a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Khi có cơ hội làm việc Thiện, đừng do dự!


(Ảnh:Epochtimes)
(Ảnh:Epochtimes)
Tục ngữ cổ có nói, “Làm điều thiện, quý ở chỗ kiên trì không mệt mỏi. Lớn bắt đầu từ nhỏ; triệu có được từ một; toà tháp chín tầng bắt đầu xây nên từ nền mà có; hành trình ngàn dặm bắt đầu với bước đầu tiên.” Nếu bạn nhận thấy một điều tốt đẹp, hãy thực hiện nó ngay, thực hiện nghiêm túc và bền bỉ.
Ví dụ, Hàn Kỳ đời Bắc Tống là một người đức cao vọng trọng, ông luôn ân cần tử tế. Khi ông gặp điều gì tốt đẹp và cần làm ngay, ông đều hết lòng thực hiện. Khi ông nghe thấy có những người đang làm việc từ thiện, ông ca ngợi họ và truyền tin cho nhiều người hay, và nói rằng ông mong mình cũng có thể làm được như họ. Người ta hỏi ông lí do, ông trả lời: “Thiện ý làm việc tốt là điều cao quí nhất. Ca ngợi những người làm việc tốt sẽ động viên họ cố gắng hơn nữa trong tương lai và sẽ truyền cảm hứng cho những người khác khi nghe tin ấy. Điều này cũng khiến cho những người làm việc xấu cảm thấy hổ thẹn và thay đổi bản thân mình. Vậy nên khuyến khích làm việc tốt rất là quan trọng.” Ông thường đọc và khuyến khích đọc sách thánh hiền, bởi vì “sách chỉ đạo con người ta trở thành chính nhân quân tử”. Hàn Kỳ sau này trở thành một vị tể tướng đức độ, được phong làm Ngụy Quốc Công, đạt được cả “ngũ phúc” (trường thọ, phú quý, khang ninh, hiếu đức, thiện chung). Hậu duệ của ông nhiều đời làm quan tại triều cho đến tận giai đoạn cuối của triều đại Nam Tống. Tất cả mọi người đều tin rằng ông được đền báo vì tất cả những việc tốt mà ông đã làm.
Có một số người nhìn thấy việc thiện hiển nhiên nhưng lại chối từ không làm, như vậy họ đã mất đi cơ hội. Ví dụ, cuối thời nhà Chu, Tề Hoàn Công đi qua đống đổ nát của gia đình họ Quách, bèn hỏi một người già nơi đây: “Gia tộc họ Quách sao suy bại diệt vong vậy?” Ông lão trả lời, “Họ sa sút vì không làm điều thiện khi có cơ hội.” Tề Hoàn Công lại hỏi, “Sao lại vậy?” Ông lão nói,”Gia tộc họ Quách thích gặp điều lành, nhưng tự họ lại chẳng làm điều thiện. Họ ghét điều ác, nhưng lại không tiết chế bản thân mình đừng làm điều ác. Đó là lý do họ suy bại diệt vong.”
Một lí dụ khác là Diêu Hảo Vấn đời nhà Minh, là một huyện lệnh rất thận trọng và liêm khiết. Nhưng ông lại không có ý chí mạnh mẽ và dễ bị người khác gây ảnh hưởng. Một lần vào cuối xuân, trời mưa hơn 40 ngày liền, nên Diêu đến các làng để điều tra thiệt hại. Quan sát thấy hàng trăm mẫu ruộng ở Làng Tây bị ngập lụt, trong khi đó cánh đồng của những làng bên cạnh vẫn vô sự, ông nghĩ là cần phải báo cáo ngay rằng khu vực làng Tây đang gặp thảm họa. Nhưng viên tuỳ tùng lại nói “Các làng khác trong huyện chúng ta vẫn bình an vô sự. Dù hiện nay làng Tây có bị ngập, nhưng họ vẫn có thể trồng vụ khác khi nước rút đi. Nếu chúng ta làm một báo cáo đặc biệt, có thể người ta lại tra vấn truy xét.” Diêu Hảo Vấn biết tư tưởng viên tuỳ tùng là ích kỉ nhưng ông lại không muốn gây rắc rối, nên ông đã ém nhẹm sự việc mà không trình báo. Kết quả là làng Tây không nhận được một sự hỗ trợ nào.
Diêu Hảo Vấn muốn xây trường học miễn phí cho trẻ em nghèo và xây một phổ tế đường cho những người nghèo khó, nhưng đều bị thư dịch ngăn cản. Ông đã ở tuổi 50 nhưng không có con, mẹ và vợ thường hay đau ốm, cả gia đình khá là phiền muộn. Một ngày mẹ ông bị ngất do ốm bệnh. Khi bà tỉnh lại, bà nói với Diêu, “Mẹ gặp một viên phán quan chốn u minh. Ông ấy nói, con là một người thận trọng và liêm khiết, đáng được hưởng phúc có con. Nhưng mỗi khi con thấy một điều thiện nên làm và biết rất rõ là con phải làm, con đều dừng lại vì những điều người khác nói. Hãy lấy thảm họa ngập lụt làm ví dụ, sao con lại có thể giấu sự thật mà không báo cáo? Việc con che giấu sự thật khiến người ta phải bán con trai con gái đi để trả nợ thuế lúa gạo. Tội lỗi của con quá lớn, gây nên các khó nạn cho con. Viên quan nói, “Một người ngu dốt có thể tha thứ được, bởi vì hắn chẳng biết gì hơn. Những kẻ biết việc thiện mà chối từ không làm là những kẻ mà Trời ghét nhất. Bà nên nói với con trai, nếu anh ta muốn có phúc, anh ta phải làm thật nhiều việc thiện, không ngại khó khăn, và không được cẩu thả. Nhìn thấy những việc thiện cần làm, muốn làm, mà dừng lại là không tốt. Nếu con làm thật nhiều việc thiện, con có thể có phúc báo bù đắp lại những tội lỗi mà con đã phạm phải khi giấu giếm thảm họa trận lụt.” Tuy đã được nghe lời mẹ dạy, nhưng Diêu Hảo Vấn vẫn bị mê hoặc khi viên thư kí nhỏ mọn kia bịa đặt những điều sàm ngôn, và ông vẫn chứng nào tật nấy, không bỏ được tính xấu đó. Cuối cùng, ông ta bị bãi chức và gia đình bắt đầu sa sút.
Nhìn thấy những việc thiện lành cần làm thì phải gắng hết sức mà làm ngay. Nếu biết sửa sai hướng thiện, người ta có thể bù đắp tổn thất, tiêu trừ tội nghiệp và gia tăng phúc báo. Nếu một người vẫn cứ chần chừ nghi hoặc và không nghe khuyên bảo, hoặc những ai không thể thực sự tự chủ bản thân, họ có thể sẽ gây nên nghiệp chướng. Hối hận thì cũng đã muộn.
Tác giả: Trí Chân

Ý thức của mỗi cá nhân có sự kết nối với toàn thể các ý thức còn lại trong vũ trụ

(Vincepal, CC BY-SA 2.0 and Stockbyte/Thinkstock)
(Vincepal, CC BY-SA 2.0 and Stockbyte/Thinkstock)
Dưới đây là bài viết về cuộc phỏng vấn với tiến sĩ Larry Dossey, chủ đề xoay quanh cuốn sách mới của ông là ‘One Mind’ (tạm dịch là Một Ý thức hay Ý thức Tổng thể).
Larry Dossey là một trong những người sáng lập phong trào y học toàn diện. Y học toàn diện là một phương pháp chăm sóc sức khỏe, đánh giá mọi mặt của con người trong đó có thân thể, ý thức, tinh thần và cảm xúc nhằm tìm kiếm một sức khỏe tối ưu.
Nội dung buổi phỏng vấn
Tiến sĩ (TS) Lipman: Thưa ông, ông có thể cho biết nội dung chính của cuốn sách là gì không?
TS Larry Dossey: Tôi viết về bản chất của ý thức con người. Tôi muốn chỉ ra rằng ý thức của con người không chỉ giới hạn trong bộ não hay cơ thể như chúng ta vẫn được giảng dạy, mà thực chất nó vươn xa đến vô tận bên ngoài cơ thể con người. Ý thức của chúng ta không có biên giới, không có giới hạn, chúng hợp nhất với tất cả các ý thức khác và hình thành cái mà tôi gọi là Ý thức Tổng thể hay Một Ý thức. Ý thức này dường như không bị ảnh hưởng bởi thời gian, nên nó là bất tử. Nó chính là nguồn gốc của trí tuệ và những sáng tạo vĩ đại. Tôi kết luận điều này sau khi đã nghiên cứu rất nhiều nguồn dẫn chứng cùng với vô số các trải nghiệm của nhiều người; những nghiên cứu này được tôi trình bày chi tiết trong cuốn sách.
Như vậy, về cơ bản cuốn sách này viết về phạm vi hay kích thước của ý thức chúng ta – liệu nó nhỏ, vừa, lớn, vô cùng lớn hay thậm chí không có giới hạn? Về việc tại sao ý thức không tồn tại riêng lẻ mà lại kết nối với nhau trong một ý thức thống nhất? Cùng với đó là mối quan hệ của chúng ta – bằng cách nào ý thức của một người kết nối với ý thức người khác và với toàn bộ sự sống trên Trái Đất và tại sao điều này là yếu tố cốt yếu cho sự sống của chúng ta?
Tôi muốn nói rằng bạn, người yêu, vợ/chồng, con cái, anh chị em, tổ tiên, hậu duệ, thậm chí cha mẹ của vợ/chồng, vật nuôi của bạn đều là thành phần của một ý thức lớn hơn: Ý thức Tổng thể.
Trong suốt thế kỉ 20, chúng ta tìm cách tách biệt ý thức [khỏi vật chất]. Nay tôi kết nối chúng lại. Chúng ta được giảng dạy rằng ý thức được phân loại thành tiền ý thức (ký ức), tiềm thức, vô thức và vô thức tập thể. Cuốn sách này nhìn nhận ý thức theo hướng nhìn khác. Nó chỉ ra rằng ý thức cá nhân của mỗi người là một phần trong một tổng thể ý thức lớn hơn bao gồm tất cả các ý thức – của toàn bộ loài người cũng như các sinh vật và sự vật khác trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
(drfranklipman.com)
Trang bìa cuốn sách ‘Ý thức Tổng thể  (Một ý thức)’, nhận thức về việc ý thức của mỗi cá nhân là một phần của một ý thức lớn hơn và tại sao nhận thức này lại quan trọng (drfranklipman.com)

TS Lipman: Tại sao việc nhận thức về Ý thức Tổng thể lại quan trọng?
TS Larry Dossey: Sự nhận biết này là niềm tin lớn nhất cho sự tồn tại vĩnh hằng của chúng ta trên Trái Đất. Chỉ khi nhận thức được sự kết nối của chúng ta với những thứ khác và với chính Trái Đất ở tầng xúc cảm sâu thẳm nhất, chúng ta mới có đủ can đảm để đưa ra các lựa chọn khó khăn mà sự sống yêu cầu. Vậy nên, cuốn sách này viết về sự tồn tại – về việc bảo vệ Trái Đất và mạng sống của chúng ta.
Alice Walker (nhà văn người Mỹ) có nói: “Chúng ta có thể bảo vệ bất cứ thứ gì chúng ta yêu quý”, tôi nghĩ trong số những thứ ta yêu quý có hành tinh này, bản thân chúng ta, con cái chúng ta và các thế hệ tương lai. Ngoài ra, Ý thức Tổng thể giúp chúng ta kết nối và hòa hợp với tất cả mọi thứ, từ đó chúng ta xây dựng tình yêu thương với tất cả. Do đó, Ý thức Tổng thể giúp chúng ta đưa thế giới này về đúng bản chất của nó.
Vậy, dựa vào đâu chúng ta biết Ý thức Tổng thể thực sự tồn tại?
Các gợi ý về Ý thức Tổng thể đều ở xung quanh chúng ta. Điều này không phải là triết học đơn thuần. Qua thời gian, tất cả chúng ta đều đã trải nghiệm những hiện tượng mà chỉ có thể giải thích được nếu chúng ta thừa nhận rằng mình có liên hệ với người khác trong tâm thức.
Tình yêu của người mẹ với con là một ví dụ về sự hòa hợp mà ở đó mọi ranh giới và sự xa cách đều được vượt qua. Hay những người từng có tình yêu sâu đậm đều trải nghiệm một điều là: khi hai con người đã hiểu nhau, đồng cảm với nhau thì khái niệm “người khác” không còn nữa. Gần đây mọi người quan tâm nhiều tới chuyện phả hệ, tìm hiểu nguồn gốc gia đình, đây có thể coi là sự cố gắng khôi phục lại những liên hệ với người xưa, với mọi người xung quanh và là mong mỏi tìm kiếm sự đồng nhất.
Hơn nữa, con người thường trao đổi từ xa với nhau những suy nghĩ, cảm xúc, thậm chí cả cảm giác của cơ thể. Điều này đặc biệt phổ biến giữa những người có quan hệ tình cảm thân thiết. Một ví dụ điển hình là khi người mẹ “ngay lập tức cảm nhận” được việc đứa con đang bị nguy hiểm dù đang ở rất xa, như thể người mẹ và đứa con có chung tâm trí và ý thức vậy.
Một ví dụ khác: Con người thường có được kiến thức về sự vật theo những cách không thể giải thích được. Nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison từng nói: “Tôi chưa bao giờ sáng tạo điều gì cả. Các ý tưởng đến với tôi từ vũ trụ và vạn vật xung quanh, từ đó tôi diễn đạt lại chúng”.
Hay như những người mắc hội chứng bác học (savant) thường bị tổn thương về trí não, họ không thể đọc và không có khả năng học, nhưng họ có những thứ mà chẳng thể nào đạt được thông qua việc học (Stephen Wiltshire là một ví dụ, anh chỉ cần nhìn qua một cảnh vật là có thể vẽ lại chi tiết và chính xác cảnh vật đó). Khả năng này có được từ đâu? Tôi cho rằng họ có sự kết nối tới một kho tri thức, kho tri thức đó chính là Ý thức Tổng thể.
Con người cũng thường có những giấc mơ rất chi tiết về tương lai, đó là công năng linh cảm, và tôi đã dành trọn một cuốn sách khác để viết về nó.
Trải nghiệm cận tử là một cánh cổng dẫn tới Ý thức Tổng thể. Có mười triệu người Mỹ có trải nghiệm này. Điểm đặc trưng của nó là cảm giác hợp nhất với tất cả mọi thứ, trải nghiệm này mang lại cho người ta một nhận thức sâu sắc đến nỗi cuộc sống của họ đã biến đổi hoàn toàn sau khi bình phục.
Tôi đã bàn luận về trải nghiệm này qua nhiều ví dụ đa dạng, phong phú. Những hiện tượng này sẽ không thể giải thích được bằng hiểu biết hiện tại rằng ý thức của chúng ta bị giới hạn trong bộ não, vốn chỉ tiếp thụ thông tin qua các giác quan vật lý, và ý thức của chúng ta bị tách rời khỏi tất cả các ý thức khác. Vì vậy, để giải thích các hiện tượng trên, đòi hỏi cần có cái nhìn tổng quan hơn về ý thức — đó là cái mà tôi gọi là Ý thức Tổng thể.
Các bằng chứng cho thấy ý thức không bị giới hạn trong bộ não và cơ thể. Và nếu nó không bị giới hạn vào một nơi cụ thể nào đó trong không gian, thì các ý thức đơn lẻ của chúng ta phải liên kết với nhau theo một cách nào đó – một lần nữa, tôi cho rằng chúng liên kết với nhau trong Ý thức Tổng thể.
Lợi ích của nhận thức này vô cùng lớn. Nếu ý thức cá nhân không có giới hạn và hòa vào tất cả các ý thức khác, điều đó có nghĩa chúng ta có thể tiếp cận với tất cả trí tuệ và sự sáng tạo trong đó. Cùng với đó, vì Ý thức Tổng thể là vô tận không chỉ về không gian mà còn cả về thời gian nên ở một phương diện nào đó thì nó phải là bất tử. Vì vậy quan điểm về Ý thức Tổng thể một cách gián tiếp đảm bảo với chúng ta về sự sống bất tử dù thân xác đã không còn.
TS Lipman: Từ đâu ông có ý tưởng về Ý thức Tổng thể?
TS Larry Dossey: Khái niệm về Ý thức Tổng thể đã có từ rất lâu. Nền triết học của người Ấn Độ cổ xưa 3000 năm trước đã nói tới Ý thức Tổng thể, họ gọi nó là thư viện Akashic (Akashic Records). Trong khái niệm về sự thống nhất giữa con người và thần thánh của đạo Hindu, nó được gọi là: tat tvam asi, nghĩa là tâm hồn hay ý thức của bạn là một phần của thực tại tối nguyên, trước khi vũ trụ được tạo thành thì một ý thức đơn nhất đã tồn tại và ở nơi sâu thẳm nhất nó đồng nhất với bạn.
Nhiều truyền thuyết dành sự tôn kính cho Ý thức Tổng thể. Theo các cách khác nhau, nó được gọi là satori (ngộ) trong phái Thiền, samadhi (trạng thái tâm thức lìa thân xác) trong Yoga, fana (lìa trần) trong Sufi giáo, và ý thức của Chúa Giê su trong đạo Cơ đốc. Các thuật ngữ khác gồm có ý thức vũ trụ, sự khai trí, thức tỉnh, giác ngộ và nhiều nữa. Dù với tên gọi nào thì trải nghiệm về Ý thức Tổng thể cũng chứa đựng nhận thức rõ ràng về việc vũ trụ và tất cả những gì có trong vũ trụ là một thể thống nhất, không hề có sự phân cách thực sự giữa vạn vật. Tất cả được kết nối với phần còn lại trong đó. Sự phân cách chỉ là ảo giác. Như nhà tâm ly học Lawrence LeShan đã viết: “Không có sự ngăn cách giữa các thực thể, cả về không gian lẫn thời gian. Toàn bộ vũ trụ được nhận thức như một thực thể duy nhất”. Trải nghiệm về Ý thức Tổng thể cho người ta cảm giác rằng họ đã lĩnh hội được Sự thật không thể chối bỏ. (Nguồn:  Lawrence LeShan, Landscapes of the Mind. Guilford, CT:  Eirini Press;  2012: 91).
Trong kinh Tân Ước có những đoạn ám chỉ về Ý thức Tổng thể. Thánh Paul nói “sự bình yên của Chúa vượt xa mọi sự hiểu biết”. Như nhà thần học Joseph Campbell đã diễn giải: Giê su nói rằng thiên đường nằm ở bên trong tâm hồn. Vậy ai ở thiên đường? Đó là Chúa. Điều đó có nghĩa, Chúa ở trong mỗi con người – vô cùng tận, không biên giới, bất tử và là một, là duy nhất.
Các nhà tiên nghiệm học (transcendentalist) người Mỹ cũng ủng hộ khái niệm Ý thức Tổng thể – điều này thể hiện qua ý tưởng về linh hồn tối cao (linh hồn bao trùm cả vũ trụ) của Emerson, ở đó linh hồn của tất cả mọi người được kết nối với nhau.
Quan niệm về vô thức tập thể của nhà tâm lý học Thụy Sĩ Carl Jung cũng là một dạng của Ý thức Tổng thể.
Một trong những người sáng lập nên ngành tâm lý của Mỹ, William James cũng đề xuất ý thức tập thể và thống nhất.
Nhiều nhà khoa học xuất chúng ở nhiều lĩnh vực khác nhau cũng tán thành quan điểm về Ý thức Tổng thể. Điều này được thể hiện qua các bài viết trong vật lý hiện đại của Erwin Schrödinger, nhà vật lý học từng đoạt giải Nobel, đã đưa ra các phương trình sóng làm nền tảng trung tâm của vật lý lượng tử. Nhà vật lý học nổi tiếng David Bohm cũng rất ủng hộ quan điểm về một ý thức bao quát, thống nhất chứa tất cả các ý thức đơn lẻ.
Vì vậy quan niệm về Ý thức Tổng thể đã bắt đầu từ hàng nghìn năm trước, liên tục cho tới ngày nay, và nhận được sự ủng hộ bởi nhiều nhân vật vĩ đại trong khoa học và tâm lý học hiện đại.
TS Lipman: Ông là một bác sĩ. Vậy, công việc chữa bệnh có liên hệ gì tới mối quan tâm về Ý thức Tổng thể của ông không?
TS Larry Dossey: Đương nhiên là có. Thời kì mới bắt đầu công việc của một bác sĩ nội khoa, một vài sự kiện đã xảy ra với tôi và chúng đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của tôi về ý thức, gây xáo trộn trong suy nghĩ của tôi. Tôi vốn là một người luôn tin rằng ý thức và bộ não về cơ bản là một. Nhưng khi tôi bắt đầu có trải nghiệm về các điềm báo cho biết các thông tin về sự kiện tương lai, tôi bắt đầu nghi ngờ những giáo lý trước đây vốn cho rằng những điều như vậy không thể xảy ra. Những trải nghiệm này không chỉ diễn ra với tôi, mà còn với các bệnh nhân, cũng như các y tá và bác sĩ khác, họ đã chia sẻ những trải nghiệm tương tự như của tôi.
Trong cuối những năm 1980, các tạp chí y học bắt đầu công bố các thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng chữa bệnh của những lời cầu nguyện và mong ước từ những người đang ở cách xa tới các bệnh nhân đang ở trong bệnh viện. Thử nghiệm tương tự được thực hiện với các sinh vật khác, cũng như các cơ quan và tế bào sinh học. Kết quả của các thử nghiệm càng thêm khẳng định rằng ý thức không bị hạn chế trong não bộ. Những suy nghĩ và ước nguyện của con người có thể vươn ra ngoài cơ thể và thay đổi cả “thế giới bên ngoài”.
Một vài đánh giá gọi là phân tích hệ thống hoặc tổng hợp trong lĩnh vực này đã được công bố. Đây là phương pháp tổng hợp kết quả từ nhiều nghiên cứu để đạt được cái nhìn tổng quan về một lĩnh vực cụ thể. Nhiều phân tích như vậy đã được xuất bản trên các tạp chí có bình duyệt. Phần lớn chúng có kết quả cho thấy thực sự có tồn tại ảnh hưởng của ý thức từ khoảng cách xa. Mặc dù vậy, điều này vẫn chưa được đại chúng đón nhận như đáng lẽ nó phải như vậy.
Mặc dù luôn luôn bị phớt lờ bởi những người theo chủ nghĩa hoài nghi, nhưng chúng ta cần nhận ra rằng phạm vi của những thử nghiệm này không chỉ ở loài người mà còn cả động thực vật, vi sinh vật, thậm chí là các phản ứng hóa học. Tại sao điều này lại quan trọng như vậy? Những người hoài nghi thường cho rằng nếu một người bệnh có biểu hiện tốt hơn nhờ những lời cầu nguyện của người khác ở nơi xa, thì đó đơn thuần là hiệu ứng giả dược– là kết quả của suy nghĩ và những mong đợi tích cực của cá nhân người bệnh. Nhưng nếu một loài động vật, thực vật, vi sinh vật hay các phản ứng sinh hóa cũng bị tác động, thì không thể xem các ảnh hưởng từ xa là giả dược, vì theo như hiểu biết của chúng ta thì động thưc vật, vi sinh vật và chất hóa học không hề có suy nghĩ tích cực. Chúng không phản ứng với giả dược. Vậy nên những nghiên cứu với các đối tượng không phải là con người gợi ý rằng các hiệu ứng chữa bệnh qua ý thức trung gian ở khoảng cách xa và các hiện tượng được thực hiện ở khoảng cách xa khác là có thật và chúng ta không hề lừa gạt chính mình.

Chỉ khi nhận thức được sự kết nối của chúng ta với những thứ khác và với chính Trái Đất ở tầng xúc cảm sâu thẳm nhất, chúng ta mới có đủ can đảm để đưa ra các lựa chọn khó khăn mà sự sống yêu cầu.

Những thử nghiệm khác nhau này nhằm chứng minh sự tồn tại của Ý thức Tổng thể. Chúng cho thấy một vài khía cạnh trong ý thức chúng ta hoạt động bên ngoài bộ não và cơ thể con người, không thể bị giới hạn, mà là vô hạn. Và nếu ý thức là vô hạn thì chúng không có biên giới và tất cả các ý thức phải kết nối với nhau.
Một số nghiên cứu gọi là thử nghiệm linh cảm hay thử nghiệm về sự nhận thức được tương lai cho thấy chúng ta có thể có thông tin về các sự kiện trước khi chúng xảy ra.
Tập hợp các bằng chứng lại với nhau, bức tranh về  ý thức vô tận đã trở nên rõ ràng hơn, nó chỉ ra rằng ý thức của chúng ta không có hạn định hay giới hạn ở những vị trí cụ thể trong không gian và thời gian. Và nếu ý thức của chúng ta không bị bó buộc, chúng phải liên kết với nhau bằng cách nào đó để tạo nên một ý thức duy nhất, một thực thể duy nhất: Ý thức Tổng thể.
TS Lipman: Ông có nghĩ điều này nghe có vẻ khá cấp tiến không?
TS Larry Dossey: Trước đây tôi thường nghĩ như vây, nhưng bây giờ thì không. Các quan điểm mới trong khoa học, nghệ thuật, âm nhạc, giáo dục… đều nghe có vẻ cấp tiến khi mới được đề xuất. Đặc biệt với vấn đề ý thức thì đúng là như thế. Như một nhà khoa học theo chủ nghĩa hoài nghi đã nói về ý thức không giới hạn rằng: “Đây là một trong những điều tôi sẽ không tin, ngay cả khi nó đúng”.
Nhà vật lý học Max Planck, người đặt nền tảng chính của vật lý lượng tử, đã từng vấp phải sự hoài nghi này. Ông nói thế hệ các nhà khoa học đi trước rồi sẽ không còn và sẽ bị thay thế bởi thế hệ trẻ hơn, các cá nhân có tư tưởng cởi mở. Câu nói của Planck được tóm gọn là “khoa học thay đổi từ đám tang này qua đám tang khác”.
Sự thay đổi căn bản ở bất kì lĩnh vực nào gần như luôn luôn gặp những cản trở. Khoa học cũng như vậy. Hình như nhiều nhà bảo thủ, hoài nghi nghĩ rằng các khái niệm của chúng ta hiện nay về ý thức là được ghim vào đá — hay nó đang ghim vào não chúng ta?
Dù vậy, các quan điểm mới về ý thức vẫn không ngừng xuất hiện trong lịch sử. Trong thế kỷ 20, chúng ta thấy rất nhiều các ý tưởng mới về ý thức như là vô thức, tiền ý thức (ký ức), tiềm thức và vô thức tập thể. Ý thức Tổng thể là một dạng của ý thức tập thể, một khái niệm vốn đã được nhìn nhận ở bước sơ khai bởi nhà tâm lý học vĩ đại Carl Jung, nhà tâm lý học William James và nhiều người khác. Nhưng chúng ta có thứ mà Jung và James không có, đó là rất nhiều những bằng chứng thực nghiệm ủng hộ quan điểm này.
TS Lipman: Vậy nhận thức về Ý thức Tổng thể đã khiến cuộc sống của chính ông thay đổi như nào?
TS Larry Dossey: Nhận thức về Ý thức Tổng thể đã khiến cuộc sống của tôi trở nên yên bình, tĩnh lặng và vui vẻ hơn rất nhiều. Tôi vốn là một người nhút nhát, sống cô độc. Nhận thức về vị trí của tôi trong Ý thức Tổng thể đã giúp tôi vượt qua khuynh hướng thích sống cô lập từ nhỏ. Tôi cảm thấy tôi đã tìm ra một nơi chân thật hơn trong vũ trụ. Đúng hơn, nó giống như trở về nhà và nhận ra là mình chưa bao giờ đi đâu cả.  Nó là cảm giác thuộc về cái gì đó, cảm giác tìm thấy bản thân bạn là một mảnh ghép trong bức tranh vĩ đại của vạn vật.
Nỗi sợ hãi khủng khiếp về cái chết của con người không còn nữa. Điều này quan trọng với một bác sĩ như tôi, bởi vì tôi tin rằng sự sợ hãi về cái chết và sự hủy diệt của xác thân chúng ta đã gây ra nhiều sự đau khổ trong suốt lịch sử loài người hơn tất cả các chứng bệnh thân xác cộng lại. Ý thức Tổng thể làm giảm bớt sự sợ hãi đó và nỗi đau khổ cũng giảm bớt theo. Tại sao lại như vậy? Ý thức Tổng thể có được sự vĩnh cửu nhờ vào sự vô tận của không gian và thời gian.
Nhận thức về Ý thức Tổng thể đã ảnh hưởng đến cách tôi giao tiếp, quan hệ với mọi người. Tôi trở nên bớt ganh đua, cho đi nhiều hơn, giúp đỡ nhiều hơn, cảm thông nhiều hơn tới khó khăn và vấn đề của người khác, và giao lưu nhiều hơn với mọi người. Mặc dù vậy, tôi vẫn còn có nhiều điều cần phải cải thiện.
Nhận thức Ý thức Tổng thể chỉ cho tôi làm thế nào để có thể tạo ra sự thay đổi. Trong thế giới ngày nay, chúng ta cảm thấy vô cùng áp lực với những thử thách mà mình phải đối mặt. Vậy một cá nhân như tôi có thể làm gì để thay đổi điều này? Ý thức Tổng thể nâng cao cảm quan của chúng ta về sự đầy đủ và những việc có thể làm, bởi vì cảm quan đó sẽ dẫn chúng ta tới tất cả trí tuệ và sự hiểu biết. Chúng ta nhận ra rằng chúng ta không cần phải biết và làm tất cả mọi thứ cho cá nhân chúng ta, bởi vì chúng ta là một phần của sự liên kết vĩ đại. Chúng ta không bao giờ, không khi nào đơn độc. Chúng ta thuộc về một nhóm đông vô hạn, chứ không phải là một con sói đơn độc. Như thế áp lực sẽ giảm bớt đi. Sự khai sáng trong ý thức và tinh thần nảy sinh và có thể cả khiếu hài hước nữa. Và đó chính là sự thay đổi!
Tác giả: Dr. Frank Lipman, www.drfranklipman.com | Dịch giả: X Toàn

Không có nhận xét nào: