a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2025 AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM MỚI 2025 VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Khung xương giúp người bại liệt


Chấn thương cột sống có thể đưa tới bị liệt 2 chân hoàn toàn và hầu như không thể phục hồi được. Gần đây, các nhà khoa học của trường UCLA đã hoàn thành một “khung xương” giúp cho người liệt chân có thể đi được một cách “chủ động” và “theo ý muốn”. Đây không phải là một hệ thống robot đi thay cho người bệnh, mà chính người bệnh tự đi một cách chủ động giống như đi bằng chính chân thật nhờ sử dụng một hệ thống kích thích thần kinh xương sống được kết nối không cần giải phẫu. Một bộ phận nhỏ cũng được gắn vào khung xương để đo lường mức độ “tham dự” của bệnh nhân trong tiến trình bước đi. Hệ thống này làm cho bệnh nhân chủ động trong việc bước đi, hết sức hữu hiệu trong trường hợp bị liệt nhẹ, và còn có tác dụng thúc đẩy hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể, cải thiện tình trạng sức khỏe cho người hoàn toàn bị liệt. Tuy nhiên, trước khi sử dụng khung xương này, người bệnh phải được kích thích các cơ bị liệt trong khoảng 2 tuần lễ, và một tuần huấn luyện mới có thể sử dụng khung xương này. Thành công của nghiên cứu này đã được công bố và hy vọng trong thời gian ngắn sắp tới sẽ được áp dụng để giúp hàng triệu người bị liệt chân trên thế giới.

 MarkPollock 01


MarkPollock 01


MarkPollock 01


Dụng cụ nội soi ruột

Nội soi là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay trong việc xem xét các cơ quan bên trong cơ thể, đặc biệt là khám hệ thống tiêu hóa, gồm cả ruột. Thông thường người ta dùng một ống nhỏ có camera đưa vào ruột cùng với hệ thống đèn để thu hình bên trong thành ruột. Nhưng dụng cụ này đòi hỏi sự khéo léo của người sử dụng, nhất là khi đưa dụng cụ qua những chỗ hẹp trong ruột. Hơn nữa cách này chi phí cao và gây khó chịu cho bệnh nhân. Một loại camera mới được chế tạo có tên là Tadpole Endoscope rất nhỏ, có thể “bơi” trong nội tạng của bệnh nhân và chuyển hình ảnh thu được ra ngoài bằng hệ thống vô tuyến. Tadpole có kích thước rất nhỏ, bên trong chứa máy thu hình, và một số cơ phận cùng một đuôi phía sau để giúp “viên thuốc” này chạy tới. Dụng cụ hoạt động bằng từ lực cung cấp từ một hệ thống ở bên ngoài cơ thể bệnh nhân. Tadpole được bệnh nhân nuốt vào như uống một viên thuốc và sau đó được bác sĩ điều khiển hoạt động thu hình. Sau giai đoạn ở dạ dày, Tadpole chạy xuống ruột nhờ cơ chế nhu động và tiếp tục chụp hình. Khi hoàn tất, Tadpod sẽ được thải ra ngoài theo phân. Các hình ảnh mà Tadpod truyền ra sẽ được thu lại để bác sĩ xem xét và chẩn đoán bệnh. Hiện nay chỉ còn chờ hoàn tất một số thử nghiệm trên người trước khi được các bác sĩ chính thức sử dụng.
MarkPollock 01
MarkPollock 01


MarkPollock 01
 

From: Giang Duc Nguyen
 
 
 
 Ba v Tiến sĩ mt c bà
 
Sau Thế chiến I, một nước nọ muốn dùng phương pháp khoa học để tuyên truyền người dân không tin vào Thần Phật, họ mong muốn cả dân tộc thoát ly khỏi tín ngưỡng. Vậy là trong một buổi hội thảo, chính quyền mời ba vị Tiến sĩ lên thuyết giảng…
 
tien si, thần Phật, Bài chọn lọc, bà cụ,
 
Vị thứ nhất là Tiến sĩ về Thiên văn, sau khi ông bước lên sân khấu lý giải vô số lý do về thuyết vô thần, cuối cùng ông hô to: “Tôi đã dùng kính viễn vọng quan sát vũ trụ hơn 20 năm nhưng chưa bao giờ trông thấy Thần, vì thế chắc chắn không có thần thánh”. Sau câu nói ông nhận được tràng pháo tay của số đông công chúng.
 
Vị thứ hai là Tiến sĩ Y học, sau khi nói rất nhiều đạo lý cho rằng con người tuyệt nhiên không có linh hồn, ông kết luận: “Tôi từng giải phẫu hàng trăm thi thể, quan sát tỉ mỉ các bộ phận, thế nhưng không phát hiện có nơi nào để linh hồn gửi gắm. Trong tim à? Trong đầu à? Trong máu à? Tôi đều giải phẫu nhiều lần rồi nhưng không thấy gì, vì thế chắc chắn không có linh hồn”. Nói xong lại nhận được tràng pháo tay vang dội.
 
Vị thứ ba là một nữ Tiến sĩ, một nhà luận lý học. Cô từ từ bước lên sân khấu rồi phát biểu:“Người chết giống như cái đèn bị tắt. Chết là hết, tuyệt đối không có cái gọi là Thiên đàng hay Địa ngục để phán xét. Tôi từng đọc qua các sách cổ kim đông tây nhưng không thấy ghi chép gì về chuyện này”.
 
Sau khi ba vị tiến sĩ thuyết giảng xong, người chủ trì hướng về phía công chúng nói: “Nếu trong tất cả mọi người có ai không thỏa mãn, hoặc muốn tranh luận, đều có quyền lên thảo luận công khai”.
 
Sau một lúc lâu nhưng không có ai lên tiếng phản bác, buổi tuyên truyền chuẩn bị kết thúc trong sự đắc thắng. Bỗng một bà cụ bước lên sân khấu, nói với người chủ trì: “Tôi có thể hỏi thêm vài câu hỏi được không?”
 
Vị chủ trì nói: “Rất hoan nghênh cụ!”
 
Thế rồi bà cụ nhìn vị tiến sĩ đầu tiên, hỏi: “Anh dùng kính viễn vọng nhìn được hơn 20 năm, thế anh có nhìn thấy gió không? Nó có hình dạng thế nào?”.
 
Vị tiến sĩ trả lời: “Kính viễn vọng sao có thể trông thấy gió được thưa cụ?”
 
Bà cụ nói: “Trên thế giới có gió không? Anh dùng kín viễn vọng nhìn không thấy gió, lẽ nào anh có thể dùng kính viễn vọng nhìn thấy Thần? Anh dùng kính viễn vọng nhìn không thấy Thần thì có nghĩa là không có Thần sao?”. Vị Tiến sĩ chỉ biết im lặng không thể nói lại được.
 
Thế rồi bà cụ lại nhìn sang vị Tiến sĩ thứ hai, hỏi: “Anh có yêu vợ anh không?”
 
Vị Tiến sĩ kia thưa: “Dạ, có yêu thưa cụ”.
 
Bà cụ tiếp lời: “Vậy anh đưa con dao giải phẫu cho tôi, tôi thử mổ bụng anh xem thử cái gọi là ‘yêu’ đó nằm ở bộ phận nào? Trong gan? Trong dạ dày? Hay trong ruột?”. Bên dưới mọi người cười vang dội.
 
Tiếp tục, bà cụ lại nhìn sang nữ Tiến sĩ hỏi: “Cô đã đọc quyển sách này chưa? Nó gọi là «Kinh thánh». Chẳng phải rõ ràng quyển sách này có nói mọi người sau khi chết đều chịu phán quyết sao? Cô đừng tưởng chết là hết, phải biết rằng việc sau khi chết còn nhiều và dài hơn lúc còn sống rất nhiều! Khi cô còn trong bụng mẹ, nếu có người nói với cô rằng ‘không lâu nữa cô sẽ có mặt trên trái đất, có trời trăng sơn thủy, phải ăn cơm mặc quần áo’, cô có tin không? Thế nhưng hôm nay cô không chỉ tin mà còn thực sự đã đang sống trong thế giới này. Thế giới vĩnh hằng cũng là như thế!”
 
…..(khoảng lặng dài)……

15 triệu người chết mỗi năm vì 4 loại thực phẩm phổ biến này


Evidence is mounting that wheat is a significant contributor to many diseases. (jjustjane/iStock)
Bằng chứng đang không ngừng gia tăng cho thấy lúa mì là một thực phẩm đóng góp đáng kể cho việc sinh ra nhiều bệnh. (Jjustjane / iStock)
Các nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trên thế giới là những bệnh liên quan đến lối sống và có thể phòng ngừa được.
Chúng bao gồm bệnh béo phì, bệnh tim, bệnh tiểu đường loại II và các kiểu dạng ung thư khác nhau.
Chỉ riêng trong năm 2011, các bệnh này đã giết chết hơn 15 triệu người.
Điều thú vị là, hầu hết các bệnh này hoàn toàn không xảy ra trong những cộng đồng người dân có chế độ ăn uống không có các sản phẩm chế biến công nghiệp.
Điều này ngụ ý là phải có nguyên nhân nào đó trong môi trường sống ở phương Tây đã gây ra bệnh tật cho họ.
Chế độ ăn uống không lành mạnh mà chúng ta đang ăn có lẽ là góp phần lớn nhất vào hiện trạng này.
Sau đây là danh sách 4 loại thực phẩm phổ biến gây tác hại vượt xa điều tồi tệ nhất…

1. Đường và si-rô ngô chứa đường hóa học fructose liều cao

Đường thêm vào thường được coi là không lành mạnh vì nó có chứa calo “rỗng”.
Có nghĩa là, nó có thể tạo ra rất nhiều năng lượng nhưng không có bất kỳ loại vitamin hoặc khoáng chất nào.
Điều này đúng, nhưng nó thực sự chỉ là bề mặt của tảng băng trôi.
Cheesecake sits for sale in the Bakery display counter (Photo by Andrew Burton/Getty Images)
Đường có thể đóng góp vào việc tăng cân và béo phì (Ảnh: Andrew Burton / Getty Images)
Hãy để tôi giải thích lý do tại sao …
Đường (như ở dạng đường tinh, hoặc saccaro hay còn gọi là đường mía) và nước si-rô ngô có liều lượng fructose cao có thành phần gồm các loại đường glucô monosacarit và fructose ở tỉ lệ khoảng 1:1.
Mỗi tế bào trong cơ thể con người đều có thể chuyển hóa glucô, nhưng chỉ gan là cơ quan duy nhất có thể chuyển hóa fructose thành lượng đường có ý nghĩa.
Trong khi gan có thể dễ dàng chuyển hóa một lượng nhỏ fructose được tìm thấy trong trái cây, thì một lượng lớn fructose từ các loại đường thêm vào có thể làm gan bị quá tải.
Khi gan có nhiều fructose hơn khả năng nó có thể xử lý, nó sẽ biến thành chất béo dư thừa.
Chất béo này có thể được vận chuyển ra khỏi gan như là VLDL (very low density lipoprotein hay các lipô protein tỷ trọng rất thấp), hoặc nó có thể cư trú trong gan và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không cồn … Đây là điều có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về sức khỏe.
Các thử nghiệm được kiểm soát ở người cho thấy một lượng lớn fructose có thể dẫn đến hầu hết các đặc tính tiêu biểu của hội chứng chuyển hóa trong chỉ 10 tuần:
  • Lượng triglycerides (là một loại chất béo tự nhiên có trong mô động vật), lượng cholesterol LDL xấu (tức là cholesterol lipô protein tỷ trọng thấp), lượng apo B và lượng LDL đã bị oxy hóa tăng lên. Điều này cho thấy nguy cơ bệnh tim tăng nghiêm trọng.
  • Kháng Insulin, một nguyên nhân căn bản dẫn tới bệnh tiểu đường loại II.
  • Tăng insulin và mức độ đường trong máu.
  • Chất béo tụ đọng trong khoang bụng (mỡ nội tạng nguy hiểm).
Những tác hại của đường đã nêu ra ảnh hưởng lên sự trao đổi chất, không có gì đáng ngạc nhiên khi tìm thấy mối liên quan được trình bày bằng thống kê vững chắc giữa việc tiêu thụ đường và bệnh béo phì, bệnh tiểu đường loại II, bệnh tim mạch và thậm chí cả ung thư.
Ngoài ra, đường có thể đóng góp vào việc tăng cân và béo phì thông qua các cơ chế khác nhau. Sự gia tăng mạnh mẽ về insulin (hormone lưu trữ chất béo) chỉ là một trong số các cơ chế.
Khi mọi người ăn fructose, họ không cảm thấy mức độ về cảm giác thỏa mãn giống như khi họ ăn đường glucô. Fructose cũng không làm hạ thấp hơn hoóc-môn gây cảm giác đói Ghrelin (một hoóc-môn sinh học được sản xuất bởi các tế bào ghrelinergic trong đường tiêu hóa).
Hơn nữa, đường cũng hết sức gây nghiện, dẫn tới vòng luẩn quẩn của sự thèm muốn, ăn uống chè chén say sưa và làm mỡ tăng lên.
Tất cả những sự kết hợp này … insulin cao, hoóc-môn gây đói ghrelin tăng cao, sự thèm muốn, nghiện, v.v. chính là công thức cho thảm họa béo phì.
Thêm đường vào trong chế độ ăn của bạn sẽ khiến bạn rất khó để giảm cân.
Tóm lại: Thêm đường, do hàm lượng đường frutose cao, có thể gây ra nhiều vấn đề của hội chứng chuyển hóa và có liên quan với bệnh béo phì và tất cả các loại bệnh nghiêm trọng.

2. Chất béo chuyển hóa (Trans Fat)

Chất béo chuyển hóa là chất béo chưa no mà đã được biến tính hóa học về dạng rắn ở nhiệt độ phòng.
Chúng cũng được biết đến như là chất béo được hydro hóa hoặc hydro hóa một phần.
Quy trình sản xuất có mùi rất kinh khủng, cần có khí hydro, nhiệt độ cao, áp suất duy trì và kim loại làm chất xúc tác.
Những “frankenfats” (những chất béo được sản xuất theo công nghệ di truyền) này, cho đến khoảng một trăm năm trước đây không bao giờ có sẵn cho con người, và điều làm tôi kinh ngạc là người nào đó đã nghĩ ra rằng chất liệu này sẽ phù hợp cho sự tiêu hóa của con người.
Các tế bào của chúng ta không biết phải làm gì với chúng và chúng có thể gây ra các tác hại khác nhau trong cơ thể.
(alexskopje/iStock)
Thậm chí các chính phủ trên khắp thế giới, họ cũng đã bắt đầu hành động chống lại chất béo chuyển hóa, thiết lập luật để làm giảm số lượng của chúng trong việc cung cấp thực phẩm. (Alexskopje / iStock)
Chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol LDL xấu, hạ thấp cholesterol HDL tốt, tăng mỡ trong ổ bụng, dẫn đến chứng viêm nhiễm và kháng insulin.
Về lâu dài, tiêu thụ các chất béo chuyển hóa liên quan mạnh mẽ với các bệnh nghiêm trọng khác nhau. Bao gồm các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường loại II, bệnh suy thoái não, mất trí nhớ, béo phì, trầm cảm và ung thư.
Ngay cả các chính phủ trên khắp thế giới, họ cũng đã bắt đầu hành động chống lại chất béo chuyển hóa, thiết lập luật để giảm số lượng của chúng trong việc cung cấp thực phẩm.
Nhưng mọi thứ đều cần thời gian dài để có thể thay đổi và việc tiêu thụ chất béo chuyển hóavẫn còn quá cao.
Tôi khuyên bạn nên đọc nhãn trên tất cả mọi thứ bạn ăn. Nếu bạn thấy từ “hydrogenated” (“đã hydro hóa”) ở  bất cứ đâu, thì đừng ăn nó.
Tóm lại: Chất béo chuyển hóa là chất béo chưa no được biến đổi hóa học. Chúng có độc tính cao, gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng.

3. Dầu chiết xuất công nghiệp từ hạt và thực vật

Các loại dầu ăn chế từ hạt và thực vật được tinh chế cao là loại đã được chiết xuất từ các hạt giống khác nhau.
Chúng bao gồm dầu bắp, dầu đậu tương, dầu hạt bông, dầu hướng dương, dầu cây rum và dầu hạt cải.
(HABAKUKKOLO/iStock)
Việc tăng mức tiêu thụ các loại dầu thực vật có thể gây ra viêm và làm tăng nguy cơ của nhiều bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh tim mạch. (HABAKUKKOLO / iStock)
Phương pháp tách chiết rất phức tạp và liên quan đến nhiệt độ cao, áp suất, tẩy trắng và các dung môi hexane (C6H14) độc ​​hại.
Vấn đề với những loại dầu này là chúng chứa một lượng lớn các axit béo Omega-6, mà chúng ta lại cần phải tiêu thụ các Omega-6 và Omega-3 theo một tỉ lệ cân bằng nhất định.
Khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều Omega-6, vốn rất phổ biến trong chế độ ăn uống ở phương Tây vì sử dụng nhiều những dầu này, cơ thể chúng ta có thể bắt đầu có những trục trặc.
Quá nhiều chất béo Omega-6 có thể góp phần vào tình trạng viêm, là một yếu tố liên quan đến sự hình thành của một số bệnh nghiêm trọng nhất của thời đại chúng ta.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng số lượng Omega-6 có trong máu tương quan trực tiếp với các nguy cơ của bệnh tim mạch. Một vài thử nghiệm có kiểm tra đã xác nhận phát hiện này.
Những chất béo này cũng có tính phản ứng cao do có nhiều liên kết đôi trong các phân tử axit béo. Chúng có xu hướng ở trong màng tế bào của chúng ta và làm tăng độ nhạy cảm đối với tổn thương.
Những loại dầu này cũng liên quan với các bệnh khác nhau, bao gồm cả ung thư, bệnh gan nhiễm mỡ, trầm cảm và chức năng miễn dịch bị thay đổi.
Không chỉ có vậy, một nghiên cứu về các loại dầu thực vật thông thường được bán ở Mỹ đã cho thấy rằng 0,56 đến 4,2% các axit béo trong chúng là chất béo chuyển hóa có độc tính cao.
Điều này KHÔNG áp dụng đối với các loại dầu thực vật khác như dầu ô liu và dầu dừa, là những dầu ăn cực kỳ lành mạnh.
Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe của bạn và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mãn tính, hãy tránh dùng những dầu chế biến từ hạt và thực vật.
Tóm lại: Sử dụng nhiều các loại dầu thực vật có thể gây ra viêm và làm tăng nguy cơ của nhiều bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh tim mạch.

4. Lúa mì – Bao gồm cả loại lúa mì nguyên chất “khỏe cho tim”

Bằng chứng đang không ngừng gia tăng cho thấy là lúa mì là một thực phẩm đóng góp đáng kể cho việc sinh ra nhiều bệnh.
(ajijchan/iStock)
Nói rằng lúa mì nguyên chất (chưa tinh chế) là tốt hơn so với lúa mì tinh chế cũng giống như nói rằng thuốc lá có đầu lọc là tốt hơn so với thuốc lá không đầu lọc. (Ajijchan / iStock)
Điều này bao gồm cả lúa mì nguyên chất … mà thường bị nhầm lẫn là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Lý do chính là lúa mì có chứa một lượng lớn protein gọi là gluten.
Mọi người đều biết rằng những người có bệnh celiac (bệnh thuộc về tạng ở khoang bụng) không thể chịu đựng được gluten. Nhưng bây giờ các nghiên cứu đã xác định được một dạng ít nghiêm trọng hơn, gọi là sự nhạy cảm với gluten, nhưng lại phổ biến hơn nhiều.
Những người nhạy với gluten sẽ tạo ra một phản ứng miễn dịch trong đường tiêu hoá khi họ tiêu thụ nó. Điều này có thể làm hỏng lớp niêm mạc ruột và gây đau đớn, thải ra phân không thống nhất, đầy hơi, mệt mỏi và các triệu chứng khác.
Cũng có bằng chứng gluten có thể làm cho lớp niêm mạc ruột thẩm thấu nhiều hơn, có khả năng cho phép các chất khác từ đường tiêu hóa “rò rỉ” vào trong máu của cơ thể, và điều này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề.
Lúa mì có thể gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng thông qua các cơ chế khác nhau:
  • Nó chứa nhiều axit phytic, một chất liên kết các khoáng chất quan trọng và ngăn không cho chúng được hấp thụ.
  • Một nghiên cứu cho thấy rằng chất xơ của lúa mì khiến cơ thể đốt cháy lượng lưu giữ Vitamin D nhanh hơn 30%.
  • Ở những người nhạy cảm với gluten, tác hại đối với niêm mạc ruột mà nó gây ra có thể làm giảm sự hấp thu tất cả các chất dinh dưỡng.
Lúa mì cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Trong một nghiên cứu, lúa mì nguyên chất làm gia tăng cholesterol LDL xấu đến 8%, số hạt tử LDL (là các lipô protein tỷ trọng thấp) tới 14% và LDL nhỏ, dày đặc lên tới con số khổng lồ là 60,4% so với yến mạch nguyên chất.
Một vài thử nghiệm có kiểm soát cho thấy một chế độ ăn uống không chứa gluten có thể cải thiện một số trường hợp về chứng tâm thần phân liệt, tự kỷ của trẻ em và mất điều hòa tiểu não.
Nói rằng lúa mì nguyên chất là tốt hơn so với lúa mì tinh chế thì cũng giống như nói rằng thuốc lá có đầu lọc là tốt hơn so với thuốc lá không đầu lọc.
Sử dụng cùng một luận lý học, bạn có thể nói rằng tất cả mọi người nên hút thuốc lá có đầu lọc vì những lợi ích sức khỏe. Điều đó là vô nghĩa.

5. Còn loại nào khác?

Trong số tất cả những điều khủng khiếp về chế độ ăn uống hiện đại, 4 loại thực phẩm này cho đến nay là tồi tệ nhất.
Hãy để lại comment nếu bạn muốn thêm một loại nào đó vào danh sách!

Đậu phộng bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ tử vong sớm

Đậu phộng (hay củ lạc) (Ảnh: Internet)
Bạn có thích đậu phộng (lạc) không? Nếu vậy, chúng tôi có tin tốt dành cho bạn: hạt dẻ và đậu phộng rất ngon và rất hữu ích. Các nhà khoa học đến từ Hà Lan khuyến khích ăn ít nhất vài gram hạt dẻ và đậu phộng một ngày, bởi vì chúng có thể bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tim và làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong sớm.
Mặc dù những nghiên cứu trước đó của các nhà nghiên cứu đã xác định được mối liên hệ trực tiếp giữa việc ăn đậu phộng và chữa bệnh tim mạch, một mối tương quan rõ ràng giữa việc sử dụng một số loại đậu phộng chống lại một số  bệnh cụ thể nay đã lần đầu tiên được xác lập bởi cộng đồng khoa học.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Maastricht tiến hành trên 120.000 người trong độ tuổi từ 55-69. Trong thời gian 10 năm, các chuyên gia đã quan sát chặt chẽ tình trạng sức khỏe của những người tham gia và thấy rằng những người hàng ngày ăn ít nhất 10-15 gram hạt dẻ hoặc đậu phộng thì  nguy cơ tử vong sớm giảm 23%.
Ăn đậu phộng thường xuyên có thể làm giảm 45% nguy cơ tử vong sớm do ung thư và các bệnh thoái hóa của hệ thần kinh, các bệnh về đường hô hấp (39%) và bệnh tiểu đường (30%).
Đậu phộng rất giàu các yếu tố cần thiết cho sự hoạt động đúng đắn của cơ thể chúng ta, chẳng hạn như axit béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, vitamin C, A, D, E, K, PP, chất xơ, chất chống oxy hóa và các hợp chất hoạt tính sinh học khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng, không giống như đậu phộng, bơ đậu phộng là không hữu ích vì nó có chứa một lượng lớn chất béo hydro hóa, và muối.

Ăn trái cây

Nên ăn trái cây khi bụng trống. Chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Không uống nước đá lạnh sau bữa ăn.

strawberries-823782_1280
Dâu tây có tánh chống axít hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống các gốc tự do làm nghẽn mạch máu. (Ảnh pixabay)
Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào. Ăn trái cây như thế nào mới đúng?
Không ăn trái cây sau bữa ăn! Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cung cấp năng lượng cho quý vị đang giảm cân và những hoạt động khác.
Trái cây là thức ăn quan trọng nhất. Thí dụ quý vị ăn hai lát bánh mì, rồi một lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thẳng qua bao tử, rồi vào ruột, nhưng lại bị ngăn cản. Trong khi đó, toàn thể bữa ăn bị thối rữa, lên men, và biến thành axít. Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và dịch tiêu hóa, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa.
Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn! Quý vị đã nghe nhiều người than rằng – mỗi lần ăn dưa hấu, tôi bị ợ ; khi ăn sầu riêng, tôi bị sình bụng; khi ăn chuối, tôi cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh v.v… Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với những thức ăn thối rữa, sẽ tạo nên hơi gas, và làm quý vị bị sình bụng.
Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội, và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống.
Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất axít, bởi vì tất cả trái cây đều trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, người đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu quý vị nắm vững phương cách ăn trái cây cho đúng, quý vị sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khỏe, năng lực, hạnh phúc và thể trạng bình thường.
Khi cần uống nước trái cây – hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì quý vị sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây. Nấu chín làm mất tất cả sinh tố.
Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu quý vị phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt, để gạo hòa với nước bọt). Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè khen quý vị nhìn thật tươi sáng!
KIWI: Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố potassium, magnesium, vitamin E & chất xơ. Lượng sinh tố C gấp 2 lần trái cam.
TÁO: Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxy hóa và flavonoid, từ đó tăng cường hoạt động của sinh tố C, giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
DÂU TÂY: (không phải là con dâu người Tây, mà là trái dâu tây) là loại trái cây bảo vệ. Dâu tây có tánh chống axít hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống các gốc tự do làm nghẽn mạch máu.
CAM: Loại thuốc ngọt nhất. Ăn từ 2 đến 4 trái cam mỗi ngày giúp khỏi bị cảm cúm, hạ thấp cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sạn thận cũng như là hạ thấp tỷ lệ ung thư ruột già.
DƯA HẤU: Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chứa 92% nước, và nhiều chất glutathione giúp tăng cường hệ miễn dịch. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư. Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Potassium (Kali).
ỔI & ÐU ĐỦ: hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất xơ, giúp trị bón. Ðu đủ có nhiều chất carotene tốt cho mắt.
Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể bị ung thư? Chuyện khó tin?? Cho những ai thích uống nước đá lạnh, bài này dành cho quý vị. Uống nước đá lạnh sau bữa ăn thật khoái khẩu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ mà quý vị vừa ăn xong. Sẽ làm chậm tiêu hóa. Khi chất “bùn quánh” này phản ứng với axít, nó sẽ phân nhỏ và được hấp thụ vào ruột nhanh hơn là thức ăn đặc. Nó sẽ đóng quanh ruột. Chẳng bao lâu, nó sẽ biến thành chất béo và đưa đến ung thư. Tốt nhất là ăn súp nóng hay uống nước ấm sau bữa ăn (Ðông y luôn khuyên nên uống nước ấm).
Một điều nghiêm trọng về nhồi máu cơ tim: “thủ tục” nhồi máu cơ tim (Không phải chuyện đùa) Những quý vị nữ nên biết rằng, không phải tất cả những triệu chứng nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ việc vai trái bị đau. Hãy chú ý khi bị đau hàm dữ dội. Có thể quý vị sẽ không bao giờ bị đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Buồn nôn và toát mồ hôi dữ dội cũng là những triệu chứng thường xảy ra. 60% những người bị nhồi máu cơ tim trong khi ngủ sẽ không thức giấc. Ðau hàm có thể khiến quý vị tỉnh dậy khi đang ngủ say. Hãy cẩn trọng và để ý. Càng biết nhiều, chúng ta càng dễ sống sót.
Một bác sĩ chuyên khoa tim cho biết, nếu mọi người nhận được thông điệp này gửi tiếp cho 10 người khác, thì ít nhất một mạng người sẽ được cứu sống.
Bác sĩ Stephen Mak trị bệnh ung thư thời kỳ chót bằng những cách điều trị “không chính thống” nhưng rất nhiều bệnh nhân đã hồi phục. Trước đây, ông dùng năng lực mặt trời để chữa bệnh. Ông tin rằng cơ thể có khả năng tự hồi phục. Xin xem lời ông bên dưới.
Cám ơn đã gửi bài về trái cây và nước trái cây. Ðây là một cách điều trị ung thư. Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi trong việc điều trị ung thư là khoảng 80% . Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không. Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị truyền thống. Xin cám ơn và cầu Thượng Ðế gia hộ.

Vì sao Gia Cát Lượng không chọn giai nhân làm vợ?


Tranh vẽ Gia Cát Lượng. (Ảnh: Baike)
Tranh vẽ Gia Cát Lượng. (Ảnh: Baike)
Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, đã chọn một người phụ nữ xấu làm vợ. Câu chuyện được lưu truyền qua nhiều thế hệ, và người ta vẫn thích nghe. Có nhiều truyền thuyết thú vị về Khổng Minh, và chiếc quạt lông của ông là một trong số đó.
Khi còn nhỏ, Khổng Minh được một cao nhân chỉ dạy ông về binh thư chiến pháp và biến hoá của trời đất. Khi đi tham quan trên những ngọn núi, ông thấy một túp lều. Đột nhiên, một cô gái vô cùng xinh đẹp bước ra cửa. Cô ta vẫy gọi Khổng Minh và mời ông dùng trà và chơi cờ.
Cô ta nói: “Từ giờ khi nào nhàn không bận gì, tiện qua chỗ tôi và chơi cờ nhé”. Khổng Minh đã đến túp lều mỗi ngày và thấy rất thoải mái vui vẻ. Tuy nhiên, ông không còn để tâm học hành và không thể nhớ những điều trong sách, thậm chí sau khi đọc một đoạn văn nhiều lần. Sư phụ của ông đã nhận ra điều này.
Sư phụ nói: “Phá cây thì dễ, nhưng trồng cây thì khó! Sắc đẹp của nó làm con mê muội và con đã bị cám dỗ. Con có biết rằng nó vốn là một con hạc tiên trên trời? Và nó thường hay đến thế gian để dụ dỗ con người?”.
Khổng Minh rất hối hận và xấu hổ, liền hỏi sư phụ biện pháp. Sư phụ trao cho ông một cây gậy chống và nói: “Mỗi ngày nó đều đi tắm trong hồ trên núi. Đây là cơ hội để giấu quần áo của nó. Nó sẽ tìm con để lấy lại khi không tìm thấy quần áo. Sau đó hãy dùng cây gậy này để đánh nó!”.
Khổng Minh liền làm theo lời sư phụ. Khi con hạc không thể tìm thấy quần áo, nó hiện nguyên hình và mổ vào mắt Khổng Minh. Ông tránh né, nắm lấy đuôi của nó và đánh mạnh bằng cây gậy.
Khi con hạc thấy tình hình bất lợi, nó đã vùng vẫy và bay đi. Nhưng Khổng Minh vẫn giữ lông đuôi của nó trong tay mình, nên nó không thể quay về trời. Để cảnh tỉnh về sự dại dột thời trẻ của mình, ông đã làm một chiếc quạt bằng lông đuôi như một lời nhắc nhở liên tục.
Người ta khen ông là “người mệnh danh trí tuyệt, lại càng đủ phẩm đức, tĩnh lặng đến thâm sâu, đạm bạc chí sáng suốt, lấy vợ tuyển người xấu, thật ra chọn vợ hiền, người đời sau kính ngưỡng, truyền thuyết có rất nhiều”.

Tu khẩu và không nên nói về những khuyết điểm, thiếu sót của người khác

Ảnh: Epochtimes
Ảnh: Epochtimes
Ngô Hạ, một học giả nổi tiếng của triều đại nhà Tống, có một người mẹ rất khắt khe về kỷ luật những người con của bà.
Một ngày nọ, mẹ của ông tình cờ nghe được Ngô Hạ nói chuyện với một vị khách mời về những thiếu sót khuyết điểm của những người khác. Bà đã trở nên rất nóng giận, và sau khi người khách rời đi, bà đã đánh ông một trăm roi. Một người họ hàng đã cố trấn tĩnh bà và nói: “Nói về những điểm mạnh hay những thiếu sót khuyết điểm của người khác là điều bình thường trong giới học giả. Có gì sai đâu? Không cần phải đánh như thế.”
Mẹ của ông thở dài và nói: “Tôi nghe nói rằng nếu cha mẹ thực sự yêu con gái của họ, họ phải cố làm lễ cưới cho cô ấy với một học giả mà rất thận trọng về những điều mà anh ta nói ra. Tôi chỉ có một mình nó là con trai. Tôi đang cố gắng làm cho nó hiểu về những luân lý đạo đức và cuộc sống. Nếu nó không thận trọng về những điều được nói ra, tức là nó đang quên mẹ của nó. Đây là cách mà nó phải sống về lâu dài.” Mẹ của ông đã khóc và không ăn uống.
Văn hoá sáng tạo bởi thần tán thành việc một người phải thận trọng về điều mà anh ta nói. Trong giới tu luyện, có nhấn mạnh về tu khẩu, vì một lời bình luận có thể làm tổn thương những người khác không khác gì một con dao sắc hay một khẩu súng. Hơn nữa, khi lời nói được phát ra, thì không thể lấy lại được, và chúng có thể tạo nghiệp và tạo ra sự thù hận. Nên nó mang lại tai hoạ cho người nói. Bởi vậy, một người theo luân lý họ trân trọng đạo đức, chú ý đến tu khẩu và thường không tập trung vào hay nói về những khiếm khuyết của người khác sau lưng họ. Một người như vậy sẽ cho người khác một cơ hội để chính lại và sửa chữa chính họ trong một phong thái rộng mở và cao thượng, và họ cũng hướng nội nhìn vào bên trong để xem họ có thiếu sót khuyết điểm như vậy không.
Dưới sự kỷ luật nghiêm khắc của mẹ ông, Ngô Hạ đã thực hiện việc thận trọng trong lới nói, và từ đó ông giữ mình theo tiêu chuẫn khắt khe và tập trung vào tu đức và những nguyên lý đạo đức. Cuối cùng ông trở thành một trong những học giả nổi tiếng trong thời đại của ông.

Hành vi phản ánh nhân tâm

(Ảnh: Fotolia)
(Ảnh: Fotolia)
Suy nghĩ của chúng ta được phản ánh qua những gì chúng ta nói và làm. Qua trải nghiệm của một ai đó, dù là thành công hay thất bại, bạn có thể nhìn thấu tâm người đó.
Cũng tương tự như vậy, cách cư xử phản ánh khát vọng và niềm tin của một người. Những người tu luyện tôn vinh các tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn” trong tâm họ, vì vậy một cách tự nhiên hành vi của họ cũng được dẫn dắt bởi các tiêu chuẩn này. Người bình thường xem danh vọng, giàu có và tình cảm của con người là nguồn gốc của hạnh phúc. Cho nên từ những gì họ nói và hành động, bạn luôn có thể quan sát được những theo đuổi của họ với các thú vui trần tục. Họ cũng không tin vào những gì họ không thể nhìn thấy, và họ cũng không hiểu những mục tiêu mà người tu phải rèn luyện tâm tính để đạt được.
Có một câu chuyện về một nghệ sĩ piano đã bị giam cầm trong chiến tranh thế giới II. Anh bị nhốt trong một cái cũi nhỏ trong bảy năm. Việc bỏ tù đã hủy họai sức khỏe, làm biến dạng cơ thể của anh, và buộc anh phải liên tiếp chứng kiến cái chết của các tù nhân khác. Nhưng người nghệ sĩ dương cầm không bao giờ từ bỏ hy vọng sống sót của mình. Khi chiến tranh kết thúc, nghệ sĩ dương cầm đã được gửi trở lại quê hương của mình, nơi anh bắt đầu một cuộc sống mới. Trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, kỹ năng chơi đàn piano của anh thậm chí còn tinh tế hơn bao giờ hết. Nghệ sĩ dương cầm đã chia sẻ với mọi người rằng trong suốt bảy năm tù, để vượt qua nỗi sợ hãi và khuyến khích chính mình, anh đã thực hành chơi piano trong trí tưởng tượng của mình mỗi ngày. Việc chơi đàn trong trí tưởng tượng quá sinh động và chính xác đến nỗi anh không bao giờ quên dù chỉ một chi tiết nhỏ khi chơi đàn piano.
Một câu chuyện nổi tiếng khác về nhân tâm và cách cư xử xảy ra ở Trung Quốc cổ đại vào thời nhà Tống. Một ngày nọ, Tô Đông Pha, một học giả nổi tiếng, lên chùa và ngồi thiền cùng Phật Ấn, một tu sĩ Phật giáo. Họ thiền định trong một lúc lâu. Sau đó, Tô Đông Pha mở mắt ra và hỏi Phật Ấn, “Ngài đã thấy gì khi tôi đang ngồi thiền?” Phật Ấn nhìn ông và gật gù, “Ông trông giống như một vị Phật trang nghiêm”. Tô Đông Pha rất hài lòng, nhà sư Phật Ấn cũng hỏi lại người bạn của mình. Vì muốn trêu cười Phật Ấn, Tô Đông Pha trả lời, “Nhìn ngài giống như một đống phân bò”. Thiền sư chỉ mỉm cười, và không vặn lại gì. Tô Đông Pha cảm thấy mình đã thắng thiền sư một phen. Khi về nhà, Tô Đông Pha hớn hở khoe với em gái của mình là Tô tiểu muội. Rất ngạc nhiên, Tô tiểu muội đã phá lên cười trước sự ngốc nghếch của anh trai mình. Tô Đông Pha không hiểu tại sao. Tô tiểu muội sau đó giải thích, “Nhà sư Phật Ấn tôn vinh Đức Phật trong tâm mình; do đó, trong mắt của ngài, huynh trông như Phật. Huynh nói rằng nhà sư trông giống như đống phân bò, điều đó có nghĩa là trong tâm của huynh có đầy phân bò.”
Câu chuyện đã nói với chúng ta rằng việc chỉ trích người khác chưa chắc đã có thể chỉ ra được những vấn đề của người khác, nhưng nó chắc chắn có thể tiết lộ tâm trí, kiến thức và cảnh giới tinh thần của người chỉ trích. Con người ta là tấm gương phản ánh tâm trí của riêng họ, và cách một người đánh giá người khác cũng phản chiếu trạng thái tâm mình. Như trong Phật gia có thuyết, “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh”. Nếu trái tim của một người tu luyện đầy từ bi và hòa ái, tà ác xung quanh sẽ bị giải thể, và tất cả mọi thứ trong trường của anh ta sẽ trở nên đẹp đẽ.

Hạnh phúc đến từ thiện đãi thế giới này


Ảnh Epochtimes
(Ảnh: Epochtimes)
Một đoạn thời gian trước đây khi tôi vừa đến đơn vị công tác mới, bởi mong muốn có thể làm tốt mọi việc, mỗi ngày tôi đều miệt mài học tập cho tới nửa đêm. “Công phu bất phụ hữu tâm nhân” – công sức đã cố gắng không phụ người có tâm, chỉ sau khoảng thời gian ngắn vài tuần, nghiệp vụ công tác của tôi đã đạt đến một trình độ rất cao, thỏa mãn được yêu cầu cao nhất của đơn vị. Chỉ sau 2 tuần ngắn ngủi, tôi từ một nhân viên mới đã trở thành kỹ thuật viên uy tín hàng đầu đơn vị.
Điều này vốn là một sự kiện tốt, nhưng tôi đi lên là dựa vào thực lực bản thân, bởi thế mà các tiền bối lâu năm của đơn vị tỏ ý không hài lòng và không ngừng gây khó dễ. Lúc ấy, tâm tình tôi vô cùng chán nản, nghỉ việc thôi! Tôi không những không ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, mà còn dần thể hiện cho người khác thấy và cho rằng thời khắc đã đến rồi.
Sau đó vài ngày, mấy đồng sự khác của đơn vị công tác liên tục phát sinh mâu thuẫn và làm khó dễ tôi. Họ làm đủ mọi cách: giao cho tôi công việc khó, nói xấu sau lưng, ép tôi phải nghỉ việc.
Khi rời khỏi đơn vị, tâm tôi không khỏi bất bình. Tôi cho rằng thế giới này đối xử với mình thật bất công. Sau này, khi tĩnh tâm lại suy xét vấn đề, tôi tự hỏi, đây chẳng phải là trong luân hồi mà hoàn trả nghiệp báo của tự thân hay sao? Bản thân trước đây từng vô ý khiến đồng nghiệp phải nghỉ việc, cuối cùng lại bị những đồng nghiệp khác ép mình rời việc.
Không kể người khác tin hay không tin, tôi bắt đầu ý thức được nghiệp báo là thực sự tồn tại. Tôi nhìn vào trong nội tâm mình, tự hỏi tại sao tôi toàn gặp phải sóng gió trắc trở, mọi việc đều không thuận lợi? Phải chăng vì tôi còn mang tâm oán hận, chưa trải lòng để thiện đãi thế giới này, và thế giới này bắt đầu trừng phạt tất cả những việc làm của tôi?
Khi chúng ta không tự hướng vào bản thân mình mà suy xét, khi chúng ta còn đang oán hận thế giới này, thì chỉ làm cho hoàn cảnh xấu càng thêm xấu. Khi chúng ta nhận ra rằng thế giới này rất đẹp, thì thế giới ấy càng trở nên chân thực và mỹ hảo. Và khi chúng ta thiện đãi với bạn bè, với người xung quanh, bạn sẽ thấy những mối quan hệ ấm áp luôn ở xung quanh bạn.
🌱 Cuộc sống chính là như vậy, tựa như một chiếc gương soi phản chiếu, bạn thiện đãi nó, nó sẽ thiện đãi lại bạn. Và như thế, bạn sẽ cảm nhận và nhận về hạnh phúc.

🌸 Lời dịch giả: Hạnh phúc sẽ đến từ việc bạn thiện đãi với thế giới này, khi chúng ta thiện đãi với thế giới cũng chính là chúng ta hòa mình vào thế giới, đồng hóa với thế giới và Vũ trụ này. Chúng ta là một tế bào trong thế giới này, Vũ trụ sẽ tốt hơn nếu mỗi tế bào đều tốt hơn. Thế giới cần Chân Thiện Nhẫn.

Học cách quên

(Ảnh: Pixabay)
(Ảnh: Pixabay)
Một buổi tối, tôi đi thăm một người bạn từng bị vu cáo hãm hại. Lúc ăn cơm, anh nhận được một cuộc điện thoại, người trong điện thoại muốn nói cho anh biết ai đã hãm hại anh.
Nhưng anh bạn tôi đã từ chối nghe. Nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, anh nói “Biết rồi thì sao chứ? Cuộc sống có những chuyện không cần biết và có những thứ cần phải quên đi”.
Sự rộng lượng của anh khiến tôi rất cảm kích. Đời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ, đôi khi việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực tốt nhất chính là học cách quên, bởi trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc. Trong kinh Phật có một câu chuyện kể rằng: tiểu hòa thượng và lão hòa thượng cùng đi hóa duyên, tiểu hòa thượng lễ độ cung kính, việc gì cũng đều nhìn theo sư phụ. Khi tới bờ sông, một cô gái muốn qua sông, lão hòa thượng đã cõng cô gái qua sông, cô gái cảm ơn rồi bước đi, tiểu hòa thượng trong lòng cứ thắc mắc: “Sư phụ sao có thể cõng một cô gái qua sông như thế?”. Nhưng cậu ta không dám hỏi, cứ thế đi mãi được 20 dặm, cậu ta thực sự không kìm được đành hỏi sư phụ: “Chúng ta là người xuất gia, sao thầy có thể cõng một cô gái qua sông?” Sư phụ điềm đạm nói: “Ta cõng cô gái đó qua sông xong thì bỏ cô ấy xuống, còn ngươi thì đã cõng cô gái ấy 20 dặm rồi vẫn chưa bỏ xuống.”
Lời nói của lão hòa thượng đầy thiền ý, hàm chứa trong nó chính là nghệ thuật nhân sinh. Cuộc đời con người giống như một cuộc hành trình dài, không ngừng bước đi, ven đường nhìn thấy vô vàn phong cảnh, trải qua biết bao những gập ghềnh, nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua đã nhìn thấy ghi nhớ hết trong lòng thì sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều gánh nặng không cần thiết. Sự từng trải càng phong phú, áp lực càng lớn, chẳng bằng đi một chặng đường quên một chặng đường, mãi mãi mang một hành trang gọn nhẹ trên đường. Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm.
Sẵn sàng quên đi là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống. Có một câu nói rất hay rằng tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình, cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình, bởi lẽ đó để có được niềm vui và cuộc sống thanh thản ta không nên truy cứu lỗi lầm cũ của người khác.
Rất nhiều người thích câu thơ : “Xuân có hoa bách hợp, thu có trăng. Hạ có gió mát, đông có tuyết”. Trong lòng không có việc phải phiền lo mới chính là mùa đẹp của nhân gian. Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp.

Cân đối sự nghiệp và thiên chức làm mẹ


After a hard day at work, children still expect their mom to spend quality time with them. (FotoimperiyA/iStock)
Sau một ngày làm việc vất vả, trẻ nhỏ vẫn mong muốn các bà mẹ dành thời gian chơi với chúng. (FotoimperiyA/iStock)
Người ta thường hỏi tôi làm thế nào mà tôi thành công trong việc cân đối nhu cầu của một gia đình và một sự nghiệp khoa học. Câu trả lời ngắn gọn là “chịu khó”, mặc dù đó là câu trả lời đơn giản và chân thực, nhưng nó không phải kim chỉ nam cho những người phụ nữ đang hàng ngày phải vật lộn với các vấn đề này. Đáng lẽ tôi nên đưa cả nam giới góp mặt vào phương trình này, bởi những vấn đề này cũng nên được nam giới coi trọng chứ không riêng gì nữ giới. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này tôi muốn nhấn mạnh vai trò của người mẹ và những ý kiến của tôi xuất phát từ quan điểm cá nhân mình.
Lời đầu tiên và quan trọng nhất mà tôi muốn bàn luận về đề tài đang gây tranh cãi này là bất cứ lúc nào cũng có rất ít người có thể tập trung vào hơn hai công việc tốn nhiều thời gian. Lý tưởng nhất là tập trung vào một hoạt động cốt lõi, nhưng ít bà mẹ nào có được sự xa xỉ ấy.
Một thông điệp không kém phần quan trọng dành cho những người phụ nữ đã có gia đình hay muốn lập gia đình là họ sẽ phải đưa ra những quyết định rất khó khăn. Một người phụ nữ không thể từ bỏ thiên chức làm mẹ, nhưng cô ấy có thể kiểm soát được thời gian để làm tròn thiên chức đó.
Mức độ thành công của một người phụ nữ trên cương vị một người mẹ hay một nhà khoa học phụ thuộc vào việc họ phân chia quỹ thời gian cho hai nhiệm vụ đó như thế nào. Tôi không cho rằng làm mẹ và xây dựng sự nghiệp là hai việc loại trừ lẫn nhau, nhưng để làm tốt cả hai vai trò đó đòi hỏi họ phải có “đường cong học tập”(1) rất lớn. Tôi thấy hầu hết các bà mẹ có chuyên môn nghề nghiệp đều có khả năng tổ chức tốt và họ sử dụng thời gian của mình rất khéo léo. Theo quan sát của tôi, những người không biết quản lý quỹ thời gian thường có vấn đề rất lớn trong việc giải quyết các sự việc cần đến họ.
Các bà mẹ có lối tư duy táo bạo
Đây chính là lý do mà tôi tuyển dụng các bà mẹ. Những người phụ nữ cân đối thành công giữa sự nghiệp và thiên chức của mình thường làm việc hiệu quả hơn nam giới. Trong môi trường làm việc đa nhiệm, các bà mẹ luôn có biểu hiện tốt hơn, vì họ thực sự có nhiều kinh nghiệm hơn.
Thêm vào đó, tôi cũng quan sát thấy các bà mẹ có khả năng “tư duy một cách táo bạo”. Họ không cần tham gia các khóa học đắt tiền để dạy họ lối tư duy gián tiếp và sáng tạo – vì họ đã và đang làm điều đó mỗi khi về nhà với con cái mình.
Trẻ nhỏ không quan tâm cho dù mẹ chúng đã có một ngày làm việc vất vả; chúng thường ích kỷ và luôn muốn mình là trung tâm. Vì vậy, mỗi khi ở nhà, các bà mẹ buộc phải nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến sự tập trung làm việc của họ.
Chẳng hạn như, nhiều trẻ em có những sở thích đòi hỏi chúng cần phải có “đường cong học tập thẳng đứng”(2). Tôi chắc chắn là mình biết nhiều về trống và đi xe đạp hơn là những gì tôi muốn biết về nó, bọn trẻ đã lôi kéo tôi theo cách mà nếu tôi tự làm thì sẽ không được như thế. Theo đó, tôi tin rằng bọn trẻ đã buộc tôi phải trở thành một người cân bằng hơn và một nhà khoa học chuyên nghiệp hơn.
Theo đuổi sự nghiệp khoa học và làm mẹ không dành cho những người hay nản lòng. Nếu một người không đủ đam mê và khả năng trong lĩnh vực mà họ theo đuổi, có lẽ sẽ rất khó thành công. Thực tế là cố gắng cân đối công việc và thiên chức làm mẹ đòi hỏi một người phải trên mức trung bình. Trung bình không thể là thứ mà người thành công trong việc chuyên môn mong mỏi đạt được.

Thái độ phân biệt đối xử đang dần thay đổi

Điều này thường xảy ra đối với các bà mẹ đang đi làm, bởi vì nam giới đã thiết lập nên các tiêu chuẩn để phán xét họ. Một số nam giới có thái độ phân biệt đối xử không công bằng với họ, mặc dù thái độ ấy đang dần thay đổi, nhưng nó vẫn còn là một chặng đường dài. Tuy nhiên, trước vấn đề cố hữu này, tại sao nữ giới vẫn có thể leo lên nấc thang sự nghiệp?
Hiển nhiên, câu trả lời sẽ là sự thỏa mãn nhu cầu công việc. Lý do thứ hai là khi công việc có thể đòi hỏi một người phải làm ít nhất 60 giờ/tuần, thường thì vẫn cần có một chút linh hoạt. Trong những năm đầu làm mẹ, sự linh hoạt là ở thời gian, có thể là phải làm việc tại nhà khi trẻ bị bệnh hay có thể xem các trận đấu bóng mà họ yêu thích. Sau này khi con cái lớn lên, sự linh hoạt chủ yếu lại thường mang tính chất tài chính.
Lý do thứ ba là dẫu một người thành công trong vai trò làm cha mẹ, thì cuối cùng những đứa trẻ của họ vẫn rời khỏi nhà khi chúng trưởng thành. Câu hỏi tôi thường gặp trong nhiều trường hợp là: các bà mẹ sẽ làm gì khi con cái của họ rời khỏi nhà? Khi các bà mẹ có sự nghiệp không thoát khỏi “hội chứng tổ ấm trống vắng”(3), thì ít nhất là họ cũng đang được bù đắp và an ủi bằng sự nghiệp.
Nhiều ý kiến cho rằng thời gian dành cho công việc cần phải cân bằng với thời gian dành cho gia đình. Tư duy về trạng thái cân bằng nghe khá thú vị, nhưng trong môi trường cạnh tranh cao, chưa chắc người ta đã tìm thấy sự thoả mãn thích đáng trong công việc hay sự thăng tiến. Kinh nghiệm của tôi là không có khái niệm cân bằng đối với các chuyên gia thành công.
Ai cũng vậy, không có ngoại lệ, họ đam mê và thường ám ảnh bởi những thứ họ làm. Dù họ là những doanh nhân thành công, vận động viên thể thao hàng đầu hay những nhạc sĩ tiếng tăm. Chính điều này làm tôi thấy khó hiểu khi mọi người kỳ vọng rằng một nhà khoa học thành công phải phù hợp với khuôn mẫu của những gì mà người ta gọi là “cân bằng”. Các con tôi thường cười khi tôi cố gắng thuyết phục chúng rằng tôi hoàn toàn bình thường. Tôi làm việc nhiều giờ và yêu công việc của mình – Lẽ nào điều đó có thể là bình thường?

Những điều nên và không nên

  • Không nên thấy có lỗi khi dành thời gian cho các trường hợp khẩn cấp của gia đình.
  • Không nên lấy trách nhiệm gia đình như một cái cớ để thoái thác công việc. Dù có con nhỏ hay không thì bạn và đồng nghiệp đều nhận một mức lương như nhau và khi đã nhận lương thì người ta phải bỏ ra công sức tương xứng.
  • Nên ghi nhật ký các sự kiện quan trọng của các thành viên trong gia đình. Và nếu có nghỉ làm để chung vui với họ thì cũng hoàn toàn xứng đáng.
  • Nên có kế hoạch dự phòng. Hãy chắc chắn rằng những người hỗ trợ bạn (như các thành viên trong gia đình và đồng nghiệp) hiểu rõ rằng có thể họ sẽ nhận được yêu cầu trợ giúp.
  • Nên tìm một công việc khác nếu bạn không cảm thấy hài lòng với công việc mình đang làm. Cân đối công việc và thiên chức làm mẹ chỉ có ý nghĩa nếu phần lớn thời gian bạn cảm thấy có niềm vui trong công việc.
  • Nên chắc chắn gia đình của bạn hiểu rằng công việc của bạn thực sự quan trọng đối với tất cả các thành viên trong gia đình. Nếu có thể, nên cho trẻ tiếp xúc với phần công việc nào đó của bạn để chúng có điều kiện hiểu bạn nhiều hơn.
  • Nên sống gần nơi làm việc nếu có thể. Điều này không phải là lúc nào cũng dễ dàng và có thể còn rất tốn kém, nhưng nó thực sự có giá trị rất lớn khi tiết kiệm được thời gian và mang đến sự an tâm, đặc biệt là khi con bạn ở lứa tuổi thiếu niên và thường “ở nhà một mình”.
  • Nên tham gia các buổi họp giữa phụ huynh và giáo viên – bạn cần phải biết những gì đang xảy ra với con mình ở trường.
  • Nên chọn một người bạn đời để chia sẻ mục tiêu và tham vọng của bạn. Một đối tác hỗ trợ nuôi dưỡng con cái sẽ dễ dàng hơn nhiều.
  • Nên hiểu rằng trẻ em không đi kèm hướng dẫn sử dụng. Nhưng một người mẹ hạnh phúc chắc chắn kết quả sẽ là một đứa trẻ hạnh phúc.
(1)”Đường cong học tập”: những nỗ lực cần thiết để học được kĩ năng mới sau một khoảng thời gian nhất định;
(2)”Đường cong học tập thẳng đứng”: những tiến bộ rất nhanh chóng trong khi học những kỹ năng mới và sau đó là những cải thiện chậm hơn cộng thêm với thực hành ở giai đoạn sau;
(3)“Hội chứng tổ ấm trống vắng”: miêu tả trạng thái cảm xúc của các cặp vợ chồng lâm vào hoàn cảnh thay đổi nếp sống khi con cái xa vắng. Bản chất là sự trộn lẫn cảm xúc giữa tự do và mất mát, khoan khoái và buồn phiền.
Bài viết này dựa trên một bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Nam Phi.
Tác giả Brenda Wingfield là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Nam Phi và là Giáo sư di truyền học tại Đại học Pretoria

Bạn có thể bắt đầu một công việc và học cách yêu thích nó sau này

You don't have to "follow your passion," a new study suggests. You can find a job and then learn to love it. (piovesempre/iStock)
Bạn không cần phải “đi theo niềm đam mê của mình”, theo đề xuất từ một nghiên cứu mới. Bạn có thể nhận được một công việc và sau đó học cách để yêu thích nó. (piovesempre / iStock)
Trái ngược với tư duy thông thường, bạn không cứ phải rơi vào “tình yêu sét đánh” với một công việc tiềm năng. Có nhiều cách để có được đam mê với công việc của bạn.
“Tin tốt là chúng ta có thể quyết định thay đổi những niềm tin hoặc chiến lược của mình để trau dồi niềm đam mê một cách từ từ hoặc tìm kiếm sự tương thích ngay từ đầu, và cũng đạt hiệu quả tương tự trong việc có được đam mê về lâu về dài”, Patricia Chen, một sinh viên đang làm tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Michigan và là tác giả chính của một nghiên cứu mới cho biết.
Tâm lý chủ đạo ở Mỹ là trông mong rằng sự đam mê đến từ việc tìm kiếm được công việc phù hợp bằng con đường ngắn nhất, hoặc “theo tiếng gọi của niềm đam mê”. Một nếp nghĩ khác là niềm đam mê đó có thể được ươm trồng theo thời gian khi một người dần có năng lực trong một lĩnh vực công việc.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra những kỳ vọng, sự lựa chọn, và kết quả của những người tham gia có một trong hai lối nghĩ – gọi là “lý thuyết hợp từ đầu” và “lý thuyết mở mang theo thời gian”.
Họ phát hiện ra rằng cả hai cách suy nghĩ đều có hiệu quả tương tự trong việc đạt được hạnh phúc hướng nghiệp. Điểm khác nhau là cách nghĩ ấy thúc đẩy người ta ra sao, Chen nói.
Những người theo nếp nghĩ “lý thuyết hợp từ đầu” có xu hướng chọn những nghề mà họ thích thú ngay từ đầu – là một dấu hiệu quan trọng đối với họ cho thấy rằng đó là công việc tương thích.
Ngược lại, những người theo “lý thuyết mở mang theo thời gian” thì ít ưu tiên đến sự phù hợp nghề ngay lập tức, mà tập trung vào nuôi dưỡng niềm đam mê và dần phù hợp theo thời gian.
“Vì vậy họ có nhiều khả năng sẽ ưu tiên những đặc điểm nghề nghiệp khác hơn là niềm vui thoáng qua, như số tiền được trả chẳng hạn”, Chen nói.
Những phát hiện này được đăng trên Personality and Social Psychology Bulletin.