a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

7 nhóm người sau không được dùng nhân sâm, nếu không sẽ bị tác dụng ngược

Trước khi uống nhân sâm tốt nhất hãy tư vấn bác sỹ bởi vì nhân sâm tốt nhưng không phải ai cũng hợp với nó, chủ yếu có 7 dạng người như sau.
Sản phẩm tốt không hẳn tốt với tất cả mọi người bạn nên xem bài viết này.
7 nhom nguoi sau khong duoc dung nhan sam, neu khong se bi tac dung nguoc, mat mang nhu choi! - Anh 1
Người bệnh cao huyết áp
Những người mắc bệnh cao huyết áp, xét từ góc độ Đông y, phần nhiều thuộc thể chất gan dương, nóng, sau khi dùng nhân sâm dễ gây ra sự cố huyết quản não, sử dụng trong thời gian dài nguy hại càng lớn.
Người phát nhiệt
Người bị sốt, nóng như cảm, chứng viêm sau khi uống nhân sâm thì giống như cho thêm dầu vào lửa, làm cho bệnh tình càng thêm nặng.
Người có độc nhiệt trong cơ thể
Người sưng đau họng hoặc cơ thể mọc mụn nhọt, ghẻ lở sau khi uống nhân sâm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng làm cho nguồn độc tái phát, thời gian dài không khỏi.
Người có thể chất âm hư hỏa vượng Biểu hiện là long hai bàn tay, hai bàn chân phát nhiệt, tự cảm thấy tim ngực buồn bực, nóng nhiệt, miệng khô, mỗi tối xuất hiện chứng đổ mồ hôi hột.
Người tức ngực, trướng bụng
Người tức ngực trướng bụng sau khi uống nhân sâm thường làm tăng thêm chứng tức ngực, chướng bụng.
Người to bụng béo phệ
Những người này sau khi sử dụng nhân sâm, thường thường chán ăn, xuất hiện các cảm giác không tốt như thể trọng tăng lên vùn vụt, cơ thể vận chuyển khó khăn, phản ứng chậm chạp, đầu nặng chân nhẹ…
Người cơ thể mạnh khỏe
Người có cơ thể mạnh khỏe nếu sử dụng nhiều nhân sâm không những không có lợi cho sức khỏe mà thậm chí còn dẫn đến bệnh tật, đặc biệt là trẻ em, thiếu niên, thanh niên huyết khí phừng phừng đều không nên mù quáng sử dụng nhân sâm.
Theo Dân trí

Những món dưới đây tuyệt đối không được dùng chung với cà phê, nguy hiểm khôn lường!

Những thứ thường được dùng chung với cà phê như đường, chất ngọt nhân tạo, chất độc có thể “phá hoại” tác dụng tốt của cà phê.
Những món không nên dùng chung với cà phê
Cà phê rất có lợi cho sức khỏe khi được uống điều độ vì nó giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện tâm trạng, sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tiểu đường.
Những món sau đây bạn không nên dùng chung với cà phê mà có thể lựa chọn món thay thế lành mạnh hơn:
1. Kem không được làm từ sữa
Đây có thể là món tồi tệ nhất khi dùng chung với cà phê. Những thành phần hàng đầu của các loại kem này thường là sirô ngô cứng và dầu thực vật được hydro hóa một phần, chúng bắt chước kem nhưng bở hơn.
Sirô ngô cơ bản cũng tương tự như đường chứa calo rỗng, dầu thực vật hydro hóa là chất béo chuyển đổi nhân tạo – chúng khiến động mạch bị tắc, tăng nguy cơ bệnh tim và tiểu đường.
Nếu bạn dùng kem không làm từ sữa hàng ngày vì không thể uống sữa, nên dùng một loại kem tương tự như kem sữa dừa có thành phần là sữa dừa tự nhiên.
Nhung mon duoi day tuyet doi khong duoc dung chung voi ca phe, nguy hiem khon luong! - Anh 1
2. Mùi vị bổ sung
Chúng thường được cho thêm vào cà phê để bổ sung mùi vị và làm bắt mắt hơn, ví dụ như những loại vani, hạt dẻ, caramen, bột bí ngô… Những thứ này chứa nhiều đường, màu nhân tạo.
Mỗi 30gram sirô hương liệu bổ sung chứa khoảng 19g đường, làm tăng nguy cơ đường huyết. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên như vani, bạc hà, chiết xuất từ hạt, đậu không chứa đường.
3. Các chất làm ngọt
Các loại chất làm ngọt không lập tức làm tăng giảm đường trong máu như đường, nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy các chất làm ngọt nhân tạo này làm rối loạn chuyển hóa glucose, làm tăng cảm giác đói và tăng nguy cơ tiểu đường. Chúng cũng có thể làm rối loạn vi khuẩn đường ruột có ảnh hưởng tới toàn bộ chức năng cơ thể.
Vài chuyên gia khuyên bạn nên dùng chiết xuất từ lá stevia để thay thế chất làm ngọt an toàn hơn.
4. Đường
Chút ít đường không làm tổn hại bạn, nhưng nếu bạn uống vài ly cà phê mỗi ngày, những calo rỗng ấy sẽ tích tụ rất nhanh. 2 muỗng đường tương ứng với 48g, nhiều hơn đường trong 1 lon Coca.
Để thay thế đường, bạn có thể dùng chút ít quế. Quế có thể giúp giảm tăng đường huyết, kiểm soát cơn đói của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể thử thêm thảo quả, món này được uống chung với cà phê ở Trung Đông.
5. Sữa ít béo
Sữa ít béo không có hại, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng sữa đầy đủ nguyên chất vẫn có lợi hơn. Một nghiên cứu phát hiện rằng người thường xuyên uống sữa nguyên chất có đầy đủ chất béo ăn ít tinh bột hơn trong 4 năm, trong khi người dùng sữa ít béo ăn nhiều tinh bột hơn đáng kể.
Nếu các loại tinh bột ấy có nguồn không tốt, ví dụ như bánh chứa đường, chúng có thể dẫn đến tăng cân.
Trong một nghiên cứu khác, người dùng sữa đủ chất béo giảm 23% nguy cơ tiểu đường type 2, trong khi người uống sữa ít béo không có chuyển biến. Những axít béo đặc biệt trong sữa đã giúp phòng chống căn bệnh này.
Theo Pháp luật

Vô vàn những công dụng chữa bệnh 'thần kỳ' của cây gạo

Cây gạo, còn được gọi là mộc miên, cổ bối, ban chi hoa, anh hùng thụ…
Theo y học cổ truyền, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đi lỏng, đau khớp cổ chân và khớp gối, viêm loét ngoài da… Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc chỉ huyết, thường dùng để trị tiêu chảy, kiết lỵ… Rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thu liễm chỉ huyết (giải nhiệt và thấp trong cơ thể, cầm máu băng se vết thương).
Vo van nhung cong dung chua benh 'than ky' cua cay gao, hay doc ngay! - Anh 1
Một số bài thuốc dùng cây gạo chữa bệnh:
Viêm khớp mạn tính, đau lưng và đau gối mạn tính: Rễ gạo 30 – 60g, sắc hoặc ngâm rượu uống.
Sưng nề do chấn thương: Vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Hoặc vỏ thân cây gạo 100g, củ nghệ vàng già 100g. Vỏ gạo cạo bỏ vỏ ngoài, băm nhỏ, giã nát với nghệ thái mỏng, dùng dấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng.
Chữa bong gân:
– Vỏ thân cây gạo 16g (cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu), lá lốt 16g (sao vàng), sắc với 750ml nước, cô còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày.
– Vỏ thân cây gạo tươi, rau má tươi, vòi voi tươi và bồ công anh tươi, bốn thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, bó vào chỗ sưng đau.
– Vỏ thân cây gạo tươi, lá náng, quả đu đủ non, ba thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào chỗ sưng đau.
Vo van nhung cong dung chua benh 'than ky' cua cay gao, hay doc ngay! - Anh 2
Sưng nề do chấn thương: Vỏ thân cây gạo 100g, củ nghệ vàng già 100g. Vỏ thân cây gạo băm nhỏ, giã nát, nghệ vàng thái mỏng, dùng giấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vùng bị sưng nề khi còn nóng.
Chữa tê thấp đau mỏi: Vỏ thân cây gạo, dây đau xương, thân cây bọt ếch, mỗi thứ 1kg; vỏ cây lá đắng 2kg. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với nước lấy 200ml cao lỏng. Hòa 200ml rượu và 100ml sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm. Ngày uống 50ml, chia 2 lần.
Giảm đau nhức xương khớp, đau cơ: Vỏ thân cây gạo tươi 50g, cạo bỏ lớp vỏ bẩn bên ngoài, thái mỏng,giã nát, thêm giấm thanh, trộn đều rồi băng đắp vào chỗ đau.
Sưng đau vú sau khi sinh: Vỏ thân cây gạo 20g, sắc uống ngày 1 lần. Dùng 3 – 5 ngày.
Chữa quai bị: Vỏ thân cây gạo 15g, sắc uống kết hợp với giã đắp bên ngoài ngày 1 lần có tác dụng thanh nhiệt, tiêu sưng, giảm đau rất tốt.
T/H

Không có nhận xét nào: