a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

'Tổ đại bàng lửa' - địa điểm bí ẩn nhất Siberia.

 

Một trong số những bí ẩn nổi tiếng nhất thế giới chưa được giải mã là việc hình thành địa chất độc đáo dưới dạng miệng núi lửa hình nón trên lãnh thổ vùng Irkutsk, được cư dân gọi là 'Tổ đại bàng lửa'.

Lịch sử khám phá

Người Nga bắt đầu phát triển vùng viễn đông tỉnh Irkutsk (Nga) sau năm 1846; trước đó, dân cư vùng Bodaibo hiện nay cực kỳ nghèo - chủ yếu là những người thợ săn bản địa, đến đây theo mùa. Lúc đó, chẳng ai để ý đến con suối mang cái tên bí ẩn “Chuyến bay của Đại bàng lửa” trong tiếng Yakut. Tuy nhiên, cái tên này được tiếp nhận một cách hoàn toàn mới khi sự tồn tại của một vật thể được phát hiện ở vùng cao Vitim-Patom bởi một đoàn thám hiểm do Vadim Kolpakov dẫn đầu.

Hình ảnh “Tổ đại bàng lửa” bí ẩn tại vùng Irkutsk. Nguồn: Afrinik

Năm 1949, một nhóm các nhà địa chất đã lập một bản đồ khu vực - và tình cờ phát hiện ra một thứ giống như miệng núi lửa có hình elip, dài 220 mét và có đỉnh là một mõm hình nón bằng đá. Vật thể bí ẩn nằm cách thành phố Bodaibo thuộc tỉnh Irkutsk 300 km, được gọi là “hình nón Kolpakov” theo tên người đã phá hiện thấy nó, hay “miệng núi lửa Patomsky”.

Chiều cao “hình nón Kolpakov” dao động từ 4-40 mét, đường kính 86 mét, mõm hình nón nằm ở trung tâm “miệng núi lửa Patomsky” cao 12 mét. Khoáng sản tạo nên vật thể này là đá vôi dăm xám với tổng trọng lượng lên tới cả triệu tấn. Nguồn gốc và hình dạng bất thường của nó đã ám ảnh người Nga và thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong hơn 70 năm qua.

Giả thuyết về nguồn gốc

Nhiều giả thuyết về sự xuất hiện của hình nón Kolpakov đã được đưa ra. Một giả thuyết cho là nó có nguồn gốc nhân tạo, dựa trên thực tế bề ngoài miệng núi lửa giống như một đống chất thải hầm mỏ. Tuy nhiên, gần một triệu tấn đá vôi nghiền nát có thể đến từ đâu trong rừng tai-ga nếu không có công trình nào được tìm thấy gần đó? Do đó, hầu hết các nhà khoa học đều coi giả thuyết này là hoàn toàn không thực tế.

Từ lịch sử, người ta hiểu có một “con chim lửa” nào đó đã bay đến nơi này từ thiên đường và để lại dấu ấn như vậy. Do đó, hầu hết các nhà khoa học đều nghiêng về nguồn gốc ngoài Trái Đất của “hình nón Kolpakov”. Một trong những giả thuyết mà nhiều nhà khoa học, bao gồm cả Kolpakov, nghiêng về khả năng một thiên thạch siêu nặng rơi vào lớp đá mỏng manh, miệng núi lửa như vậy có thể hình thành sau một vụ nổ dưới lòng đất của một thiên thạch sau khi rơi xuống.

Đó là, một thiên thể ở tốc độ tương đối thấp đã đâm vào bề mặt hành tinh. Lớp đá khá mềm cho phép thiên thạch đâm sâu khoảng vài chục mét một cách dễ dàng. Sau sự cố, đá nóng đỏ, khi đi tới hồ chứa dưới lòng đất với khí tự nhiên hoặc đá phiến sét, đã phát nổ. Vì vậy, vụ nổ này đã trở thành thủ phạm hình thành một hình nón bất thường bên trong miệng núi lửa, ném hàng tấn đá lên bề mặt, Phó Tiến sĩ Khoa học Địa chất và Mỏ Alexander Portnov viết như vậy trên tạp chí “Tri thức – sức mạnh” vào năm 1968.

Những người theo thuyết này thậm chí còn chỉ ra rằng, miệng núi lửa Patomsky có thể là do một mảnh vỡ của thiên thạch Tunguska nổi tiếng thế giới để lại. Rốt cuộc, hình nón được hình thành tương đối gần đây - rừng taiga ở Siberia vẫn chưa nuốt chửng lãnh thổ của nó. Tuy nhiên, một số dữ kiện chỉ ra rằng thủ phạm hình thành “hình nón Kolpakov” có thể là vũ trụ, nhưng khác xa vật thể tự nhiên. Các nhà nghiên cứu khác nói về phản ứng hạt nhân ở độ sâu của trái đất hoặc thậm chí xác tàu của người ngoài hành tinh.

Những người ủng hộ giả thuyết này mô tả thảm kịch của chính con tàu ngoài hành tinh theo cùng một cách giống như phần đầu của “kịch bản thiên thạch” - con tàu vũ trụ, va chạm, ở tốc độ khoảng 3 m/s (với động cơ phanh được bật), đâm vào Trái Đất. Hậu quả của cú va chạm, “đĩa bay” đã xuyên sâu vào ngọn đồi vài chục mét. Nó được bao phủ bởi đá, mặc dù các động cơ nhiệt hạch của nó vẫn tiếp tục hoạt động dưới lòng đất trong vài năm nữa.

Sau đó, chúng phát nổ, kích thích việc đẩy đá vôi ra ngoài, tạo thành hình nón bên trong miệng núi lửa, và chiếu bức xạ ra khu vực xung quanh. Bằng chứng cho điều này là nghiên cứu cho thấy sự bùng nổ phát xạ vô tuyến ở khu vực này cách đây hơn 100 năm. Dấu vết của đồng vị xêzi và stronti đã được tìm thấy trong các mẫu cây và đất và hàm lượng cao của uranium và stronti trong gỗ của cây mọc trên miệng núi lửa.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng miệng núi lửa Patomsky là hệ quả của việc một thiên thạch hoặc tiểu hành tinh rơi xuống mặt đất. Trên Mặt Trăng, các miệng núi lửa có hình dạng này được hình thành do “thiên thạch bắn phá” trong điều kiện không có bầu khí quyển. Nhưng đối với điều kiện trên Trái Đất, sự xuất hiện của chúng hoàn toàn không điển hình.

Thực tế hình nón của Kolpakov không bị xói mòn tự nhiên và không bị rừng taiga đồng hóa. Tuy nhiên, không chắc rằng nó đã xuất hiện vào thế kỷ trước - trong trường hợp đó, chẳng hạn như trong khu vực xảy ra sự cố Tunguska, có cây đổ xung quanh. Tuổi gần đúng của đối tượng có thể được đánh giá bằng thực tế là một cây thông 200 tuổi mọc trên sườn của miệng và một cây 423 tuổi ở chân “núi lửa”.

Cũng có giả thuyết cho rằng “hình nón Kolpakov” có thể liên quan đến tàn tích của miệng núi lửa khổng lồ ở Siberia, vào kỷ Permi đã gây ra vụ tuyệt chủng động vật lớn nhất trong lịch sử Trái Đất. Tuy nhiên, hiện nay các giả thuyết khác được coi là có cơ sở hơn, kết nối miệng núi lửa Patomsky với hoạt động địa vật lý ở độ sâu của Trái Đất.

Các lập luận ủng hộ điều này đã được các nhà địa chất thu thập trong một số cuộc thám hiểm vào những năm 2000. Theo đó, hình nón được hình thành dần dần, xuất hiện cách đây khoảng 500 năm. Các tảng đá bị ép phòi ra bởi khí thải. Các giai đoạn riêng biệt của quá trình hình thành miệng núi lửa được phản ánh trong mô hình vòng tròn của cây cối mọc xung quanh. Không loại trừ một ngọn núi lửa sẽ hiện nguyên hình ở đây trong tương lai.

Hiện tại, người dân địa phương không mạo hiểm xuất hiện gần “Tổ đại bàng lửa”, như họ vẫn gọi là hình nón Kolpakov. Cái chết đột ngột vào năm 2005 của một trong những nhà nghiên cứu bí ẩn này, Evgeny Vorobyov, người đứng đầu đoàn thám hiểm gồm 7 người nghiên cứu miệng núi lửa, càng làm tăng thêm vẻ huyền bí cho miệng núi lửa Patomsky. Vorobyov đột ngột qua đời do một cơn ngừng tim đột ngột, vô cớ, trước khi đến được mục tiêu cách đó 6 km.

Không có động vật lớn trong rừng tai-ga gần miệng núi lửa. Các cuộc thám hiểm đến miệng núi lửa Patomsky từ trước đến nay đã không phát hiện và giải đáp đầy đủ bí mật về nguồn gốc của nó. Năm 2011, chính quyền vùng Irkutsk đã công bố ý định thành lập một công viên tự nhiên cấp vùng tại khu vực này để phát triển du lịch tại địa phương, nhưng không có thông tin gì mới về số phận của sáng kiến này./.

CTV Lê Ngọc/VOV.VN Tổng hợp

Bên trong lâu đài hoàng gia hơn 700 tuổi ở Ba Lan.

Lâu đài Hoàng gia ở thủ đô Warsaw là biểu tượng lịch sử của đất nước Ba Lan. Bên trong có nhiều tranh và các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật dưới thời Vua Stanislaw August.

Được xây dựng ban đầu từ năm 1339, từng bị phá hủy bởi người Đức vào năm 1944 trong Thế chiến 2, công trình này được trùng tu lại những năm 1971-1984 và vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc thời kỳ đầu.

Ban đầu lâu đài là nơi ở từ thời Trung cổ của các Hoàng tử Mazovian. Từ năm 1526 đến 1795 các vị vua Ba Lan ở và làm việc tại đây.

Từ năm 1971 cung điện được sử dụng với cái tên Lâu đài Hoàng gia ở Warsaw - Di tích Lịch sử và Văn hóa Quốc gia.

Đến năm 1984, cung điện mở cửa chính thức đón khách du lịch tham quan.

Bên trong lâu đài có nhiều tranh và các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật dưới thời Vua Stanislaw August Poniatowski.

Một số hiện vật là bản sao lưu chiểu và bản tái tạo.

Các tác phẩm điêu khắc được thể hiện bởi các nghệ sĩ làm việc dưới thời Vua Stanislaw August như A. Lebrun, J. Monaldi và P. Courdray.

Các bức tranh bên trong cung điện bao gồm quang cảnh Warsaw của B. Bellotto.

Ở các gian có nhiều cảnh lịch sử của M. Bacciarelli. Về mặt hàng dệt, có hơn 560 tấm thảm phương Đông lấy từ bộ sưu tập của Teresa Sahakian.

Chân dung các vị vua Ba Lan, các cá nhân xuất sắc và các nhà cai trị châu Âu...

Đồ nội thất tại đây đáng chú ý có hai chiếc bàn mặt khảm.

Những chiếc ngai vàng được thiết kế bởi các nghệ nhân thời trước.

Trong lâu đài có cả các tác phẩm của Italy và Pháp từ thế kỷ 16-18.

Ngoài ra còn có một số đồ nội thất từ thế kỷ 16-18 được sản xuất tại Ba Lan, Pháp, Đức, Hà Lan và Italy như đồng hồ, chân nến bằng đồng và pha lê, đèn chùm được làm trong các xưởng Gdansk.

Các phòng riêng bao gồm dãy phòng của Hoàng tử Stanislaw, cháu trai của Vua Stanislaw August.

Phòng Suite Grand và Royal đã được tái tạo lại theo thiết kế của thế kỷ 18.

Nam Khánh

Thiên nhiên Peru và Bolivia khác lạ qua ảnh hồng ngoại.

Nhiếp ảnh gia người Italy Paolo Pettigiani đã sử dụng kỹ thuật chụp hồng ngoại để đem đến những góc nhìn khác lạ về Peru và Bolivia trên cung đường khám phá của mình.

Được truyền cảm hứng từ Richard Mosse, nhiếp ảnh gia nổi tiếng dùng film hồng ngoại Kodak Aerochrome, Pettigiani theo đuổi dòng ảnh chụp sử dụng kỹ thuật này trên máy số. Với filter đặc biệt, màu xanh lá được chuyển thành hồng và đỏ, khiến những vùng đất trở nên khác lạ, như ở một hành tinh khác.


Trong chuyến đi khám phá Peru và Bolivia dài 2 tuần, Pettigiani đã thực hiện loạt ảnh ấn tượng, trong đó có "Sông alpaca" ghi lại ảnh những con lạc đà alpaca đang kiếm ăn ở Peru. Nhiếp ảnh gia cho biết chúng rất hiền lành, thân thiện.

Anh cho biết cảnh quan của các điểm đến nổi tiếng như hồ Colorada rất phù hợp với dạng ảnh chụp hồng ngoại, do có sự kết hợp hoàn hảo giữa núi, trời và cỏ cây.


Thông thường, hồ muối này nổi bật bởi các khoảng nước màu hồng, đỏ tùy theo thời điểm trong năm. Dưới lớp filter hồng ngoại, cỏ cây và những con hồng hạc lại trở thành tâm điểm của bức ảnh.

Đến đây vào tháng 8, Pettigiani được tận hưởng khí hậu tuyệt vời, không quá nóng vào ban ngày và không quá lạnh vào ban đêm dù ở độ cao lớn.

Đồng muối nổi tiếng Salar de Uyuni của Bolivia trở nên trắng xóa, khiến người xem có cảm giác như đứng trên đỉnh núi cao nhìn xuống một biển mây.

Nhiếp ảnh gia cho biết đây là nơi anh yêu thích nhất và đã dành nhiều giờ chụp ảnh. Vào ban đêm, sự thiếu vắng ánh sáng nhân tạo khiến nơi này có bầu trời đầy sao.

An Ngọc/Theo Thephoblographer

















































Không có nhận xét nào: