a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Những loài bướm đẹp, lạ nhất ở Việt Nam

Bướm lá khô khi gập cánh ngụy trang giống y hệt chiếc lá, cánh của bướm khế có hoa văn trang trí đẹp, thu lại giống hình đầu rắn đe dọa đối thủ để thoát khỏi sự săn đuổi.
Bộ cánh vẩy bao gồm bướm chiếm 11% và ngài (bướm đêm) chiếm 89%. Côn trùng cánh vảy có hơn 170.000 loài trên thế giới. Màu sắc cánh được hình thành từ các lớp vẩy phấn, như những "viên ngói" xếp trên cánh, vì thế chúng có tên là côn trùng cánh vẩy. Hiện tại, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam trưng bày khá nhiều tiêu bản côn trùng cánh vảy thu thập ở nhiều vùng trên đất nước. Một số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, là đối tượng của săn bắt và sưu tầm có giá trị.
Bướm kiếm (bên trái là cá thể đực, bên phải là cá thể cái) thu được ở Lào Cai. Loài này có tên khoa học là Teinopalpus imperialis, họ bướm Phượng Papilionidae. Bướm kiếm là loài hiếm, có hình thái đẹp, có giá trị thương mại cao, là đối tượng săn bắt và buôn bán trái phép. Loài này có tên trong phụ lục của CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) cấm săn bắt và buôn bán trên phạm vi toàn thế giới; trong danh lục của IUCN và Sách đỏ Việt Nam.
Bướm kiếm phân bố ở Myanmar, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, loài bướm kiếm sống ở vùng núi cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Kon Tum và Lâm Đồng. Bướm trưởng thành thường bay trên các đỉnh núi, dông núi hay tán cây ven đường mòn trong rừng ở độ cao trên 2.000m ở Sa Pa (Lào Cai), đỉnh Phia Oắc (Cao Bằng) và trên các đỉnh núi Ngọc Linh (Kon Tum) ở độ cao trên 2.500m.
Bướm lá khô thu được ở Vĩnh Phúc, tên khoa học là Kallima inachus, còn có tên khác là bướm lá sồi dải cam. Loài này có kích thước khá lớn, thường bay dưới tán rừng nơi có thể dễ dàng ngụy trang hòa lẫn với lá khô trong rừng.
Bướm lá khô là một trong những loài bướm đặc biệt nổi tiếng thế giới về đặc tính ngụy trang trốn kẻ thù. Do đó, nó là một ví dụ rất tốt cho học sinh, sinh viên khi học về tính chất này trong bộ môn sinh vật. Chúng có giá trị cao trong phân loại học và đa dạng sinh học.
Khi chúng đậu gập cánh lại, mặt dưới cánh giống hệt như một chiếc lá khô. Với phần đuôi cánh sau kéo dài như cuống lá và một đường màu nâu kéo dài đến chóp cánh trước tạo thành như gân chính của chiếc lá.
Bướm khế Edwad thu ở Lào Cai, có tên khoa họcArchaeoattacus edwardsii, họ ngài Hoàng đế Saturniidae. Bướm khế Edwad là một trong những loài ngài lớn nhất thế giới, phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Brunei, nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, loài này ít phổ biến, thường bị săn bắt, sưu tầm.
Cánh của bướm khế có các hoa văn trang trí đẹp, đỉnh trên cánh trước có hình đầu rắn (khi gập cánh lại) có tác dụng đe dọa đối thủ để tự bảo vệ khỏi sự săn đuổi của kẻ thù.
Ngài Bramin thu ở Lào Cai, tên khoa học là Brahmaea wallichii Gray, thuộc họ Brahmaeidae. Loài này có hình thái đẹp, kích thước lớn. Trên cánh được trang trí các hoa văn, họa tiết là hình thức ngụy trang hòa lẫn với môi trường sống trong rừng, dưới tán rừng. Ngài Bramin có mặt ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Đây là loài ít phổ biến, có giá trị thẩm mỹ, khoa học, là đối tượng thường bị săn bắt và sưu tầm.
Bướm phượng Aturus còn có tên khác là bướm công xanh, tên khoa học là Papilio arcturus. Bướm có kích thước lớn, thường thấy trong rừng, tán rừng. Ở Việt Nam, loài này ít phổ biến, phân bố ở các khu rừng miền Bắc và Trung Việt Nam. Bướm phượng có hình thái đẹp nên hay bị săn bắt dẫn đến mất sinh cảnh rừng.
Ngài trăng meanas thu ở Vĩnh Phúc, có tên khoa học Actias maenas, họ ngài Hoàng đế Saturnidnae. Tên khác là ngài trăng Malaysia. Loài này có kích thước lớn, cá thể đực có đuôi rất dài, màu vàng và nâu tía, hình thái đẹp. Cá thể cái có màu xanh.
Ở Việt Nam, ngài trăng meanas có mặt ở nhiều địa phương như Đắk Nông, Lâm Đồng, Lào Cai, Nghệ An, Vĩnh Phúc. Ngoài ra, loài này có mặt ở nhiều nơi trên thế giới như Malaysia, miền Bắc tới Trung Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Lào, Thái Lan. Loài này hình thái đẹp, có giá trị thẩm mỹ, là đối tượng sưu tầm.
Bướm cánh nhọn gốc đỏ thu ở Vĩnh Phúc, có tên khoa họcPrioneris philonome (Boisduval), họ bướm Cải Pieridae. Loài này chủ yếu bay trong rừng, thường chỉ gặp từng cá thể riêng lẻ bay xuống vũng nước hoặc những chỗ ẩm gần bờ suối để hút chất khoáng. Bướm có kích thước khá lớn, sải cánh 70-85mm. Bướm cánh nhọn gốc đỏ phân bố ở Sikkim, Myanmar, nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam.
Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày nhiều mẫu côn trùng cánh cứng, bộ có nhiều loài nhất trong lớp côn trùng, đa dạng về hình thái, màu sắc, kích thước và nơi sống, có hơn 350.000 loài trên thế giới. Kích thước cơ thể từ 0,5 đến 200 mm, có đôi cánh trước hóa cứng che cho cánh sau bằng chất màng và mặt trên cơ thể. Cánh cứng điển hình và quen thuộc là Cặp kìm, Bọ hung, Xén tóc, Vòi voi.
Trong ảnh là bọ hung 5 sừng thu ở Hà Giang, có tên khoa học làEupatorus gracilicornis Arrow, họ Bọ hung Scarabaeidae. Loài này có kích thước lớn, con đực có 5 chiếc sừng nhọn, một chiếc dài và cong vút nằm trên đỉnh đầu, 4 chiếc còn lại ngắn hơn, nằm ở tấm lưng ngực trước. Sừng này là vật trang trí cũng là vũ khí giao chiến của các con đực tranh giành con cái. Ở Việt Nam, loài bắt gặp ở Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Hòa Bình, Lâm Đồng. Do có kích thước lớn và hình thù độc đáo nên bọ hung 5 sừng bị săn bắt buôn bán và sưu tầm. Loài này có trong Sách đỏ Việt Nam.
Cua bay hoa có tên khoa học là Cheirotonus battareli, họ bọ hung Scarabaeidae. Đây là một trong những loài có kích thước lớn và hình thái đẹp nhất của họ bọ hung. Cơ thể đực có chiều dài tới trên 60 mm. Cánh trên màu đen, có những hàng chấm hoa nâu dọc trên cánh. Chân trước con đực phát triển, dài giống như càng cua nên gọi là cua hoa bay. Loài này thường bị săn bắt và buôn bán, có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Đây là loài ít phổ biến, cá thể trưởng thành bay vào tháng 6, 7 ở các vùng rừng núi cao như Cao Bằng, Hà Giang, Sa Pa, Lai Châu.

Chiêm ngưỡng ngôi nhà búp bê đắt nhất thế giới


Ngôi nhà búp bê đẹp nhất, kỳ công nhất thế giới cũng đồng thời nắm giữ kỷ lục đắt nhất thế giới.
Ngôi nhà búp bê đẹp nhất thế giới cũng đồng thời nắm giữ kỷ lục đắt giá nhất - 8,5 triệu đô la (hơn 193 tỉ đồng), “công trình” được thực hiện trong 13 năm. Ngôi nhà này sắp tới sẽ lần đầu tiên được đem ra trưng bày sau khi được thực hiện từ thập niên 1980.
Ngôi nhà búp bê bằng gỗ được thực hiện thủ công rất cầu kỳ, tỉ mỉ, do bà Elaine Diehl thực hiện chính. Bà Diehl là một nghệ sĩ chuyên tạo tác các vật phẩm nhỏ xíu, sống ở bang Colorado, Mỹ. Ngôi nhà búp bê này đã được bà tự tay thiết kế và thực hiện thủ công trong suốt 13 năm.
Bà Elaine Diehl đã phải nhờ tới những thợ thủ công lành nghề để thực hiện giúp bà hơn 10.000 món đồ nội thất nhỏ xíu cho ngôi nhà búp bê, đồng thời bà tìm kiếm thêm những món đồ trang trí phù hợp từ những ngôi nhà búp bê khác được bày bán trong các tiệm đồ cổ. Toàn bộ quá trình thực hiện ngôi nhà búp bê và trang trí nội thất cho nó đã mất tới hơn một thập kỷ.
Để thực hiện ngôi nhà búp bê cầu kỳ này, bà Elaine Diehl đã phải tìm tới những thợ mộc, thợ kim hoàn, thợ thổi thủy tinh, thợ bạc, thợ thêu… để đặt hàng thực hiện một số món đồ nhỏ xíu mà bản thân bà khó lòng thực hiện nổi.
Trong đó có cây đàn piano giá 7.000 đô (159 triệu đồng), bộ bàn ghế gỗ bọc nhung xanh giá 5.000 đô (114 triệu đồng), hay bức tiểu họa chân dung nhỏ xíu giá 1.840 đô (42 triệu đồng). Đó là chưa kể những tấm thảm thêu trải sàn được thực hiện hài hòa, ăn ý với nội thất hay tấm thảm da gấu trông y như thật.
Căn nhà búp bê có tổng cộng 29 phòng sẽ được trưng bày trước công chúng lần đầu tiên trong thời gian tới đây. Tác phẩm có tên đầy đủ là “Lâu đài búp bê Astolat” và được coi là một tác phẩm thuộc vào hàng giàu tính nghệ thuật nhất thế giới khi kết hợp cả điêu khắc, hội họa, kiến trúc…
35-7a45f
“Lâu đài búp bê Astolat” được thực hiện thủ công bằng tay trong suốt hơn 13 năm, do nữ nghệ sĩ Elaine Diehl sống ở bang Colorado, Mỹ, thực hiện chính.
36-fcb6a
Bà Elaine Diehl đã phải tìm tới nhiều nghệ nhân khác để đặt hàng những món đồ trang trí nội thất siêu nhỏ, chẳng hạn như những tấm thảm thêu hay như tấm thảm da gấu này.
37-3b2b0
Để thực hiện ngôi nhà búp bê kỳ công và đắt giá nhất thế giới, bà Elaine Diehl đã phải tìm tới thợ mộc, thợ kim hoàn, thợ thổi thủy tinh, thợ bạc, thợ thêu…
38-0dd0a
Căn nhà búp bê 29 phòng sẽ lần đầu tiên được trưng bày trước công chúng trong thời gian tới đây.
39-e0101
Đây được xem là ngôi nhà búp bê giàu tính nghệ thuật nhất khi kết hợp cả điêu khắc, hội họa, kiến trúc…

41-ec1a8
40-2b327
Một chậu phong lan đặt trong sân nhà nàng công chúa búp bê. Từng món đồ nhỏ xíu này đều phải làm bằng tay. Có những món đồ bà Elaine Diehl may mắn tìm được ở tiệm đồ cổ, nhưng thường thì bà phải đặt hàng các nghệ nhân.
Bộ bàn ghế gỗ bọc nhung này có giá 5.000 đô la.
42-a3452
Trên một chiếc bàn gỗ là những khung ảnh và món đồ lưu niệm nhỏ xíu.
43-6c521
Căn phòng treo những bức tranh có khung mạ vàng. Đặc biệt bức tranh chân dung được thực hiện với chiếc bút lông chỉ có… 1 cọng lông. Riêng bức này đã có giá 1.840 đô la.
44-b0968
Phòng đọc sách với cây đàn piano tinh xảo. Bà Diehl đã đặt hàng thực hiện một số cuốn sách nhỏ xíu, có thể lật giở từng trang với hình vẽ và những dòng chữ li ti, trong đó có một cuốn Kinh Thánh.
45-41d64
Những dàn đèn và vải ren dùng để trang trí phòng ngủ đều phải đặt hàng thực hiện.
46-762bc
Nếu chú ý tới những chi tiết nhỏ xíu trong ngôi nhà này, bạn sẽ phải giật mình trước mức độ cầu kỳ của nó.
47-f0553
Chú ngựa gỗ này là một trong 10.000 món đồ nội thất nhỏ xíu được sắp đặt trong ngôi nhà búp bê đắt giá nhất hành tinh.
48-38902
Một góc chụp chi tiết phòng đọc sách với lò sưởi bằng đá cẩm thạch, khung gương mạ vàng, những bức tranh, đồng hồ, giá sách và đồ lưu niệm nhỏ xinh.

 Theo Daily Mail


Không có nhận xét nào: