a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

10 món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cà tím




Theo Đông y cà tím đã được ghi trong bản thảo cương mục và các y văn cổ có tính năng cực hàn, thanh can, giáng hoả, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hoá đàm, thanh nhiệt, giải độc.

Cà tím còn có tên cà dái dê, cà tím dài, cà dê. Không lẫn cà pháo cà dừa, cà bát vỏ tím. Tên Hán gọi cà với tên chung là Nuy qua. Tên khoa học: Solanum melongema, họ cà.

Trong các loại cà đặc biệt là cà tím dài là thực phẩm có từ 2000 năm trước Công nguyên ở nhiều vùng nhiệt đới Á Phi, nó được ưa chuộng vì chứa nhiều vitamin và ít calo. Cà có thể bung, luộc, nướng, xào, nấu, trộn... chung với các thứ khác mà không hề bị giảm chất lượng thực phẩm của nó. Cà tím được dùng làm thức ăn phòng chữa bệnh nếu là quả chín tới.

Tác dụng của cà tím

Màu tím đậm của cà là bằng chứng cho thấy nó chứa nhiều chất chống ô xy hóa mạnh để bảo vệ các tế bào não và kiểm soát hàm lượng chất béo lipid. Theo báo The Times of India dẫn nguồn từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, cà tím còn có nhiều công dụng khác như:

1. Giảm nguy cơ ung thư

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị ung thư đại tràng vì nó là một dưỡng chất tương đối xốp, và vì điều này, khi di chuyển qua đường tiêu hóa, nó có xu hướng hấp thụ độc tố và hóa chất có thể gây ra bệnh ung thư ruột kết.

Để có kết quả tốt nhất, những ai muốn giảm nguy cơ phát bệnh ung thư đại tràng nên ăn cả lớp vỏ cà tím. Nghiên cứu phát hiện ra rằng lớp vỏ cà tím có thể chứa nhiều chất xơ hơn bản thân trái cà.


2. Giảm cân

Chất xơ trong cà tím còn có công dụng khác là giảm cân. Chất xơ là thực phẩm tương đối “cồng kềnh”, tức nó chiếm nhiều chỗ trong dạ dày. Do đó, khai vị bằng món cà tím, những người ăn kiêng có thể có cảm giác no bụng và thường nạp ít calo hơn.

Ngoài ra, chất xơ là chất chậm tiêu hóa và mất nhiều thời gian để di chuyển từ dạ dày đến đường tiêu hóa. Chính vì điều này, cà tím giữ cho người ăn kiêng cảm thấy no lâu và không có nhu cầu ăn vặt giữa các bữa ăn, từ đó giúp giảm cân.

Một số bài thuốc, món ăn chữa bệnh có dùng cà tím tham khảo theo báo Sức khỏe đời sống và Bài thuốc hay:

1. Cà tím xào mã đề

Cà tím 200g, mã đề 15g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10, dầu mè, nước tương (xì dầu) một lượng thích hợp. Cà rửa sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, cắt khô. Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm; rồi bỏ cà, mã đề vào trộn đều, bỏ muối và một ít nước vào xào chín là được. Mỗi ngày ăn một lần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết.

2. Canh gà, cà tím

Gà giò 1 con, cà tím 200g, sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu, muối một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ nội tạng; cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc. Để nồi nóng đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm bỏ gà vào xào sơ. Tiếp đó, đổ nước vào, bỏ cà, sơn tra, muối vào, nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn một lần, dùng thay thức ăn. Có tác dụng tiêu thực tan ứ, giảm mỡ, hạ huyết áp.


3. Giảm huyết áp bằng các món chay

Nhiều món chay dùng cà tím. Ví dụ: Cà tím nhồi om - cà tím dài 3 quả nhỏ. Nhân thịt chay 300g, sốt cà chua 15ml, dầu vừng 2 thìa, gia vị. Cà thái dọc làm 2 nửa bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo. Nhồi nhân thịt chay đã trộn gia vị, rán vàng phía nhồi nhân, xếp vào xoong. Tiếp đó xào hành, bột mì và sốt cà chua để om.

4. Giúp bỏ thuốc lá


Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Michigan (Mỹ) đã phát hiện trong cà tím cũng có nicotin và thấy trong thí nghiệm ăn 10g cà tím có hiệu quả tương tự như hút thuốc suốt 3 giờ. Vậy có lời khuyên khi thèm thuốc lá hãy ăn các món cà tím ngon lành mát bổ lại tránh được độc hại.

5. Chữa đái ra máu

Sắc quả cà tím cả cuống để uống.

6. Phòng chống ban tía ở người già

Ở tuổi 60 - 70 người già thường bị trên mặt, tay có tình trạng ứ huyết nổi ban tía hay từng chấm, có khi phải nhìn kỹ mới thấy. Để khắc phục bệnh lý này nên ăn cà tím. Cà tím lại mềm nên người già dễ ăn, dễ tiêu.


7. Viêm phế quản cấp

Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà cắt dọc dài. Gừng thái lát, tỏi nghiền trộn nước tương, dầu, muối, đường. Chưng cách thuỷ. Có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm nhiệt.

8. Viêm gan vàng da

Dùng mấy quả cà tím thái nhỏ trộn với gạo nấu thành món cơm - cà, ăn liên tục nhiều ngày.

9. Bí đái

Dùng hạt sắc uống để lợi tiểu.

10. Táo bón

Dùng quả cà tím, hàng ngày lấy khoảng 100 - 200g nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.

Kiêng kỵ: Theo sách cổ cà tím tính rất lạnh, không nên phối hợp với thức ăn lạnh khác mà còn nên thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Người tạng hàn, hay đi ngoài lỏng khi cần dùng nên thận trọng hơn. Không nên dùng khi quả cà dập nát! Ăn càng tươi càng tốt

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

VẤN VƯƠNG MÙA LỄ MẸ.

HỌP MẶT CHS HOÀNG DIỆU ĐỒNG HƯƠNG ÂU CHÂU NĂM 2013. CÔ TRẦN THỊ BÉ





                                                                       



Thoắt cái, một năm trôi …
Mười tám tháng năm qua rồi
Hoàng Diệu Âu Châu họp mặt vui
Gặp nhau, vương vấn mãi …không thôi
Còn nhớ hay không … các bạn ơi,
Ngày đó, Vương Quốc Bỉ đẹp trời
Hoa nắng hồng tươi đón bước
Chúng ta về hạnh ngộ bên nhau
Họp mặt ‘Quốc tế’, Đức, Pháp, Mỹ,Việt …
Duyên Hoàng Diệu rạt rào !..

Nhớ, nhớ lắm …em Phan thị Hạnh
Em đến từ quê Mẹ, Viêt Nam ta
Với tà áo dài xinh trắng thướt tha
Ôi, duyên dáng… cựu nữ sinh Hoàng Diệu!...
Em đã đến,
Tay xách nách mang,
Nặng trĩu hành trang,
Nhiều bánh, quà lưu niệm…
… Trong sâu thẳm, vọng về hình ảnh Mẹ
Những mẫu từ hiền thục Viêt Nam ta
Lặn lội thân cò, thăm viếng các con xa
Trĩu quà bánh hải hà tình của Mẹ!...

Không, không quên…cũng ngày hôm đó,
Phúc (Nguyễn Hồng Phúc) lại về từ đất thánh Vatican
Mang tin yêu hòa sức sống tràn dâng
Qua linh cảm … kín phong tình Chúa, Mẹ!...
Thêm,thêm nữa…
Từ Paris, Hồng (Nguyễn Ngọc Hồng) rạng rỡ
Về Liège vui họp mặt chớm hạ kỳ
Trời dịu mát, hoa nắng ngâp lối đi
Trong nô nức đón mừng mùa lễ Mẹ
Có HIếu Hạnh, có Phúc Hồng
Âu châu Hoàng Diệu say nồng tình xưa
Tình cựu hoc sinh, tình thầy cô
Thêm ơn Chúa Mẹ… điểm tô cuộc đời
Ngẩng đầu cao cùng cảm tạ trời
Cho mùa lễ Mẹ …hồng tươi, nhớ hoài!..

Thương, thương lắm… em Huỳnh Hoa Phượng
Từ Courtrai về với ngàn vạn niềm vui
Gặp gỡ, chào nhau, em mãi miết nói cười
Thương biết mấy…tình em, Huỳnh Hoa Phượng!
…Trong giây phút, tôi trở về bên bến nước
Của sông xưa,vui duyên nghiệp cô lái đò
Phượng, đứa học trò ngoan nhỏ dễ thương xưa
Đứa học trò thường bị phạt mút mùa
Vì em mãi viết sai hoài chính tả…
Giờ đây,
Xuôi duyên phước… em, tôi cùng về chung bến đỗ
Vương Quốc Bỉ an bình và Hoàng Diệu trường xưa
Tha hương vui đành từ giả kiếp đò đưa
Giờ chở khẳm thuyền xưa…tình tỉ muội
Diễm phúc thay trong mùa lễ Mẹ,
Mình gặp nhau…vui, thương cảm vô song
Chúa, Mẹ thương ban HIẾU HẠNH PHÚC HỒNG
Thêm vương vấn… thêm say nồng mùa lễ Mẹ!

NHỚ MÙA LỄ MẸ.






                                                                             


Những gì con gái cần trong đời không chỉ là một chàng trai!



Đời có bao nhiêu, sao con gái cứ phải vì một người mà mất nhiều đến thế?
Cuộc đời một đứa con gái chả nhẽ sẽ không có gì khác ngoài tình yêu? Sao sống đến gần đoạn gấp dốc rồi vẫn cứ để một người là – lạ, dửng – dưng chạy tới chạy lui trong tâm trí. Để sáng – trưa – chiều – tối, hôm nay – hôm kia – hôm trước đều phải bận lòng mệt tim, cười buồn, mắt ướt nước.

Lạ chưa, con gái kỳ chưa!

Giữa bao nhiêu người chìa tay, nàng chỉ muốn nắm lấy cái bóng của người đàn ông không bao giờ muốn tiến đến gần nàng nửa bước. Hay giữa vô vàn những yêu đương đang hiển hiện ngang trước mắt, sao nàng phải với tay ngược về quá khứ để làm dịu những bấp bênh?

Để rồi cứ thế chênh vênh, cuộc đời mãi phải chạy theo những người tình không - thuộc về mình và không bao giờ có thể. Để rồi những gì đẹp nhất của mình, nàng đều tự nguyện trao. Sắc đẹp, thanh xuân và niềm tin trinh nguyên không vết xước – tất cả đều mài mòn theo những tháng ngày đặt hy vọng ký gửi vào một người dưng.

Rốt cuộc, những gì con gái cần trong đời chỉ là một chàng trai? Dù cho bản thân có bị quăng quật vào bao tổn thương, buồn đau vẫn thế. Dù đến việc sống cho chính mình cũng bị lãng quên và xem nhẹ. Các nàng vẫn cam tâm?

Rốt cuộc, yêu là gì, mà người thì ích kỷ, người lại sẵn sàng dâng hết quãng đời mình mà không mong đánh đổi để nhận về dù chỉ một thứ nhỏ nhoi. Đời có bao nhiêu, sao phải vì một người mà mất nhiều đến thế?

Để những quãng đời cứ rệu rã đi qua, vì một chữ tình mà bỏ rơi nhiều thứ! Người yêu em nhất, sẽ không bao giờ lạnh nhạt để em hoài phí chính mình vậy đâu em.

                                                                      

Hãy mở mắt, và nhìn những thứ xung quanh. Có bao nhiêu người xem làm đẹp là cho mình trước khi nghĩ đến việc để một chàng trai khác ngắm? Có bao nhiêu người sống cho ước mơ, hoài bão của mình hay ngay lúc bắt đầu đã vạch ra chuyện “lấy chồng” là cái đích?

Em ạ, họ có tầm thường không? Khi tháng tháng năm năm chỉ vùi mình xoay quanh chuyện yêu đương với một cậu trai nào đó? Mà hạnh phúc thì đã đành, đằng này, đâu có được gì đâu?

Thế nên, các nàng ạ. Tình yêu chỉ có một, nhưng người để yêu lại có rất nhiều. Cuộc đời chỉ có một, và tình yêu lại chỉ chiếm một phần nhỏ thôi. Sao phải hoang phí tuổi trẻ, trí tuệ và sắc đẹp của mình, vì những điều – chưa có cũng chả chết ai?


LẠC HY.

Đã bao lâu bạn không tự yêu thương lấy chính mình?

                                        


Trong một vòng luẩn quẩn các loại tình yêu, khi nếm thử một chút từng vị từng vị một, bạn sẽ nhận ra rằng, dư vị của tình yêu khi biết trân trọng bản thân mình sẽ tạo ra cảm giác bình an vô cùng.
Bởi vì trước khi yêu một ai đó, bạn cần phải biết cách yêu bản thân, như thế mới có thể khiến người bạn yêu được hạnh phúc. Đừng lăn xả vào những mối quan hệ chồng chéo, bán mạng để yêu khi cuối cùng cũng chẳng nhận được gì ngoài tổn thương và đau khổ.

Thật ra, con người ta càng trưởng thành, càng tìm cho mình một cách để chống đỡ mọi khó khăn ập đến, cho dù là sóng gió gì cũng có thể vượt qua. Thế nhưng, khi con người ta càng trưởng thành, lại càng vô tình lãng quên cách yêu thương chính mình.

Đừng cho rằng cứ yêu bản thân là ích kỷ. Yêu bản thân đơn thuần chỉ là một cách trân trọng may mắn được tồn tại, không phải là đóng cửa trái tim với những người xung quanh. Tâm hồn và cơ thể đều là của bạn, việc bạn đối xử với chúng thế nào cũng quyết định tới trách nhiệm của bạn với cuộc đời mình. Vì vậy, nhất định đừng trở thành kẻ vô trách nhiệm.


Đã bao lâu rồi bạn vì bận rộn hết chuyện này đến chuyện kia mà chưa thể thực hiện được kế hoạch đi du lịch đâu đó?
Đã bao lâu rồi bạn chưa dám dành một số tiền tiết kiệm được ra để mua một món đồ có thể là hơi xa xỉ, nhưng bạn đã mong ước từ lâu?

Đã bao giờ bạn chưa dám thoải mái thể hiện toàn bộ cảm xúc và suy nghĩ của mình trước chốn đông người mà không cần e dè, cân nhắc?

Đã bao lâu rồi bạn cứ làm theo cảm nhận của người khác, mà bỏ quên bản thân mình muốn gì?

Đã bao lâu rồi bạn chưa có thời gian săn sóc kỹ cho bản thân, ngủ một giấc thật dài, đọc vài ba cuốn sách nhẹ nhàng, mặc một chiếc váy thật đẹp để xuống phố tản bộ, mua những gì muốn mua, ăn những gì muốn ăn, giải tỏa toàn bộ mệt mỏi tích tụ, hưởng thụ những gì mình đáng được nhận?

Đã bao lâu rồi bạn chưa như thế?

Lãng quên yêu chiều bản thân cũng là một kiểu thói quen, giống như việc khi bạn yêu một người, bạn sẽ dần dần học cách khước từ nguyện vọng của mình để theo đuổi những mục tiêu của người ấy đặt ra. Bạn học cách sống theo chuẩn mực của người khác, khi đuổi theo những thứ chính bạn còn chẳng tìm ra ý nghĩa, bạn đã vô tình làm tổn thương chính mình.

Bạn biết không, yêu thương bản thân mình để mà, khi không yêu được người khác, bạn vẫn có thể quay về đúng quỹ đạo cuộc sống. Mặc dù đau lòng nhưng vẫn cứng cỏi đủ để biết cách vươn lên. Yêu bản thân mình, có nghĩa là, không để mình phải chịu quá nhiều dư chấn sau mỗi lần bị tổn thương.

Con người sinh ra, có quá nhiều thứ tình yêu để phiền muộn hàng ngày, cũng có quá nhiều kiểu tâm tư khiến lòng nặng trĩu. Thế nhưng, còn một thứ tình yêu khác, một thứ tình yêu luôn khiến bạn trở nên mạnh mẽ, cứng cỏi, nhưng cũng rất nhẹ nhàng để cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày.

Trong một vòng luẩn quẩn các loại tình yêu, khi nếm thử một chút từng vị từng vị một, bạn sẽ nhận ra rằng, dư vị của tình yêu khi biết trân trọng bản thân mình sẽ tạo ra cảm giác bình an vô cùng.

Vậy thì, trước khi dõng dạc tuyên bố mình yêu một ai đó, hãy biết cách yêu chính bản thân mình trước đã, có như vậy, bạn và những người xung quanh mới cảm nhận được mùi vị của hạnh phúc lan tỏa.


CA DE

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

ĐOÁ HỒNG CHO EM.

Mừng ngày THÔI NÔI của blog NPN 12/5/2014. Cô Trần Thị Bé

                                                                             
                                                                                   




Người Phương Nam ơi,

Thân tằm trọn kiếp nhả tơ
Văn nhân, thi sĩ vun thơ bón đời
Giàu cảm lụy, lắm nụ cười
Mang niềm hạnh phúc người người vui chung
Hôm nay mười hai tháng năm
Thương trao em một đóa hồng
Mừng sinh nhật 'blog' tuổi tròn một năm
Rời nôi măn sửa...tiếp bước nghiệp tơ tằm
Cho tròn duyên phước kiếp tằm nhả tơ!
Chúc em...vững tiến thắm xinh
Phun châu nhả ngọc ngát dâng hương đời
Gieo tình thương, rắc tiếng cười
Nơi nơi, khắp chốn... người người hoan ca
Thảnh thơi...trạm cuối tìm về
Bên trang blog nhỏ ... nghe 'phê' duyên đời!
Chút tình cám nghĩa... Người Phương Nam ơi,
Đóa hồng trao tặng đậm lời sẻ chia !



VUI LÒNG CLICK PLAY ĐỂ NGHE NHẠC.

Cách xưng hô của người Việt Nam


 Con gái tôi, một hôm đi làm về, vừa cười vừa nói:

- Hôm nay con gặp một người học trò của ba, anh ấy hỏi thăm thầy Thiết và gởi lời thăm chị.

Nó chỉ vào tôi và cười: - Chị tức là mẹ đó.

Một lần khác nó nói:

- Hôm nay một người học trò của ba nói chuyện với con, gọi con bằng cháu và xưng bằng chú. Xưng hô như vậy đâu có được. Con gọi anh ấy bằng anh và xưng bằng em.
Cách xưng hô phiền toái

Quả thật cách xưng hô của người Việt Nam phức tạp vô cùng và cũng rất tế nhị. Gặp nhau mà xưng hô không đúng dễ làm phật lòng nhau lắm. Người ngoại quốc học tiếng Việt thấy cách xưng hô ngôi thứ nhất thôi mà nào chị, anh, cháu, con... là thấy chóng mặt liền, ngôi thứ nào cũng biến hóa trăm cách như mê hồn trận, chẳng bù tiếng Anh tiếng Pháp cứ hai chữ You Me, Toi Moi là xong hết.

Có lẽ do cuộc sống của người Việt Nam quá gắn bó với gia đình, thiên về tình cảm, coi nhẹ phần lý cho nên khi nói người ta cũng bộc lộ tình cảm một cách mạnh mẽ, cách xưng hô trong gia đình nhiều khi đem ra áp dụng ngoài xã hội làm cho người nghe khó phân biệt. Tuy phiền phức, nhưng nhìn chung vẫn có thể phân biệt ba cách xưng hô cho ba hoàn cảnh khác nhau:

- Cách xưng hô trang trọng ở cửa công

Bỏ qua cách xưng hô nặng nề thời phong kiến có tính cách đề cao cấp trên và hạ thấp người nói thái quá (Em, Con Cháu/Quan Lớn, Cụ, Ngài...), ở các cơ quan làm việc người ta thường xưng hô lịch sự là Tôi/ Ông Bà, người trẻ thì gọi là Cô Cậu hoặc Anh Chị. Bạn đồng nghiệp thì xưng hô Tôi/ Anh Chị. Người ta không gọi chú bác cô dì con cháu ở đây để giữ tính chất trang nghiêm của công việc.

- Cách xưng hô trong gia đình:

Cách xưng hô trong gia đình dựa theo cấp bậc mà gọi Ông Bà/ Cháu, Cha Mẹ/Con. Các con trong gia đình gọi nhau là Anh Chị Em. Bác Chú Cô bên họ cha gọi là bên Nội, Cậu Dì bên họ mẹ gọi là bên Ngoại. Cha mẹ của cha thì gọi Ông Nội Bà Nội, cha mẹ của mẹ thì gọi Ông Ngoại Bà Ngoại. Người miền Trung miền Nam có cách gọi thân thương đơn giản là Ngoại, Nội. Người xứ Huế nhiều khi dùng chữ Ôn Mệ thay cho Ông Bà, O thay cho Cô. Những cách gọi đó không thay đổi, riêng cách gọi giữa vợ chồng và con cái gọi cha mẹ thì khác, rất đặc biệt và thú vị, nhiều khi rất ngộ nghĩnh.

- Vợ chồng gọi nhau từ các vùng miền

Khi mới cưới nhau về, đôi vợ chồng son còn ngượng ngùng thì gọi “Ai ơi về ăn cơm”, nhưng thông thường họ gọi nhau bằng Anh/ Em rất ngọt ngào.

**Anh đi em ở lại nhà
Vườn rau em hái mẹ già em nuôi. (Ca dao)**

Hoặc họ gọi nhau bằng Mình rất thân thiết, trong thơ ca thường xưng hô Ta/ Mình:

**Mình về ta chẳng cho về
Ta níu lấy áo ta đề câu thơ
Câu thơ ba chữ câu thơ,
Câu đợi câu chờ câu nhớ câu mong. ( Ca dao)**

Khi ra ngoài giới thiệu với bạn bè, họ thường dùng chữ Nhà Tôi thay cho Chồng Tôi, Vợ Tôi. Người ta cũng hay dùng chữ Ông Xã, Bà Xã thay cho Nhà Tôi. Người vợ còn được gọi theo tên chồng, cũng là chuyện thường thấy ở xã hội Việt Nam.

Khi hai vợ chồng có với nhau vài đứa con rồi, nhiều người thay đổi cách xưng hô, lúc bấy giờ họ đứng ở vị trí con mà gọi nhau: Bố này, hay Bố nó này, Mẹ nó này, hay Ba Mẹ, Ba Me, Ba Má. Đến khi họ có cháu, cách gọi thay đổi thêm một bậc nữa, họ gọi nhau bằng Ông Bà, người miền Trung thì gọi là Ôn Mệ, hay Ôn Mụ. Chữ Mụ cũng dùng để gọi người phụ nữ đã có chồng. Xứ Huế đã dùng hai chữ Ôn Mụ trong một trường hợp rất vui, họ dùng để chỉ Ông Trời Bà Trời: “Trời vừa mưa vừa nắng, Hai Ôn Mụ mắng nhau.” Bà Trời! Có nước nào khác còn có một hình tượng Bà Trời nữa không nhỉ?
Cách lấy tên con đầu lòng để gọi cha

mẹ cũng thường xảy ra. Trước mặt nhà tôi có hai vợ chồng từ Miền Bắc vào mà mọi người đều gọi là ông Trung bà Trung, mãi mấy năm sau tôi mới biết, thì ra Trung là tên của đứa con trai đầu của họ!
Con cái, cha mẹ gọi nhau

Con cái gọi cha mẹ cũng tùy từng miền và từng vùng, có vài nét khác nhau. Ở Miền Bắc, nhiều gia đình thường gọi Cha Mẹ, những gia đình dễ dãi thì gọi Bố Mẹ, nhiều gia đình còn gọi mẹ bằng nhiều chữ rất lạ lùng: U, Bủ, Bầm, Đẻ. Tiếng gọi dành cho mẹ nhiều hơn, thân thiết hơn, chứng tỏ người mẹ gần con chăm sóc con nhiều hơn. Những gia đình sinh con khó nuôi, ở Miền Bắc và cả ở Miền Trung thường gọi cha mẹ là Thầy Mẹ, Thầy Me, Cậu Mợ, Chú Thím, Chú Mạ để tránh bị ma quỷ bắt đi.

Cha mẹ gọi con cái hoặc bằng tên hoặc theo thứ tự. Miền Bắc gọi con đầu lòng là Cả, Miền Trung và Miền Nam chỉ gọi Hai. Riêng người xứ Huế chỉ gọi tên mà không gọi theo thứ tự.

Ở Miền Trung con cái thường gọi cha mẹ là Ba Mạ, Ba Má, về sau nhiều người chịu ảnh hưởng của Pháp còn gọi Ba Me (giống chữ Thầy Me, Me là do chữ Mère của tiếng Pháp mà ra) hoặc là Măng (do chữ Maman của tiếng Pháp). Tiếng Me và Măng sau này dần dần mất đi.  Riêng ở miền Nam chữ Ba Má được dùng nhiều hơn, một số gia đình gọi cha là Tía nên có bài hát Tía Má Em ngây thơ mang đầy ước vọng của con trẻ chốn đồng quê: “Tía em hừng đông đi cày bừa, má em hừng đông đi cày bừa. Tía em là một người nông dân. Má em là một người nông dân. Cùng sống trên đồng bao la...”

Trong thơ ca người ta thường dùng chữ Cha và Mẹ thống nhất chung cho cả nước.

**Mẹ ơi đừng đánh con đau
Để con bắt ốc hái rau mẹ nhờ. (Ca dao)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra... (Ca dao)**

Cách xưng hô trong gia đình có thứ bậc rõ ràng không lẫn lộn được, nhưng tất cả các chữ dùng để chỉ quan hệ trong gia đình đều dùng để xưng hô được, cho nên nghe một gia đình ba thế hệ nói chuyện với nhau, người ta dễ rối trí, tưởng như đang chìm trên một mặt biển gợn sóng không lúc nào yên.

Mẹ nói với con gái: - Mẹ dặn con này, Con ở nhà nhớ cho Bà uống thuốc.

Con gái nói với mẹ: - Thưa Mẹ, Con nhớ rồi.

Con gái với bà: - Bà ơi, cháu lấy thuốc cho bà uống.

Bà: - Bà không uống đâu.

Con gái: - Mẹ dặn cháu cho bà uống thuốc đúng giờ.

Chỉ một chữ Mẹ thôi mà khi thì ở ngôi thứ nhất (câu 1) khi ở ngôi thứ hai (câu 2), khi ở ngôi thứ 3 (câu 5). Con gái nói với mẹ thì xưng con, nói với bà thì xưng cháu.

Một người ngoại quốc mới học tiếng Việt mà nghe thì cứ như ngồi gỡ rối tơ vò!

Cách xưng hô trong gia đình đặt căn bản trên từng thế hệ. Một gia đình thường có ba, đôi khi bốn thế hệ cùng sống. Trên hết là Ông Cố Bà Cố, tiếp đến là Ông Bà Nội Ngoại, sau đó là Cha Mẹ rồi đến Con. Tùy theo từng thế hệ như vậy mà xưng hô với nhau. Liên hệ ngoài xã hội rộng lớn hơn, phức tạp hơn nên cách xưng hô cũng rắc rối hơn.
Cách xưng hô ngoài xã hội

Thời gian trước đây, khi xã hội còn chịu nhiều ảnh hưởng của giáo dục Nho Giáo thì cách xưng hô ngoài xã hội cũng có nề nếp, có quy tắc, hình thành một thói quen chung.

-Xưng hô theo tuổi tác:

Xã hội Việt Nam tôn trọng người lớn tuổi. Khi ra đường gặp người lớn tuổi thì xưng hô Tôi/ Ông Bà, với người trẻ tuổi thì xưng hô Tôi/ Anh Chị, với người nhỏ tuổi hơn thì xưng Tôi/ Cô Cậu.

Người miền Bắc gọi người già là cụ và họ thường chào: - Lạy cụ ạ! Chà, người mà được chào trịnh trọng như thế này chắc là thấy mình sắp được một chỗ ngồi trên bàn thờ!



Ngày nay, cách gọi Bố Mẹ trở nên rất thông dụng. (Hình minh họa)

Người lớn tuổi thì gọi là Ông Bà, người Bắc hay gọi bằng Bác và xưng Em tỏ ý thân mật. “Chào bác ạ.” Người miền Trung miền Nam hay dùng chữ Thưa. Gặp người trẻ tuổi thì họ cũng gọi Cô, Cậu, hay Anh Chị. Cũng như người ta hay gọi cô lái đò, cô hàng xén... Ngay cả những người có địa vị thấp kém trong xã hội, người ta cũng gọi bằng Ông Bà: Ông ăn mày, Bà ăn xin...

Xứ Huế của tôi có một cách gọi khó hiểu, đó là chữ Cụ. Lúc nhỏ tôi thường nghe những người trong nhà ông ngoại tôi gọi người làm vườn trẻ là Cụ, Cụ Trọng. Người  Huế không gọi người già là cụ như người miền Bắc. Người ta dùng chữ Cụ để gọi những người làm nghề lao động chân tay như cụ làm vườn, cụ kéo xe... Thật ra chữ cụ này là do biến âm của chữ Cậu, vốn dùng để chỉ một người trai trẻ nhỏ tuổi hơn mình, nhưng vì người Huế có cách dùng chữ Cậu để gọi con nhà quyền quý là Cậu Ấm, cho nên người ta phải đọc khác đi để chỉ con nhà lao động. Đó là do ảnh hưởng của cách kiêng cữ (kỵ húy) của chế độ vua chúa phong kiến ngày trước.

Người miền Nam thiên về văn hóa mẫu hệ nên họ hay dùng thứ bậc bên ngoại để xưng hô với người cùng quê cùng xóm. Họ không gọi Chú Bác mà hay gọi Cậu Dì với  người họ liên hệ. Khi thân mật quá họ còn gọi các bà là Má, là Ngoại với một giọng Nam rất ngọt. (Tôi không nghe họ gọi nội, trừ phi đó là bà nội thật của họ).

Xưng hô giữa bạn bè:

Bạn bè thông thường gọi nhau bằng Anh, Chị, Bạn, xưng Tôi, Tui, hay Mình. Người miền Bắc có cách xưng hô rất vui: Tớ/Cậu, kể cả con gái cũng xưng hô như vậy. Sau này họ còn gọi bằng Bồ, Ông, Bà. Thân mật hơn họ dùng Mày Tao. Nhiều người miền Bắc cho cách xưng hô Mày Tao là vô cùng thân thiết. Họ nói, chỉ cần gặp lại bạn cũ, ôm nhau kêu Mày Tao là họ thấy vô cùng hạnh phúc. Xứ Huế của tôi thích dùng chữ Mi Tau (khi đọc nhẹ đi thì có âm Ta) mà khi qua Mỹ họ rất nhớ cách xưng hô thân mật ấy cho nên khi họp nhau vui chơi với nhau họ thích gọi “Mừng họp mặt Mi Tau”.

Cách xưng hô với bạn bè rắc rối là sau khi bạn bè lập gia đình. Văn hóa người Việt Nam rất lịch sự, sau khi một người bạn đã lấy vợ hay lấy chồng, người ta thay đổi cách gọi. Khi đó họ không gọi Bạn Bồ Mày Tao nữa, mà gọi là Anh Chị, nhất là khi đứng trước cả hai vợ chồng. Một cô gái khi qua Mỹ du học, gặp một người quen trong trường đại học, hai bên xưng hô là Chú/Cháu. Nhưng sau ngày cưới của cô gái, ông lập tức đổi cách xưng hô, ông gọi bằng Chị và xưng Tôi. Đó là văn hóa Việt Nam, tôn trọng người đã có gia đình, có vị thế riêng. Ngoài xã hội và trên giấy tờ, cô gái còn được gọi bằng Bà. Cách thay đổi từ Cô qua Bà này tương tự như ở các nước phương Tây.

Người Việt Nam còn một cách xưng hô đặc biệt khác nữa, đó là xưng tên. Trong gia đình, anh chị em cũng có  thể xưng tên với nhau. Các cô gái rất thích cách xưng hô này với bạn bè và họ vẫn giữ cách xưng tên này cho đến khi nào họ còn thích. Xưng tên thay cho Mình hay Tau Tui Tôi Ta, nghe nhẹ nhàng êm ái hơn.

Xưng hô theo nghề nghiệp:

Một cá nhân khi đã đến tuổi trưởng thành, khi họ có thể ra đời kiếm một việc làm, xây dựng một gia đình riêng, tự lập riêng thì họ rất được xã hội coi trọng, khi đó họ có thể vỗ ngực xưng TÔI với mọi người mà không còn phải khúm núm xưng con xưng cháu nữa. Khi nói chuyện trước công chúng, họ có thể dùng chữ Chúng Tôi để tỏ ý khiêm tốn.

Trong gia đình nhiều khi cha mẹ còn nể nang gọi họ là Anh Chị hoặc Cậu Cô. Người Việt Nam có ý thức tôn trọng những người trưởng thành có công việc, có sự nghiệp, sống tự lập nên có cách gọi theo nghề nghiệp: Thầy giáo, Cô giáo, thầy thông (thông ngôn) thầy ký (thư ký) ông đốc (Doctor = bác sĩ), bác thợ rèn...

Xưng hô ở trường học:

Ở trường học, Thầy Cô giáo gọi học sinh là Em, vì đó là thế hệ đàn em của mình, học sinh gọi Thầy Cô và xưng Em. Thầy cô giáo xưng hô với cha mẹ học sinh là Tôi/ Anh Chị: như vậy, học trò và con của thầy cô cùng một thế hệ, xưng hô với nhau bằng Anh/Chị/Em như trường hợp con gái tôi đã kể chuyện ở trên, xưng hô bằng Chú/Cháu là không đúng.

Học sinh học đến cấp 3, lúc bấy giờ gọi là Ban Tú Tài, thầy cô trong trường gọi họ là Anh Chị, không gọi bằng em như ở cấp 1 cấp 2 nữa. Lên đại học thì cái Tôi của họ càng được khẳng định hơn, mạnh mẽ hơn, họ có thể gánh vác việc nhà, việc nước, không ai còn coi họ là em là cháu nữa.

Cách xưng hô ngày nay

Năm 1975, cuộc đổi đời làm thay đổi cả nền đạo lý và giáo dục của Việt Nam. Cuộc sống nhiều thay đổi, nhưng cách xưng hô trong gia đình không thay đổi nhiều trừ chữ Bố dùng để gọi cha lúc trước chỉ có ở miền Bắc, ngày nay chữ Bố được dùng khắp nơi, trở nên rất thông dụng, các cặp vợ chồng trẻ hay xưng Bố Mẹ. Người ta dùng chữ Bố có tính cách thân mật thay cho chữ Cha có tính cách trang trọng, chữ Mẹ cũng trở nên phổ biến hơn, thay cho các chữ Bầm Bủ U Đẻ Me Măng. Tôi thích chữ Mẹ, tôi thấy chữ Mẹ là một chữ hay nhất trong tiếng Việt. Tiếng Mẹ vang lên là thấy cả một gia đình đầm ấm yên vui.

Ngoài xã hội cách xưng hô thay đổi hẳn. Người ta xưng hô thân mật hơn, đem quan hệ trong gia đình áp dụng ngoài xã hội, từ cơ quan nhà nước cho tới công xưởng, ngoài đường ngoài chợ, cách xưng hô không còn theo một nguyên tắc nào cả. Người ta không còn biết ranh giới giữa Chủ/Khách, không tôn trọng người đối diện, bất kể vị thế xã hội của người đó cao hay thấp, cứ gọi một cách tùy tiện. Thấy người nhỏ thì gọi con gọi cháu, thấy người trẻ thì gọi cháu gọi em, gặp người lớn tuổi thì gọi bác chú cô dì... một cách thân mật, nhiều khi không cần thiết. Ngày con gái tôi ra trường, làm giảng viên ở trường Đại Học Tổng Hợp ở Sài Gòn, ở trường đại học, sinh viên gọi bằng Cô, nhưng khi ra chợ mua gì đó thì bị các cô bán hàng trẻ tuổi gọi bằng Em. Cách gọi này không xảy ra trước 1975.

Trường học là nơi giáo dục cho học sinh một nền tảng văn hóa đạo đức vững chắc thì ở đây nhiều khi cách xưng hô cũng không còn đúng mực. Các cô giáo nhiều khi gọi học sinh bằng con, thậm chí ngày nay sinh viên đại học cũng bị gọi bằng em bằng con, hiện tượng này đang trở thành một vấn đề gây nhiều tranh cãi trên báo chí ở Việt Nam.

Cách xưng hô tùy tiện không có nền tảng đạo đức này đã gây bất bình cho nhiều người. Xưng hô không đúng là xúc phạm người đối diện, phá vỡ quan hệ giữa hai bên, có thể dẫn tới một sự thiệt hại nào đó. Đem quan hệ gia đình áp đặt cho toàn xã hội là muốn áp đặt một sự khống chế lên cá nhân và xã hội, không cho giới trẻ có cơ hội để tự phát triển vươn lên làm chủ xã hội, làm mất đi ý nghĩa thế hệ trẻ là người chủ tương lai của đất nước.

Dân tộc Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời, có một nền tảng đạo lý vững chắc, người Việt Nam khiêm tốn, giàu tình cảm, hiếu khách, cho nên cách xưng hô rất phong phú và tế nhị, tùy từng trường hợp mà người ta biết xưng hô thế nào cho đúng. Một người lịch sự có văn hóa là người phải biết xưng hô đúng cách trong mọi  trường hợp, không làm người khác phật lòng mà còn được mọi người yêu mến tôn trọng. Ta tôn trọng người thì người tôn trọng ta. Nghĩ sai nói sai thì dễ làm sai. Đó là quy luật bao giờ cũng đúng


CAO THU CÚC.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

VIDEO MƯA SAO BĂNG. BY MAI HƯƠNG HD 67-74

THÔI NÔI

CHÚC MỪNG BLOG NGƯỜI PHƯƠNG NAM TRÒN 1 TUỔI


                                                     


Hôm nay 12/5/14 là ngày thôi nôi, sinh nhật 1 tuổi của Blog NPN, xin viết đôi lời tường trình và cảm tạ gởi đến quý thân hữu trong thời gian qua đã thương mến ủng hộ nuôi lớn đứa con này. 
Trước nhứt xin kể lai lịch, sự thành hình và những bước chập chững vào đời của trang nhà mộc mạc thô thiển chẳng giống ai để quý vị thông cảm cho những thiếu sót nếu có. 

Vào tháng 5 năm ngoái, người em bạn dì ruột và cháu gái ở Pháp qua Úc thăm bà con. Trong hai tuần ở nhà dì, nhỏ cháu để ý thấy bà dì có vẻ lậm, si tình internet quá cở và lại còn thích quọt quẹt làm thơ lai rai gởi đăng đầu này đầu nọ. Nhỏ cháu bèn hỏi bà dì có muốn làm một blog cá nhân để đăng bài vở của mình và sưu tầm thêm những gì hay lạ trên thế giới gom lại thành một trang nhà, vừa thỏa nguyện cho mình, vừa chia sẻ với bạn hữu bốn phương nếu ai yêu thích.

Dì trả lời muốn lắm chớ nhưng không biết làm sao. Dì chỉ biết send & receive thôi còn ngòai ra gặp cái gì khác là chịu thua. Cả năm nay dì cứ phải gõ cửa nhà người ta nhờ đăng bài dùm, vui thì người ta đăng lên, không vui thì người ta mặc kệ, làm lờ khiến dì nhiều lúc cũng buồn tình chán nãn lắm. 
Nhỏ cháu nói nếu vậy thì để cháu set up sẵn rồi chỉ cách cho dì post bài vô. Không khó lắm đâu. Làm đơn sơ theo sự hiểu biết của mình, đừng cầu kỳ, fancy quá thì cháu làm được. Từ từ rồi học hỏi thêm, nghề dạy nghề mà.   

Nghe nói thấy mà ham, nhưng trong bụng tôi không hy vọng mình có khả năng thực hiện vì công việc này đòi hỏi thời giờ và kiên nhẫn, mà tôi thì lúc nào cũng bù đầu với việc tề gia nội trợ, không bồng em thì xay lúa, không xắt sả thì cũng nạo dừa chẳng lúc nào hở tay. Như vậy thì tìm đâu ra giờ để bình tâm rảnh trí mà học với hành, nhứt là trong lúc chị em bên Pháp qua thăm. Người ta đổ đường từ Pháp qua Úc hai chục ngàn cây số mới tới, chẳng lẽ không tiếp đãi thù tạc, thời gian để hàn huyên tâm sự, đi chơi, ăn uống chung vui còn không đủ, có đâu mà học computer... vô duyên không đúng lúc như vậy.
Ngày nào mở mắt ra cũng đi đây đi đó lòng vòng, có khi ăn ở ngòai, có khi về nhà nấu nướng cho hợp gout, thích ăn gì thì làm món đó. Ăn xong tối nào cũng thức tới khuya lơ khuya lắc nhắc chuyện cũ, nói chuyện mới. Sớm lắm là cũng hơn 1giờ sáng mới vãn tuồng đi ngủ để lấy sức cho ngày hôm sau đi tiếp. 
Hai dì cháu ẩn tuổi nhau, cách nhau ba con giáp, lại sinh cùng tháng cho nên rất tương đắc như bạn thân. Cả nhà đề nghị hai đứa làm sinh nhật chung cho vui, kéo nhau đi ăn buffet xong rồi về nhà thổi đèn cầy, cắt bánh chụp hình kỷ niệm để nhớ đời. 

Ngày qua ngày, ngày vui nào cũng qua mau. Khi chỉ còn có ba ngày nữa là tới ngày về, bỗng dưng tối đó nhỏ cháu làm mặt nghiêm nghị như bà giáo già nói:
          - Chút nữa tắm xong, cháu mở blog cho dì. Tối nay mình phải bắt tay vào vụ này chớ không giỡn hớt nữa.
Tưởng đâu  nhỏ cháu đã quên mất chuyện làm blog rồi ai dè nghe nó nói vậy, tôi phát xây xẩm mặt mày vì trong người đã bãi hõai rã rời  không còn tinh thần đâu mà tập trung. Tôi nói:
          - Thôi chắc không được đâu, mấy cái vụ rắc rối này phải có thời giờ thong thả, học từ từ mới nhớ chớ gấp rút quá không vô đầu nổi. Bây giờ dì chỉ muốn đi ngủ thôi.
Nhỏ cháu nhứt định "không tha":
          - Thì dì cứ thử đi, hổng học lần này, biết chừng nào cháu mới qua nữa để mà chỉ cho dì.
Bất đắc dĩ tôi đành phải nghe lời nó. Nó rị mọ gì đó một lát rồi nói:
          - Được rồi, Google nó đã accept. Bây giờ dì muốn để bài nào vô thì cháu chỉ cho mà để.  Phải làm cho được nha, hông thôi tối nay hổng cho dì đi ngủ à.
Vậy là chết rồi, trời ơi! xin cho con đủ sáng trí thuộc bài không thôi tối nay con nhỏ này nó không cho đi ngủ thì có nước ngày mai nằm nhà. 

Theo sự chỉ dẫn của cháu, tôi ghi ghi chép chép rồi mò mẫm thực tập, lúc đầu tôi lọng cọng quên đầu quên đuôi, trật chỗ này sai chỗ nọ. Con nhỏ cứ chắt lưỡi lắc đầu lia lịa làm tôi càng thêm quýnh quáng. Nhưng qua đêm sau thì có tiến bộ hơn, nó cho điểm 7/10. 
Đêm cuối cùng thì "cô giáo" để tôi tự làm hết mọi giai đọan, chỉ ngồi quan sát chớ không "nhắc tuồng" nữa. May phước "thánh nhân đãi kẻ khù khờ", rốt cuộc tôi pass. Nếu không pass thì khi "cô giáo" về rồi lấy ai mà chỉ, chắc lúc đó phải vỡ mộng, bỏ cuộc nửa chừng. 
Thấy tôi làm bài đúng hết, "cô giáo" gật gù cười cười đắc ý nói:
         - Thấy chưa, biết là dì sẽ làm được mà. Mai mốt có thắc mắc hay trục trặc gì thì cứ kêu cháu, cháu sẽ giải thích cho dì qua điện thoại, đừng lo. 

Có vài người bạn thấy tôi tự nhiên sao "giỏi quá", nhờ tôi chỉ cách làm blog, tôi nói tôi không biết, cháu nó làm dùm, chuyện này muốn biết thì phải hỏi sư phụ Hùynh Chiếu Đẳng mới được.  


Nhờ cô cháu mà blog NPN thành hình, nhờ cô cháu mà tôi có thể làm chủ nhà, dù là nhà tranh vách đất, chòi lá đơn sơ hay chỉ là căn lều nhỏ du mục thì cũng là nhà của tôi còn hơn là ở đậu với nhà giàu, nguy nga lộng lẫy bề thế ai thấy cũng thèm nhưng phải ngậm bồ hòn lệ thuộc chủ nhân chớ không thể tùy tiện theo ý mình. Thôi thà rằng "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao  nhà vẫn hơn". Merci beaucoup ma chère nièce!.

Lúc ban đầu, tôi không hy vọng được người chiếu cố bởi vì tự biết cảnh nhà quá thanh bạch, bản thân mình lại "chẳng có danh gì với núi sông", chắc chẳng ai thèm thăm viếng. Nhưng thật may mắn không ngờ, nhờ một số thân hữu thương mến giới thiệu phổ biến giúp, dần dần trang nhà ngày càng được nhiều bạn đọc quan tâm. Đó là niềm khích lệ lớn lao nuôi lớn trang nhà. Xin chân thành cảm tạ và mong tiếp tục nhận được sự ưu ái từ quý bạn đọc khắp nơi.

Cuộc đời vốn mong manh vô thường, không có gì tồn tại mãi, bệnh tử khi nào, biết ra sao ngày mai! Hôm nay còn ngồi đây viết lời tâm tình với quý bạn, biết đâu ngày mai bạn hay tôi vì lý do nào đó phải bỏ cuộc, không còn cơ hội gặp lại nhau nữa trên mạng. Thôi thì ngày nào còn có thể thì xin hãy hết lòng với nhau như con tằm đã trọn kiếp nhả tơ cho đời! 

                                                    
                                                     


NGƯỜI PHƯƠNG NAM.

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

MẸ TÔI ĐÂU RỒI.

                                                                                 
                                                                               



Đã bao lần ngồi nhìn di ảnh Mẹ,
Con vẫn bàng hoàng chưa chịu nhận ra .
Mẹ của con đã thật sự rời xa,
Và vĩnh viễn trọn đời không gặp nữa!

Biết bao năm con vẫn hoài lần lữa,
Giữ lặng thầm câu nói với Mẹ yêu :
“Mẹ , Mẹ ơi! con thương Mẹ rất nhiều “,
Nay tất cả chỉ còn trong ân hận.

Vì chúng con , Mẹ một đời lận đận,
Muôn nhọc nhằn Mẹ gánh hết trên vai.
Vẫn dịu dàng, luôn tha thứ trái sai,
Ôm con dại trong tình thương ấm áp.

Khói tỏa bay chiều nay , nhang con thắp,
Nghẹn ngào dâng dòng lệ nhớ thương về.
Trời tháng Năm sao mưa nhỏ lê thê.
Như cảm xúc với người con mất Mẹ ?


Mấy mươi năm, thời gian trôi cuốn lẹ
Con vẫn thèm hơi ấm của Mẹ xưa .
Tiếng xạc xào qua song cửa gió đưa ,
Nghe ray rứt từng ngàn cây cánh lá.


Trong tấc gang, sao vời vợi xa quá ,
Hình ảnh đây mà Mẹ tận nơi nào ?
Trong giấc mơ, từng mộng mị xanh xao ,
Con chợt khóc, Mẹ ơi ! thương nhớ quá.



Thu Tâm Mùa Mother’s day 5-2014


VUI LÒNG CLICK PLAY ĐỂ NGHE NHẠC.

PHÚT CUỐI

                                                                         
     




Một đời để sống kiếp làm nhân,
Gần đất xa trời một xác thân,
Lão bệnh tử sanh phần thiên định,
Gởi thân dương thế chỉ bụi trần,

Trên giường hấp hối ắc phân vân,
Muốn thấy cháu con được một lần,
Xuôi tay nhắm mắt rời cõi tục,
Ngàn thu vĩnh biệt mọi người thân,

Cuộc sống trần ai mẹ góp phần,
Mang nặng đẻ đau nợ đời nhân,
Nuôi con đến lớn thành gia thất,
Mẹ vui như phúc nhất đời trần,

Tới lúc già nua bệnh hành thân,
Cháu con bên cạnh phước vô ngần,
Dù nước mắt tuôn buồn giã biệt,
Luyến lưu phút cuối tiếc nợ trần?



VÂN NGUYỄN. MAY 9TH, 2014.VIẾT CHO NGÀY MOTHER’S DAY MAY 11, 2014.



VUI LÒNG CLICK PLAY ĐỂ NGHE NHẠC.

THU SẦU

                                                                               
                                                                             



Chiều thu đứng ngắm cảnh hoàng hôn
Nghĩ đến quê tôi chợt thoáng buồn
Đong đầy kỷ niệm trong nhung nhớ
Lời ru của mẹ mãi nhớ luôn
*
* *
Trời chớm vào thu gió lạnh nhiều
Lá vàng tơi tả cảnh tiêu điều
Cúc vàng nở nụ khoe sắc tím
Nhớ đến tên em tôi vẫn yêu
*
* *

Chạnh lòng đôi mắt lệ tuôn trào
Lời nói em yêu quá ngọt ngào
Cao xanh có thấu lòng đau buốt
Để cảnh chia ly quá nghẹn ngào
*
* *
Ngày đó hồn thơ đến với tôi
Mượn thơ để gởi một đôi lời
Nghĩ đời không trọn như mơ ước
Để mãi tình ta tan vỡ thôi
*
* *

Mỗi độ thu về tôi vẫn yêu
Để mãi lòng tôi bớt cô liêu
Yêu trăng yêu gió yêu hoa tím
Giữ trọn tình yêu bớt phai màu



TRỊNH QUANG CHIẾU
CANADA



VUI LÒNG CLICK PLAY ĐỂ NGE NHẠC.

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

TUỔI THƠ & ĐỒNG QUÊ





Tôi được chào đời dưới khung trời miền tây nước Việt. Nơi chôn nhao cắt rún là cái vùng quê nghèo nàn, một làng xả nhỏ thuộc quận Kế Sách, Sóc Trăng lúc bấy giờ. Thời tuổi thơ mộc mạc, khờ khạo, lúc nước nhà còn đang có nhiều chết chóc giữa hai lực lượng Việt Minh và thực dân Pháp.

Sau khi chiến cuộc đông dương kết thúc ít lâu, tôi mới bắt đầu bước chân vào một ngôi trường làng để học vỡ lòng. Lớp học nhỏ xíu ,nằm bên cạnh dòng sông thơ mộng xuôi ngược sớm chiều thuộc xã Thới An Hội, có cái biệt danh là Cầu Lộ. Tên người thầy đầu đời bây giờ đã bị quên lãng tự độ nào. Thật đáng tiếc, chỉ còn nhớ chút ít kỷ niệm khi thầy bắt học trò đồ đi đồ lại các mẫu tự hằng ngày.

Những năm tháng trôi qua êm đềm,lặng lẽ trong cuộc đời nơi miền thôn dã. Căn nhà lợp lá bên cạnh bờ sông có bà mẹ hiền từ và mấy đứa em gái vui đùa bên nhau những ngày mưa nắng. Hình dung lại công việc mà tôi đã từng làm trong suốt thời tuổi thơ như còn lảng vảng đó đây trong tìm thức. Tôi đã không có người cha bên cạnh cuộc đời như phần lớn những đứa trẻ khác xung quanh, có lẽ cho hơn mười năm. Mãi cho đến khi đang theo học lớp đệ ngũ trường Hòang Diệu mới nhìn thấy được mặt ba tôi. Người trở về sau khi mãn hạn ngày lao tù nơi Côn Đảo cho hơn tám năm khổ sai.

Bên cạnh nhà là một con rạch nhỏ có cây cầu dừa vắt ngang qua con đường mòn. Thuỷ triều lên nước ùa vào đưa nguồn nước ra xa tận bờ ruộng phía sau nhà, thủy triều xuống làm khô cạn, nhường lại bãi đáp cho những con cá thòi lòi tung tăng bên trên lớp bùn phù sa lầy lội. Tôi gọt đẻo từng khúc tre cho dẹp lại, đan thành một cuộn” đăng” dài. Nước lớn thường vào buổi chiều tối. Tôi ran cám thường dùng để nuôi heo cho có màu vàng và mùi thơm của cám bị nun nóng đến khét, vò lại thành từng cục với đất sét. Sau khi thả các cục đất sét xuống dòng nước dọc theo con rạch để làm mồi dụ tôm cá vào con rạch, tôi dùng đăng chận lại từ bên bờ nầy sang bên kia. Sáng hôm sau nước ròng, để lại những con tôm, con cá bị kẹt lại bởi cái đăng dày không sao thoát ra ngoài sông được.

Mùa mưa nhiều trong tháng sáu ,lúa chưa trổ đòng đòng, bờ ruộng có nhiều cá rô, cá lóc. Tôi vót tre làm mấy chục cần câu cắm. Đào đất bắt trùng làm mồi cắm câu dọc theo bờ ao, đìa ngoài ruộng lúa còn non xanh biếc. Đồ nghề để bắt tôm cá thì đủ các thứ do tôi tự làm lấy. Một cây trúc dài 4,5 mét dùng để câu “rê”, mồi thường là  con thằn lằn rất nhạy đối với đám cá lóc ham mồi di động..

Chiếc” nom “dùng bắt tôm cá ở các ao không sâu nước. Sợi câu dài có cột nhiều lưởi được quăng xa ra ngoài sông nhờ nối liền với một cục gạch khá nặng. Tôi đã cặm thật nhiều nhánh cây khô bên dưới bờ sông trước sân nhà thành “đống chà”, vài ba tuần dùng đăng bao lại bắt tôm cá. Một chiếc” chài”dùng bắt tôm cá dưới sông. Thỉnh thoảng ngâm mình dưới dòng sông, lặn sâu xuống tìm bắt tôm càng núp dưới chân những cây cầu dừa.Tác nước ra khỏi mương vườn hoặc ao nhỏ có nhiều tôm cá .Bắt chuột đồng bằng cách đào hang, đuổi bắt chuột với cái “xà di” đặt theo “luồng” trên các đồng cỏ hoặc rạ khô sau mùa gặt hái .Làm những bẫy gài bắt chuột đồng bằng đất, gọi nôm na là “gập đất”, thường được gài vào ban đêm ngoài ruộng lúa. Sau một cơn mưa dầm thì đi soi bắt ếch ban đêm, ban ngày đi bắt ốc bu ngoài đồng.


Những ngày sắp tết đến thì đi bắt”hôi” ở ao, đìa lớn. Dìm nửa thân người trong bùn dưới trời nắng chang chang, mò tìm bắt tự do những con cá rô, cá lóc còn sót lại trong bùn. Bắt cá lia thia dọc theo các bờ đê ngoài đồng ruộng.

Được nghỉ học cho mấy tháng hè. Thỉnh thoảng ra đồng vác trên vai những bao lúa nặng trỉu, bước dọc theo các bờ “đê”lầy lội, chân không, có lúc xa gần 1 cây số mới về tới nhà. Tôi vốn thích bơi lội, leo trèo. Tôi leo không chừa những cây dừa, cây cau cao nghệu thẳng đứng xung quanh nhà.

Việc chèo xuồng tam bảng thì rất giỏi. Vì những công việc nặng nhọc nhà quê nên tôi có được đôi cánh tay rất khoẻ và việc” kéo tay” cũng chưa thấy thua bất cứ ai cùng lứa tuổi …

VÂN NGUYỄN. MAY 1ST, 2014. MỘT THỜI ĐỂ NHỚ.