Nằm sâu trong mỏ khai thác, cho đến khi được tìm thấy, người ta mới trầm trồ về kích thước khủng và vẻ đẹp không góc chết của viên ngọc lục bảo này.
Vô tình đào được kim loại quý hiếm không phải chuyện mới, thế nhưng với kích thước khủng như viên ngọc lục bảo được tìm thấy vào năm 2018 thì thực đặc biệt.
Nó được đặt tên là Inkalamu, có nghĩa là "sư tử" trong ngôn ngữ bản địa Bambba Zambia. Tên gọi này để vinh danh công việc bảo tồn động vật được thực hiện trong khu vực.
Cận cảnh vẻ đẹp đáng ngưỡng mộ của viên ngọc lục bảo kích thước khủng.
Vào tháng 10/2018, nhà địa chất học Debapriya Rakshit và thợ mỏ Richard Kapeta đã tình cờ tìm được và đưa viên ngọc lục bảo từ mỏ Kagem, Zambia ra ánh sáng mặt trời.
Một viên ngọc lục bảo độc nhất vô nhị nặng tới 1,1kg và có kích cỡ 5.655 carat khiến nhiều người trầm trồ từ cái nhìn đầu tiên.
Theo một số tờ báo địa phương, kích thước của Inkalamu gần gấp đôi viên kim cương thô lớn nhất thế giới có tên Cullinan, được phát hiện gần Pretoria, Nam Phi vào năm 1905.
Tuy nhiên, vì viên ngọc lục bảo Inkalamu lớn như thế này khá phổ biến và ít giá trị nên đơn vị sở hữu nó đã cất viên ngọc lục bảo siêu lớn này trong một két an toàn và không biết nó đáng giá bao nhiêu.
Ước tính tại thời điểm đó, viên đá siêu quý này có giá lên tới 2 triệu bảng Anh (hơn 60 tỷ đồng).
Viên đá đầu tiên được đặt tên vào năm 2010 với tên là "con voi" có kích thước 6.225 carat được bán tại Lusaka, Zambia cho một công ty Ấn Độ với khoản tiền không được tiết lộ.
Việc đặt tên cho ngọc lục bảo chưa cắt là một truyền thống dành riêng cho các loại đá quý hiếm và đáng chú ý nhất.
Ngọc lục bảo trước đây chủ yếu được sản xuất bởi thợ mỏ thủ công, khiến cho các đại lý bán lẻ không có nguồn cung cấp nhất quán. Hầu hết ngọc lục bảo trên thế giới đều được khai thác ở Zambia, Colombia và Brazil.
Ngọc lục bảo lần đầu tiên được khai thác tại Zambia vào năm 1976. Châu Phi là miền đất giàu khoáng thạch. Tại đây có nhiều các mỏ đá quý như kim cương, hồng ngọc, tanzanite cao cấp. Vì vậy không ngạc nhiên khi ngọc lục bảo Zambia chất lượng cũng rất tốt.
Ngoài ra, Brazil trở thành quốc gia cung cấp đá emerald giá mềm từ thập niên 1960 vì quốc gia Nam Mỹ này có một trữ lượng ngọc lục bảo khổng lồ. Hàng loạt các mỏ đá tại các vùng Bahia, Goias và Minas Gerais chưa hề cạn kiệt.
Min (Tổng hợp)
Bí ẩn 2 di thể nữ trong lăng mộ Tào Tháo: Có phải Điêu Thuyền hay Tiểu Kiều?
Hai người phụ nữ đã chết ở độ tuổi 20 và ngoài 50 tuổi. Trong đó bộ xương của người phụ nữ trẻ có dấu hiệu ngả sang màu xanh lục bất thường.
Mùa xuân năm 2006, một người dân tại làng Tây Cao Huyệt, huyện An Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã phát hiện điều bất thường khi trên khu đất ruộng nhà mình. Khoảng ruộng trước đây chỉ cần bơm nước nửa ngày là đã ngập nhưng gần đây anh đã bơm tới 2 ngày đêm mà vẫn chẳng thấy nước dâng lên.
Tìm kiếm một hồi, người nông dân nhận ra giữa thửa ruộng có một cái hố đường kính khoảng 1m đang được che lấp bởi một nắm cỏ khô. Anh nông dân thấy lạ bèn xúc đất lấp hố lại nhưng vài ngày sau lại thấy nó xuất hiện. Tới đây, anh đã nhận ra cái hố này là do bọn trộm mộ đào lên và nhiều khả năng dưới cánh đồng nhà anh là một ngôi mộ phi thường.
Nơi an nghỉ của "vua trộm mộ" Tào Tháo
Chuyên gia khảo cổ Phan Vĩ Bân khi nhận được tin báo về hố trộm mộ đã mau chóng tìm đến cánh đồng này vào đích thân leo xuống dưới hố để hóa giải những bí ẩn. Bên dưới hố, Phan Vĩ Bân tìm thấy một ngôi mộ tan hoang, giờ chỉ còn là phế tích. Mộ gồm hai chính ở trước sau và hai gian phụ nằm ở bên trái và bên phải.
Mộ đạo dẫn xuống lăng Tào Tháo. Ảnh: China News
Mãi tới năm 2009, đội khảo cổ mới tìm thấy một mảnh đá vỡ có dòng chữ "Hổ cách của Ngụy Vũ Vương" với Ngụy Vũ Vương ở đây không ai khác ngoài Tào Tháo. Từ đây, giới khảo cổ đã khác định được lăng mộ ẩn mình 1.800 năm của "vua trộm mộ" Tào Tháo.
Lăng mộ của Ngụy Vương đã bị trộm đột nhập rất nhiều lần, chỉ còn di hài và một vài đồ tùy táng lẫn trong bùn lầy, bao gồm áo giáp vũ khí, bình mực... hầu hết là những món đồ dùng hàng ngày. Phát hiện này rất phù hợp với di nguyện "không chôn theo bảo vật" của Tào Tháo.
Mảnh đá đề chữ "Hổ cách của Ngụy Vũ Vương" giúp phát hiện ra lăng mộ Tào Tháo. Ảnh: China News
Hài cốt của chủ mộ vẫn nằm trong quan tài nhưng đã bị dập vỡ xương mặt và mũi. Các chuyên gia cho rằng đây chính là hệ quả của những vụ trả thù chính trị trong thời cổ đại. Ngoài di hài của Tào Tháo, trong lăng mộ này, giới khảo cổ còn tìm thấy thêm di hài của 2 người phụ nữ bí ẩn.
Hai di thể nữ trong lăng mộ Tào Tháo
Ngay khi thông tin về hai di thể nữ trong lăng mộ Tào Tháo được công bố, truyền thông Trung Quốc đã xôn xao liệu đây có phải hài cốt những mỹ nữ đi cùng tên tuổi Ngụy Vương như Điêu Thuyền hay Tiểu Kiều?
Song các sử gia cho rằng Điêu Thuyền không phải một nhân vật có thật trong lịch sử, còn mộ phần của Tiểu Kiều đã được tìm thấy tại huyện Lư Giang, An Huy gần với lăng mộ Chu Du, nên cả hai giả thuyết này đều không hợp lý.
Tào Tháo là nhân vật nổi tiếng phong lưu trong lịch sử, ngoài hai mỹ nhân kể trên, thê thiếp liên quan tới ông còn phải nhắc tới Biện phu nhân, Đinh phu nhân, Đỗ phu nhân, Tần phu nhân, Vương chiêu nghi... Hầu hết những người phụ nữ này đều từng sinh con cho Ngụy Vương.
Danh tính 2 người phụ nữ trong lăng mộ Tào Tháo vẫn khiến sử gia "đau đầu". Ảnh: Internet
Hao Benxing, nguyên giám đốc Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Hà Nam cho biết: "Kết quả giám định xương của Viện khẳng định 2 hài cốt nữ này một người ở độ tuổi 20, người còn lại chết khi ngoài 50 tuổi."
Bộ xương của người phụ nữ 20 tuổi có màu sắc hơi ngả xanh lục bất thường nên nhiều khả năng người này đã bị hạ độc chết để tuẫn táng theo Tào Tháo. Các chuyên gia suy đoán đây là một cung nữ hoặc a hoàn được đưa vào lăng để phục vụ chủ mộ ở thế giới bên kia.
Ngoài ra, người phụ nữ còn lại có khả năng là Biện phu nhân - ái thiếp xuất thân từ ca kĩ nhưng lại rất mực hiền thục, thông minh, khiến Tào Tháo khâm phục. Tuy nhiên sử sách thời Tam Quốc chép rằng, Biện phu nhân đã qua đời khi ngoài 60 tuổi, lệch với tuổi xương 50 tuổi của hài cốt trong lăng.
Chính vì những sai lệch này mà tới tận ngày nay, danh tính chính xác của di thể nữ trong lăng mộ Tào Tháo vẫn còn là một ẩn số.
Theo Đời sống & Pháp luật
Sự t
Từ Hi Thái Hậu lúc sinh thời lo sợ bản thân gặp báo ứng vì những tội ác mà mình gây ra nên đã có quyết định độc ác khiến người đời căm phẫn.
Từ Hi Thái Hậu (1835 – 1908) được mệnh danh là người phụ nữ quyền lực và tàn ác nhất lịch sử phong kiến của Trung Quốc.
Vốn là người nắm giữ cương vị tối cao trong nhiều năm ở triều đại nhà Thanh, bà đã làm rất nhiều chuyện hoang đường, sát hại chúng sinh, thay đổi hướng phát triển và làm cho triều đại này dần bị diệt vong. Mãi đến lúc chết, vì để thỏa mãn nguyện vọng cá nhân, bà tiếp tục dày vò dân chúng lầm than, bắt 100 đứa trẻ chưa đến 10 tuổi phải cùng chết theo mình dưới nấm mồ.
Các hoàng đế thời phong kiến xa xưa rất chú trọng trong việc hậu sự sau khi chết. Vì thế, khi khai quật các lăng mộ, người ta thường thấy vô số vàng bạc châu báu được chôn cất cùng thi thể của các vị vua chúa.
Và Từ Hi Thái Hậu cũng không ngoại lệ, bà đã chuẩn bị mộ huyệt cho mình từ rất sớm. Lăng mộ được xây dựng hoành tráng, cơ quan mật thất trùng trùng, hàng nghìn hàng vạn vật phẩm quý báu xa hoa được dự trữ sẵn để làm vật bồi táng.
Không giống như Tần Thủy Hoàng (vị bạo chúa dành cả đời để tìm cách trường sinh bất lão), Từ Hi Thái Hậu nhận thức được con người không thể chống lại mệnh trời, đồng thời bà cũng lo sợ bản thân bị gặp báo ứng vì những tội ác mình đã gây ra lúc sinh thời và bị ma quỷ đày đọa sau khi chết.
Sau khi tìm ra biện pháp giải quyết từ các quan đại thần và đạo sĩ cao tay, bà ra lệnh bắt 100 đứa trẻ ở các hộ dân lành và buộc chúng phải tham gia xây dựng lăng mộ cho bà. Nguyên nhân là vì cho rằng trẻ nhỏ là những sinh linh thuần khiết sạch sẽ nhất, có tác dụng thanh tẩy lăng mộ, không cho ma quỷ lại gần.
Ảnh minh họa.
Trước hành động này, dân chúng phẫn nộ vì hành vi bắt người vô cớ của triều đình nhưng không thể phản kháng vì sợ bị liên lụy đến tính mạng. Những đứa trẻ bị bắt đi lao động khổ sai dần dần không chịu nổi và chết đi.
Khi lăng mộ hoàn thành, số trẻ sống sót chỉ đếm trên đầu ngón tay và rồi cũng trở thành vật bồi táng cho Từ Hi Thái Hậu để mãi mãi đi theo hầu hạ và xua đuổi tà ma cho bà.
Từ Hi Thái Hậu đến lúc chết cũng sợ mình gặp báo ứng. Vốn dĩ thế gian quả là một vòng luân hồi. Không phải ma quỷ, mà chính là con người đã đến quấy rối lăng mộ khiến bà không được toại nguyện.
Đến năm 1928, băng trộm mộ Tôn Điện Anh đã lật tung khu mộ của Từ Hi Thái Hậu và "cuỗm" đi hết toàn bộ châu báu bên trong, ngay cả thi thể của vị hoàng hậu quyền lực bật nhất cũng bị chà đạp ngổn ngang bên cạnh và bị lột sạch quần áo cùng mũ đội quý giá. Từ đó, sự thật về 100 đứa trẻ mất tích và những thi hài trẻ con xuất hiện trong mộ Từ Hi Thái Hậu cũng được hé lộ.
Mãi đến những năm 80, các chuyên gia khảo cổ một lần nữa khai quật lại lăng mộ của Từ Hi Thái Hậu mới phát hiện bên trong hoàn toàn trống không, chỉ còn lại thi thể lăn lóc không ngay ngắn. Đội chuyên gia tiến hành khử độc trừ bụi, xử lí thi thể của bà. Đến đây, Từ Hi Thái Hậu mới chính thức được an nghỉ.
Theo Phan/Pháp luật & Bạn đọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét