a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Không biết bơi vẫn có thể thoát chết đuối qua kỹ thuật “bơi tự cứu”

Người bơi giỏi vẫn có thể bị đuối nước, trong khi người không biết bơi có thể thoát khỏi cửa tử của thủy thần? Đó là nhờ học bơi và ứng xử bằng trí khôn.

chết đuối. tự cứu, boi,
Biết các kỹ thuật phòng chống chết đuối sẽ giúp cả người lớn và trẻ nhỏ yên tâm hơn mỗi khi ở môi trường sông nước. (Ảnh: Internet)
Trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 3.500 trẻ em tử vong vì tai nạn đuối nước, phần lớn ở độ tưởi 7-15. Trong khi đó, việc dạy bơi cho trẻ cũng như việc trông chừng trẻ tránh khỏi tai nạn này còn chưa được coi trọng thực sự.
Báo cáo của Bộ Y tế cũng cho thấy tỷ suất đuối nước ở trẻ em nước ta cao gấp 10 lần các nước phát triển. Trong đó, hơn một nửa số trường hợp bị đuối nước xảy ra trong các hoạt động ngoài trời khi trẻ chơi gần nhà. Trẻ em ở nông thôn chết đuối nhiều hơn thành thị.
Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm E-Bơi, Hà Nội cho biết, khi một người bị chất dịch (thường là nước) tràn vào mũi miệng làm cho không thở được thì sẽ bị đuối nước. Đuối nước lâu, não thiếu oxy, người sẽ bị chết ngạt. Như vậy, chết đuối là do nước sặc vào đường hô hấp gây phản ứng co thắt dẫn tới ngạt thở, gây tử vong.
Theo ông Tuấn, người ta vẫn nghĩ chết đuối là do không biết bơi. Nếu không muốn chết đuối, phải xuống nước học một kiểu bơi nào đó, ví dụ bơi ếch, bơi sải, bơi ngửa… Thực tế, nhiều người, kể cả biết bơi, thậm chí bơi giỏi, nhưng vì chủ quan, hoặc chuột rút, hay mắc sẵn các bệnh nào đó… vẫn có thể bị đuối nước; và lại có cả trẻ em chết đuối ở những nơi nước nông không bơi được như ngã úp mặt vào xô, chậu, chum vại chứa nước trong nhà.
Hơn nữa, khi dân số ngày càng tăng, điều kiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho việc học bơi còn thiếu, khi an toàn giao thông đường thuỷ chưa đảm bảo, hàng năm vẫn sẽ có nhiều người chết đuối, nhất là trẻ em.
Vì vậy, theo ông Tuấn, ngoài việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống chết đuối với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cần một cách khác để phòng chống đuối nước – một cách giúp mọi người có thể sống sót nếu chẳng may bị rơi xuống nước, dù họ chưa hề biết bơi. Và đó là kỹ thuật “Bơi tự cứu” hay “Bơi sống sót”.
Ông Tuấn cho biết, kỹ thuật “Bơi tự cứu” rất đơn giản, không tốn kém, ai cũng có thể tập dượt trước cả trong tư duy lẫn thực hành để sử dụng khi chẳng may bị rơi xuống nước.
chết đuối. tự cứu, boi,
Luyện tập cách hít thở và thả nổi rất quan trọng trong phương pháp bơi tự cứu. (Ảnh: Internet)
Với phương pháp này, người không biết bơi, khi rơi xuống nước vẫn có thể sống sót nhờ thực hiện 4 bước sau đây:
- Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.
- Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.
- Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.
- Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc bằng mồm.
Theo ông Tuấn, với cách này, người ta có thể tồn tại dưới nước khá lâu, chờ người đến cứu, hoặc lợi dụng dòng chảy để chuyển vào chỗ nông hơn. Và tất cả những bước trên đều có thể luyện tập dần dần trên cạn và có thể giáo dục cho trẻ từ khi còn ở trường mầm non.
Thơ phòng chống chết đuối của Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm E-Bơi, Hà Nội
   Để phòng chết đuối bạn ơi,
E-Bơi xin dặn mấy lời sau đây:
    Đừng lên đò chở quá đầy!
Đừng đi bơi lội giữa ngày bão giông!
Trẻ nhỏ bơi, người lớn trông,
Ao, chuôm rào kín thì không việc gì.
Suối, hồ, sông biển … hiểm nguy,
Học sinh, trẻ nhỏ chớ đi một mình.
Mặt nước bằng phẳng, lặng thinh,
Nhưng bao tai họa đang rình đợi ta.
Hố sâu, đất sụp, bùn sa…
Gặp nơi như thế, sẽ là nguy thôi.
  Ăn no đừng tắm bạn ơi,
Dạ dày nó “kiện”, “chuột” thời “rút” gân.
Tập bơi nên chọn chỗ gần,
Nước nông, quen thuộc, khi cần kêu to.
“Qua sông thì phải luỵ đò”,
Áo phao nên mặc để cho an toàn.
Thi bơi, nhảy cắm, đùa càn,
Nơi nước sâu, xiết xin ngàn lần không.
  Thấy người gặp nạn nơi sông,
Nếu không bơi giỏi thì không nên liều.
Nhanh chân, nhanh miệng ta kêu,
Gọi người đến cứu là điều khôn ngoan.
Vui chơi nhưng phải an toàn,
Không nhảy xuống nước khi toàn mồ hôi.

Theo VnExpress


Đổ mồ hôi thật nhiều là một cách hiệu quả để phòng tránh ung thư

Tiến sĩ Alan người chủ đạo về y học thể dục thể thao nước Đức đã phát hiện rằng: Trong tất cả các vận động viên thể dục thể thao, chỉ có vận động viên chạy Marathon là không có trường hợp nào mắc bệnh ung thư.

ung thư, mo hoi, kim loại nặng,
Trong tất cả các vận động viên thể dục thể thao, chỉ có vận động viên chạy Marathon không có trường hợp mắc bệnh ung thư.
Tiến sĩ Alan vì để tìm ra nguyên nhân, đã tiến hành nhiều nghiên cứu, kết quả ông đã phát hiện ra nhiều điều kinh ngạc.
Tiến sĩ Alan đã sưu tầm “mồ hôi” của các vận động viên Marathon mỗi ngày chạy bộ trên 30 km trở lên, phân tích thành phần mồ hôi của họ, kết quả phát hiện trong mồ hôi có chứa các thành phần vật chất kim loại nặng như: cadimi (Cd), chì (Pb), đồng (Cu), niken (Ni) v.v..
Kết luận của tiến sĩ Alan là các vận động viên Marathon mỗi ngày chạy từ 30 km trở lên, cùng lúc từ bên trong thân thể bài tiết ra một lượng lớn mồ hôi, cũng khiến thành phần kim loại nặng tích lũy bên trong cơ thể dẫn đến bệnh ung thư được bài tiết ra ngoài, triệt để loại bỏ một tác nhân phổ biến gây ung thư, vậy nên vận động viên Marathon sẽ ít nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tiến sĩ Alan nhấn mạnh rằng: “Nếu muốn khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ, thì mỗi ngày cần phải bài tiết một lượng lớn mồ hôi“.
Đối với cơ thể mà nói, vì sao ra mồ hôi lại đặc biệt quan trọng như vậy?
Tuy nước tiểu cũng sẽ bài xuất ra kim loại nặng, những công năng bài xuất lại không sao bằng được so với bài xuất qua đường mồ hôi. Tức là từ mồ hôi, có thể bài xuất ra một lượng lớn kim loại nặng.
Mồ hôi cũng có tác dụng quan trong trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể
Ra mồ hôi khắp cơ thể giúp tăng cường khả năng điều chỉnh thân nhiệt và giảm căng thẳng. Mồ hôi bốc hơi ra bên ngoài thân thể, khiến người ta cảm thấy thoải mái, đối với tinh thần cũng có sự trợ giúp rất lớn. Nhờ vào nhiệt lượng tiêu hao của sự bốc hơi, có thể nâng cao năng lực tân trần đại tạ của cơ thể (tế bào mới được sinh ra thay thế các tế bào cũ), giảm thiểu mỡ trong cơ thể.
Bảng so sánh lượng nguyên tố kim loại nặng trong cùng 100g mồ hôi và nước tiểu:
 
Kim loại nặngMồ hôi (đơn vị μg)Nước tiểu (đơn vị μg)
Chì844,9
Cadimi6,50,65
Coban1,20,6
Niken323,1
Đồng0,110,01
(Chú ý): Giả thiết lượng mồ hôi ra trong một ngày là 2 kg.
Điều then chốt là : “Nước uống hằng ngày không được chứa kim loại nặng, nếu không thì kim loại nặng uống vào còn nhiều hơn so với được bài tiết ra”.
Tiêu chuẩn của nước tốt:
1. Không màu không mùi;
2. Không có tạp chất;
3. Không thừa khí Clo
4. Không có vi khuẩn mang theo mầm bệnh;
5. Không có chất hữu cơ ô nhiễm (nông nghiệp và công nghiệp nuôi trồng, v.v.);
6. Không có kim loại ô nhiễm nặng.
Có các khoáng chất canxi, magie có lợi cho cơ thể và có khí Oxy hòa tan (nước sống).
Tiểu Thiện dịch từ Secretchina

Không có nhận xét nào: