a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

10 loại đồ ăn cho bé tránh để tủ lạnh

Đôi khi, mẹ vô tình làm mất nhiều chất dinh dưỡng và hương vị hấp dẫn trong những món ăn của con do bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không đúng cách.

Thời gian tối đa để thực phẩm trong tủ lạnh ít mẹ biết
Cách xếp thực phẩm trong tủ lạnh khoa học ít mẹ biết
Học mẹ JinJin vắt sữa "chất đầy tủ lạnh"
Để đảm bảo bé yêu được hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng và tận hưởng hương vị thơm ngon từ những món ăn hàng ngày, mẹ cần tránh để tủ lạnh những thực phẩm sau:
Quả bơ
Bơ còn xanh cũng không được phép để tủ lạnh. Bơ đã chín rồi mà chưa dùng ngay mới có thể để tủ lạnh để bảo quản, tránh bị thối.
Bơ xanh không được phép để tủ lạnh. Chỉ khi bơ chín mới bảo quản trong tủ lạnh để tránh bị thối. (Ảnh minh họa)
Cà chua
Cà chua chỉ nên để tủ lạnh khi đã chín. Cà chua còn xanh để trong tủ lạnh sẽ không chín được và vì thế không đạt được đến độ ngon cũng như mùi vị hoàn thiện nhất của quả cà. Ngoài ra thì không khí lạnh trong tủ lạnh cũng làm quả cà chua mang màu sắc nhợt nhạt, kém hấp dẫn.
Cam
Ăn cam còn tươi, không để tủ lạnh sẽ hấp thu được tối đa lượng vitamin và chất chống ô xi hóa trong đó. Tuy nhiên, tủ lạnh sẽ giúp cam duy trì được lượng vitamin tốt hơn nếu cam đã để bên ngoài lâu ngày (khoảng sau vài ngày hoặc 1 tuần)
Tỏi
Tỏi để lâu trong tủ lạnh có thể mọc mầm hoặc mốc. Nơi để tỏi tốt nhất là nơi khô ráo, mát mẻ.
Bánh mì
Bánh mỳ để trong tủ lạnh sẽ nhanh chóng bị khô và cứng. (Ảnh minh họa)
Bánh mỳ để trong tủ lạnh sẽ nhanh chóng bị khô và cứng. Nếu là loại bánh mỳ sandwich thái lát mỏng, mẹ có thể bọc kĩ trong túi rồi để tủ lạnh, khi ăn lấy ra rã đông hoặc nướng lại. Lưu ý là bánh mỳ để tủ lạnh cũng chỉ được dùng tối đa trong 4 ngày mà thôi.
Dầu olive
Dầu olive với đặc tính có nhiệt độ đông đặc cao nên để tủ lạnh lâu ngày sẽ đặc lại và chuyển thành một khối chất rắn như bơ, khó khăn trong việc lấy ra. Nên bảo quản dầu olive ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng.
Dưa hấu
Dưa hấu còn nguyên quả thì không cần để tủ lạnh. Chỉ khi đã cắt dưa ra thành miếng nhỏ mới cần đưa vào tủ lạnh để tránh vi khuẩn xâm nhập.
Mật ong
Mật ong bảo quản ở nhiệt độ thường hoàn toàn ổn, miễn là mẹ vặn nắp lọ mật ong thật chặt. Để mật ong trong tủ lạnh có thể khiến chất lỏng thơm ngon này bị kết tinh lại.
Hành tây
Hành tây để nguyên củ trong tủ lạnh vẫn dễ bị mềm và mọc mốc. (Ảnh minh họa)
Nếu mẹ nào đã từng một lần để hành tây đã thái miếng trong tủ lạnh, hẳn sẽ phải chịu cảm giác “đau thương” khi mở tủ lạnh ra và mùi hành nồng nặc cực kì khó chịu lan tỏa, xộc thẳng vào mũi. Kể cả khi cho hành tây nguyên của vào tủ lạnh, chúng cũng dễ bị mềm và mọc mốc.
Khoai tây
Để khoai tây trong tủ lạnh làm giảm hương vị và lượng tinh bột trong đó. Hãy bảo quản chúng trong túi giấy và để nơi mát, tránh ánh sáng.

6 món ăn cho người thiếu máu


Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây thiếu máu chủ yếu do tỳ vị suy nhược, dinh dưỡng không đầy đủ nhất là thiếu sắt, mất máu sau chấn thương, phẫu thuật,… với biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, hay quên, ù tai, mất ngủ, tê tay chân, tóc khô giòn, dễ rụng,…

Việc sử dụng các món ăn kết hợp với một số vị thuốc có tác dụng rất tốt đối với bệnh này. Tùy điều kiện, người bệnh có thể áp dụng cho phù hợp.
Bài 1: Gan gà 100g gan gà, rửa sạch, thái nhỏ, ướp gia vị; Lá dâu 50g rửa sạch. Cho gan gà vào nồi xào qua, thêm nước vừa đủ, đun chín, sau đó cho lá dâu vào, nấu sôi lại là được.
Nêm gia vị vừa ăn và ăn nóng trong bữa cơm. Công dụng: Bổ huyết, bổ can thận, giúp sáng mắt, tăng cường thể lực, rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu, suy nhược cơ thể.
Bài 2: Gà mái 1 con khoảng 8 lạng - 1kg, gạo tẻ 100g. Mổ gà rửa sạch, hầm lấy nước cốt. Nấu cháo gạo bằng nước cốt gà, nấu to lửa cho sôi kỹ, rồi để nhỏ lửa cho nhừ nhuyễn.
Cách dùng: Ngày ăn hai bữa sáng tối, ăn nóng. Dùng 3-5 ngày. Công dụng: Tư dưỡng ngũ tạng, bổ ích khí, dùng cho tất cả các trường hợp suy nhược thiếu máu.
Bài 3: Thịt dê 250g, đương quy 15g, sinh địa hoàng 15g, gừng 10g, nước tương, muối, đường vừa đủ. Thịt dê rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi trộn đều với các vị trên, thêm nước xâm xấp, đun sôi sau đó đun nhỏ lửa hầm nhừ là dùng được.
Ngày ăn 1 lần với cơm. Dùng 5-7 ngày là một liệu trình. Công dụng: Bổ khí huyết, tăng thể lực, dùng rất tốt cho người bệnh thiếu máu, gầy yếu, mệt mỏi.
Bài 4: Chim cút 2 con, hoàng kỳ 50g, đảng sâm 50g, hoài sơn 50g. Chim cút làm sạch lông, bỏ ruột, cho vào nồi cùng hoàng kỳ, đảng sâm, hoài sơn đổ vừa nước, hầm cho thịt chim cút nhừ, gia vị vừa ăn.
Mỗi ngày ăn 1 lần. Dùng 5-7 ngày là một liệu trình. Dùng tốt cho người bệnh thiếu máu, người mới ốm dậy, trẻ em suy dinh dưỡng,
Bài 5: Rau chân vịt tươi: 200g (để nguyên rễ), gan lợn 150g. Rửa sạch rau chân vịt, thái thành từng đoạn; gan lợn rửa sạch thái miếng mỏng.
Đun sôi nước, cho vài lát gừng tươi và gia vị, sau đó cho gan lợn và rau chân vịt vào, đun cho gan chín là được, ăn trong bữa cơm.
Dùng 1 tuần là một liệu trình. Công dụng: Bổ dưỡng, bổ huyết, dùng tốt cho người bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Bài 6: Hà thủ ô 30g, 2 quả trứng gà (luộc chín). Cho cả hai vào nồi nước nấu, ăn trứng, dùng nước canh, ăn ngày 1 lần. Dùng liền 1 tuần.
Công dụng: Bổ can thận, ích tinh huyết, dùng cho người bệnh thiếu máu, rụng tóc, tóc bạc sớm, đầu váng, mắt hoa, trí nhớ giảm sút.

Không có nhận xét nào: