỏi tụi mày có khâu không thì bảo? Tụi mày có tin tao chém tụi mày bây giờ không?
Mấy anh bảo vệ nghe ồn ào, báo ngay cho công an. Và thanh niên sỉn rượu vừa thấy bóng công an lập tức bỏ chạy. Mới đó còn hùng hổ đòi đâm đòi chém ...
Thật, những người có xu hướng hung bạo và dễ kích động thường là những người sống trong sự sợ hãi và yếu đuối.
Vì sao khi đi trên phố mấy thanh niên trẻ hay nẹt bô rồ ga? Vì sao giữa đám đông mấy người trung niên kia ăn bận diêm dúa trang điểm cầu kì?
Bởi vì trong sâu thẳm họ khát khao được chú ý, khát khao được công nhận... nhưng họ chẳng có gì đặc biệt, buộc họ phải hành động như thế. Họ lạc loài!
3 giờ sáng
Một người đàn ông, 50 tuổi được đưa vào cấp cứu vì đau đớn vùng hạ sườn phải. Ông ta la hét inh ỏi :
- Bác sĩ đâu rồi? Tụi bây chết hết rồi hả? Tao vào bệnh viện cả tiếng rồi mà chẳng thấy tụi bây đâu...
- Bác sĩ đây, anh mới vào mà, y tá còn chưa kịp lấy dấu hiệu sinh tồn...
Người nhà vội nói bệnh nhân và quay qua nói với mình : Bác sĩ thông cảm, tại ảnh bệnh ung thư đường mật di căn gan, di căn hạch giai đoạn cuối rồi nên đau đớn và hay la hết. Bệnh Viện C đã cho về, khuyên gia đình, bệnh nhân muốn ăn gì thì cứ cho...
Đêm dường như sâu hơn với tiếng thở dài.
Nỗi đau niềm thống khổ là có thật, luôn hiện diện bên trong mỗi con người. Ai cũng đau cũng khổ, có người nhờ nỗi đau mà vượt lên được chính mình, tìm ra được con đường giải thoát và an lạc, nhưng cũng có người bị chết chìm trong đó.
Lẽ thường, khi người ta gần đến bên kia con dốc cuộc đời, cận kề cái chết, người ta sẽ buông bỏ hết những sân si, người ta sẽ chấp nhận và mỉm cười... Đằng này ...
Bốn giờ sáng
Một người phụ nữ đến cấp cứu vì đau đầu ngủ không được. Trong khi mình đang viết bệnh án thì nghe bà ta kêu lên : Chú bác sĩ và cô y tá kia, mau trả điện thoại lại cho tôi.
- Bà coi lại cẩn thận đi, tụi con đâu có lấy điện thoại của bà.
- Cô nói gì? Chỉ có cô và chú bác sĩ kia lại gần tôi... Không cô thì chú kia lấy. Báo bảo vệ hay công an ngay đi.
Bệnh nhân ngồi bật dậy, khác với lúc mới vào nhăn nhó khó chịu mệt mỏi.
- Ôi mẹ ơi, mẹ nói cái gì kì lạ vậy? Con giữ điện thoại của mẹ đây. Tại con đi đóng tiền tạm ứng nhập viện nên mẹ không biết.
- Vậy hả? Tao tưởng hai đứa này nó ăn cắp.
Bé Khánh vừa định lên tiếng, mình vội ngăn lại và thì thầm : Thôi bỏ đi em.
Mình nhớ một câu chuyện trong Phúc Âm, có người đến hỏi : Nếu ai đó tát vào má con thì sao? Chúa Giêsu đã trả lời : Con hãy đưa luôn má còn lại cho người ta tát. Và nếu có ai xin con cái áo khoác bên ngoài, con cũng hãy cởi luôn cái áo khoác bên trong mà cho.
Thường chúng ta chỉ đến với Thượng Đế khi bị đau khổ, mất mát, muốn mà chưa được...
Và khi chúng ta bị ức hiếp bị bắt nạt, chúng ta mong là luật công bằng, luật nhân quả được thực thi.
Nhưng Thượng Đế luôn im lặng. Ngài dạy : Hãy tha thứ, hãy cho đi nhiều hơn.
Bởi chỉ những người yếu đuối, thiếu thốn, bị bỏ rơi ... mới dùng đến bạo lực và đi xin.
Ngài Đạt Lai Lạt Ma từng nói : Cây lúa nào hạt non hạt lép thì nó đứng thẳng vươn cao. Còn những cây lúa nặng trĩu hạt luôn oằn mình xuống dưới thấp.
Cái Tôi của ai nhỏ bé thì tâm lượng người đó mênh mông!

- Vô Thường -
Fb GS Tôn Thất Tùng


Không có nhận xét nào: